Luận án tiến sĩ Lịch sử: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975
lượt xem 6
download
Luận án phân tích làm rõ cơ sở hoạch định, nội dung chính sách đối ngoại và quá trình triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 từ đó rút ra nhận xét và kinh nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Lịch sử: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, chống lại các thế lực xâm lược mạnh hơn nhiều lần, thắng lợi cuối cùng vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam. Để giành được thắng lợi là tổng hòa các yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc của Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân và đường lối lãnh đạo đúng đắn, trong đó có chính sách đối ngoại phù hợp. Trải qua hàng ngàn năm, chống lại các thế lực phong kiến phương Bắc hùng mạnh hơn nhiều lần, tổ tiên người Việt đã để lại những bài học đối ngoại hết sức quý báu như, dĩ bất biến ứng vạn biến, ngoại giao tâm công, vừa đánh vừa đàm. Cái bất biến chính là quyền lợi của quốc gia, dân tộc, cái vạn biến chính là phương pháp đấu tranh linh hoạt, biến hóa để đạt được mục tiêu, ngoại giao tâm công là dùng nhân nghĩa đánh vào lương tri để tập hợp lực lượng đồng thời thức tỉnh kẻ thù, vừa đánh vừa đàm, k ết hợp nhịp nhàng đấu tranh trên mặt trận quân sự và ngoại giao để giành thắng lợi, đồng thời tạo cơ hội để có thể hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước sau này. Sau Cách mạng Tháng 8/1945, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với sự kiện trọng đại này, thật sự Việt Nam đã giành được độc lập, Tuyên ngôn khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy" [69, tr. 9]. Để thể hiện quyết tâm đó, cả dân tộc Việt Nam đã đồng lòng, chung sức đấu tranh để bảo vệ nền độc lập, giành chiến thắng vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc. Đóng góp vào thành công hiển hách đó, phải kể đến đường lối đối ngoại hết sức linh hoạt, mềm dẻo trong thời đại Hồ Chí Minh.
- 2 Từ năm 1954 đến năm 1975 trong hoàn cảnh cả nước phải đương đầu với đế quốc Mỹ với tiềm lực kinh tế, quốc phòng đứng đầu thế giới, trong khi giữa các nước xã hội chủ nghĩa có những bất đồng sâu sắc, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc. Đối ngoại của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Trong đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam biết phân hóa, cô lập kẻ thù, tập hợp lực lượng, giúp cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Trong đó, ngay cả nhân dân Mỹ cũng thực hiện các phong trào phản chiến rầm rộ, góp phần buộc Chính phủ Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Mặt khác, đối ngoại đã phối hợp hiệu quả với đấu tranh chính trị và quân sự, đánh bại từng bước, đánh đổ từng bộ phận âm mưu xâm lược của Mỹ, vạch trần các thủ đoạn lừa bịp để tiến hành leo thang chiến tranh của Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Qua đó, giúp nhân dân thế giới hiểu được tinh thần yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, nhận được sự động viên, ủng hộ, giúp đỡ và tiếp thêm nghị lực cho dân tộc Việt Nam tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề đối ngoại trở nên hết sức quan trọng, góp phần quyết định nhiều vấn đề lớn liên quan đến sự phát triển của đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Việc cân bằng trong mối quan hệ với các nước lớn, xây dựng lòng tin trong quan hệ với các nước đối tác chiến lược, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống đang là một bài toán khó hiện nay. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với thế giới của Việt Nam với phương châm "hòa nhập nhưng không hòa tan" đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải xử lý khôn khéo các mối quan hệ. Đặc biệt, hiện nay tình hình tranh chấp ở Biển Đông đang
- 3 diễn ra hết sức phức tạp, có những diễn biến khó lường, ảnh hưởng hoặc trực tiếp đe dọa đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Do đó, những kinh nghiệm quý báu trong đối ngoại để bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1975 vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn và mang tính thời sự sâu sắc. Với lý do trên, tác giả chọn đề tài "Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975" làm luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Luận án phân tích làm rõ cơ sở hoạch định, nội dung chính sách đối ngoại và quá trình triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 từ đó rút ra nhận xét và kinh nghiệm. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Phân tích cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975; Phân tích nội dung chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975; Phân tích quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975; Nhận xét và rút ra kinh nghiệm về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại để tập hợp các lực lượng tiến bộ trên thế giới ủng hộ Việt Nam tiến hành chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh thế giới đang diễn ra Chiến tranh lạnh. Về thời gian: Luận án nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975: Mốc thời gian năm 1954, là năm Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Pháp rút hết quân về nước, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cũng là năm cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc. Năm 1975, Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, trong đó có sự đóng góp công sức rất lớn của mặt trận đối ngoại. Về phạm vi nội dung: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là nội dung chính sách đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam được đề ra từ Đại hội II đến Đại hội III trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, từ năm 1954 đến năm 1975. Đồng thời, luận án phân tích quá trình triển khai hoạt động đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong đó, luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc triển khai chính sách đối ngoại trong quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa; quan hệ với Lào và Campuchia; quan hệ với các nước dân chủ, các tổ chức tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; triển khai chiến lược đánh đàm để giành thắng lợi cuối cùng vào năm 1975. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận, luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống phương pháp luận sử học mácxít. Quan điểm của chủ nghĩa Mác
- 5 Lênin về quan hệ quốc tế và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Đồng thời, luận án còn dựa trên Cương lĩnh chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam nêu ra ở các văn kiện trong các đại hội, hội nghị của Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Phương pháp nghiên cứu của luận án là: Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, thống kê, khái quát, tổng hợp, lôgic, quy nạp, diễn dịch v.v... 5. Những đóng góp của luận án Luận án phân tích làm rõ quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại và cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Luận án phân tích nội dung chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975 bao gồm: Mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, phương châm, phương hướng và nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975. Đồng thời, luận án rút ra nhận xét về thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc tế học và Quan hệ quốc tế. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- 6 Chương 2: Cơ sở hoạch định và nội dung chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975. Chương 3: Triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975. Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các công trình liên quan đến cơ sở hoạch định và nội dung chính sách đối ngoại Việt Nam để đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn 1954 1975 Thứ nhất, các công trình liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, tiêu biểu có các công trình như: Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam [90]. Các tác giả nêu ra khái niệm độc lập dân tộc của một quốc gia là sự tự chủ trong việc lựa chọn đường lối phát triển, tự quyết mọi vấn đề thuộc về thẩm quyền quốc gia và thực thi quyền lực thông qua các hoạt động lập pháp, tư pháp mà không có sự can thiệp từ bên ngoài; Nguyễn Viết Thảo (2014), Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa [95], tác giả đã nêu ra khái niệm độc lập dân tộc là chủ quyền về pháp lý trên tất cả các mặt lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh mà không bị phụ thuộc vào các thế lực bên ngoài; Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2015), Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay [32], giúp bổ sung rõ thêm khái niệm độc lập, tự chủ theo quan điểm trong hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị tác động đến đối ngoại; Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa [57], tác giả đã phân tích về khái niệm độc lập dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và nội dung bảo vệ độc
- 8 lập của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa; Nguyễn Duy Quý (1996), Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội [88], tác giả đưa ra quan điểm về độc lập dân tộc của quốc gia là không bị áp bức, bóc lột, đói nghèo, lạc hậu, tụt hậu, có điều kiện để vươn lên phát triển và bình đẳng với các quốc gia khác trên thế giới; Mai Hải Oanh (2016), Độc lập dân tộc Lợi ích cơ bản của đất nước [87], tác giả đã trình bày về khái niệm độc lập dân tộc, trong đó khẳng định, độc lập dân tộc được thể hiện rõ nhất ở hai nội dung là quyền tối cao quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (đồng chủ biên 2013), Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới [31] các tác giả đã trình bày về quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế và nội dung quá trình triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam từ năm 1986 đến Nay; Nguyễn Dy Niên (2009), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh [84], tác giả đã hệ thống hóa, giúp làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung chủ yếu, phương pháp, phong cách, nghệ thuật trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nêu