intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:347

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL; xác định độ tin cậy độ tin cậy của các thông tin trong các nguồn sử liệu và vai trò của chúng đối với việc nghiên cứu, nhận thức về quy mô, cấu trúc HTTL qua các triều đại Lý - Trần - Lê đồng thời nêu một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy giá trị sử dụng nguồn sử liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== Nguyễn Quang Hà CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VỀ QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC HOÀNG THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ- TRẦN - LÊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội: 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== Nguyễn Quang Hà CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VỀ QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC HOÀNG THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ- TRẦN - LÊ Chuyên ngành: Lịch sử Sử học và Sử liệu học Mã số: 60.22.03.16 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS Nguyễn Quang Ngọc 2. TS. Nguyễn Văn Sơn Hà Nội: 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS Nguyễn Quang Ngọc và TS Nguyễn Văn Sơn, các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất cứ học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều rõ ràng về nguồn gốc. Hà Nội, ngày 10/12/2018 Tác giả luận án Nguyễn Quang Hà 1
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trịnh thực hiện Luận án, tôi đã được GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc và TS Nguyễn Văn Sơn hỗ trợ và tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội cũng như những chỉ dẫn quý báu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô, các nhà khoa học: PGS.TS Hoàng Hồng, PGS.TS Trần Kim Đỉnh, PGS.TS Phan Phương Thảo và nhiều thầy, cô thuộc Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi tôi được vinh dự làm nghiên cứu sinh. Tôi xin được tri ân đến các thầy PGS.TS Tống Trung Tín, PGS. TS Bùi Văn Liêm (Viện Khảo cổ học), PGS.TS Trần Thị Vinh, PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS. TS Vũ Văn Quân, TS Đỗ Thuỳ Lan, TS Đinh Thị Thuỳ Hiên (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN); PGS. TS Đào Tố Uyên (Đại học Sư Phạm Hà Nội) và nhiều thầy, cô khác đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu. Để hoàn thành luận án này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội - đơn vị nơi tôi được gắn bó suốt hơn mười năm qua đã tạo điều kiện cho tôi công tác nghiên cứu và học tập. Đặc biệt, từ đáy lòng, tôi xin được cảm ơn đến Bố, Mẹ, anh, em ruột cùng vợ, con - những người thân yêu nhất trong gia đình luôn động viên tinh thần to lớn cho tôi trong cuộc sống và công tác, học tập. Hà Nội, ngày 10/9/2019 Nguyễn Quang Hà 2
  5. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANCN An Nam chí nguyên CMCB Cương mục chính biên tiết yếu ĐHKHXHVN- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN ĐHQGHN ĐNTLCB Đại Nam thực lục chính biên ĐVSKTB Đại Việt sử kí tiền biên ĐVSKTT Đại Việt sử kí toàn thư HĐBĐ Hồng Đức bản đồ HTTL- HN Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội KĐVSTGCM Khâm định Việt sử thông giám cương mục LTHCLC Lịch triều hiến chương loại chí LTTK Lịch triều tạp kỷ NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học Nxb Nhà xuất bản NCLS Nghiên cứu lịch sử KCH Khảo cổ học FEFO Viện viễn Đông Bắc Cổ (Ecole Francaise d Extreme - Orient) Tc Tạp chí Tk Thế kỷ TS Tiến sĩ Ths. Thạc sĩ VHLKHXHVN Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam VNCHN Viện nghiên cứu Hán Nôm VSCB Việt sử chính biên 3
  6. VSL Việt sử lược 4
