intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:277

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề tài nghiên cứu về lý luận và đánh giá thực trạng trình bày BCTC, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của việc trình bày BCTC; đề xuất các giải pháp nhằm trình bày BCTC được thực hiện phù hợp hơn với các quy định hiện hành qua đó nâng cao chất lượng BCTC của DN xây dựng niêm yết trên TTCK.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- LÊ THỊ THU HƯƠNG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- LÊ THỊ THU HƯƠNG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. THÁI BÁ CÔNG 2. TS. LÊ VĂN LIÊN HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi đã đọc và hiểu về các vi phạm trong học thuật. Các số liệu, kết quả trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Lê Thị Thu Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin trân trọng cám ơn các thầy cô Ban giám hiệu, khoa kế toán và khoa Sau đại học - Học viện Tài chính đã tạo điều kiện và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành quý trọng và cám ơn tới TS. Thái Bá Công và TS. Lê Văn Liên hai thầy đã tận tâm và nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán, vụ chế độ chính sách, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp… đã dành thời gian trả lời các phiếu khảo sát và phỏng vấn tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có được những dữ liệu xác thực phục vụ cho nghiên cứu về thực trạng của luận án. Cuối cùng, tác giả cảm ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn tạo điều kiện giúp đỡ và động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án. Trân trọng cám ơn!
  5. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .....................................................................................................................i Lời cảm ơn....................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các ký hiệu viết tắt....................................................................................... vii Danh mục các bảng ..........................................................................................................x Danh mục các biểu ......................................................................................................... xi Danh mục các hình ........................................................................................................ xii Danh mục các sơ đồ ...................................................................................................... xii Danh mục các phụ lục .................................................................................................. xiii MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................4 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................20 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................20 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................21 6. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................25 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................26 8. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................26 9. Kết cấu của luận án............................................................................................26 Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.............................................................27 1.1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ......................................27 1.1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của báo cáo tài chính..................................27 1.1.2. Nguyên tắc, yêu cầu trình bày báo cáo tài chính ........................................29 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN ....................................................................................32 1.2.1. Lý thuyết vốn chủ sở hữu............................................................................32 1.2.2. Lý thuyết thực thể........................................................................................36
  6. iv 1.2.3. Lý thuyết công ty mẹ...................................................................................39 1.2.4. Lý thuyết công ty mẹ mở rộng....................................................................41 1.2.5. Lý thuyết quy định bắt buộc (regulated theories).......................................42 1.2.6. Lý thuyết không quy định bắt buộc (unregulated theories) .......................43 1.3. CÁC YẾU TỐ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................................................................................................45 1.3.1. Các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính.....................................................45 1.3.2. Hình thức báo cáo tài chính.........................................................................70 1.4. KINH NGHIỆM TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.........................................................79 1.4.1. Kinh nghiệm trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp của các quốc gia.......................................................................................................79 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về trình bày báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................................85 Chương 2: THỰC TRẠNG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...................................................................................88 2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................88 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.................................88 2.1.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............................92 2.1.3. Khái quát mô hình mẹ con ..........................................................................94 2.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán của doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam................................................97 2.1.5. Cơ sở pháp lý trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán ........................................... 107
