intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:220

29
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử; Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử; Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam; Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN GIANG THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN GIANG THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ XUÂN ĐÌNH TS. VŨ THANH NGUYÊN HÀ NỘI - 2023
  3. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..........................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................5 5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................9 6. Kết cấu của luận án ...............................................................................................10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.........................................................................11 1.1. Nghiên cứu về nội hàm thương mại điện tử ..................................................11 1.2. Nghiên cứu về tác động của thuế đến hoạt động thương mại điện tử .........14 1.2.1. Nghiên cứu về tác động của thuế nói chung đến hoạt động thương mại điện tử ........................................................................................................................14 1.2.2. Nghiên cứu về tác động của thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử .................................................................................................................17 1.3. Nghiên cứu tiếp cận từ công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ...............................................................................................................19 1.4. Nghiên cứu về tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế giá trị gia tăng ..........................................................................................26 1.5. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................33 1.5.1. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã đạt được .............33 1.5.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................34 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .....36 2.1. Khái quát về thương mại điện tử ....................................................................36 2.1.1. Khái niệm thương mại điện tử ........................................................................36 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử ..................................................37 2.1.3. Phân loại hoạt động thương mại điện tử .........................................................38 2.2. Thuế giá trị gia tăng và những đặc trưng của nó ..........................................41
  4. 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng .............................................41 2.2.2. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng .......................................................43 2.2.3. Vai trò của thuế giá trị gia tăng với hoạt động thương mại điện tử ................45 2.2.4. Một số lý thuyết liên quan ...............................................................................46 2.3. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ...........53 2.3.1. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ....................................................................................................53 2.3.2. Công cụ và phương pháp quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ....................................................................................................57 2.3.3. Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử................................................................................................................................59 2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điên tử ................................................................................66 2.4.1. Nhân tố khách quan .........................................................................................66 2.4.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................................68 2.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử và bài học cho Việt Nam ...............................72 2.5.1. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ...........................................................................................72 2.5.2. Bài học rút ra cho Việt Nam trong việc quản lý thuế giá trị gia tăng với hoạt động thương mại điện tử ...................................................................................78 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ..........................81 3.1. Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam ..................................................81 3.1.1. Khung khổ pháp lý về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam ...............81 3.1.2. Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam ......................................................83 3.2. Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ..................................................................................................91 3.2.1. Khung khổ pháp lý về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ................................................................................91 3.2.2. Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................101 3.3. Kết quả khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế và đánh giá thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử của cán bộ công chức thuế ................................................................................................................115