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ...........................................................3 MỤC LỤC ..................................................................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................9 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ...................................................................10 2.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................10 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................10 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................10 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................10 4. Nguồn tài liệu ....................................................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13 6. Đóng góp của luận án ........................................................................................14 7. Bố cục của luận án .............................................................................................15 Chƣơng 1 ..................................................................................................................17 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................17 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................17 1.1.1. Các nghiên cứu trước năm 2002 .............................................................18 1.1.2. Các nghiên cứu từ năm 2002 đến nay .....................................................20 1.2. Khát quát kết quả của các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu ....................................................................................................35 1.2.1. Kết quả của các công trình nghiên cứu trước ........................................35 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu ....................................37 Tiểu kết ..................................................................................................................37 Chƣơng 2 ..................................................................................................................40 5
  8. PHÂN LOẠI CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VỀ QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC HOÀNG THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ - TRẦN - LÊ ..............................................40 2.1. Một số thuật ngữ, khái niệm ...........................................................................40 2.1.1. Khái niệm sử liệu .....................................................................................40 2.1.2. La Thành , thành Đại La , Kinh phủ , Đô hộ phủ , Cựu kinh ..............................................................................................46 2.1. 3. Đại Nội ..........................................................................................47 2.1.4. Thăng Long thành (Long thành) .................................................48 2.1.5. Long trì ...........................................................................................49 2.1.6. Long thành và Phượng Thành .............................................51 2.1.7. Cấm đình: .......................................................................................53 2.1.8. Cấm Thành , Cấm Nội , Cung Cấm ...............................54 2.2. Nguồn sử liệu chữ viết....................................................................................56 2.2.1. Nguồn sử liệu tử sử cũ .................................................................................63 2.2.2. Nguồn sử liệu từ các nguồn thư tịch cổ khác 2.2.3 Nguồn sử liệu văn bia ...................................................................................70 2.2.4. Sử liệu địa chí ..............................................................................................79 2.3. Nguồn sử liệu bản đồ ......................................................................................82 2.3.1. Bản đồ thời Lê..........................................................................................82 2.3.2. Bản đồ thời Nguyễn .................................................................................84 2.4. Sử liệu vật thực ...............................................................................................88 2.5. Nguồn sử liệu dân gian .................................................................................103 Tiểu kết ................................................................................................................109 Chƣơng 3 ................................................................................................................112 6