  7. v 2.2. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......................... 112 2.2.1. Thực trạng các yếu tố trình bày trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................................. 112 2.2.2. Thực trạng hình thức trình bày các yếu tố báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................................................................... 154 2.3. ĐÁNH GIÁ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ CÁC YẾU TỐ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................... 155 2.3.1. Kết quả đạt được....................................................................................... 155 2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................... 157 2.3.3. Nguyên nhân............................................................................................. 159 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 162 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.................................................... 163 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................ 163 3.2. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......................... 168 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết....................................................................... 168 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết....................................................................... 171
  8. vi 3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................... 173 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện trình bày yếu tố tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................... 173 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện các yếu tố doanh thu, chi phí, tiền và lưu chuyển tiền trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .......................... 182 3.4. KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM........................................ 193 3.4.1. Đối với Nhà nước, cơ quan chức năng quản lý về kế toán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán............................................... 193 3.4.2. Đối với các tổ chức nghề nghiệp và cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán ................................................................................................ 196 3.4.3. Đối với doanh nghiệp xây dựng niêm yết chứng khoán Việt Nam ........ 198 3.4.4. Đối với công ty kiểm toán và các kiểm toán viên ................................... 199 3.4.5. Đối với các nhà đầu tư.............................................................................. 200 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 202 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 203 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................. 205 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 206 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 211
  9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CĐKT Cân đối kế toán 3 CSH Chủ sở hữu 4 BĐS Bất động sản 5 DN Doanh nghiệp 6 DNXD Doanh nghiệp xây dựng 7 FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (Financial Accounting Standard Board) 8 Framework Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC 9 GAAP Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (Generally accepted accounting principles) 10 IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Board) 11 IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard) 12 IFRS Chuẩn mực BCTC quốc tế (International Financial Reporting Standard) 13 HĐQT Hội đồng quản trị 14 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh 15 HĐKD Hoạt động kinh doanh 16 CTV Cộng tác viên 17 NCS Nghiên cứu sinh 18 TTCK Thị trường chứng khoán 19 TSCĐ Tài sản cố định 20 TNDN Thu nhập toàn diện 21 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 22 US GAAP Nguyên tắc kế toán được chấp nhận ở Hoa Kỳ 23 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam 24 VLXD Vật liệu xây dựng 25 TT Thông tư 26 BTC Bộ Tài Chính 27 QĐ Quyết định
  10. viii 28 BCTNTD Báo cáo thu nhập toàn diện 29 IFRS Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC quốc tế Famework 30 SXKD Sản xuất kinh doanh 31 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 32 VCSH Vốn chủ sở hữu 33 MM Modigliani & Miller 34 BCTHTC Báo cáo tình hình tài chính 35 GTHL Giá trị hợp lý 36 HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 37 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 38 BCĐKTHN Bảng cân đối kế toán hợp nhất 39 LTTM Lợi thế thương mại 40 NQ Nghị quyết 41 EPS Thu nhập trên 1 cổ phiếu (Earnings per share) 42 UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước 43 TGĐ Tổng giám đốc 44 TGNH Tiền gửi ngân hàng 45 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 46 JGAAP Chuẩn mực kế toán Nhật Bản 47 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 48 K-GAAP Chuẩn mực kế toán Hàn Quốc 49 K-IFRS Chuẩn mực kế toán quốc tế Hàn Quốc 50 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 51 MASB Khung chuẩn mực kế toán Malaysia (Malaysian Accounting Standards Board) 52 PERS Khung chuẩn mực báo cáo dành cho các tổ chức tư nhân 53 MFRS Khung chuẩn mực BCTC Malaysia 54 MIA Viện kế toán Malaysia 55 ASBE Chuẩn mực kế toán quốc gia của Trung Quốc 56 VFRS Chuẩn mực kế toán Việt Nam 57 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 58 GSO Tổng cục thống kê
