intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

25
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh" trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh; Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số địa phương về thu hút FDI nhằm thực hiện tăng trưởng xanh; Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM HỒNG BIÊN THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA NHẬT BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - Năm 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM HỒNG BIÊN THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA NHẬT BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Bình Giang 2. TS. Võ Hải Thanh Hà Nội - Năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án PHẠM HỒNG BIÊN i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện khoa học xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy/Cô giáo – những người đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tôi thời gian nghiên cứu sinh vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Bình Giang và TS. Võ Hải Thanh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi trong công tác nghiên cứu khoa học và hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, các chuyên gia, các đồng nghiệp tại Bộ Kế hoạch đầu tư, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận án. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân và bạn bè đã luôn hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN ÁN PHẠM HỒNG BIÊN ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA NHẬT BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI QUẢNG NINH ........................................................................... 11 1.1. Các nghiên cứu về thu hút vốn FDI của Nhật Bản .................................. 11 1.2. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh ở Việt Nam.................................... 13 1.3. Các nghiên cứu có liên quan tới nguồn vốn FDI nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam ............................................................................................. 20 1.4. Các nghiên cứu có liên quan tới phát triển kinh tế Quảng Ninh.............. 22 1.5. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 24 1.6. Khung phân tích của luận án .................................................................... 26 ......................................................................................................................... 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ THU HÚT FDI NHẰM THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ......................................................................................................................... 27 2.1. Nguồn vốn FDI ........................................................................................ 27 2.2. Tăng trưởng xanh ..................................................................................... 36 2.3. Vốn FDI với tăng trưởng xanh ................................................................. 43 2.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về thu hút FDI nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ..................................................................................................... 51 Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA NHẬT BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH ............................................ 66 TẠI QUẢNG NINH ........................................................................................ 66 3.1. Khái quát một số nội dung về tăng trưởng xanh ở Việt Nam .................. 66 3.2. Thực trạng nguồn vốn FDI Nhật Bản vào kinh tế xanh tại Quảng Ninh . 79 iii
  6. 3.3. Công tác thu hút nguồn vốn FDI Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của chính quyền tỉnh Quảng Ninh................................................................... 87 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA NHẬT BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH TỚI NĂM 2030, TẦM NHÌN TỚI NĂM 2035119 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước đối với vấn đề về môi trường ............. 119 4.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng thu hút FDI nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh ..................................................................................... 121 4.3. Các giải pháp thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh.......................................................................... 128 4.4. Kiến nghị ................................................................................................ 139 KẾT LUẬN ................................................................................................... 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................. 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 146 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 158 iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế NNL Nguồn nhân lực NSNN Ngân sách nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TTX Tăng trưởng xanh XHH Xã hội hóa VCCI Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2. Tiếng Anh Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt FDI Foreign Direct Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment GDP Gross Domestic Tổng sản phẩm nội địa Product ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance USD United States Dollar Đôla Mỹ v