  9. QUY MÔ VÀ CẤU TRÚC CỦA HOÀNG THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ - TRẦN - LÊ QUA CÁC NGUỒN SỬ LIỆU ......................................................112 3.1. Vài nét về thành Đại La thuộc thời Đường ..................................................112 3.2. Quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý ..................................113 3.2.1. Quy hoạch Kinh thành Thăng Long buổi đầu mới dời đô (1010) ........114 3.2.2. Quy hoạch Hoàng thành Thăng Long vào thế kỷ XI, XII ......................117 3.2.3. Quy hoạch “Tân cung” năm 1203 - 1216 ............................................121 3.2.4. Chức năng của các điện thời Lý, “Điện” gắn với các nghi lễ, lễ hội tôn giáo ..................................................................................................................122 3.2.5. Thảo điện triều Lý .................................................................................127 3.2.6. Chế độ Đông Cung Thái Tử và Đông Cung Thái Tử thời Lý ...............129 3.2.7. Chức năng của các công trình trong Cấm thành Thăng Long ..............130 3.2.8. Thiên tai và nguyên nhân của sự bị phá hủy các công trình kiến trúc trong Hoàng thành Thăng Long ......................................................................135 3.2.9. Số lượng, loại hình các công trình khác trong Cấm thành và Hoàng thành Thăng Long ............................................................................................137 3.2.10. Sân Long Trì và việc thiết kế không gian ...........................................145 3.2.11. Các công trình phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa tinh thần ...148 3.2.12. Không gian sinh thái và cảnh quan thời Lý........................................150 3.3. Quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Trần (1225 - 1400) ................158 3.3.1. Quy mô Hoàng thành Thăng Long thời Trần qua các lần trùng tu, xây dựng .................................................................................................................158 3.3.2. Đông Cung Thái Tử thời Trần ...............................................................161 3.3.3. Điện thời Trần ......................................................................................164 3.3.4. “Cung” thời Trần ..................................................................................166 3.3.5. Các “Cửa” thời Trần ............................................................................170 3.3.6. Không gian sinh thái: Ao, hồ, cầu, vườn trong Cấm Thành thời Trần 171 3.4. Quy mô và cấu trúc của Hoàng Thành Thăng Long thời Lê ........................172 3.4.1. Khu vực chính điện của Hoàng thành Thăng Long ..............................173 7
  10. 3.4.2. Khu vực trong Cấm thành......................................................................175 3.4.3. Các điện thời Lê .....................................................................................177 3.4.4. Các “cung” thời Lê ...............................................................................181 3.4.5. “Cửa” trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê ...................................183 3.4.6. Các công trình kiến trúc, xây dựng trước sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai ............................................................................................................184 4.7.7. Khu vực phía Tây Hoàng thành .............................................................186 Tiểu kết ................................................................................................................189 KẾT LUẬN ............................................................................................................194 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ..................198 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................198 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................199 PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................237 Phụ lục I: Hệ thống bảng thống kê số liệu các công trình thời Lý - Trần - Lê ...241 Phụ lục II: Sơ đồ về quy mô, cấu trúc thời Lý - Trần - Lê ..................................284 Phụ lục III: Sử liệu thư tịch Hán nôm cổ.............................................................298 Phụ lục 4: Sử liệu ảnh ..........................................................................................307 Phụ lục V: Sử liệu ảnh di tích, di vật Khảo cổ học .............................................312 Phụ lục VI: Sử liệu thư tịch cổ ghi về điển chế trong HTTL ..............................316 Phụ lục VII: Văn bia đề cập đến Tứ trấn, Kinh thành và Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê ...............................................................................................322 8