  11. ix 59 NĐ Nghị định 60 CP Chính phủ 61 GTGT Giá trị gia tăng 62 NVL Nguyên vật liệu 63 CCDC Công cụ dụng cụ 64 HTK Hàng tồn kho 65 CTNY Công ty niêm yết 66 KTV Kế toán viên 67 PVS Phỏng vấn sâu 68 BCTCHN Báo cáo tài chính hợp nhất 69 KTV Kế toán viên 70 TS Tài sản 71 NCI Lợi ích cổ đông không kiểm soát 72 BCHN Báo cáo hợp nhất 73 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 74 DNXDHN Doanh nghiệp xây dựng hợp nhất 75 DCQL Dụng cụ quản lý 76 NĐT Nhà đầu tư 77 CMKT Chuẩn mực kế toán 78 WTO Tổ chức thương mại thế giới 79 TK Tài khoản 80 FIFO Phương pháp nhập trước xuất trước 81 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 82 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 83 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 84 ROI Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tiền của đầu tư 85 AGE Tuổi của công ty 86 TD Tỷ lệ nợ 87 GROW Tốc độ tăng trưởng 88 TURN Hiệu suất sử dụng tài sản 89 SIZE Quy mô công ty 90 TANG Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Hình thức báo cáo tình hình tài chính kiểu 2 bên hình chữ T ....................... 71 Bảng 1.2: Hình thức báo cáo tình hình tài chính kiểu 1 bên .......................................... 72 Bảng 1.3: Hình thức BCTHTC cho BCTC hợp nhất ..................................................... 72 Bảng 1.4: Hình thức báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đơn cấp kiểu 1 cột .......... 74 Bảng 1.5: Hình thức báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đa cấp kiểu 1 cột............. 75 Bảng 1.6: Hình thức báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu với chỉ tiêu thành phần của vốn chủ được trình bày theo cột ............................................................................... 76 Bảng 1.7: Hình thức báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp............... 77 Bảng 1.8: Hình thức báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp ............... 78 Bảng 2.1. Số lượng DNXD niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam......................... 91 Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................................. 92 Bảng 2.3: Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ........................ 110 Bảng 2.4: Sai sót trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2021 Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO1 ............................................................................................... 116 Bảng 2.5: Sai sót trên bảng cân đối kế toán của Công ty Licogi 14 tại ngày 31/12/2021 ..................................................................................................................... 129 Bảng 2.6: Sai sót trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần xây dựng điện VNECO1 ............................................................................................... 136 Bảng 2.7: Sai sót trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Licogi 14 ........................................................................................................................ 141 Bảng 2.8: Sai sót báo cáo về giá vốn trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Licogi 14 ............................................................................................... 142
  13. xi DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 2.1: Thực hiện loại trừ trong BCTC của DNXD hợp nhất............................. 124 Biểu đồ 2.2: Ghi nhận doanh thu trong BCTC của DNXD HN niêm yết ................... 138 Biểu đồ 2.3: Ghi nhận về doanh thu tài chính của DNXD HN niêm yết..................... 139 Biểu đồ 2.4: Ghi nhận về chi phí trong trình bày BCTC của DNXD HN niêm yết ......................................................................................................................... 140 Biểu đồ 2.5: Ghi nhận các yếu tố đối với lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh của DNXD HN niêm yết ............................................................................................... 147 Biểu đồ 2.6: Ghi nhận các yếu tố đối với lưu chuyển từ hoạt động đầu tư của DNXD HN niêm yết...................................................................................................... 147 Biểu đồ 2.7: Ghi nhận các yếu tố đối với lưu chuyển từ hoạt động tài chính của DNXD HN niêm yết...................................................................................................... 149 Biểu đồ 2.8: Đánh giá của nhà đầu tư về thông tin từ BCTC là cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu ............................................................................................ 150 Biểu đồ 2.9: Đánh giá của NĐT về mức độ thường xuyên tìm hiểu về mức độ sử dụng trình bày BCTC................................................................................................ 151 Biểu đồ 2.10: Thông tin trên BCTC được NĐT quan tâm........................................... 152 Biểu đồ 2.11: Thông tin trên BCTC theo đánh giá đối với NĐT................................. 152 Biều đồ 2.12: Mức độ tin tưởng của nhà đầu tư về thông tin từ BCTC của DNXD............................................................................................................................ 153
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Tăng trường ngành xây dựng theo năm.......................................................... 90 Hình 2.2. Tỷ lệ đóng góp của ngành xây dựng vào GDP............................................... 90 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa quyền lợi và bản chất kinh tế của các nguồn vốn ........... 57 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp xây dựng độc lập .................................... 98 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức DNXD hợp nhất ................................................................. 100 Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của doanh nghiệp xây dựng độc lập ................................. 103 Sơ đồ 2.4. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp xây dựng hợp nhất............................... 105