  5. 3.3.1. Kết quả khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế trong kinh doanh thương mại điện tử..............115 3.3.2. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử của cán bộ công chức thuế ......................................129 3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam................................................................134 3.4.1. Thu thuế giá trị gia tăng đốii với hoạt động thương mại điện tử trong tiêu chí đánh giá .............................................................................................................134 3.4.2. Kết quả đạt được ...........................................................................................134 3.4.3. Một số hạn chế và nguyên nhân ....................................................................136 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................141 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ..143 4.1. Dự báo phát triển thương mại điện tử và định hướng hoàn hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam.........................................................................................................................143 4.1.1. Xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam ...................................143 4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ..................................................................................................149 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối vơi hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam .........................................................................154 4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử .................................................................................154 4.2.2. Hoàn thiện quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ..................................................................................................157 4.2.3. Xây dựng dữ liệu thông tin người nộp thuế trong hoạt động thương mại điện tử ......................................................................................................................158 4.2.4. Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử từ Trung ương đến địa phương ...........................................................160 4.2.5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng đối với hoạt động thương mại điện tử ..................................................................................................161 4.2.6. Thay đổi công cụ quản lý thuế thông qua hiện đại hóa cơ sở vật chất ngành thuế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử. ....................................163
  6. 4.2.7. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử nói riêng ...............................................................................................164 4.2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác trong nước và ngoài nước nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng đối với hoạt động thương mại điện tử.................165 4.2.9. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ......................................................................................................................167 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................169 KẾT LUẬN ............................................................................................................170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................173 PHỤ LỤC ...............................................................................................................186
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ (Tiếng anh và Tiếng việt) CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp GTGT Gía trị gia tăng HHDV Hàng hóa, dịch vụ NHTM Ngân hàng thương mại NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà nước TMĐT Thương mại điện tử TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt VAT Value-Added Tax
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các công trình nghiên cứu về quản lý thuế thương mại điện tử................................................................................................................................25 Bảng 1.2: Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế GTGT ..............................32 Bảng 2.1: So sánh sự khác nhau giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống ..........................................................................................................................37 Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thuế giá trị gia tăng trong hoạt động thương mại điện tử ...........................................................................................65 Bảng 3.1: Hình thức kinh doanh TMĐT giai đoạn 