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoàng Thành Thăng Long (HTTL) có giá trị nổi bật toàn cầu bởi chính nơi đây là sự hiện diện của sự hài hòa các phong cách kiến trúc châu Á, các kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị, của sự kết nối, giao lưu văn hóa của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, của sự giao lưu giữa phương Đông và phương Tây. Trải qua hơn 1.300 năm lịch sử, kinh đô Thăng Long giữ vai trò gần như liên tục của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa kể từ thời thuộc Đường với tên gọi Đại La - thuộc An Nam đô hộ phủ cho đến suốt thời Lý - Trần - Lê kể cả thời thuộc Pháp và thời đại Hồ Chí Minh. HTTL từ nhiều thập kỷ nay đã được giới nghiên cứu quan tâm, lý giải dưới nhiều giác độ khác nhau: như nghiên cứu về quy mô, giới hạn, vật liệu kiến trúc, về các di tích thời thuộc Pháp, về mỹ thuật Lý, Trần, Lê… Tuy nhiên với mỗi một vấn đề nghiên cứu, các tác giả chưa có điều kiện quan tâm, nghiên cứu và đánh giá toàn diện về nguồn sử liệu, đặc biệt là tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, liên ngành qua các nguồn sử liệu như: Nguồn sử liệu khảo cổ, nguồn sử liệu thư tịch Hán Nôm cổ, nguồn tư liệu bản đồ cổ, nguồn tư liệu thực địa gắn liền với các di tích hiện còn trên mặt đất. Nghiên cứu về HTTL tuy đã có nhiều đề tài đề cập, nhưng tiến hành tìm hiểu một cách quy mô, trên nhiều giác độ thì ít có công trình nào nghiên cứu toàn diện. Như vậy, HTTL cần được nghiên cứu nhiều hơn, công phu hơn nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học và phát huy giá trị của di sản. Đề tài của chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục những vấn đề mà những người đi trước chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu, phê phán, phân tích, đánh giá nguồn sử liệu về HTTL một cách đầy đủ, chính xác. Đặc biệt, chúng tôi đặt các nguồn sử liệu bên cạnh nhau để tiến hành đối chiếu, so sánh, trực tiếp khai thác những tư liệu gốc là tư liệu thư tịch cổ, bản đồ cổ, bi ký và đặc biệt là đối chiếu với nguồn sử liệu vật thực thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ để đi đến những nhận xét khoa học, khách quan về những vấn đề sử liệu liên quan đến Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (HTTL - HN). 9
  12. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL; xác định độ tin cậy độ tin cậy của các thông tin trong các nguồn sử liệu và vai trò của chúng đối với việc nghiên cứu, nhận thức về quy mô, cấu trúc HTTL qua các triều đại Lý - Trần - Lê đồng thời nêu một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy giá trị sử dụng nguồn sử liệu. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Khảo sát toàn bộ các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL được sản sinh trong các triều đại Lý - Trần - Lê và các thời kỳ sau có liên quan. - Phân loại các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL. Phân tích các đặc điểm bên ngoài của sử liệu, chỉ rõ: niên đại, địa điểm hình thành, tác giả và vật mang tin, qua đó xác định về tính xác thực của nguồn sử liệu. - Khái quát các thông tin lịch sử về quy mô, cấu trúc HTTL thời Lý, Trần, Lê trong các nguồn sử liệu. - Nhận xét, đánh giá các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp để phát huy giá trị nguồn sử liệu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nguồn sử liệu về quy mô, cấu trúc của HTTL thời Lý - Trần - Lê gồm:Tư liệu thư tịch cổ, bản đồ cổ, tư liệu Khảo cổ học, các tư liệu điền dã dân gian, thực địa. Các sử liệu được sản sinh trong thời kỳ Lý - Trần - Lê là đối tượng nghiên cứu chính. Ngoài ra, một số sử liệu ra đời ở giai đoạn sau nhưng quan tọng trong việc nghiên cứu quy mô, cấu trúc HTTL thời Lý - Trần - Lê thì cũng được luận án tiếp cận 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn thời gian nghiên cứu 10