  15. xiii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 01: Danh sách các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................................................................211 Phụ lục 02: Danh sách các DNXD niêm yết tham gia khảo sát độc lập .................215 Phụ lục 03: Danh sách các DNXD niêm yết tham gia khảo sát hợp nhất...............216 Phụ lục 04: Phiếu khảo sát dành cho nhân viên kế toán các DNXD niêm yết .......217 Phụ lục 05: Phiếu khảo sát dành cho nhà đầu tư ....................................................228 Phụ lục 06: Phiếu phỏng vấn nhân viên kế toán các DNXD niêm yết ...................230 Phụ lục 07: Phiếu phỏng vấn dành cho nhà đầu tư .................................................238 Phụ lục 08: Danh sách các DNXD nghiên cứu điển hình niêm yết trên thị trường chứng khoán ................................................................................................240 Phụ lục 09: Thống kê kết quả khảo sát ...................................................................241 Phụ lục 10: Hộp thông tin qua phỏng vấn...............................................................252 Phụ lục 11: Mẫu báo cáo tình hình tài chính theo đề xuất của tác giả....................255 Phụ lục 12: Mẫu báo cáo lãi lỗ và thu nhập khác theo đề xuất của tác giả.............259 Phụ lục 13: Đề xuất báo cáo về tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu........................260 Phụ lục 14: Minh họa BCTC của các DNXD niêm yết ..........................................262
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu BCTC là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán. Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp [41, tr.44]. BCTC là nguồn thông tin quan trọng cho các giao dịch về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt trên thị trường chứng khoán. Việc hoàn thiện trình bày BCTC không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc đáp ứng một cách phù hợp nhu cầu thông tin đa dạng trong quá trình phát triển không ngừng của các nền kinh tế. Trên phương diện thực tế, những kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB về việc xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC là sản phẩm của một vấn đề được tranh luận tích cực, từ việc xác định cách tiếp cận, mục đích, đặc điểm chất lượng, cho đến các nguyên tắc chi phối việc soạn thảo và trình bày BCTC [dẫn theo 38]. Trên phương diện thực tiễn, các chuẩn mực BCTC quốc tế đang trong quá trình đổi mới để hướng đến một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu, chất lượng cao (a high quality, global accounting standards), phục vụ cho thị trường vốn. Ở Việt Nam, kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách, khá đầy đủ và có tính hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán mạnh mẽ như hiện nay, tính hữu ích của thông tin kế toán không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, các tiêu chuẩn chất lượng và công bố thông tin phải được tiếp cận theo thông lệ quốc tế, trình bày BCTC hiện nay đã bộc lộ những tồn tại chưa được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường, ghi nhận, đến việc củng cố các luận cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn định cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh giá chất lượng BCTC. Cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lập BCTC chưa được quy định đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; trình bày BCTC mang tính khuôn mẫu, thiếu sự linh hoạt; hệ thống báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ, hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; chưa đề cập hoặc quy định việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri
  17. 2 thức, trách nghiệm xã hội doanh nghiệp trên báo cáo… Những hạn chế này có nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu ích và quá trình hội nhập quốc tế của trình bày BCTC. Không thể phủ nhận tác dụng tích cực của VAS trong giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước cũng như thay đổi hệ thống IFRS trong giai đoạn hiện nay, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là những giao dịch của nền kinh tế thị trường mới phát sinh chưa được VAS giải quyết thấu đáo. Qua đó cho thấy được, việc sửa đổi để hoàn thiện và phát triển khuôn khổ pháp lý về kế toán nói chung và khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực BCTC nói riêng ở Việt Nam là một trong những vấn đề then chốt cần được triển khai càng sớm càng tốt phù hợp với các chuẩn mực BCTC quốc tế. Hiện nay, Bộ tài chính cũng như các nhà hoạch định chính sách cũng đang nghiên cứu để thay đổi càng sớm càng tốt theo xu hướng tiệm cận dần với chuẩn mực báo cáo quốc tế nhưng việc thực thi thì còn nhiều những hạn chế vướng mắc cần phải giải quyết để khắc phục những tồn tại như: hành lang pháp lý, nguồn nhân lực, rào cản ngôn ngữ, thay đổi phần mềm kế toán, nhận thức xã hội và cộng đồng chưa cao…Mặt khác, ở Việt Nam Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất rồi đến nghị định hướng dẫn luật kế toán trong các lĩnh vực kinh doanh sau đó là hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp tiếp đó là chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán. Trước khi luật kế toán số 88 ban hành và đi vào thực hiện thì Bộ Tài Chính cũng đã ban hành TT200/2014/TT - BTC ban hành ngày 22/12/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2015 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Bộ Tài Chính trong những năm gần đây về khuôn khổ pháp lý về kế toán để tiến sát với chuẩn mực quốc tế về kế toán và chuẩn mực BCTC quốc tế theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng và sâu. TT200/2014/TT - BTC ban hành ngày 22/12/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2015 thay thế QĐ 15/2006/TT - BTC ban hành ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tư 200 ra đời cởi mở hơn so với quyết định 15, mang tính hướng dẫn nhiều từ chứng từ kế toán đến sổ kế toán trong trường hợp doanh nghiệp không tự thiết kế sổ kế toán thì sử dụng mẫu sổ kế toán do bộ tài chính ban hành, coi trọng “bản chất hơn hình thức”… Qua đó, cho thấy đây là bước ngoặt quan trọng đánh dấu thành công mà Bộ Tài Chính đã tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS).
  18. 3 Chính vì vậy, Quyết định số 345/QĐ-BTC Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế tại Việt Nam theo 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị: từ năm 2020 đến hết năm 2021 Giai đoạn áp dụng tự nguyện: từ năm 2022 đến hết năm 2025: Áp dụng ở cấp độ BCTC hợp nhất đối với một số doanh nghiệp cụ thể như Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, Công ty mẹ là công ty niêm yết, Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; và Công ty mẹ quy mô lớn khác Giai đoạn bắt buộc áp dụng: từ sau năm 2025: Áp dụng ở cấp độ BCTC hợp nhất đối với các doanh nghiệp ở nhóm đối tượng áp dụng tự nguyện như trên. Hiện nay bộ các Chuẩn mực BCTC Quốc tế (“IFRS”) bao gồm hơn 40 chuẩn mực, trong đó có một số chuẩn mực mới được ban hành và áp dụng trong một vài năm gần đây như IFRS 9 - Công cụ tài chính, IFRS 15 - Doanh thu từ các hợp đồng khách hàng, IFRS 16 - Thuê tài sản, trong khi 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (“VAS”) hiện nay được soạn thảo và ban hành trong giai đoạn từ 2001-2005. Do vậy, tìm hiểu về trình bày BCTC và đánh giá thực trạng BCTC hiện nay là cơ sở quan trọng để hoàn thiện trình bày BCTC có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với các DNXD trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế nói chung. Xây dựng được coi là lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân. Theo báo cáo của ngành xây dựng, Việt Nam đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc với tốc độ tăng trưởng giảm dần và áp lực cạnh tranh gia tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020 ngành Xây dựng cả nước tăng trưởng 6,76%. Mức tăng trưởng 6,76% là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn phát triển từ năm 2016 - 2020. Tuy nhiên, tính trong chu kỳ 10 năm, mức 6,76% vẫn còn cao hơn tăng trưởng ngành những năm khó khăn từ giai đoạn 2011 - 2013. Năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới của ngành Xây dựng đạt 17.080 doanh nghiệp, tăng 0,4%; doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 6.545 doanh nghiệp. Đồng thời, ngành Xây dựng diễn ra sự thanh lọc mạnh mẽ, thể hiện ở số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong ngắn hạn và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2020 gần tương đương. Điểm nhấn đặc biệt là tỷ lệ đóng góp của ngành Xây dựng vào GDP cả nước năm 2020ở mức cao bậc nhất 6,19% GDP, chỉ thấp hơn năm 2011 (6,41%GDP). Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động mạnh của dịch Covid, các đợt giãn cách xã hội, thị trường bất động sản chỉ tăng 0,31%,....