một số bài học kinh nghiệm của ngoại giao Việt Nam và việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trở thành kim chỉ nam trong hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Nguyễn Anh Thái (1998), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1975 [94], tác giả đã phân tích về lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế từ năm 1954 đến năm 1975, nêu rõ mục tiêu và việc triển khai đối ngoại của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc. Cuốn sách là cơ sở để kiểm chứng một số sự kiện lịch sử đối ngoại liên quan, giúp làm sáng tỏ thêm một số vấn đề quan hệ quốc tế trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại; Trương Hữu Quýnh (chủ biên 1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập I [87], các tác giả đã trình bày về lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến
- 9 nửa đầu thế kỷ XIX; Đinh Xuân Lâm (chủ biên 1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II [51], các tác giả đã trình bày lịch sử Việt Nam từ 1858 1945; Lê Mậu Hãn (chủ biên 1999), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III [35], các tác giả trình bày khái quát lịch sử Việt Nam từ 1945 1995. Các công trình này, đã khái quát về sự nghiệp dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam và những bài học truyền thống quý báu trong đấu tranh ngoại giao làm cơ sở, tiền đề cho những hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ độc lập dân tộc (1954 1975). Nguyễn Trọng Hậu (2004), Hoạt động đối ngoại của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945 1950 [37], tác giả đã trình bày những hoạt động đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong 5 năm (1945 1950), kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh chính trị và quân sự, giúp Việt Nam đứng vững trong vòng vây kẻ thù, tạo cơ sở và tiền đề để hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại ở những giai đoạn sau; Nguyễn Phúc Luân (2004), Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Giơnevơ [60], cuốn sách trình bày chính sách đối ngoại thời chiến, ngoại giao trong giai đoạn đầu toàn quốc kháng chiến, chủ trương và biện pháp đối ngoại trong bối cảnh cuộc kháng chiến bị phong tỏa. Ngoại giao của Việt Nam đã tích cực phá thế bao vây, cải thiện cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho Việt Nam, thêm bạn, bớt thù, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Những kinh nghiệm trong giai đoạn này, trở thành một trong những cơ sở quan trọng để Đảng Lao động Việt Nam và Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975; Lê Kim Hải (2005), Hồ Chí Minh với quan hệ ngoại giao Việt Pháp thời kỳ 1945 1946 [34], tác giả đã tái hiện thời kỳ hết sức khó khăn của cách mạng Việt Nam, nhưng dưới bàn tay chèo lái tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có
- 10 những sách lược ngoại giao linh hoạt, hiệu quả, đã đưa chính quyền cách mạng và nhân dân Việt Nam vượt quan những khó khăn. Đồng thời, tác giả còn phân tích đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phân hóa, cô lập kẻ thù và các mối quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao từ năm 1945 đến năm 1946. Những bài học lớn trong ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ này, trở thành cơ sở rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại để bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước. Thứ hai, các công trình liên quan đến nội dung chính sách đối ngoại của Việt Nam: Tiêu biểu là công trình của Trường Chinh (1963), Tiến lên dưới lá cờ của Đảng [8], tập hợp các bài viết của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, rút ra những bài học qua 30 năm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, đề ra nhiệm vụ trước mắt cho toàn Đảng, toàn dân, khẳng định Đảng Lao động Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, động viên tất cả mọi người hăng hái thực hiện nghị quyết Đại hội III của Đảng, thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước; Lê Duẩn (1976) Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới [13], tác giả đã khẳng định đường lối đúng đắn mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra trong trong mặt trận đối ngoại để đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là nhân tố quan trọng dẫn đến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ; Phạm Văn Đồng (1965), Toàn dân đoàn kết, chống Mỹ cứu nước [29], trong đó nêu ra chính sách đối ngoại của Việt Nam là đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đoàn kết với nhân dân thế giới, thái độ kiên quyết chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Lào, Campuchia và trình bày những thành quả tích cực trong đối ngoại của Việt Nam; Phạm Văn Đồng (1975), Thắng lợi vĩ