2016-2022 .................................85 Bảng 3.2: Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2016-2022 .........87 Bảng 3.3: Tình hình quản lý thông tin NNT tại Cục Thuế Hà Nội năm 2022 ........104 Bảng 3.4: Tình hình quản lý thông tin NNT tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh năm 2022 .........................................................................................................................105 Bảng 3.5: Doanh thu quảng cáo qua Facebook và Google giai đoạn 2018-2022 ...107 Bảng 3.6: Doanh thu và số thuế thu được từ B2C giai đoạn 2018-2022 ................110 Bảng 3.7: Các bước nghiên cứu ..............................................................................116 Bảng 3.8: Mã hóa thang đo .....................................................................................118 Bảng 3.9: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo ...................................................122 Bảng 3.10: Kết quả phân tích khám phá yếu tố thang đo biến phụ thuộc ..............125 Bảng 3.11: So sánh thực trạng thu thuế GTGT trong TMĐT với các tiêu chí đánh giá ...................................................................................................................134 Bảng 4.1: Mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số các giai đoạn......................144 Bảng 4.2: Mục tiêu tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025................................................................................................................146 Bảng 4.3: Tỷ trọng thuế gián thu tại Việt Nam .......................................................153
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Đường cong Laffer ....................................................................................48 Hình 2.2: Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ...................................................................................66 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................71 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..............................................................................116 Hình 3.2: Kết quả phân tích khẳng định yếu tố với các biến ..................................126 Hình 3.3: Kết quả phân tích mô hình SEM .............................................................127 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ........................................................................................................................60 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý thuế cấp Chi cục ..................................................61
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Đồ thị 3.1: Số lượng ài khoản doanh nghiệp và cá nhân đăng ký thương mại điện tử (tài khoản) .....................................................................................................84 Đồ thị 3.2: Số lượng website, ứng dụng đã được xác nhận thông báo .....................85 Đồ thị 3.3: Các kênh mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng (%) .........................87 Đồ thị 3.4: Số thuế GTGT đã nộp và phải nộp của các doanh nghiệp Google và Facebook (%) ..........................................................................................................108 Đồ thị 3.5: Doanh thu và số thuế GTGT thu được từ kinh doanh trò chơi trực tuyến ........................................................................................................................109 Đồ thị 3.6: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp và đã nộp từ giao dịch B2C ..............110 Đồ thị 3.7: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp trong mẫu ............................................121 Đồ thị 3.8: Quy mô tài sản của doanh nghiệp trong mẫu........................................121 Đồ thị 3.9: Quy mô lao động của doanh nghiệp trong mẫu ....................................121 Đồ thị 3.10: Mức thất thu thuế giá trị gia tăng trong hoạt động TMĐT .................130
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đã có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều mô hình, nhiều chủ thể và các chuỗi cung ứng tham gia. Số liệu tại Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố, ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam chạm mốc 60 triệu, chiếm tới gần 74,8% số người sử dụng Internet; Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ (B2C) năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, cao gấp 4 lần so với năm 2015. Theo dự báo Google, Temasek và Brain & Company về hoạt động TMĐT các nước Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam giai đoạn 2015-2025 trung bình là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Như vậy, hoạt động TMĐT đã đóng góp đáng kể vào lĩnh vực thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. TMĐT ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế số, tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh và trở thành xu hướng phát triển mới trong tương lai. Bên cạnh những lợi ích của TMĐT đóng góp vào nền kinh tế, hoạt động này còn kéo theo nhiều thách thức cho cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế. Các giao dịch TMĐT diễn ra với số lượng ngày càng nhiều và giao