  13. Luận án tiếp cận chủ yếu đến các nguồn sử liệu sản sinh trogn thời gian tồn tại của các triều đại Lý- Trần- Lê (Thế kỷ XI - XVIII). Ngoài ra, trong một số trường hợp để làm rõ nội dung nghiên cứu, luận án sẽ mở rộng nghiên cứu của một số sử liệu xuất hiện đến thời kỳ Cận đại Việt Nam. Giới hạn không gian nghiên cứu Không gian nghiên cứu chính của luận án là khu vực HTTL, nơi phát lộ nhiều sử liệu quan trọng góp phần quyết định nhận diện cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời kỳ Lý- Trần- Lê. Ngoài ra, một số sử liệu phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp quy mô, cấu trúc Hoàng thành Thăng Long nằm rải rác trong các địa điểm khác nhau trên đất nước Việt Nam được đề cập đến. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài “Các nguồn sử liệu về quy mô cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long” thời Lý - Trần - Lê bao gồm các nguồn sử liệu: Nguồn sử liệu chữ viết (bao gồm sử liệu thư tịch, sử liệu bi kí (kim thạch học); sử liệu bản đồ, sử liệu dân gian và nguồn sử liệu vật thực. Trong nguồn sử liệu vật thực cũng bao gồm rất nhiều loại khác nhau như: nghiên cứu về nguồn sử liệu chữ viết (bao gồm sử liệu sử cũ, nguồn sử liệu thác bản, văn khắc); Trong nghiên cứu về nguồn sử liệu chữ viết, chúng tôi chú trọng đến nguồn thư tịch cổ, nguồn sử liệu văn bia cũng là một trong những nguồn sử liệu chữ viết tin cậy để so sánh, đối chiếu và bổ sung cho nguồn sử liệu chữ viết trong thư tịch cổ còn thiếu sót hoặc chưa có điều kiện đề cập. Nghiên cứu nguồn sử liệu vật thực: di tích, di vật (vật liệu kiến trúc, đồ sinh hoạt như đồ ngự dụng (mang tính chất hoàng cung), và vật dụng dân gian, nghiên cứu di cốt người, di cốt động vật, nghiên cứu cổ sinh vật, môi trường, nghiên cứu nguồn sử liệu bản đồ và các nguồn sử liệu dân gian ... Tất nhiên, thao tác phân chia nguồn sử liệu chữ viết và nguồn sử liệu vật thực chỉ có ý nghĩa tương đối. Có những sử liệu vừa là chữ viết vừa là vật thực như những bài văn được khắc trên bia đá hay những thông tin về tên của các cung điện 11
  14. được ghi trên đồ gốm sứ thời Lý, thời Lê sơ hay tên của các phiên đội thời Lê được ghi trên gạch vồ thời Lê Trung hưng đều là nguồn sử liệu chữ viết đồng thời cũng là sử liệu vật thực. 4. Nguồn tài liệu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào hai nguồn sử liệu chính là: nguồn sử liệu chữ viết và nguồn sử liệu vật thực. Về nguồn sử liệu chữ viết, chúng tôi tập trung vào các tác phẩm cổ sử do các nhà sử học thời Trần và thời Lê biên soạn như: Việt sử lược (khuyết danh đời Trần), Đại Việt sử kí toàn thư (của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê), Đại Việt sử kí tiền biên và các tác phẩm khác của các nhà sử học thời Lê và thời Nguyễn như: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... Trong nguồn sử liệu chữ viết nguồn sử liệu văn bia cũng được coi là một trong những nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu về quy mô và cấu trúc về HTTL. Nguồn sử liệu này tuy không trực tiếp đề cập đến quy mô, cấu trúc của HTTL nhưng đã gián tiếp đề cập đến 2 phương diện: Phương diện thứ nhất là xác định vị trí của Hoàng thành (trong tương quan với các di tích xung quanh) và tên của một số cung điện trong Cấm thành Thăng Long từng là nơi diễn ra các cuộc thi Điện thí, Đình thí thời Lê (ghi trên bia Đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội). Nguồn tài liệu nghiên cứu về HTTL là những vật thực rất đa dạng, phong phú: hiện vật gạch, ngói, đất nung, gốm sứ, gỗ, di cốt người, xương động vật, các tài liệu về địa chất, môi trường... được tác giả sử dụng từ kết quả khai quật KCH từ HTTL. Đây là những tài liệu không thể thiếu được để nghiên cứu về HTTL một cách toàn diện. Các nguồn sử liệu này có vai trò dùng để so sánh và kiểm chứng lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Bên cạnh nguồn sử liệu chữ viết và nguồn sử liệu vật thực, nguồn sử liệu bản đồ và nguồn sử liệu dân gian cũng góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu về quy mô và cấu trúc của HTTL. Nếu như các nguồn sử liệu chữ viết miêu tả về quy mô, cấu trúc HTTL một cách trừu tượng, khó hiểu thì sử liệu bản đồ lại hiện hữu 12
  15. với những hình khối, đường nét cụ thể. Người đọc có thể căn cứ vào đó để dễ dàng hình dung được quy mô, cấu trúc. Hoặc nguồn sử liệu vật thực nhiều khi không kèm theo những thông tin cụ thể nên khó có thể đưa đến một cách hiểu duy nhất. Tuy nhiên, với mỗi một nguồn sử liệu lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, không một nguồn sử liệu nào có thể thay thế cho nguồn sử liệu nào, chúng đều có vai trò nhất định và bổ sung cho nhau. Người nghiên cứu rất cần khai thác tối đa các thế mạnh của các nguồn sử liệu này để so sánh, đối chiếu nhằm đưa lại kết quả nghiên cứu một cách khách quan và khoa học. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả tiến hành phương pháp nghiên cứu sử liệu học, nghiên cứu tổng hợp, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp phân tích, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu văn bản học, phương pháp thống kê, định lượng, phương pháp nghiên cứu liên ngành, liên văn bản và phương pháp nghiên cứu khu vực học … Phương pháp sử liệu học chữ viết được tác giả quan tâm đặc biệt. Trong nguồn sử liệu chữ viết, tác giả luận án chú trọng đến nguồn sử liệu thư tịch cổ, đây là nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu về quy mô, cấu trúc của HTTL thời Lý - Trần- Lê. Bên cạnh đó, nguồn sử liệu vật thực (có chữ viết) như các thác bản văn bia và các chữ viết trên các vật thực như gạch, ngói, sành, sứ, gỗ... cũng là những sử liệu quan trọng. Do đó, phương pháp khảo cứu, đối chiếu, giám định văn bản không thể thiếu được. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phải đặt hiện vật trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể, trong đó chú ý đến những đặc điểm hình thức như: các thông tin về niên đại, tác giả, địa điểm lưu giữ và nội dung phản ánh của nguồn sử liệu (chương 1 và chương 2) từ đó xác định về quy mô, cấu trúc của HTTL qua các thời kỳ lịch sử Lý - Trần - Lê (Chương 3). Phương pháp nghiên cứu văn bản cũng là một phương pháp quan trọng không thể thiếu trong luận án như so sánh tư liệu văn bia với tư liệu trong sử cũ; so sánh giữa các tài liệu sử cũ với nhau và thậm chí so sánh giữa nguyên bản với bản dịch tiếng Việt để thấy được sự tương đồng hay độ chênh giữa nguyên bản chữ Hán 13
  16. với bản dịch tiếng Việt. Phương pháp so sánh giữa các nguồn sử liệu với nhau cũng được áp dụng như: nghiên cứu bản đồ với sử liệu thư tịch, nghiên cứu sử liệu thư tịch với nghiên cứu so sánh sử liệu vật thực... Phương pháp thống kê cũng là một phương pháp tối ưu để nghiên cứu những tài liệu số đông như: Tên các cung, điện, lầu, gác, vườn, ao, cửa... của HTTL. Đặc biệt những công trình này thường xuyên được trùng tu, xây dựng với số lượng lên đến hàng trăm công trình, trải dài suốt mấy thế kỷ, lại ghi chép rất tản mát, rời rạc trong các bộ chính sử nên rất khó theo dõi. Vì thế, việc thống kê thành các biểu bảng như: Tên gọi, năm xây dựng, trùng tu, xuất xứ nguồn, sự kiện, bối cảnh, nguồn trích dẫn... không thể thiếu được. Qua bảng thống kê, có thể nắm bắt được quá trình, diễn biến của việc xây dựng trùng tu các công trình trong HTTL. Những phương pháp trên đều phải tuân thủ theo phương pháp thực chứng (Positivisme), tiệm cận chân lý khách quan. Tất cả các phương pháp này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết chung của phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, tức là đặt đối tượng trong một bối cảnh cụ thể, trong một sự vận động và phát triển cụ thể của Lịch sử Việt Nam, của HTTL trong suốt chiều dài lịch sử từ thời Lý - Trần - Lê. 6. Đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp sau đây: + Góp phần nhận diện một cách hệ thống, toàn diện các nguồn sử liệu hóa về quy mô, cấu trúc của HTTL một cách tương đối đầy đủ trên nhiều giác độ: Sử liệu chữ viết, sử liệu vật thực, bản đồ, địa chất, văn hóa dân gian (Folklore)… + Phân loại, chỉ rõ giá trị của từng nguồn sử liệu trong nghiên cứu về quy mô, cấu trúc của HTTL thời Lý - Trần - Lê + Phân tích các nguồn sử liệu gốc, xác định độ tin cậy của các nguồn, đánh giá vai trò của chúng trong việc nghiên cứu quy mô, cấu trúc của HTTL dưới thời đại Lý - Trần - Lê; + Luận án cung cấp những thông tin đa chiều từ nhiều nguồn cho việc nghiên cứu, đánh giá về HTTL nói chung và việc nghiên cứu về quy mô và cấu trúc của 14