- 11 đại, tương lai huy hoàng [30], tác giả đã hệ thống khá toàn diện quá trình xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ và quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của dân tộc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, trong đó có mặt trận đối ngoại, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trước đế quốc Mỹ. Tác giả cũng khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn, tranh thủ sự giúp đỡ các nước anh em, bạn bè năm châu, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới tạo thành mặt trận rộng rãi, mạnh mẽ, giúp Việt Nam chiến thắng. Nội dung cuốn sách cũng lên án việc leo thang chiến tranh của Mỹ, ủng hộ cách mạng Lào, Campuchia, khẳng định lập trường kiên định đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam. Sự thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân hai miền Việt Nam tự giải quyết bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở dân chủ, không có sự can thiệp của nước ngoài; Nguyễn Chương (1960), Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà [42], tác giả đã phân tích về sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa là nhân tố quan trọng, đẩy mạnh đoàn kết quốc tế là nhân tố đảm bảo xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi; Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (1971), Đoàn kết, tin tưởng, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, cuốn sách tập hợp các bài xã luận báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, đài Giải phóng. Trong đó khẳng định, tinh thần đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, truyền thống đấu tranh anh dũng và tin tưởng cuối cùng cuộc kháng chiến chống Mỹ sẽ thắng lợi; Nguyễn Xuân Tú (2003), Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965 1975 [127], tác giả tập trung phân tích sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, thể hiện trong việc ra sức đánh thắng cuộc chiến tranh bằng lục quân của Mỹ ở miền Nam, kết hợp và giành thắng lợi từng bước trên cả ba lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao; Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Minh Sơn (đồng chủ biên 2008), Đối ngoại Việt Nam truyền thống và hiện đại [47], cuốn sách góp phần làm sáng tỏ những kinh nghiệm quý
- 12 báu hình thành nên truyền thống ngoại giao Việt Nam và những chặng đường phát triển giúp ngoại giao trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ độc lập của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Cuốn sách đã khái quát truyền thống đối ngoại Việt Nam từ thời dựng nước đến Cách mạng Tháng Tám 1945, với các sự kiện lịch sử tiêu biểu về ngoại qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, phân tích khái quát đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, tập trung phân tích làm rõ sự phối hợp giữa ngoại giao với chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa; Hoàng Đức Thịnh (2015), Đường lối tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng giai đoạn 1965 1975 [96], tác giả tập trung phân tích nguồn gốc, cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam về tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, trong đó làm rõ mục tiêu, phương hướng, nội dung, đối tượng mà hoạt động tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế hướng tới, chỉ ra phương châm và yêu cầu của hoạt động. Tác giả đã phân tích làm nổi bật các biện pháp chỉ đạo của Đảng, phác họa khá đầy đủ phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, qua đó rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Vũ Dương Ninh (2016), Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế, lịch sử và vấn đề [86], tác giả đã phân tích quá trình đấu tranh anh dũng, gian khổ để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1945 đến năm 1975 với những cơ hội, thuận lợi, khó khăn và thách thức. Trong đó, Việt Nam đã chịu sự tác động nhiều phía trong quan hệ quốc tế và ngược lại tình hình Việt Nam tác động ngược trở lại đối với tình hình thế giới. Đồng thời, tác giả cũng phân tích về đường lối đối ngoại của Việt Nam, mối quan hệ
- 13 giữa các mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, trước tác động của tình hình thế giới để bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn 1945 đến năm 1975. 1.1.1.2. Các công trình liên quan đến quá trình triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Nguyễn Vũ Nguyễn Thái Anh (2008), Hồ Chí Minh về nghệ thuật ngoại giao [130] cuốn sách tập hợp các thư, điện văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, gửi cá nhân lãnh đạo và chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản một số nước, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Bên cạnh đó còn có nội dung các bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các chuyến thăm, hội đàm ngoại giao. Qua đó, giúp người đọc hiểu biết thêm nhiều vấn đề và khía cạnh trong việc triển khai nội dung đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975; Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2010), Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nước Châu Á (1954 1969 ) [50], cuốn sách là công trình sưu tầm, tập hợp các bài viết, các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nước châu Á trong giai đoạn 1954 1969. Nội dung cuốn sách, góp phần làm rõ thêm nhiều vấn đề về việc triển khai hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng lĩnh vực đối ngoại, Người trực tiếp thực hiện các hoạt động ngoại giao với việc thực hiện nhiều chuyến thăm, gửi nhiều thư từ, điện văn đến các nước và chỉ đạo sát sao công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong đó, tư tưởng chủ đạo là luôn đoàn kết với tất cả các nước anh em, chính phủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở châu Á. Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật [5], đây là hồi ký của nhà ngoại giao Mai Văn Bộ, ghi lại những điều mắt thấy, tai