  19. 4 Các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán đã có những thay đổi lớn và hoàn thiện trình bày BCTC với mục tiêu thu hút nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng và thực hiện đúng về chuẩn mực kế toán, BCTC sử dụng cung cấp thông tin được trình bày minh bạch hơn so với báo cáo theo Chuẩn mực BCTC VAS21. Các đặc tính định tính cơ bản giữa của BCTC đã phần nào đưa ra đặc tính định tính cơ bản là trung thực, và nhấn mạnh đặc điểm về độ tin cậy. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cụ thể như: tình hình sai sót tại các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK là phổ biến về số lượng. Các doanh nghiệp thường ghi nhận lợi nhuận sau thuế TNDN cao hơn số liệu kiểm toán. Chỉ khoảng gần 30% các DN xây dựng ghi nhận lợi nhuận không thay đổi so với báo cáo kiểm toán; Bên cạnh đó các lỗi sai sót do tính toán là không trọng yếu do các DN đã 100% sử dụng phần mềm, chỉ tăng nhẹ số lần sai sót từ 1 lên 4 trong giai đoạn 2017-2021 (Báo cáo finance.vietstock.vn). Từ thực tế đó cho thấy tiềm năng to lớn trong sự phát triển của ngành xây dựng và tình hình tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp này càng được quan tâm hơn từ đó yêu cầu cung cấp thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (BCTC) của các DNXD ngày càng cao hơn. Thông qua quá trình khảo sát thực tế tại DNXD cho thấy chất lượng BCTC hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế cần chỉnh sửa và bổ sung mới vì thế trình bày BCTC của các DNXD chưa phát huy được vai trò vốn có của nó, điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, lòng tin của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện trình bày BCTC của các DNXD là vấn đề thực sự cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ sự nhận thức của việc hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, tác giả chọn đề tài “Trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp xây dựng Tác giả Nguyễn Minh Hiếu, năm 2003, với đề tài “Hoàn thiện trình bày BCTC với việc phân tích tài chính trong các DNXD Việt Nam” [26]. Tác giả Trần Thị Cẩm Thanh, năm 2006, nghiên cứu với đề tài “Hoàn thiện lập và phân tích BCTC với việc tăng cường quản lý tài chính tại các công ty xây dưng” [40].
  20. 5 Các tác giả trên đã hệ thống tương đối đầy đủ lý luận về BCTC, đưa ra các giải pháp hoàn thiện trình bày BCTC phục vụ cho phân tích tài chính của đơn vị trong lĩnh vực cụ thể, song cho đến nay chưa có những nghiên cứu về báo cáo kế toán quản trị và lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. 2.2. Nghiên cứu về nội dung và hình thức của báo cáo tài chính Nhắc đến nội dung của BCTC được tác giả Nguyễn Viết Lợi (2003) [31], Nguyễn Minh Hiếu (2003) [26], đã nhận định về khung pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu về nội dung của BCTC: Trong bài viết “Effects of working capital on profitability of listed construction enterprises in Vietnam” của tác giả Lê Thị Thanh Mỹ, Lê Thị Thanh Nhật đã cho rằng: Kết quả phân tích cho thấy giữa tỷ lệ vốn lưu động ròng (WCR) và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong BCTC cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính, cụ thể là theo hình chữ U ngược và tồn tại một giá trị mang lại hiệu quả sinh lời kinh doanh tối ưu nhất. [24, tr.43] Các yếu tố chính của BCTC như sau: Tài sản. Đây là những hạng mục có lợi ích kinh tế dự kiến sẽ mang lại lợi ích trong các giai đoạn tương lai. Ví dụ như các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định. Nợ phải trả. Đây là những nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý phải trả cho một thực thể hoặc cá nhân khác. Ví dụ là các khoản phải trả, thuế phải nộp và tiền lương phải trả. Vốn chủ sở hữu. Đây là số tiền đầu tư vào một doanh nghiệp bởi chủ sở hữu của nó, cộng với bất kỳ khoản thu nhập giữ lại nào còn lại. Doanh thu. Đây là sự gia tăng tài sản hoặc giảm nợ phải trả do việc cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cho khách hàng. Nó là một định lượng của tổng hoạt động được tạo ra bởi một doanh nghiệp. Ví dụ như bán sản phẩm và bán dịch vụ. Chi phí. Đây là sự giảm giá trị của một tài sản khi nó được sử dụng để tạo doanh thu. Ví dụ như chi phí lãi vay, chi phí bồi thường và chi phí tiện ích. Trong số các yếu tố này, tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được bao gồm trong BCĐKT. Doanh thu và chi phí được bao gồm trong báo cáo thu nhập. Những thay đổi trong các yếu tố này được ghi nhận trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2