  17. HTTL nói riêng. Các tư liệu của luận án góp phần trực tiếp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, thuyết minh trong di tích HTTL cũng như việc quảng bá di sản . + Từ việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn sử liệu, đưa ra nhận xét về những nguồn sử liệu liên quan đến quy mô, cấu trúc của HTTL thời Lý - Trần - Lê. Từ những nghiên cứu về sử liệu HTTL, luận án góp phần nhận diện về quy mô, cấu trúc của HTTL thời Lý - Trần- Lê. 7. Bố cục của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm có 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương này, tác giả tập trung phân tích những quan điểm chính nhận thức về Hoàng Thành, Cấm Thành Thăng Long qua các giai đoạn lịch sử của các nhà khoa học trong nước cũng như ngoài nước. Tác giả chia làm 2 chặng đường nghiên cứu - nhận thức về Hoàng Thành Thăng Long thông qua thời điểm phát lộ Hoàng Thành Thăng Long năm 2002 của giới Khảo cổ học đồng thời cũng trình bày về các hướng nghiên cứu Hoàng Thành Thăng Long của một số nhà sử học, khảo cổ học…Chương này cũng đã trình bày về các phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu một cách rành mạch, rõ ràng được thể hiện trong luận án. Chương 2: Phân loại các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc Hoàng Thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê; Trong chương này, luận án sẽ đi vào việc phân tích khái niệm sử liệu, cách phân chia các nguồn sử liệu cụ thể đối với các nguồn sử liệu ở HTTL: Sử liệu vật thực, sử liệu chữ viết, sử liệu dân gian. Do HTTL là di tích đặc biệt, từng là trung tâm quyền lực, kinh tế, chính trị của nhiều triều đại nên tại đây đã tập trung các nguồn sử liệu chữ viết trong đó có nguồn sử liệu trong chính sử, thư tịch cổ Hán Nôm, bản đồ; nguồn sử liệu vật thực được phân chia thành nhiều chủng loại: nguồn sử liệu vật thực có chữ viết, nguồn sử liệu vật thực không có chữ viết, vật thực có văn tự, vật thực có hoa văn, biểu tượng; hiện vật lại được phân chia theo chất liệu: gỗ, di cốt người, xương động vật, địa chất, môi trường, cảnh quan và cuối cùng là nguồn sử liệu dân gian với truyền thuyết, thơ văn, câu đối... 15
  18. Chương 3: Quy mô và cấu trúc Hoàng Thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê qua các nguồn sử liệu. Trong chương này, luận án tập trung trình bày về quá trình xây dựng, trùng tu của Hoàng thành và Cấm Thành Thăng Long từ thời Lý qua thời Trần và đến thời Lê. Phần này đã tập hợp, phân tích về số lượng, sự phân bố vị trí, công năng sử dụng của hầu hết các công trình trong Cấm Thành và Hoàng Thành như: Các Cung, điện, lầu, gác, cổng, cửa, vườn, ao, hồ... Các công trình tâm linh như: Đền, đài, chùa, quán Đạo. Việc nghiên cứu về quy mô, cấu trúc cũng không thể không trình bày về việc xây dựng khu vực “Tân cung” gắn liền với nhiều biến cố lịch sử. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích, chứng minh về sự hiện diện của các cung “Quan Triều”, cung “Thánh Từ”, “Đông Cung Thái Tử”... mang đặc trưng độc đáo thời Trần. Điểm nổi bật và ấn tượng là các công trình trong Hoàng Thành và Cấm thành phần lớn đều gắn với môi trường thiên nhiên, ao, hồ, vườn tược rất hài hòa mang phong cách kinh thành phương Đông cổ truyền. Thời Lê với nhiều điện lớn được xây dựng trong khoảng từ thời Lê Nhân Tông đến thời Lê Thánh Tông. Tác giả cũng đã trình bày về sự tàn phá của một số cung điện vào thời Lê Trung hưng và khu vực phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long. Qua việc nghiên cứu các nguồn sử liệu Hoàng Thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê cho thấy, HTTL trải qua nhiều biến cố với biết bao thăng thầm và có sự đổi thay nhiều về quy mô, cấu trúc với những đặc điểm riêng của mỗi thời kỳ lịch sử. 16