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các dự án FDI Nhật Bản vào Quảng Ninh ..................................... 82 Bảng 3.2: Vốn FDI của Nhật Bản vào Quảng Ninh phân theo hình thức đầu tư (Lũy kế đến 26/09/2022) ................................................................................. 84 Bảng 3.3: Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh theo địa bàn ....... 84 (Lũy kế đến thời điểm 26/09/2022) ................................................................ 84 Bảng 3.4: Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh theo ngành kinh tế (Lũy kế đến thời điểm 26/09/2022) ................................................................ 86 Bảng 3.5: Tỉ lệ và trọng số .............................................................................. 94 Bảng 3.6: Trọng số và giá trị trung bình trọng số của các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI theo định hướng tăng trưởng xanh .............................................. 96 Bảng 3.7: Giải pháp mờ tối ưu ........................................................................ 98 Bảng 3.8: Khoảng cách và hệ số chặt chẽ các tiêu chí ................................. 108 vi
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung phân tích của luận án ........................................................... 26 Hình 2.1: Vị trí của Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Việt Nam trong mối liên hệ với các định hướng chính sách khác................................... 39 Hình 2.2. Tác động của tăng trưởng xanh ....................................................... 39 Hình 3.1. Số dự án FDI của các quốc gia vào Quảng Ninh ............................ 81 Hình 3.2: Thực trạng cơ sở hạ tầng xanh (C1) ở Quảng Ninh theo các địa phương (xếp theo thứ tự từ tốt tới kém) .......................................................... 99 Hình 3.3: Thực trạng vận tải phát thải cácbon thấp (C2) ở Quảng Ninh theo các địa phương (xếp theo thứ tự từ tốt tới kém) .................................................. 101 Hình 3.4: Thực trạng quản lý nước bền vững (C3) ở Quảng Ninh theo các địa phương (xếp theo thứ tự từ tốt tới kém) ........................................................ 102 Hình 3.5: Thực trạng quản lý chất thải bền vững (C4) ở Quảng Ninh theo các địa phương (xếp theo thứ tự từ tốt tới kém) .................................................. 103 Hình 3.6: Thực trạng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường (C5) ở Quảng Ninh theo các địa phương (xếp theo thứ tự từ tốt tới kém) ............... 104 Hình 3.7: Thực trạng các yếu tố khác (C6) ở Quảng Ninh theo các địa phương (xếp theo thứ tự từ tốt tới kém) ..................................................................... 106 Hình 3.8: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ............................................ 111 vii
  10. DANH MỤC HỘP Trang 2.1 Sản phẩm của Tăng trưởng xanh 41 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng xanh là mô hình phát triển mới được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đặc biệt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - nơi đã thu được nhiều kết quả quan trọng, không những để giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đời sống người dân. Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Ngày 1-10-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050" với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014; đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26, Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh, được hiểu là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển gắn chặt với việc thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược mà Đại hội XI của Đảng đề ra để dần dần giảm bớt việc dựa vào các yếu tố không bền vững như tài nguyên hữu hạn và tăng dần các yếu tố bền vững 1
  12. dựa vào vị trí địa lý, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, cảnh quan, văn hóa, truyền thống lịch sử và trí tuệ con người... để phát triển. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng phát triển ngành nông, lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp và xây dựng cơ bản. Ngành dịch vụ cũng phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Sự phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ du lịch và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đang làm thay đổi bộ mặt của Tỉnh, góp phần tăng giá trị GDP của Quảng Ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh những tác động tích cực đó, Quảng Ninh còn đang phải đối mặt với một số thách thức lớn: Là một tỉnh công nghiệp - trong đó tập trung hầu hết các cơ sở khai thác khoáng sản, than đá, làm ra sản lượng than chiếm tới trên dưới 90% sản lượng cả nước, cộng với các ngành công nghiệp khác như sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu cùng với tốc độ đô thị hoá mạnh đã tạo ra áp lực lớn đối với vấn đề môi trường sinh thái. Hiện nay, Quảng Ninh vẫn chưa phải tỉnh thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả đánh giá thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản về môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninh cho thấy, 50% số doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính còn rườm rà, chính sách thuế còn phức tạp, hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện, thông tin đầu tư cập nhật còn thiếu, chưa thường xuyên. Ðây cũng chính là "nút thắt" mà tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực tìm cách tháo gỡ để tạo môi trường thu hút, xúc tiến đầu tư thông thoáng, hiệu quả và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy, bên cạnh những đóng góp tích cực của nguồn vốn FDI, song vẫn còn nhiều dự án FDI có tác động tiêu cực đến môi trường. Nhiều dự án FDI ở Quảng Ninh có mức độ phát thải lớn hay những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do có lượng 2
