intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

57
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp về sử dụng kỹ thuật điều tra thu thập thông tin giúp nâng cao chất lượng số liệu các cuộc điều tra về chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam thông qua nghiên cứu các kỹ thuật thu thập thông tin nhạy cảm về chủ đề HIV/AIDS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- Vò thÞ thu thñy NGHI£N CøU Kü THUËT THU THËP TH«NG TIN THèNG Kª nh»m N¢NG CAO CHÊT L¦îng sè liÖu ®iÒu tra c¸c chñ ®Ò nh¹y c¶më viÖt nam Hµ néi, 2017
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- Vò thÞ thu thñy NGHI£N CøU Kü THUËT THU THËP TH«NG TIN THèNG Kª nh»m N¢NG CAO CHÊT L¦îng sè liÖu ®iÒu tra c¸c chñ ®Ò nh¹y c¶më viÖt nam Chuyªn ngµnh: THèNG K£ KINH TÕ M· sè: 62310101_TK Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. pGS.ts. TRÇN THÞ KIM THU 2. Pgs.Ts. L¦U BÝCH NGäC Hµ néi, 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Luận án này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong chương trình đào tạo nghiên cứu sinh của trường Đại học Kinh tế quốc dân khóa 33, 2012- 2016. Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn gồm PGS.TS. Trần Thị Kim Thu và PGS.TS. Lưu Bích Ngọc vì những định hướng nghiên cứu và những góp ý quan trọng trong quá trình thực hiện luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục Thống kê đã ủng hộ và tạo điều kiện để tác giả tham gia chương trình đào tạo và hoàn thành luận án này. Tác giả trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Tổng cục Thống kê, đã tạo điều kiện và cung cấp những thông tin phục vụ thiết kế nghiên cứu và thực hiện luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Phong nguyên Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường vì những góp ý chi tiết với các nội dung của luận án và cung cấp các tài liệu tham khảo để tác giả hoàn thiện nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận án, việc thảo luận về sử dụng phần mềm phân tích thống kê trong xử lý số liệu với đồng nghiệp tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã giúp tác giả hoàn thiện nghiên cứu của mình; tác giả xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Hoàng Đạt vì những góp ý và chia sẻ các tài liệu tham khảo có liên quan đến các nội dung này. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Dương Thị Hảo, TS. Nguyễn Nguyệt Phương và TS. Dương Công Thành đã đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng bảng hỏi và lựa chọn kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên để thử nghiệm trong Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS. Các thông tin này là cơ sở quan trọng để tác giả thực hiện ý tưởng lồng ghép nghiên cứu trong một cuộc điều tra “thật” của Tổng cục Thống kê. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Cục Thống kê thành phố Hà Nội và các điều tra viên tại thành phố Hà Nội đã tham gia thực hiện điều tra thực địa, cung cấp thông tin có chất lượng cho nghiên cứu này. Luận án này sẽ rất khó được hoàn thành theo đúng chương trình nếu tác giả không nhận được sự ủng hộ, động viên và tạo điều kiện của Gia đình. Nghiên cứu này là một trong những minh chứng về sự đồng hành của Gia đình đối với những thành quả hoạt động nghiên cứu của tác giả. Tác giả xin trân trọng cảm ơn về điều đó.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA TÁC GIẢ CỦA LUẬN ÁN ĐẠI DIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN Trần Thị Kim Thu Vũ Thị Thu Thủy
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7 6. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 8 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN ĐIỀU TRA CHỦ ĐỀ NHẠY CẢM .................................................. 11 1.1. Các vấn đề lý luận về kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm .... 11 1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án ...................................................... 11 1.1.2. Kỹ thuật thu thập thông tin........................................................................... 17 1.1.3. Thiết kế điều tra chủ đề nhạy cảm ................................................................ 24 1.1.4. Đánh giá tác động của kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số liệu điều tra .................................................................................................................. 34 1.2. Những vấn đề thực tiễn về nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật thu thập thông tin chủ đề nhạy cảm nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra ........................ 39 1.2.1. Gia tăng nhu cầu thông tin thống kê ............................................................. 39 1.2.2. Ứng dụng các kỹ thuật thu thập thông tin chủ đề nhạy cảm.......................... 41 1.2.3. Tổng quan nghiên cứu quốc tế và trong nước về kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm và tác động tới chất lượng số liệu................................... 43 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 53 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM CÁC KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN CHỦ ĐỀ NHẠY CẢM VỀ HIV/AIDS ............................................................ 54 2.1. Lựa chọn chủ đề HIV/AIDS để nghiên cứu thử nghiệm............................... 54 2.1.1. Lý do lựa chọn chủ đề HIV/AIDS ................................................................ 54 2.1.2. Nhu cầu thông tin về HIV/AIDS và khả năng đáp ứng thông tin .................. 57 2.2. Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS và yêu cầu thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV............................... 59