  19. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ lâu, HTTL đã được giới nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Việc nghiên cứu về HTTL đã được đặt ra từ rất sớm. Ngay từ những thập kỷ 60 - 70 của Tk XX, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài đã đặt vấn đề về vị trí, quy mô, giới hạn của HTTL, nghiên cứu về vị trí của núi Nùng, núi Sưa ở đâu… đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm lý giải. Cuối thập kỷ 90 của Tk XX, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật với quy mô nhỏ ở các vị trí Đoan Môn, Hậu Lâu bước đầu tìm thấy di tích kiến trúc cổ thời Lý - Trần - Lê. Di tích khai quật với diện tích nhỏ này hiện nay vẫn được bảo tồn để trưng bày ngoài trời phục vụ khách tham quan và các nhà nghiên cứu. Kể từ cuối thập kỷ 90 của Tk XX, di tích Thành cổ bắt đầu được giới khoa học và dư luận quan tâm. Nhưng phải đến khi thực sự phát lộ khu di tích 18 Hoàng Diệu (2002), thì vấn đề nghiên cứu về HTTL mới trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà sử học nói riêng và các nhà văn hóa học, khoa học xã hội nói chung. Cho đến nay, số lượng các công trình khoa học nghiên cứu về HTTL lên đến hàng trăm bài, liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: Khảo cổ học, Hán Nôm học, Sử học, Văn hóa học, Môi trường học, Sử liệu học, Kiến trúc, Điêu khắc …Tuy nhiên, những lĩnh vực nghiên cứu trên hầu hết được tiến hành theo phương pháp của một chuyên ngành chuyên biệt nhất định mà chưa có những nghiên cứu về sử liệu học về quy mô cấu trúc HTTL. HTTL nằm trong một vùng đất cổ của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có lịch sử định cư, khai phá của con người cách đây mấy ngàn năm. Tại khu vực Đàn Xã Tắc, gần HTTL đã từng phát hiện dấu tích cư trú của cư dân văn hóa Phùng Nguyên. Theo GS Phan Huy Lê: “Khu di tích nằm trong địa bàn trung tâm lịch sử và văn hóa thủ đô Hà Nội. Trong khu vực này, khảo cổ học đã phát hiện dấu tích cư trú sớm nhất của con người qua di tích văn hóa Phùng Nguyên tại lớp dưới của di tích đàn Xã Tắc (Đống Đa, Hà Nội) có niên địa khoảng giữa thiên niên kỳ II BC, 17
  20. trên một gò đất cao” [111 ; 11]. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, khu vực Hà Nội là nơi tụ cư, sinh sống của nhiều tầng lớp cư dân. Thăng Long - Hà Nội cũng là cái nôi của nền văn minh Sông Hồng. TRong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc, Thăng Long- Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nhà nước độc lập thời Lý Nam Đế với thành Vạn Xuân, rồi phủ thành Tống Bình, An Nam Đô Hộ Phủ thời Đường (Tk VII - IX) và trực tiếp là thành Đại La của Cao Biền. Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ đã viết: Hống chi thành Đại La ở vào vị trí trung tâm của trời đất, đúng vị trí Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện thế rồng cuộn hổ ngồi… Quá trình sử dụng các nguồn sử liệu để nghiên cứu về quy mô kiến trúc HTTL có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn trước khi phát lộ lớn về khu khai quật 18 Hoàng Diệu (trước 2002) và giai đoạn 2 sau khi phát hiện khu vực 18 Hoàng Diệu (từ 2002 đến nay). - Các nghiên cứu từ đầu cho đến trước 2002. - Các nghiên cứu từ năm 2002 đến nay. 1.1.1. Các nghiên cứu trước năm 2002 Các nghiên cứu về quy mô, cấu trúc của HTTL có thể kể đến những nghiên cứu tương đối sớm thuộc về các học giả người Pháp. Như chúng ta đã biết, thành Hà Nội bị phá hủy để xây dựng các khu phố xung quanh như đường Hoàng Diệu (Khi đó là đường VictoHuygo), đường Phan Đình Phùng (khi đó là đường Casno), để rồi các dấu tích của thành Hà Nội vĩnh viễn không còn nữa ngoài một vài điểm di tích như Cột cờ (phía Nam) và dấu tích thành Cửa Bắc đường Phan Đình Phùng (phía Bắc). Trong thời gian nửa đầu Tk XX có các nghiên cứu của Barbonneau, L. Bezacier trong cuốn sách nổi tiếng Le Art Vietnamien - Nghệ thuật Việt Nam, xuất bản năm 1955, tác giả đã so sánh những di vật tìm thấy trong Nội thành Hà Nội và khu vực Quần Ngựa với những hiện vật thời Lý được tìm thấy tại một số địa điểm ở tỉnh Bắc Ninh. Song, tác giả có một nhầm lẫn về mặt thuật ngữ và niên đại, các sản phẩm thời Lý - Trần tìm thấy ở khu vực thành Hà Nội nhưng L. Bezacier đã gọi bằng thuật ngữ chung là “Nghệ thuật Đại La” (Tk IX - XI). Riêng về vị trí cung điện của triều Lý và triều Trần, các ý kiến của Parmentier và Mercier cho rằng các 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0