dịch ngày càng phức tạp, sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) chuyên sâu, trong khi đó công tác quản lý thuế đối với hoạt động này ở Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu, cơ quan thuế còn hạn chế về trình độ quản lý, nguồn nhân lực, công nghệ để có thể quản lý thuế các giao dịch TMĐT hiệu quả và đảm bảo công bằng như đối với giao dịch thương mại truyền thống. Trên thực tế, trong giai đoạn đầu, cơ quan thuế đã có những động thái nhất định trong việc triển khai quản lý như điều chỉnh, bổ sung thêm một số quy định pháp luật thuế hiện hành cũng như chi tiết hóa trong các thông tư, nghị định. Thành lập một bộ phận phụ trách hoạt động TMĐT trở thành đầu mối trong việc tập trung thông tin quản lý từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, những động thái ban đầu này của cơ quan thuế vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động TMĐT. Thực tế thời gian qua cho thấy, số lượng các doanh nghiệp (DN), cá nhân, hộ kinh doanh tham gia giao dịch TMĐT dưới các mô hình, như: B2B, B2C, C2C… trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau vô cùng đa dạng và phức tạp. Đó là chưa kể tới các giao dịch xuyên biên giới trên không gian mạng cũng có xu 1
  12. hướng gia tăng liên tục. Mỗi một chủ thể trong các mô hình kinh doanh lại có các đặc trưng khác nhau đòi hỏi hệ thống pháp luật phải điều chỉnh bao quát hết tất cả các giao dịch đã có, cũng như những giao dịch TMĐT mới phát sinh. Thêm vào đó là chính sách, quy trình, đội ngũ quản lý phải đáp ứng được xu hướng phát triển và biến đổi mạnh mẽ của hoạt động TMĐT. Mặc dù hệ thống pháp luật đã có một số điều chỉnh nhất định nhưng chưa mang tính hệ thống, tổng quát, chủ yếu vẫn áp dụng hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành của thương mại truyền thống song song với TMĐT. Điều này tạo ra những kẽ hở nhất định trong công tác quản lý khiến cho cả cơ quan quản lý và chủ thể kinh doanh TMĐT gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi thực hiện. Hơn nữa, chính những kẻ hở này đã tạo cơ hội cho người nộp thuế (NNT) có các hành vi gian lận, trốn thuế. Việc không thực hiện nghĩa vụ thuế trong các giao dịch TMĐT tồn tại ngày càng phổ biến gây thất thu lớn cho NSNN, đồng thời tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài ra, với cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan thuế mặc dù đã có sự thay đổi ban đầu khi thành lập tổ quản lý thuế TMĐT, nhưng trên thực tế quy mô bộ phận quản lý thuế TMĐT còn nhỏ và các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn còn gặp nhiều hạn chế, vì vậy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Ngoài ra, việc áp dụng chung các quy trình, công cụ quản lý giữa TMĐT và thương mại truyền thống đã tồn tại những bất cập trong quá trình tác nghiệp của cơ quan thuế. Hoạt động TMĐT thường phát sinh các sắc thuế như: Thuế GTGT; thuế thu nhập DN; thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân không phải chủ thể nào cũng phải nộp. Theo đó, khi DN kinh doanh không có lợi nhuận hoặc cá nhân có thu nhập chưa đến ngưỡng phải nộp thuế, thì không phát sinh thuế phải nộp. Khác với các sắc thuế khác, thuế GTGT là sắc thuế gián thu, phát sinh trong mọi giao dịch TMĐT. Do đó, thuế GTGT chính là sắc thuế có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thuế của NSNN. Với những thách thức đặt ra từ bản chất của TMĐT, cũng như khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan thuế các cấp đã khiến cho việc thu đúng và đủ số thuế GTGT từ hoạt động TMĐT vào NSNN là tương đối khó khăn. Thêm vào đó, trong các loại thuế phát sinh trong hoạt động TMĐT, thì thuế GTGT là sắc thuế khó quản lý nhất, bởi phát sinh giữa nhiều chủ thể tham gia, như: cơ quan nhà nước, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (HHDV) và người tiêu dùng. Cùng với đó, hoạt động TMĐT diễn ra trên không gian mạng nên tạo ra nhiều kẽ hở để các chủ thể có các hành vi trốn, lậu thuế. Thực tiễn cho thấy với quy mô gia tăng doanh thu liên tục qua các năm của hoạt động TMĐT, thì số thuế GTGT thu 2
  13. được từ hoạt động này cũng phải tỷ lệ thuận, tăng lên tương xứng. Tuy nhiên, số thuế GTGT thu được từ hoạt động này lại chưa tương xứng với doanh thu TMĐT. Điều đáng nói là tỷ lệ thất thu thuế GTGT trong hoạt động TMĐT ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo Tổng cục Thuế (2022), mức thất thu thuế có thể lên đến 85% đối với các mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Facebook, Google, hay là YouTube,… Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống công tác quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT nhằm: (1) Thấy được thách thức tác động của TMĐT đến quản lý thuế GTGT để từ đó đưa ra chính sách thuế GTGT phù hợp với các đặc trưng trong hoạt động TMĐT; (2) Tạo nền tảng chính sách rõ ràng thúc đẩy hoạt động TMĐT phát triển; (3) Quản lý thuế GTGT trên cơ sở tạo động lực tăng cường ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT; (4) Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường theo pháp luật. Xuất phát từ thực tiễn trên, NCS lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển. 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy hoạt động này phát triển. 2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Khảo cứu các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài luận án, tìm ra khoảng trống nghiên cứu để từ đó đặt vấn đề nghiên cứu nhằm hoàn thiện quản lý thuế GTGT trong hoạt động TMĐT ở Việt Nam - Tổng hợp và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT thông qua khái niệm, quy trình, nội dung quản lý, tiêu chí đánh giá, kinh nghiệm quản lý và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT. - Phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó. - Tiến hành điều tra khảo sát về: (1) Nhận thức của cơ quan thuế trong quản 3
  14. lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam; (2) Xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐTở Việt Nam. - Dự báo xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng TMĐT và đảm bảo nguồn thu bền vững cho NSNN. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Phát triển hoạt động TMĐT tại Việt Nam thời gian qua ở mức độ nào? Khung khổ pháp lý nào cho quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam? (2) Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả gì? Còn những tồn tại, hạn chế nào? (3) Nhận thức của cán bộ công chức thuế đối với quản lý thuế GTGT trong hoạt động TMĐT về các khía cạnh: chính sách, quy trình, giải pháp như thế nào? (4) Mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ nghĩa vụ thuế của các DN có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐT ở Việt Nam như thế nào? (5) Giải pháp nào cần đưa ra nhằm hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT được thực hiện bởi cơ quan thuế theo các nội dung nhằm tìm ra các tồn tại để tiếp tục hoàn thiện và phát triển TMĐT, không nghiên cứu theo khía cạnh thực hiện quản lý theo chức năng quản lý. - Phạm vi đối tượng: Luận án tập trung nghiên cứu quản lý thuế GTGT trong hoạt động TMĐT đối với chủ thể tham gia là DN có hoạt động TMĐT với mức doanh thu lớn và hoạt động trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thất thu thuế cao. - Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp từ nguồn báo cáo, thống kê để phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam được thu thập trong giai đoạn từ năm 2016-2022, trong đó tập trung vào giai đoạn 2018-2022 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của hoạt động TMĐT. Số liệu khảo sát 2 đối tượng là cán bộ công chức thuế và DN có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐT được thực hiện trong năm 2022. Các đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thuế 4
  15. GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn 2023-2030. - Phạm vi không gian: nghiên cứu thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT trên cả nước, nhưng tập trung phân tích quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là hai thành phố có tốc độ phát triển TMĐT nhanh nhất cả nước và mức đóng góp thuế GTGT từ hoạt động này lớn nhất cả nước. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận * Luận án được thực hiện theo các hướng tiếp cận chủ yếu như sau: (1) Tiếp cận từ góc độ bản chất thuế GTGT đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên người chịu thuế là người tiêu dùng và người nộp thuế là các DN sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Do đó, việc thất thu thuế GTGT sẽ diễn ra ở khâu nộp thuế của các DN sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy cần tăng quản lý đối với các khâu trung gian này, đặc biệt với hình thức kinh doanh TMĐT diễn ra trên không gian mạng càng tạo khẽ hở cho các hành vi giân lận thuế. Từ đó cần tăng cường trách nhiệm của NNT và tăng cường trách nhiệm của NNT có liên quan, những người trung gian ví dụ như các sàn giao dịch TMĐT. Đảm bảo nguồn thu từ thuế GTGT (chiếm từ 50% đến 60% trong tổng số thu của thuế gián thu) nhằm đảm bảo nguồn chi NSNN thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội phát triển. (2) Tiếp cận từ sự công bằng để phát triển: TMĐT hay thương mại truyền thống đều là các hình thức kinh doanh trong nền kinh tế, do đó cần phải được đối xử bình đẳng như nhau trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Chỉ khi nào tạo được sự bình đẳng, đảm bảo sự đóng góp của các hình thức kinh doanh này, thì khi đó mới tạo động lực phát triển nền kinh tế, phát huy tối đa vai trò của chính sách thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. (3) Tiếp cận từ góc độ tạo môi trường để tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong nền kinh tế kinh doanh TMĐT, tiến tới phát triển kinh tế số bao trùm ở Việt Nam. Tổng thu từ thuế GTGT đối với các giao dịch TMĐT của cá nhân, hộ kinh doanh trong TMĐT không lớn. Do đó, nếu đặt nặng vấn đề thu thuế sẽ ảnh hưởng đến quan điểm khuyến khích sự chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế số, trong khi hình thức thương mại điện tử có vai trò xúc tác mạnh trong việc chuyển đổi này. Thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới đã cân nhắc không đánh thuế đối với TMĐT, nhằm tạo môi trường khuyến khích hoạt động này phát triển. TMĐT là một trụ cột quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế số taị quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chính vì lẽ đó, cần xem xét việc không đánh thuế GTGT đối với các giao dịch kinh tế của cá nhân, hộ gia đình nhằm tạo động lực cho mọi người dân có cơ hội kinh 5
  16. doanh TMĐT, người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa trên không gian mạng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số quốc gia phát triển rất quan trọng. (4) Tiếp cận từ nghiên cứu lý thuyết đến đánh giá thực tiễn. Từ nghiên cứu lý thuyết để làm cơ sở luận cho việc đánh giá công tác quản lý thuế GTGT đến hoạt động TMĐT. Trên cơ sở đó áp dụng lý thuyết này vào kiểm tra thực tiễn việc quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT đã làm được những gì và vấn đề gì còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Việc khắc phục hạn chế trong chính sách thuế GTGT cũng như công tác quản lý nhằm đảm bảo nguồn thu NSNN từ hoạt động TMĐT, tạo động lực giúp Nhà nước thực hiện các chức năng của mình nhằm phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Đồng thời nâng cao vai trò của công cụ thuế trong hợp tác quốc tế, tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Từ đó, luận án đưa ra khung nghiên cứu như sau: Các khái niệm liên Cơ sở lý luận về quản lý Tổng quan tình quan đến đề tài thuế GTGT đối với hoạt hình nghiên cứu nghiên cứu động TMĐT Số liệu Thực trạng quản lý thuế GTGT Số liệu thứ cấp đối với hoạt động TMĐT tại Việt sơ cấp Nam Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam Hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án Nguồn: NCS nghiên cứu đề xuất 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu - Phương pháp tổng hợp kế thừa: Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp là những tài liệu liên quan, số liệu báo cáo của đối tượng nghiên cứu. Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước có cùng chủ đề được lựa chọn sử dụng 6
  17. vào mục đích để đối chiếu, so sánh phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Những tài liệu nghiên cứu tiếp cận là đa dạng, bao gồm: các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các báo cáo nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu cùng chủ đề được đăng tải trên internet. Các số liệu thứ cấp được khai thác triệt để theo hướng nghiên cứu từ nguồn báo cáo của cơ quan Thuế, Tổng cục Thống kê. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: NCS trực tiếp phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý, khoa học trong lĩnh vực tài chính, thuế để có những ý kiến quý báu giúp tác giả luận án có định hướng rõ ràng, kinh nghiệm trong việc đánh giá quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam. Các chuyên gia được khảo sát sâu, bao gồm 2 nhà khoa học của các cơ sở giáo dục đại học (Học viện Tài chính; Đại học Kinh tế quốc dân); 3 nhà quản lý của Tổng Cục thuế, Bộ tài chính; 5 cán bộ công chức thuế tại các Chi Cục thuế tại Hà Nội có tham gia quản lý trực tiếp đối với hoạt động kinh tế có phát sinh doanh thu TMĐT và 10 DN ở Hà Nội có phát sinh doanh thu TMĐT lớn. Cuộc phỏng vấn được tiến hành qua cuộc hẹn trực tiếp. Nội dung phỏng vấn các chuyên gia nhằm và DN đánh giá mức độ họ hiểu các câu hỏi, đồng thời xin ý kiến của họ về nội dung bảng hỏi và các ý kiến khác để chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi nhằm nâng cao hiệu quả khảo sát. Ngoài ra, phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà quản lý nhằm củng cố lập luận, làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Đặc biệt trong quá trình xây dựng bảng hỏi điều tra khảo sát nhận thức của cán bộ công chức thuế trong công tác quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT và nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN hoạt động trong lĩnh vực này, sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia rất quan trọng trong việc điều chỉnh nội dung, hình thức của bảng hỏi, mẫu nghiên cứu… - Phương pháp khảo sát: NCS tiến hành khảo sát 2 nhóm đối tượng là cán bộ thuế tại cơ quan thuế và DN có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐT nhằm mục đích: (1) Định vị nhận thức của cơ quan thuế, cán bộ thuế về hiệu quả công tác, quy trình, chính sách… trong quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT; (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế GTGT của các DN có phát sinh doanh thu từ TMĐT. Qua kết quả khảo sát nhằm thấy được mức độ thành công và những khó khăn của cả cơ quan thuế cũng như các DN có phát sinh doanh thu từ TMĐT trong việc quản lý và tuân thủ nộp thuế GTGT, để từ đó có các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế GTGT trong hoạt động TMĐT theo hướng tạo điều kiện cho DN có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐT phát triển và đảm bảo thu đúng, đủ số thuế 7
  18. GTGT vào NSNN. 4.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu, dữ liệu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng như sau: * Phương pháp định tính - Phương pháp tổng hợp phân tích: Kế thừa các đề tài đã được nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, đồng thời tổng hợp những vấn đề đã phân tích để rút ra những luận điểm của luận án - Phương pháp so sánh đối chiếu: quản lý thuế GTGT đối với TMĐT được xem xét trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa các giai đoạn khác nhau. - Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận: Trình bày các dữ liệu thu thập được dưới các hình thức cơ cấu và tổng kết thông qua các thống kê mô tả được sử dụng. * Phương pháp định lượng - Sử dụng phương pháp tính giá trị trung bình để đánh giá thực trạng công tác, quy trình quản lý, chính sách quản lý… trong quản lý thuế GTGT của cơ quan thuế đối với hoạt động TMĐT. - Thiết kế bảng khảo sát thang đo Likert 5 mức độ, trong đó giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8. Khi đó, ý nghĩa các mức như sau: Từ 1,00 – 1,80: Không đồng ý Từ 1,81 – 2,60: Không hoàn toàn đồng ý Từ 2,61 – 3,40: Đồng ý phần lớn Từ 3,41 – 4,20: Đồng ý Từ 4,21 – 5,00: Rất đồng ý - Việc xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phục vụ trong nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, cụ thể: + Xử lý dữ liệu sơ cấp để phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu riêng phần PLS-SEM (Partial Least Square - Structural Equation Modeling): Phương pháp thống kê bình phương một phần này được sử dụng để phân tích sự tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ nghĩa vụ thuế GTGT của NNT. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê mô tả cũng được sử dụng để phân tích trong luận án này. + Xử lý dữ liệu thứ cấp bằng phương pháp phân tích nội dung. Ngoài ra, các dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phương pháp PairedSamples T-Test, để kiểm tra độ tin cậy dữ liệu. 8
  19. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: 5.1.Về mặt lý luận Một là, Luận án đã luận giải và làm rõ vấn đề lý luận liên quan đến quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT và xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu thuế GTGT đối với hoạt động này. Hai là, Luận án đứng trên góc độ tổng cung – tổng cầu trong nền kinh tế để luận giải mức thất thu thuế GTGT trong hoạt động TMĐT. Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, dù cách cung ứng hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng theo cách nào, truyền thống hay TMĐT thì tổng số thuế GTGT thu được vẫn đảm bảo dựa trên số lượng hàng hóa tiêu dùng của nền kinh tế. Đây chính là căn cứ để xác định mức thất thu thuế GTGT từ hoạt động TMĐT, nói cách khác mức thất thu này chính là phần chêch lệch giữa số thuế GTGT phải thu từ lượng hàng hóa dịch vụ cung ứng và tiêu dùng với số thuế GTGT thực nộp của các giao dịch TMĐT. Ba là, Luận án chỉ ra rằng, bản chất của thuế GTGT đánh vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên khi người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ họ đã nộp tiền thuế, còn đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ là chủ thể có nghĩa vụ nộp số thuế này cho nhà nước. Do đó, việc thất thu thuế GTGT từ TMĐT có thể do ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT chưa cao. Việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế GTGT của DN phát sinh doanh thu TMĐT rất quan trọng, nhằm tìm ra mức độ tác động của các nhân tố và đề ra giải pháp nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ thuế của họ. Bốn là, Luận án cho rằng, TMĐT hay thương mại truyền thống đều là các hình thức kinh doanh trong nền kinh tế, do đó cần phải được đối xử bình đẳng như nhau trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Chỉ khi nào tạo được sự bình đẳng, đảm bảo sự đóng góp của các hình thức kinh doanh này, thì khi đó mới tạo động lực phát triển nền kinh tế, phát huy tối đa vai trò của chính sách thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. 5.2. Về mặt thực tiễn Một là, từ số liệu thứ cấp được thu thập và số liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát cán bộ công chức thuế và DN có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐT, nghiên cứu đã phân tích một cách khách quan về thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2016-2022, chỉ ra những mặt đạt được, điểm hạn chế và nguyên nhân của nó trong quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT. Hai là, kiểm định và làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ 9
  20. thuế GTGT đối với DN có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐT ở Việt Nam. Đánh giá mức độ thành công và thách thức trong quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT từ cán bộ công chức thuế. Ba là, Luận án cho rằng, để tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong nền kinh tế được tham gia kinh doanh TMĐT, tiến tới phát triển kinh tế số bao trùm ở Việt Nam. Với tổng số thu từ thuế GTGT đối với các giao dịch TMĐT của cá nhân, hộ kinh doanh trong TMĐT không lớn, nên cần cân nhắc vấn đề thu thuế GTGT đối với hoạt động này của các chủ thể kinh doanh là các nhân, hộ gia đình, sẽ ảnh hưởng đến quan điểm khuyến khích sự chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế số, trong khi hình thức TMĐT có vai trò xúc tác mạnh trong việc chuyển đổi này. Bốn là, căn cứ vào quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với hoạt động TMĐT và trên cơ sở dự báo phát triển TMĐT giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, kết hợp với những vấn đề còn tồn tại và kết quả phân tích mô hình hồi quy, luận án đề xuất 10 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý thuế GTGT đối với TMĐT của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 (theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045). 6. Kết cấu của luận án Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án được thiết kế thành 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử Chương 3: Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2