  6. 2.2.1. Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS ................................................ 59 2.2.2. Yêu cầu nghiên cứu thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin................... 61 2.3. Thiết kế thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin ................................... 63 2.3.1. Lựa chọn kỹ thuật thu thập thông tin để thử nghiệm .................................... 63 2.3.2. Thiết kế câu hỏi và bảng câu hỏi .................................................................. 66 2.3.3. Quy trình tổ chức thực hiện điều tra thu thập thông tin ................................ 77 2.3.4. Nghiên cứu đánh giá tác động ...................................................................... 80 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 84 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU ĐIỀU TRA CHỦ ĐỀ NHẠY CẢM VỀ HIV/AIDS ............................................................................. 85 3.1. Kết quả thực hiện điều tra thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin ..... 85 3.1.1. Quá trình tổ chức điều tra............................................................................. 85 3.1.2. Kết quả thực hiện điều tra ............................................................................ 86 3.2. Khung đánh giá tác động của các kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số liệu điều tra chủ đề nhạy cảm về HIV/AIDS ......................................... 88 3.2.1. Tỷ lệ không trả lời ....................................................................................... 89 3.2.2. Tỷ lệ trả lời “Có”một số biến về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ................ 93 3.2.3. Kỹ thuật thu thu thập thông tin ảnh hưởng đến tỷ lệ trả lời“Có” ................. 100 3.3. Đánh giá sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số liệu về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV qua kết quả điều tra ................................. 104 3.3.1. Tỷ lệ không trả lời ..................................................................................... 104 3.3.2. Tỷ lệ trả lời “Có” một số biến về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ............. 107 3.3.3. Ảnh hường đến tỷ lệ trả lời “Có” ............................................................... 114 3.4. Bình luận kết quả và khái quát chung......................................................... 107 3.4.1. Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn tự điền .................................................. 107 3.4.2. Kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên (RRT).............................................................. 108 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 111 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 112 1. Kết luận ........................................................................................................... 112 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 116 3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 118 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC THỐNG KÊ.............................................................................. 119 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 121
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACASI Phỏng vấn bằng tai nghe và tự điền vào máy tính (tiếng Anh: Audio CASI) AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (tiếng Anh: Acquired immunodeficiency Syndrome) CAPI Phỏng vấn trực tiếp ghi chép bằng máy tính (tiếng Anh: Computer assisted personal interviewing) CASI Phỏng vấn tự điền ghi chép bằng máy tính (tiếng Anh: Computer assisted self interviewing) CDC Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch của Hoa Kỳ (tiếng Anh: Center of Disease Control and Prevention) ĐTV Điều tra viên hoặc người đi điều tra HIV Vi rút suy giảm miễn dịch ở người (tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus) MDGs Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (tiếng Anh: Millennium Development Goal) MICS Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (tiếng Anh: Multiple Indicators of Cluster Survey) PAPI Phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi giấy in sẵn để ghi chép thông tin (tiếng Anh: Paper and pencil interviewing) PDA Thiết bị điện tử hỗ trợ cá nhân (tiếng Anh: Personal Digital Assistant) PS Điều tra với mẫu cố định (tiếng Anh: Panel Survey hoặc Longitudinal Survey) RS Điều tra mẫu ngẫu nhiên (tiếng Anh: Randomized Survey) RRT Kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên (tiếng Anh: Randomized Response Technique) SAVY Điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên Việt Nam (tiếng Anh: Survey and Assessment on Vietnamese Youth) SDGs Mục tiêu phát triển bền vững (tiếng Anh: Sustainable Development Goals) T-ACASI Phỏng vấn bằng điện thoại với tai nghe và tự điền vào máy tính (tiếng Anh: Telephone- Audio CASI) UNAIDS Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (tiếng Anh: Joint United Nations Program on HIV/AIDS) UNGASS Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS (tiếng Anh: United Nations General Assembly Special Session) WHO Tổ chức Y tế thế giới (tiếng Anh: World Health Organization)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng biểu: Bảng 1.1. Một số chủ đề nhạy cảm và tỷ lệ đối tượng điều tra cho biết “không thoải mái” khi phải cung cấp thông tin ............................................................................... 15 Bảng 1.2. Mức độ tương tác với đối tượng điều tra của các kỹ thuật thu thập thông tin ..... 22 Bảng 1.3. Ví dụ về câu hỏi trong kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên ...................................... 28 Bảng 1.4. So sánh bốn thiết kế cơ bản của kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên ....................... 33 Bảng 2.1. Danh sách các câu hỏi điều tra trong các bảng câu hỏi phỏng vấn tự điền sử dụng để thiết kế thử nghiệm ....................................................................................... 71 Bảng 2.2. Danh sách các câu hỏi điều tra trong các bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn tự điền và RRT ......................................................................................... 76 Bảng 3.1. Các biến sử dụng để tính tỷ lệ không trả lời ............................................... 90 Bảng 3.2. Kết quả kiểm định tỷ lệ không trả lời giữa phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn tự điền ..................................................................................................................... 105 Bảng 3.3. Kết quả kiểm định tỷ lệ không trả lời giữa phỏng vấn tự điền và RRT ..... 107 Bảng 3.4. Ước lượng tỷ lệ trả lời “Có” hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV từ RRT và so sánh với thông tin tương ứng từ phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn tự điền .............. 109 Bảng 3.5. Kết quả ước lượng tỷ lệ trả lời “Có” và kiểm định giả thuyết của hai kỹ thuật thu thập thông tin phỏng vấn tự điền và phỏng vấn trực tiếp .................................... 113 Bảng 3.6. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy ......................... 115 Bảng 3.7. Kết quả hồi quy đánh giá tác động của kỹ thuật thu thập thập thông tin ... 118 Bảng 3.9. Tác động biên đối với hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ............................ 123 Bảng 3.10. Tác động biên đối với một số hành vi quan hệ tình dục không an toàn và tiêm chích ma túy .................................................................................................... 125 Bảng 3.11. Tác động biên đối với một số hành vi quan hệ tình dục với hơn một người . 107 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Tổng quan Kỹ thuật thu thập thông tin ...................................................... 18 Sơ đồ 2.1. Mô hình chuyển đổi nhu cầu thông tin sang câu hỏi điều tra HIV/AIDS ... 66 Sơ đồ 2.2. Chuyển từ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp sang câu hỏi phỏng vấn tự điền..... 67 Sơ đồ 2.3. Các kỹ thuật thu thập thông tin và nội dung các bảng câu hỏi ................... 80
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng thông tin thống kê ngày càng tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng thông tin nhằm phục vụ cho quá trình quản lý, điều hành, giám sát các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đảm bảo hội nhập quốc tế; trong đó, chất lượng số liệu là một trong những yêu cầu được người dùng tin quan tâm. Chất lượng số liệu thống kê là thông tin đầu vào quan trọng để hình thành thông tin thống kê, do vậy nếu chất lượng số liệu không tốt sẽ dẫn đến việc cung cấp thông tin không chính xác, nhận thức sai lệch và đưa ra những quyết định sai lầm trong quá trình điều hành, quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng số liệu thống kê, Luật Thống kê của Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2015 đã điều chỉnh một số quy định quan trọng nhấn mạnh vào việc nâng cao chất lượng số liệu thống kê (Nguyễn Bích Lâm, 2015). Trên phạm vi toàn cầu, nhằm đáp ứng cam kết quốc tế đối với các Mục tiêu phát triển bền vững (viết tắt là SDGs), Liên hợp quốc đã kêu gọi và cam kết đồng hành cùng với các quốc gia trong việc nâng cao năng lực thống kê nhằm củng cố hệ thống thông tin thống kê quốc gia và cung cấp các thông tin có chất lượng trong quá trình thực hiện các mục tiêu SDGs từ năm 2016 đến năm 2030 (United Nations, 2015). Với các yêu cầu đặt ra như vậy, nghiên cứu nâng cao chất lượng số liệu thống kê sẽ tiếp tục là đề tài quan trọng và cấp bách đối với cả những người sản xuất số liệu và người sử dụng số liệu thống kê kinh tế - xã hội nói chung và số liệu thống kê về chủ đề nhạy cảm nói riêng. Trong thực tế, các Cơ quan Thống kê Nhà nước đã và đang nghiên cứu để tìm các giải pháp nâng cao chất lượng số liệu thống kê đối với các thông tin kinh tế - xã hội nói chung. Trong đó, nghiên cứu và sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin nhằm khai thác dữ liệu hồ sơ, báo cáo hành chính và điều tra thống kê đảm bảo thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và hiệu quả về chi phí. Tuy nhiên, các thông tin mang tính nhạy cảm về xã hội và đời sống con người thì hầu như không sẵn có trong các dữ liệu hồ sơ và báo cáo hành chính mà chủ yếu được thu thập qua hình thức điều tra. Nghĩa là, sử dụng các phương pháp điều tra, các kỹ thuật thu thập thông tin và công cụ điều tra khác nhau để có được thông tin về chủ đề nhạy cảm từ các cá nhân thuộc đối tượng khảo sát. 1