- 14 nghe, giúp người đọc hiểu được những thủ đoạn của Mỹ, đồng thời hiểu rõ cuộc đấu tranh kiên quyết, khôn khéo của Việt Nam trên mặt trận ngoại giao. Trong đó, Việt Nam đã kết hợp hiệu quả đấu tranh ngoại giao với hoạt động quân sự trên chiến trường, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để buộc Mỹ phải tiếp xúc và đàm phán theo điều kiện có lợi cho Việt Nam; Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, Tập 1 (Ngoại giao Việt Nam 1954 1975) [56], tác giả đã khái quát ngắn gọn những bài học ngoại giao của Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt tập trung phân tích cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 góp phần thực hiện hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, nhấn mạnh đến quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam; Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 1975 thắng lợi và bài học [2], các tác giả đã dựng lại một cách khái quát, chân thực, phân tích về những sự kiện lịch sử chính yếu, những đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm (1945 1975). Từ đó, rút ra một số bài học lớn làm nên thắng lợi của Việt Nam, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, biết phân hóa, cô lập kẻ thù, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng và của cả loài người tiến bộ. Đặc biệt, nội dung cuốn sách nhấn mạnh đến vai trò đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, nêu ra nhiều số liệu về sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Qua đó khẳng định, sự thành công trong lĩnh vực đối ngoại là một trong nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam; Nguyễn Phúc Luân chủ biên (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945 1975) [59], các tác giả đã tập trung trình bày đấu tranh ngoại giao thời kỳ giữ vững chính quyền cách mạng vừa mới thành lập (8/1945 12/1946), ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Pháp (1947 1954)
- 15 và thời kỳ chống Mỹ (1954 1975); Nguyễn Phúc Luân (2005), Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử [61], tác giả đi sâu phân tích đường lối, chính sách, sự kết hợp giữa đấu tranh ngoại giao với chính trị, quân sự và những thành tựu nổi bật của ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuốn sách góp phần trả lời câu hỏi: Tại sao một nước nghèo, lạc hậu như Việt Nam lại có thể chiến thắng một nước có tiềm lực hàng đầu về kinh tế, quốc phòng, khoa học công nghệ như Mỹ? Bộ Quốc phòng Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975) [128], nội dung cuốn sách trình bày mối quan hệ Việt Nam Lào Campuchia trong phối hợp đánh Mỹ, liên minh này là tất yếu khách quan, trở thành quy luật tồn tại, phát triển và làm nên những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ba nước Đông Dương; Lê Đình Chỉnh (2007), Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam Lào trong giai đoạn 1954 2000 [9], tác giả phân tích đến mối quan hệ Việt Nam Lào trong giai đoạn 1954 1975, mối quan hệ láng giềng anh em đặc biệt của hai nước Việt Nam Lào, đoàn kết của hai dân tộc cùng chiến đấu để giành thắng lợi trước đế quốc Mỹ; Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, Lào Việt Nam (1930 2007), Biên niên sự kiện I (1930 1975) [28], nội dung cuốn sách đã phản ánh khá đầy đủ quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ đoàn kết chiến đấu của hai nước Việt Lào, Lào Việt trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ, giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Đặc biệt, những sự kiện lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975 phản ánh tình đoàn kết, sự hợp đồng chiến đấu hiệu quả giữa hai nước cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội Việt Nam nối tiếp nhau quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng Lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng Lào. Đáp lại, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và nhân dân