  13. chất thải gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn lớn, có nồng độ các chất ô nhiễm cao. Nhiều doanh nghiệp FDI đã nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, thiếu giải pháp công nghệ xử lý chất thải. Quảng Ninh lựa chọn con đường tăng trưởng xanh nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự lựa chọn này phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với các định hướng phát triển dài hạn của đất nước, phù hợp với đặc thù của Quảng Ninh. Đặc biệt, xu hướng tiêu dùng của các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay đã thay đổi, họ không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến vấn đề phát thải khí nhà kính ở những nước sản xuất. Theo đó, những sản phẩm may mặc, thiết bị điện, thực phẩm sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường sẽ được quan tâm nhiều hơn. Do đó, phát triển nền kinh tế xanh cũng trở thành yếu tố quan trọng để Quảng Ninh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản. Thời gian qua, mối quan hệ giữa Quảng Ninh và Nhật Bản không ngừng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, du lịch, văn hóa, y tế... Tại Quảng Ninh. Nhật Bản một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới về các tiềm lực tài chính, công nghệ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của đất nước. Hiện nay toàn tỉnh có 6 dự án FDI của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký các dự án gần 45,4 triệu USD. Trong đó, có 4 dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; 1 dự án nông, lâm nghiệp và thủy sản; 1 dự án hoạt động tư vấn. Các dự án hiện cũng nằm rải rác trên nhiều địa bàn: Hạ Long (2 dự án), Đông Triều (1 dự án), Quảng Yên (1 dự án), Hải Hà (1 dự án) và Vân Đồn (1 dự án). Trong 6 dự án FDI Nhật Bản, có 4 dự án thực hiện trên địa bàn các KCN, KKT và 2 dự án thực hiện ngoài KCN, KKT. Với mong muốn, nguồn vốn FDI của Nhật Bản được đầu tư hiệu quả để tiếp tục “xanh hóa” các ngành 3
  14. kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng; ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số… để Quảng Ninh tiếp tục bước đi để phát triển bền vững. Bên cạnh đó, để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Thu hút nguồn vốn Nhật Bản như thế nào để phục vụ cho tăng trưởng xanh ở tỉnh Quảng Ninh?”, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đầy tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn về thu hút FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI từ Nhật Bản vào Quảng Ninh đồng thời tìm ra địa phương có điều kiện tiếp nhận hiệu quả FDI vào Quảng Ninh theo hướng tăng trưởng xanh. Từ đó, đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn Nhật Bản (nguồn vốn FDI) nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm: a) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng xanh. b) Phân tích, đánh giá được thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI từ Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. c) Sử dụng phương pháp định lượng (TOPSIS) chỉ ra địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đủ điều kiện tiếp nhận hiệu quả FDI thúc đẩy tăng trưởng xanh của Nhật Bản vào Quảng Ninh 4
  15. d) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn đầu tư nước ngoài FDI từ Nhật Bản để thúc đẩy tăng tưởng xanh Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thu hút nguồn vốn đầu tư FDI của Nhật Bản vào mục tiêu tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung - Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh. * Về thời gian - Số liệu phân tích, đánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của Quảng Ninh từ năm 2015-2021. - Đề xuất định hướng và giải pháp thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận lịch sử/logic: Luận án xem xét các công trình nghiên cứu trước đây về tăng trưởng xanh của Quảng Ninh, tình hình thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào Quảng Ninh; Các nội dung đã được nêu; Các vấn đề còn chưa được làm rõ, từ đó xác định phạm vi nghiên cứu của luận án. - Tiếp cận từ phía Nhà nước: Tiếp cận trên phương diện Nhà nước có những cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch để thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản. 5
  16. - Tiếp cận từ kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển, quản lý kinh tế: Luận án nghiên cứu các vấn đề về tăng trưởng xanh, nguồn vốn FDI và các nội dung liên quan tới thể chế, chính sách. - Tiếp cận từ phía các chuyên gia: Phỏng vấn sâu các chuyên gia am hiểu về các nội dung nghiên cứu, cụ thể: các chuyên gia đánh giá tiềm năng của các địa điểm trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút nguồn vốn FDI. 4.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Luận án sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ các công trình, tài liệu nghiên cứu liên quan, các báo cáo chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các văn bản, tài liệu của Đảng, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến tăng trưởng xanh, các báo cáo về tăng trưởng xanh của sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh, báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê và các trang web có liên quan đến đề tài. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập để cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu thông qua khảo sát bằng bảng hỏi. Bảng câu hỏi được lập và phát trực tiếp cho các chuyên gia. Số lượng các chuyên gia tham gia trả lời bảng khảo sát là 5 chuyên gia, các chuyên gia này đang công tác tại Bộ kế hoạch đầu tư, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh. Đây đều là những chuyên gia am hiểu về nguồn vốn FDI hay các dự án FDI của tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt có kiến thức sâu rộng liên quan tới nội dung tăng trưởng xanh. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua dàn bài phỏng vấn. Dàn bài phỏng vấn được trình bày chi tiết tại phần Phụ lục. 6