  10. Điều tra là một quá trình xã hội, là sự tương tác giữa người sử dụng số liệu, nhà nghiên cứu, điều tra viên (ĐTV) và người được thu thập số liệu. Là một quá trình xã hội nên hành vi của các tác nhân trong quá trình chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và hệ quả là ảnh hưởng đến chất lượng số liệu được thu thập. Hành vi của người sử dụng số liệu và nhà nghiên cứu tương đối rõ ràng vì họ có mục tiêu rõ ràng đối với các cuộc điều tra. Hành vi của ĐTV có thể kiểm soát ở mức độ nhất định bằng các công cụ cũng như kiểm soát mục tiêu của họ. Tuy nhiên, hành vi của người được thu thập số liệu là vấn đề khó kiểm soát. Trong nhiều trường hợp, người được thu thập thông tin tham gia các cuộc điều tra với mục đích “giúp” người sử dụng số liệu và nhà nghiên cứu. Do đó, mục tiêu của họ không có hoặc không rõ ràng. Đồng thời, việc trả lời các câu hỏi điều tra là việc cung cấp các thông tin nên người tham gia điều tra có thể có xu hướng không tiết lộ thông tin thực, đặc biệt các thông tin có tính cá nhân hoặc những thông tin mà người được phỏng vấn cảm thấy bất lợi với bản thân về mặt xã hội, họ từ chối tham gia với nhiều cấp độ như từ chối trả lời một số câu hỏi, từ chối tham gia điều tra. Hoặc người được phỏng vấn có xu hướng lựa chọn câu trả lời có thể làm tốt hình ảnh cá nhân, lựa chọn câu trả lời phỏng đoán có thể hài lòng người hỏi nếu một số điều kiện như tính riêng tư của các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra cũng như bối cảnh điều tra không được đáp ứng. Điều này cho thấy số liệu điều tra thống kê thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thiết kế điều tra cũng như thực hiện điều tra tại thực địa như phương pháp điều tra, công cụ điều tra, các kỹ thuật thu thập thông tin, đối tượng điều tra, chủ đề điều tra, ... (De Leeuw và Van der Zouwen, 1988; Ann Bowling, 2005; Caroline Roberts, 2007; Ivar Krumpal, 2011…). Do vậy, thiết kế điều tra cần thiết phải nghiên cứu và lựa chọn phương pháp điều tra và kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp với từng nội dung điều tra, đối tượng điều tra nhằm khuyến khích người cung cấp thông tin “hợp tác” tốt hơn và có “trách nhiệm” hơn trong việc cung cấp thông tin điều tra nói chung và thông tin điều tra về chủ đề nhạy cảm nói riêng để cuộc điều tra thu thập được thông tin có chất lượng tốt nhất. Thông tin nhạy cảm trong điều tra thống kê được hiểu là những thông tin khó nói hoặc không thể nói với người khác vì những lý do mang tính văn hóa, những định kiến của xã hội hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, gia đình và có thể cả tính mạng của người có thông tin (Marquis, K.H., Marquis, M.S., Polich , J.M., 1986). Vì vậy, trong các cuộc điều tra, người cung cấp thông tin thường tránh trả lời những câu hỏi nhạy cảm bằng cách không trả lời hoặc trả lời theo chuẩn mực xã hội (Tourangeau R. và Yan T., 2007). Những câu trả lời như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng số liệu điều tra thu thập được (Robin L. Kaplan và Erica C. Yu, 2015) và kết 2
  11. quả là thông tin sẽ bị sai lệch và méo mó so với thực tế hiện trạng của xã hội. Để khắc phục tình trạng này thông qua việc hạn chế tỷ lệ không trả lời hoặc câu trả lời mang thông tin theo mong muốn của xã hội, theo chuẩn mực xã hội trong điều tra thống kê, nhiều nghiên cứu đã thực hiện đánh giá, so sánh việc sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin về chủ đề nhạy cảm. Các nghiên cứu này đánh giá và so sánh việc sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin của phương pháp điều tra hỏi đáp dựa trên bảng câu hỏi in sẵn (viết tắt là PAPI) với phương pháp hỏi đáp dựa trên bảng câu hỏi điện tử và ghi chép bằng máy tính (viết tắt là CAPI); hoặc đánh giá các kỹ thuật thu thập thông tin nhạy cảm trong cùng phương pháp PAPI hoặc CAPI. Những nghiên cứu đánh giá này thường thực hiện trên các cuộc điều tra mẫu ngẫu nhiên (viết tắt là RS, tên tiếng Anh là Ramdomized Survey), nghĩa là phân chia mẫu điều tra ngẫu nhiên cho hai nhóm đối tượng điều tra sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau; một số ít nghiên cứu sử dụng điều tra với mẫu cố định (viết tắt là PS, tên tiếng Anh là Panel Survey hoặc Longitudinal Survey). Một đặc điểm chung là các nghiên cứu này được thực hiện độc lập đối với các cuộc điều tra quốc gia trong trong quá trình thu thập thông tin1 do vậy đòi hỏi một nguồn lực lớn cho quá trình thực hiện nghiên cứu. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin về chủ đề nhạy cảm từ mẫu điều tra hộ gia đình, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thảo luận nhóm, chưa xây dựng báo cáo đánh giá và kết luận. Chưa có báo cáo nào lượng hóa được tác động của các kỹ thuật thu thập thông tin đối với kết quả điều tra về chủ đề nhạy cảm. Bên cạnh đó, kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên (viết tắt là RRT, tên tiếng Anh là Randomized Response Technique), một trong những kỹ thuật thu thập thông tin được xây dựng riêng cho những cuộc điều tra khó thu thập thông tin từ các đối tượng khảo sát, cũng đã được nghiên cứu trên thế giới nhưng chưa từng được nghiên cứu thực hiện trên mẫu điều tra quy mô quốc gia tại Việt Nam. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào thực hiện thử nghiệm lồng ghép các kỹ thuật thu thập thông tin về chủ đề nhạy cảm trong một cuộc điều tra “thật” thu thập thập thông tin thống kê quốc gia. Cùng với sự phát triển của các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tận dụng những lợi thế của công nghệ thông tin, các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra ngày nay đang dần được cải tiến nhằm cung cấp số liệu một cách chính xác và nhanh nhất đồng thời đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu của điều tra. Tuy nhiên, áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin điều tra nào là phù hợp đối với thông tin nhạy cảm để đảm bảo thông tin có thể thu thập được và thông tin thực sự chính xác là vấn đề đang tiếp tục được nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. 1 Chỉ sử dụng chung dàn mẫu của điều tra quốc gia 3
  12. Từ tình hình thực tiễn và khoảng trống nghiên cứu nêu trên, việc nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam là cần thiết, giúp cung cấp thêm bằng chứng cho những người thiết kế điều tra lựa chọn các kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp đối với chủ đề nhạy cảm nhằm nâng cao chất lượng số liệu thu thập được. Luận án mang tên: “Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam” được thực hiện mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đáp ứng “khoảng trống” nghiên cứu trong lĩnh vực thống kê, thu thập thông tin, số liệu ở Việt Nam hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp về sử dụng kỹ thuật điều tra thu thập thông tin giúp nâng cao chất lượng số liệu các cuộc điều tra về chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam thông qua nghiên cứu các kỹ thuật thu thập thông tin nhạy cảm về chủ đề HIV/AIDS (từ tiếng Anh là Human Immunodeficiency Virus/Acquired immunodeficiency Syndrome; là vi rút suy giảm miễn dịch ở người/ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) lồng ghép trong một cuộc điều tra thống kê quy mô quốc gia. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin định lượng về tác động của các kỹ thuật thu thập thông tin đối với kết quả điều tra về chủ đề nhạy cảm để từ đó đề xuất sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và trình độ của Việt Nam trong các cuộc điều tra về chủ đề nhạy cảm giúp thu thập được những thông tin điều tra chính xác nhất, “thật” nhất về các hiện tượng xã hội cần nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau: - Tổng quan phân tích, làm rõ nội dung các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra về chủ đề tin nhạy cảm bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu của từng kỹ thuật thu thập thông tin, điều kiện áp dụng và khả năng thực hiện tại Việt Nam; - Nghiên cứu thử nghiệm một số kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm về HIV/AIDS lồng ghép trong một cuộc điều tra quốc gia hiện tại của Việt Nam; - Đánh giá tác động của các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra về chủ đề nhạy cảm HIV/AIDS đã được thử nghiệm; - Xác định nguyên nhân của các kết quả đã được đánh giá, phân tích các điều kiện áp dụng cho các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra được lựa; - Đề xuất sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và trình độ hiện tại của Việt Nam. 4
  13. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau đây: Câu hỏi 1: Sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến cách trả lời câu hỏi điều tra và đến thông tin thu thập được về chủ đề nhạy cảm? Mức độ ảnh hưởng của kỹ thuật thu thập thông tin đến chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm như thế nào? Câu hỏi 2: Sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin điều tra nào là tốt hơn trong điều tra các chủ đề nhạy cảm tại Việt Nam: xét về khía cạnh ảnh hưởng của kỹ thuật thu thập thông tin đến chất lượng số liệu? Nghiên cứu này đánh giá việc sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin gồm phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn tự điền và RRT trong thu thập các thông tin về chủ đề nhạy cảm, nghiên cứu trường hợp về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV tại thành phố Hà Nội. Giả thuyết rằng, với những thông tin mang tính nhạy cảm, thì kỹ thuật thu thập thông tin nào bảo đảm tính bảo mật của thông tin điều tra cao hơn, có mức độ tương tác giữa ĐTV và đối tượng điều tra thấp hơn (khi các điều kiện khác không đổi) và thông tin không theo mong đợi của xã hội nhiều hơn là kỹ thuật thu thập thông tin tốt hơn trong điều tra chủ đề nhạy cảm. Giả thuyết nêu trên dựa trên một số giả thiết về tính độc lập, khách quan của người đi điều tra (ĐTV) và đặc điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trả lời thông tin của người trả lời câu hỏi điều tra (đối tượng điều tra). Các cuộc điều tra thống kê được thiết kế nhằm đảm bảo rằng người đi điều tra là hoàn toàn khách quan, độc lập với kết quả điều tra. Nói một cách khác, kết quả điều tra sẽ là như nhau kể cả khi được thực hiện bởi những ĐTV khác nhau. Nếu điều kiện này được đảm bảo thì kết quả điều tra phản ánh phương pháp điều tra (trong đó có kỹ thuật thu thập thông tin). Do đó, có thể sử dụng kết quả điều tra từ hai phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả điều tra của hai phương pháp này. Để đảm bảo tính khách quan của người đi điều tra, trước khi thực hiện thu thập số liệu, ĐTV được tập huấn về nội dung và các quy định của điều tra để đảm bảo rằng các ĐTV có cùng cách hiểu về những nội dung điều tra. Tất cả các cuộc điều tra thống kê đều phải thực hiện tập huấn điều tra cho ĐTV; tại Việt Nam, cuộc tập huấn dài nhất diễn ra trong vòng 1 tháng (Khảo sát mức sống dân cư năm 1992/1993 và năm 1997/1998). Từ kết quả tập huấn, một số lượng nhất định ĐTV 5
  14. đủ tiêu chuẩn sẽ được lựa chọn để tham gia điều tra (qua kiểm tra và kết quả tham gia trong quá trình tập huấn). Đối với người trả lời câu hỏi điều tra, thông tin do họ cung cấp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đặc trưng của kỹ thuật thu thập thông tin như mức độ tương tác với ĐTV (có sự tham gia hoặc không có sự tham gia của ĐTV), tính ẩn danh của thông tin,... Do vậy, với hai kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau thì đối tượng điều tra sẽ có hành vi trả lời có thể là giống nhau hoặc khác nhau. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kỹ thuật thu thập thông tin và ảnh hưởng của nó đến chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm; Nội dung nghiên cứu gồm các kỹ thuật thu thập thông tin; các loại bảng câu hỏi sử dụng đối với mỗi kỹ thuật thu thập thông tin; chất lượng số liệu điều tra được thu thập và tác động của các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra đối với chất lượng số liệu về chủ đề nhạy cảm thể hiện qua: tỷ lệ không trả lời các câu hỏi nhạy cảm, chênh lệch các kết quả về tỷ lệ người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong điều tra chủ đề HIV/AIDS. Đối tượng cung cấp thông tin phục vụ nghiên cứu là những người từ 15 đến 49 tuổi trong các hộ gia đình đã tham gia Khảo sát mức sống dân cư năm 2013 tại thành phố Hà Nội. Nghiên cứu này giới hạn chủ đề nhạy cảm thực hiện thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin là những vấn đề mang tính riêng tư cá nhân về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một cuộc điều tra về HIV/AIDS quy mô quốc gia. Những hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm: quan hệ tình dục với nhiều hơn một bạn tình, quan hệ tình dục với người bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới và tiêm chích ma túy; những vấn đề này được điều tra thu thập thông tin từ các thành viên trong các hộ gia đình Việt Nam có tuổi đời từ 15- 49 tuổi được coi là vấn đề nhạy cảm ngay cả khi đối tượng điều tra không có những hành vi này vì nó đề cập đến những vấn đề riêng tư, cá nhân và trong bối cảnh xã hội sử dụng những thông tin này như là thước đo để đánh giá đạo đức con người. Do vậy, chủ đề nhạy cảm về HIV/AIDS có thể được sử dụng như là một nghiên cứu trường hợp trong nghiên cứu các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra về chủ đề nhạy cảm để thể suy rộng áp dụng cho những cuộc điều tra về chủ đề nhạy cảm khác ngoài HIV/AIDS và có thể được sử dụng tham khảo trong các nghiên cứu tương tự trong tương lai. 6
  15. Kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy được giới hạn là những kỹ thuật phỏng vấn để phân biệt với các kỹ thuật thu thập thông tin thứ cấp khác như khai thác các dữ liệu hồ sơ và báo cáo hành chính hoặc quan sát, thảo luận nhóm. Các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra được nghiên cứu xây dựng thử nghiệm lồng ghép trong “Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS”2 là: phỏng vấn trực tiếp và kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên (RRT), cùng với phỏng vấn tự điền đã được thực hiện trong cuộc điều tra sử dụng để lồng ghép này. Kết quả điều tra được sử dụng để so sánh và đánh giá về tác động của kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số liệu điều tra. Giới hạn phạm vi số liệu của nghiên cứu là các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV được thu thập thông qua ba kỹ thuật thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn tự điền và RRT. Mẫu điều tra gồm các cá nhân là thành viên các hộ gia đình tại thành phố Hà Nội đã tham gia Khảo sát mức sống dân cư năm 2013. Số liệu về đặc điểm chung của đối tượng điều tra và đặc điểm chung của các hộ gia đình tham gia điều tra của mẫu điều tra tại thành phố Hà Nội được chiết xuất từ Khảo sát mức sống năm 2013 tại thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau: * Tiếp cận định tính: - Phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau để phân tích theo từng khía cạnh về đối tượng nghiên cứu; tổng hợp từng khía cạnh thông tin đã phân tích theo hệ thống để tổng quan lý thuyết về đối tượng nghiên cứu: sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra và đánh giá chất lượng thông tin điều tra; - Kế thừa có chọn lọc trong xây dựng, thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin trong điều tra thu thập thông tin về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. * Tiếp cận định lượng: - Phương pháp thống kê mô tả, so sánh gồm các phương pháp liên quan đến tổng hợp số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Tính toán số liệu bằng các phép tính cơ bản đối với các chỉ tiêu thống kê mô tả. Số liệu thống kê mô tả được trình bày dưới dạng các bảng biểu số liệu. 2 Quyết định số 862/QĐ-TCTK ngày 23/8/2013 về thực hiện “Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS” 7
  16. - Ước lượng tham số tổng thể dựa trên các phương pháp xác suất và thống kê. Kiểm định các giả thuyết thống kê trong so sánh ước lượng tham số tổng thể phục vụ đánh giá chất lượng thông tin. - Phương pháp mô hình hóa thông qua phân tích đa nhân tố đánh giá tác động của kỹ thuật thu thập thông tin điều tra đối với chất lượng thông tin về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Đánh giá tác động của kỹ thuật thu thập thông tin nhạy cảm đến kết quả điều tra sử dụng mô hình hồi quy logistic. 6. Đóng góp mới của luận án Luận án được thực hiện đã mang lại một số đóng góp mới như sau: (1) Đóng góp cho cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa kỹ thuật thu thập thông tin với chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm với nghiên cứu trường hợp về HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội, Việt Nam. Các yêu cầu và điều kiện áp dụng các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và trình độ phát triển xã hội hiện tại ở Việt Nam. Đây là một vấn đề hầu như chưa được khai thác và đánh giá ở Việt Nam thời gian qua. (2) Đóng góp vào cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng thử nghiệm và đánh giá tác động của các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy nhạy cảm đối với chất lượng số liệu trong một cuộc điều tra quy mô quốc gia tại Việt Nam, bao gồm: - Xây dựng, thử nghiệm và đánh giá tác động của ba kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm, với nghiên cứu trường hợp về HIV/AIDS, đến chất lượng số liệu, đó là: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn tự điền và RRT. Các kỹ thuật này được sử dụng đồng thời trên cùng mẫu điều tra quốc gia do cùng một ĐTV thực hiện nhằm đánh giá tác động thuần túy của các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra đến chất lượng số liệu điều tra. - Thực hiện thử nghiệm lồng ghép các kỹ thuật thu thập thông tin vào “Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS” tại Việt Nam, một cuộc điều tra “thực” do Tổng cục Thống kê thực hiện. Kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn mới và độc lập với kết quả báo cáo điều tra quốc gia này (Phụ lục 1:Tóm tắt kết quả Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2013). - Lần đầu tiên thực hiện thử nghiệm kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên (RRT) trong các điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam; 8
  17. - Luận án là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của kỹ thuật thu thập thông tin nhạy cảm đối với chất lượng số liệu, đặc biệt lượng hóa cụ thể mức độ tác động của kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm đối với chất lượng số liệu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các phần theo quy định gồm Mục lục, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục Sơ đồ, Bảng biểu, Hộp, Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Danh mục các công trình nghiên cứu, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục, luận án có các phần, chương với nội dung chính gồm: Phần mở đầu: Phần này giới thiệu những nội dung tổng quát nhất của luận án gồm lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của luận án và giới thiệu kết cấu của luận án. Chương 1: “Tổng quan nghiên cứu về kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm”. Chương này trình bày các vấn đề về lý luận cơ bản có liên quan đến chủ đề nghiên cứu như: kỹ thuật thu thập thông tin điều tra, thiết kế bảng câu hỏi, môi trường phỏng vấn điều tra, đánh giá tác động của việc sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số liệu điều tra. Bên cạnh đó, Chương 1 còn trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu quốc tế trong trong nước liên quan đến sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin và đánh giá tác động của kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm. Chương 2: “Thiết kế thử nghiệm và đánh giá tác động các kỹ thuật thu thập thông tin chủ đề nhạy cảm về HIV/AIDS”. Chương này sẽ bao gồm các nội dung về lựa chọn các kỹ thuật thu thập thông tin chủ đề nhạy cảm HIV/AIDS để thử nghiệm, lựa chọn hình thức thử nghiệm lồng ghép trong “Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS”. Trong đó, mô tả chi tiết về thiết kế bảng câu hỏi, các câu hỏi sử dụng để so sánh, đánh giá và phương pháp đánh giá tác động của các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra đối với chất lượng số liệu. Chương 3: “Kết quả điều tra, đánh giá tác động của kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm HIV/AIDS”. Chương này sẽ trình bày kết quả điều tra thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm về HIV/AIDS; kết quả đánh giá tác động của các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm đối với chất lượng số liệu. Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả thảo luận về các nguyên nhân và điều kiện áp dụng các kỹ thuật thu thập thông tin trong các điều kiện, hoàn cảnh điều tra tại Việt Nam. 9
  18. Kết luận và khuyến nghị: Dựa trên kết quả nghiên cứu, những đúc kết về vấn đề lý thuyết và kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ được nêu ra để từ đó đề xuất ứng dụng kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm cho Việt Nam cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 10
  19. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN ĐIỀU TRA CHỦ ĐỀ NHẠY CẢM Chương 1 “Tổng quan nghiên cứu về kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm” gồm hai phần chính: (1) Các vấn đề lý luận về kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm và đánh giá tác động của việc sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số liệu điều tra; (2) Các vấn đề thực tiễn nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm và chất lượng số liệu điều tra. 1.1. Các vấn đề lý luận về kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm 1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án Như đã giới hạn về phạm vi nghiên cứu trong Phần mở đầu, các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm được đề cập trong luận án là kỹ thuật phỏng vấn. Kỹ thuật này được thực hiện thông qua các bảng câu hỏi được xây dựng sẵn gồm các câu hỏi với các trình tự câu hỏi đã được sắp xếp cố định, các phương án trả lời, các ký hiệu và hướng dẫn trả lời trong bảng câu hỏi,... Với mỗi kỹ thuật thu thập thập thông tin được sử dụng, cần xây dựng các bảng câu hỏi điều tra phù hợp với cách thức thu thập thông tin, nội dung thông tin và đối tượng thu thập thông tin. Kỹ thuật thu thập thông tin điều tra trong nhiều trường hợp còn được gọi là phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê (Trần Thị Kim Thu, 2012), thuật ngữ tiếng Anh là Data collection method (Bradburn, N.M., Sudman, S., 1979; Statistics Canada, 2010… ) hoặc Data collection technique (Kenneth, K.B., John, R.O., Roger, J.C., 2002; Paula, A.M. vàBruce, A.L.,1989…) hoặc Data collection mode (Biemer, P. P. và Lyberg, L. E., 2003; Annette, J., Caroline, R. và Peter, L., 2008; Ann, B., 2005…). Kỹ thuật thu thập thông tin điều tra là một phạm vi hẹp hơn của phương pháp điều tra, trong đó nhấn mạnh đến các hình thức tương tác giữa ĐTV với đối tượng điều tra để thu thập các thông tin nghiên cứu. Tương ứng với mỗi kỹ thuật thông tin điều tra được sử dụng cần đảm bảo các yêu cầu có liên quan khác trong đó thiết kế bảng câu hỏi điều tra. Trong nghiên cứu này, một kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm mới sẽ được nghiên cứu thử nghiệm đó là “Kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên” viết tắt là RRT. Do vậy, để phân biệt với phương pháp điều tra nói chung và thống nhất cách sử dụng thuật ngữ với RRT và các cách thức thu thập thông tin khác sẽ sử dụng trong nghiên cứu, luận án này sử dụng thuật ngữ chung về cách thức thu thập thông tin điều tra là kỹ thuật thu thập thông tin điều tra. 11
  20. Kỹ thuật thu thập thông tin điều tra là cách thức sử dụng bảng câu hỏi để ĐTV và đối tượng điều tra “giao tiếp” và “trao đổi” thông tin về vấn đề nghiên cứu được đề cập trong một “cuộc phỏng vấn”. Trong điều tra, kỹ thuật thu thập thông tin đóng vai trò quan trọng tới hiệu lực và hiệu quả của một cuộc điều tra: kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp giúp việc thu thập thông tin có tính khả thi và chất lượng thông tin thu thập được tốt hơn. Mặc dù kỹ thuật thu thập thập thông tin điều tra đề cập đến một nội dung hẹp hơn phương pháp điều tra nhưng có mối liên kết chặt chẽ đến các nội dung khác của phương pháp điều tra như: lựa chọn đối tượng cung cấp thông tin, thiết kế bảng câu hỏi, xây dựng cách thức tổ chức điều tra thu thập thông tin, ... Bảng hỏi câu hỏi điều tra (hay còn được gọi là bảng hỏi, phiếu điều tra, phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn) là một tập hợp các câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự khoa học, lôgic để thu thập thông tin về đối tượng điều tra trên cơ sở các mục đích nghiên cứu đã đề ra (Statistics Canada, 2010). Theo giáo trình điều tra xã hội học, “Bảng hỏi là tổ hợp các câu hỏi- chỉ báo đã được vạch ra nhằm cung cấp dữ liệu cho việc kiểm định các giả thuyết hoặc các vấn đề cần tìm kiếm” (Trần Thị Kim Thu, 2011). Bảng câu hỏi điều tra là công cụ “giao tiếp” giữa người nghiên cứu và đối tượng điều tra, đồng thời là cầu nối giữa người dùng tin với cơ sở dữ liệu điều tra thu được (Biemer, P. P. và Lyberg, L. E., 2003). Việc quyết định sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin điều tra sẽ tác động đến thiết kế bảng câu hỏi phù hợp nhằm đảm bảo đối tượng điều tra không những trả lời được các câu hỏi trong bảng câu hỏi mà còn giúp họ cung cấp được các thông tin trung thực. Do vậy, bảng câu hỏi điều tra được thiết kế sau khi đã xác định được kỹ thuật thu thập thông tin sử dụng trong điều tra. Bảng câu hỏi điều tra ngày nay được thiết kế dưới dạng bảng câu hỏi giấy (bản in) hoặc bảng câu hỏi điện tử (bảng câu hỏi được thiết kế để sử dụng trên máy tính, hoặc các dạng như E-form, Web- form...). Trong phạm vi luận án này, bảng câu hỏi điều tra được thiết kế và sử dụng thu thập thông tin là bảng câu hỏi được in sẵn (Bảng câu hỏi giấy in sẵn để phỏng vấn thu thập thập thông tin, viết tắt là PAPI) để ĐTV sử dụng ghi chép hoặc hướng dẫn ghi chép các thông tin thu được. Thu thập thông tin điều tra là quá trình ghi nhận, thu nhận, tập hợp các thông tin theo mục đích nghiên cứu từ các đơn vị được chọn điều tra (Statistics Canada, 2010). Để thu thập thông tin, trước tiên cần xác định kỹ thuật thu thập thông tin sẽ được sử dụng trong điều tra, thiết kế bảng câu hỏi sử dụng cho việc thu thập thông tin, chuẩn bị tổ chức triển khai thu thập thông tin gồm các bước như: xác định đối tượng điều tra (trong hầu hết các điều tra chủ đề nhạy cảm cần có ý kiến đồng ý tham gia điều tra trước khi tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin), xác định thời gian và địa 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2