- 16 Lào trong điều kiện của mình đã hết lòng giúp đỡ Việt Nam, trong đó sự giúp đỡ Việt Nam trong việc mở tuyến đường Trường Sơn Tây để chi viện cho miền Nam là một minh chứng sống động về sự đoàn kết và giúp đỡ của Lào; Trần Nam Tiến (2010) Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ thực trạng và triển vọng [123], tác giả đã giành một phần nói về quan hệ Việt Mỹ trong giai đoạn 1954 1975, trong đó Mỹ thực hiện Chiến lược toàn cầu can thiệp sâu vào tình hình Việt Nam bằng cách dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa là giai đoạn cực xấu trong quan hệ hai nước; Nguyễn Đình Thực (2001), Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ đối ngoại với ASEAN (1967 1995), tác giả có giành một phần phân tích về quan hệ Việt Nam ASEAN giai đoạn 1967 1975. Nguyễn Duy Trinh (1979), Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống M ỹ, cứu nước (1965 1975) [124], tác giả đã phân tích tình hình ngoại giao và khẳng định sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân về nước. Cuốn sách khẳng định, mối quan hệ mật thiết giữa mặt tr ận ngo ại giao v ới chính trị, quân sự, xây dựng chiến lược, sách lược ngoại giao chủ động, tích cực, tăng cường tập hợp lực lượng và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Tác giả khẳng định, sự ủng hộ, tình đoàn kết chiến đấu của các nước anh em láng giềng, các nước xã hội chủ nghĩa giúp Việt Nam tăng thêm sức mạnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặt cơ sở cho mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, vạch tr ần âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng; Nguyễn Thị Mai Hoa (2013), Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975) [39], tác giả tập trung tìm hiểu, phục dựng toàn bộ bức tranh về sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó Trung Quốc và Liên Xô, đã có những sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần to lớn, tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam để
- 17 giành thắng lợi; Bộ Ngoại giao Việt Nam (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam Trung Quốc trong 30 năm qua [6], cuốn sách đánh giá lại những mục tiêu, sách lược hai mặt ẩn chứa phía sau nhằm gia tăng phạm vi ảnh hưởng, kiềm chế Việt Nam của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam; Trần Mai Hùng (2011), Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong hai cu ộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ [43], tập trung làm rõ những giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, rút ra bài học kinh nghiệm và gợi mở một số vấn đề về quan hệ đối ngoại trong bối cảnh hiện nay; Nguy ễn Kh ắc Hu ỳnh (2011), Ngoại giao Việt Nam góc nhìn và suy ngẫm [46], tác giả đã phân tích tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, vị trí, vai trò, chức năng, bản lĩnh và trí tuệ của ngoại giao Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Trong đó, tác giả tập trung phân tích vai trò ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong tiến trình đàm phán Paris, phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ, sự giúp đỡ của Liên Xô và mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Đặc biệt, tác giả đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giai đoạn chống Mỹ, cứu nước. Thông tấn xã Giải phóng, Bản tin hàng ngày (từ [97] đến [121]), là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đưa thêm nhiều thông tin về việc triển khai ho ạt động đối ngoại của Việt Nam và những kết quả trong giai đoạn từ 1964 đến 1975. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2012), Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của Chính quyền Sài Gòn [125], sách gồm 2 tập trong đó Tập I tập trung về nội dung đánh và đàm, Tập II nội dung ký kết và thực thi. Cuốn sách tập hợp nguồn sử liệu gốc của các cơ quan trung ương Chính quyền Sài Gòn, các cơ quan
- 18 Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn diễn ra đàm phán Paris (1968 1973), giúp người đọc biết được phần nào góc nhìn của phía bên kia để có cơ sở so sánh, đối chiếu và đặc biệt thấy rõ hơn âm mưu của Hoa Kỳ và Chính quyền Sài Gòn trong đàm phán tại Paris; Nguyễn Khắc Huỳnh (2012), Nghệ thuật ngoại giao với cuộc đàm phán Paris [47], cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu, tham luận chọn lọc của tác giả, trong đó tập trung làm rõ tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Sự ủng hộ nhân dân thế giới với Việt Nam, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt trong đàm phán tại Paris với những vấn đề gay cấn trong đàm phán và bài học ngoại giao rút ra từ đàm phán; Bộ Ngoại giao chủ trì biên soạn (2015), Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam [7], cuốn sách gồm 4 phần chính: Đánh đàm và ký kết; Đấu tranh thi hành hiệp định; Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam; Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học. Trong đó, tập hợp những phát biểu chỉ đạo của các vị lãnh đạo cao cấp Việt Nam, các bài viết, trả lời phỏng vấn, hồi ký, bình luận của những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đàm phán, tái hiện lại cuộc đấu tranh cam go của Việt Nam để giành thắng lợi tại Hội nghị Paris 1973; Nguyễn Đình Bin chủ biên (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 2000 [3], các tác giả đã phân tích hoạt động ngoại giao của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, trong đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, góp phần đánh bại các loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, buộc Mỹ ký Hiệp định Paris , tạo thời cơ thuận lợi để tiến lên giải phóng miền Nam; Nguyễn Khắc Huỳnh (2006), Ngoại giao Việt Nam phương sách và nghệ thuật đàm phán [45], tác giả tập trung nghiên cứu vận dụng truyền thống ngoại giao của dân tộc và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh để xây dựng phương sách và nghệ thuật đàm phán cho ngoại giao Việt Nam. Trong đó, tập trung những cuộc đàm phán lớn với Pháp, Mỹ để góp phần giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; Vũ Dương Ninh (2015), Quan hệ đối ngoại