  17. b) Phương pháp phân tích - Thống kê mô tả: Được sử dụng để xử lý, tính toán các trị số thể hiện đặc tính của các hiện tượng, mô tả mức độ, sự biến động của các chỉ số thống kê phục vụ cho việc làm rõ thực trạng các nội dung nghiên cứu của luận án. - Phân tích định tính: Được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm tổng hợp phân tích các thay đổi về các vấn đề có liên quan thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản chưa thể định lượng hóa. Kết hợp với các bảng số liệu và minh họa. - Phương pháp định lượng: Được sử dụng để bổ sung cho phân tích định tính. Mô hình được dùng để phân tích là mô hình Topsis để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào Quảng Ninh nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững và hướng tăng trưởng xanh, luận án đề xuất mô hình Topsis để đánh giá tiềm năng của các địa điểm thu hút FDI của Nhật Bản vào Quảng Ninh theo hướng tăng trưởng xanh với các tiêu chí đánh giá và lựa chọn góp phần nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của các dự án FDI vào Quảng Ninh. Các kết quả nghiên cứu là căn cứ để đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn FDI Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận án sử dụng mô hình Topsis để đánh giá tiềm năng của các địa điểm trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút nguồn vốn FDI. Ý tưởng chính của TOPSIS là đánh giá các lựa chọn bằng việc đo lường đồng thời khoảng cách từ 7
  18. các lựa chọn tới giải pháp tối ưu tích cực (Positive Ideal Solution - PIS) và giải pháp tối ưu tiêu cực (Negative Ideal Solution - NIS), từ đó tìm ra địa điểm tiềm năng nhất trong việc thu hút đầu tư của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn (i) Qua đánh giá tiềm năng của các địa điểm trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút nguồn vốn FDI, Luận án sử dụng mô hình Topsis chỉ ra được địa phương hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư FDI là Thành phố Móng Cái là địa phương các nhà đầu tư quan tâm nhất khi thực hiện các dự án. Đóng góp này là kênh tham khảo hữu ích giúp các nhà đầu tư cân nhắc khi lựa chọn địa điểm đầu tư tại Quảng Ninh (ii) Chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân khiến việc thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh bị ảnh hưởng. Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh. (iii) Đề xuất các nhóm giải pháp thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh. Các giải pháp này nếu được áp dụng thì trong tương lai sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng xanh của Quảng Ninh. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được kết cấu với bốn chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh Nội dung chính của chương là nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về thu hút vốn FDI của Nhật Bản; về tăng trưởng xanh; về phát triển 8
  19. kinh tế ở Quảng Ninh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng quan, xác định khoảng trống trong nghiên cứu để thấy rõ được tính cấp thiết của vân đề nghiên cứu, cũng như thấy được hướng nghiên cứu của luận án trong các chương tiếp theo. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số địa phương về thu hút FDI nhằm thực hiện tăng trưởng xanh. Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về thu hút FDI, tăng trưởng xanh, những yếu tố tác động đến thu hút FDI cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng xanh. Tổng hợp được kinh nghiệm thu hút vốn nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của một số tỉnh thành ở Việt Nam như Đồng Nai; Bình Dương, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn. Chương 3: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh Chương 3 phân tích, đánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào Quảng Ninh nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích và đánh giá Công tác thu hút nguồn vốn FDI Nhật Bản; các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào Quảng Ninh nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh từ đó thấy được bức tranh về thu hút vốn của Nhật Bản vào Quảng Ninh hiện nay. Chương 4: Định hướng và một số giải pháp thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2035 Trong chương 4, trên cơ sở đánh giá thực trạng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu hút nguồn vốn FDI Nhật Bản vào Quảng Ninh nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, tìm hiểu bối cảnh trong nước và bối cảnh quốc tế; Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng tăng trưởng xanh tại Quảng Ninh. 9
  20. Đề xuất các giải pháp: Quy hoạch; Cơ chế chính sách; Cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng các KCN, KKT; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; Phát triển khoa học công nghệ; quản lý đất đai và môi trường; nguồn nhân lực; xúc tiến đầu tư; Cải cách hành chính… 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2