- 19 Việt Nam 1940 2010 [85], tác giả đã tập trung trình bày những nét cơ bản về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn, thông qua phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước liên quan đến các sự kiện, diễn biến trong quan hệ đối ngoại, rút ra nhận định chung và bài học kinh nghiệm. Cuốn sách trình bày giai đoạn 1954 1968 với nội dung chính đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, chống "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" và chống các thủ đoạn lừa bịp của chính quyền Johnson về cái gọi là "tìm kiếm hòa bình". Trong giai đoạn 1968 1973, tác giả tập trung vào cuộc đàm phán Việt Mỹ, đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris giai đoạn 1973 1975 và những hoạt động đối ngoại phục vụ cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến một số nhân tố tác động, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với một số nước, đánh giá những thành tựu trong hoạt động đối ngoại và rút ra những kinh nghiệm trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay v.v... 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Để nghiên cứu và nhận xét hiệu quả đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng dân tộc, không thể không tìm hiểu những đối sách ngoại giao, những đánh giá của tác giả các nước có quan hệ, nhiều duyên nợ với Việt Nam trong giai đoạn này, tiêu biểu là các công trình sau: Richard Reeves (2004) Một nhiệm kỳ Tổng thống dở dang [92], tác giả đã trình bày những hoạt động đối ngoại trong thời kỳ tổng thống John F.Kennedy cầm quyền, phân tích mối quan hệ căng thẳng Mỹ Xô trong việc cạnh tranh vị trí lãnh đạo thế giới. Quyết định can thiệp vào Việt Nam, ủng hộ, viện trợ chính quyền Ngô Đình Diệm của Mỹ để thực hiện âm mưu ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á và sau đó thất vọng về chính quyền Ngô Đình Diệm khi không thực hiện được những yêu cầu mà Mỹ kỳ vọng nên đã loại bỏ ông ta.
- 20 Richard Nixon (2004), Hồi ký [91], tác giả đã trình bày những chiến lược, sách lược của chính quyền mình đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, trong đó có việc đánh lừa dư luận Mỹ, xích lại gần Liên Xô và bắt tay Trung Quốc để cô lập, làm Việt Nam suy yếu nhằm mục đích giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Henrry Kissinger (2004), Hồi ký những năm bão táp và cuộc chạy đua và nhà trắng [38], tác giả đã trình bày những quan điểm bất đồng giữa Chính phủ Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tìm giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Đồng thời, thuật lại những nước cờ ngoại giao của Mỹ trong việc tiếp cận với Liên Xô, xích lại gần với Trung Quốc để cô lập Việt Nam và những vấn đề tranh luận căng thẳng trong đàm phán tại Paris. Micheal J.Hogan (1992), The End of the Cold War Its Meaning and Implications (Kết thúc chiến tranh lạnh Nội dung và ý nghĩa) [155], nội dung cuốn sách tập trung trình bày và phân tích quan điểm của các nhà sử học, khoa học chính trị, các nhà phân tích chính sách và các nhà bình luận từ Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Na Uy và Liên Xô. Trong đó, nội dung xoay quanh những vấn đề như: nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, các nguồn tư tưởng địa chính trị, chi phí của xung đột, ảnh hưởng của nó đối với đời sống và thể chế của người Mỹ. Nội dung cuốn sách cũng phân tích quan điểm của Mỹ lo sợ Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản và rơi vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc nên nên quyết định can thiệp vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng tập trung phân tích việc Mỹ lợi dụng mâu thuẫn Xô Trung, bắt tay với Trung Quốc nhằm tìm lối thoát danh dự trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ang Cheng Guan (2000), The Vietnam War 1962 1964: The Vietnamese Communist Perspective (Chiến tranh Việt Nam 1962 1964 theo quan điểm của cộng sản Việt Nam) [136], bài viết đã tập trung phân tích những khó khăn tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ trong việc đi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 587 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 324 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 236 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 192 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 152 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 144 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020
258 p | 15 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 32 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 130 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 40 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn