Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975
lượt xem 10
download
Nội dung cơ bản của đề tài gồm 3 chương: Chương 1 và chương 2, tác giả tái hiện quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975; chương 3, tác giả tổng kết lịch sử đưa ra nhận xét và rút một số kinh nghiệm về quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HỮU HOẠT ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HỮU HOẠT ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Đoàn Ngọc Hải 2. PGS, TS Lê Văn Mạnh HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Hữu Hoạt
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 Chương 1 ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN (1969 - 1973) 24 1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng lực lượng hậu cần quân đội 24 1.2. Chủ trương xây dựng lực lượng hậu cần của Đảng bộ Quân đội 33 1.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo xây dựng lực lượng hậu cần 46 Chương 2 ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG HẬU CẦN (1973 – 1975) 65 2.1. Điều kiện mới tác động đến đẩy mạnh xây dựng lực lượng hậu cần quân đội 65 2.2. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng hậu cần của Đảng bộ Quân đội 72 2.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng lực lượng hậu cần 87 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 107 3.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần (1969 – 1975) 107 3.2. Kinh nghiệm 128 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 174
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Bộ Quốc phòng BQP 02 Bộ Tham mưu BTM 03 Bộ tổng Tham mưu BTTM 04 Chính trị quốc gia CTQG 05 Chủ nghĩa xã hội CNXH 06 Công tác hậu cần CTHC 07 Đảng bộ Quân đội ĐBQĐ 08 Hà Nội H 09 Hậu cần quân đội HCQĐ 10 Hồ sơ số Hss 11 Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước KCCM, CN 12 Lực lượng hậu cần LLHC 13 Lực lượng vũ trang LLVT 14 Nhà xuất bản Nxb 15 Quân đội nhân dân QĐND 16 Quân ủy Trung ương QUTW 17 Tổng cục Chính trị TCCT 18 Tổng cục Hậu cần TCHC 19 Trang tr 20 Trung tâm Lưu trữ TTLT 21 Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về đề tài luận án Đề tài: “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975” được nghiên cứu dưới góc độ khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Trên cơ sở phương pháp luận sử học, bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, đề tài hệ thống hóa và luận giải làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của ĐBQĐ về xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Qua đó, đánh giá khách quan quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm có giá trị lịch sử và hiện thực. Nội dung cơ bản của đề tài gồm 3 chương: chương 1 và chương 2, tác giả tái hiện quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975; chương 3, tác giả tổng kết lịch sử đưa ra nhận xét và rút một số kinh nghiệm về quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội đặc biệt. Trong chiến tranh, quân đội là lực lượng trực tiếp quyết định thắng lợi trên chiến trường. Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua. Mạnh, yếu là kết quả tương quan so sánh sức mạnh của các bên tham chiến. Đó là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó hậu cần là một yếu tố quan trọng, góp phần hình thành và quyết định sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Do vậy, bất kỳ một giai cấp, nhà nước nào tổ chức ra quân đội đều chăm lo xây dựng LLHC vững mạnh toàn diện, đủ sức bảo đảm đầy đủ mọi nhu cầu vật chất, kỹ thuật cho quân đội xây dựng, trưởng thành và chiến đấu thắng lợi. Nhận thức sâu sắc những vấn đề cơ bản về chiến tranh và quân đội, trong cuộc KCCM, CN Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, LLHC quân đội nói riêng
- 6 vững mạnh về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội và LLHC quân đội. Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đã mở ra thời cơ có lợi cho cuộc KCCM, CN của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương nhanh chóng tăng cường lực lượng vũ trang cách mạng, để tận dụng thời cơ mới đưa cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ giành thắng lợi quyết định “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Theo đó, ĐBQĐ đã tập trung lãnh đạo xây dựng các lực lượng vững mạnh về mọi mặt, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các cuộc tiến công chiến lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam; tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Sự lớn mạnh và trưởng thành của quân đội nói chung, LLHC quân đội nói riêng trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo xây dựng lực lượng của ĐBQĐ. Sự lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 rất phong phú và đa dạng, để lại nhiều kinh nghiệm quý, cần được nghiên cứu, tổng kết để kế thừa trong lãnh đạo xây dựng LLHC giai đoạn hiện nay. Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN có bước phát triển mới, đòi hỏi phải ra sức xây dựng quân đội, LLHC cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được, những kinh nghiệm rút ra trong lãnh đạo và thực tiễn lịch sử xây dựng, phát triển là một trong những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng LLHC quân đội. Vì thế, nghiên cứu, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 là vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975” làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng vào xây dựng LLHC quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ yêu cầu khách quan ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, trên hai phương diện: hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ về xây dựng hệ thống tổ chức hậu cần; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ở cấp chiến lược (bao gồm các cơ quan, đơn vị, cơ sở thuộc TCHC, Đoàn 500 và Đoàn 559). Về không gian: không gian khu vực đứng chân và hoạt động của các cơ quan, đơn vị, cơ sở thuộc TCHC, Đoàn 500 và Đoàn 559 (bao gồm cả chiến trường miền Nam, miền Bắc Việt Nam; chiến trường Lào và Campuchia). Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 1969 đến tháng 4 năm 1975. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh và quân đội, về xây dựng LLVT, trực tiếp là xây dựng hậu phương, hậu cần trong chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
- 8 * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC và thực tiễn phát triển LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó là chủ yếu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sách, tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia… để hoàn thiện luận án. 6. Đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Đưa ra nhận xét và rút một số kinh nghiệm từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Cung cấp một số luận cứ khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn hiện nay. Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội... 8. Kết cấu của luận án Luận án kết cấu gồm: phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 03 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỀ TÀI 1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. Những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về công tác hậu cần Về công tác hậu cần quân đội [97], tác giả Trần Đăng Ninh đã đề cập khá đầy đủ những vấn đề cơ bản về mặt lý luận hậu cần từ vì trí, vai trò, nội dung, nhiệm vụ đến những giải pháp nâng cao chất lượng CTHC quân đội. Công trình có giá trị lý luận to lớn đối với công tác giáo dục và xây dựng ngành HCQĐ, là cơ sơ để tác giả làm rõ tính tất yếu ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN. Các công trình: Biên niên sự kiện lịch sử Hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam (1954-1975) [141], Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (Biên niên sự kiện) tập 1 (1950 – 1975) [142], đã khái lược hệ thống sự kiện trong CTHC diễn ra theo trình tự thời gian từ năm 1950 đến năm 1975. Đây là cơ sở xuất phát để tác giả luận án tìm đến các tài liệu gốc phản ánh quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN. Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954- 1975) [144], tập thể tác giả đã tái hiện toàn bộ các hoạt động của CTHC quân đội mà chủ yếu ở cấp chiến lược, diễn ra trong cuộc KCCM, CN. Kết quả các mặt hoạt động của CTHC trong cuộc KCCM, CN được dựng lại theo năm giai đoạn chiến lược của cuộc chiến tranh thành 05 chương [144, tr. 13 - 565]. Phần kết luận, các tác giả đã khái quát những ưu, khuyết điểm chính và nguyên nhân của CTHC trong cuộc KCCM, CN [144, tr. 566 - 579]. Công trình này đã đề cập chi tiết các sự kiện lịch sử của CTHC quân đội chủ yếu là hoạt động tổ chức bảo đảm hậu cần và kết quả của nó với các số liệu minh chứng cụ thể. Đây là nguồn tài liệu phong phú để tác giả tham khảo, kế thừa trong luận án. Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [147], là công trình tổng kết lịch sử CTHC trong cuộc KCCM, CN, chủ yếu trên lĩnh vực chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của CTHC quân đội ở cấp chiến lược. Công trình gồm hai phần chính và phần phụ lục. Phần diễn
- 10 biến CTHC, tập thể tác giả đã trình bày theo năm giai đoạn chiến lược của chiến tranh thành 05 chương [147, tr. 11 - 490]; phần đánh giá kết quả và kinh nghiệm, tập thể tác giả đi từ khái quát vai trò, nhiệm vụ, các điều kiện chi phối CTHC đến trình bày kết quả đạt được, nguyên nhân và rút ra tám bài học kinh nghiệm của CTHC trong cuộc KCCM, CN [147, tr. 491 - 648]. Công trình này đã đề cập khách quan và toàn diện các hoạt động của CTHC trong cuộc KCCM, CN chủ yếu về mặt tổ chức thực hiện. Về hoạt động lãnh đạo của Đảng nói chung, ĐBQĐ nói riêng đối với CTHC và xây dựng LLHC công trình này chưa đề cập tới. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tác giả kế thừa một cách có hệ thống quá trình chỉ đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN. Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam tập 2 (1955 – 1975) [12], là công trình lịch sử, tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo xây dựng ĐBQĐ vững mạnh về mọi mặt trong suốt cuộc KCCM, CN. Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, tập thể tác giả đã tái hiện khá đầy đủ và chính xác những sự kiện của ĐBQĐ diễn ra trong suốt 21 năm KCCM, CN của dân tộc Việt Nam. Diễn biến quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng Quân đội và xây dựng ĐBQĐ (1955 – 1975), được tập thể tác giả trình bày thành 05 chương (từ chương sáu đến chương mười) tương ứng với năm giai đoạn chiến lược của cuộc KCCM, CN [12, tr. 11 – 839]. Phần kết luận, tập thể tác giả đã khái quát những đặc điểm lớn chi phối hoạt động lãnh đạo của ĐBQĐ; những thành công chủ yếu trong lãnh đạo xây dựng Quân đội và xây dựng Đảng bộ của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN; đồng thời, làm rõ nguyên nhân của những thành công đó [12, tr. 840 – 870]. Công trình đã hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ đối với toàn quân và toàn Đảng bộ trong cuộc KCCM, CN. Đây là cơ sở lý luận trực tiếp để tác giả luận án làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975. Ngoài những công trình trên, còn một số công trình tổng kết CTHC trong cuộc KCCM, CN theo từng chuyên đề, từng giai đoạn lịch sử khác nhau như: Hậu cần trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
- 11 [139], Tổng kết chuyên đề tổ chức hậu cần khu vực ở chiến trường Nam Bộ - cực Nam Trung Bộ (B2) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [3], Lịch sử Vận tải quân đội nhân dân Việt Nam [140], Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973) [146],… Các công trình này đã nêu bật được lịch sử xây dựng và trưởng thành cũng như kết quả to lớn của ngành HCQĐ phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và chiến thắng. Đồng thời, đều khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của CTHC quân đội trong cuộc KCCM, CN. 50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm và hướng phát triển [145] gồm bài đề dẫn và 46 bài tham luận tại Hội thảo khoa học “50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Kinh nghiệm và hướng phát triển” do TCHC tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm Ngày truyền thống ngành HCQĐ. Nội dung các bài tham luận khá phong phú, đa dạng, đã tập trung làm nổi bật: những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về hậu cần; kết quả và kinh nghiệm qua 50 năm ngành HCQĐ xây dựng và hoạt động theo tư tưởng hậu cần của Người. đồng thời, đề xuất hướng vận dụng trong xây dựng và hoạt động của ngành HCQĐ trong giai đoạn cách mạng mới. Khi đề cập đến CTHC trong cuộc KCCM, CN các tác giả đều thống nhất một số nội dung cơ bản là: Hậu cần là một mặt công tác quân sự của Đảng, yếu tố cấu thành sức mạnh chiến đấu của quân đội, của LLVT, quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh [145, tr. 24]. Trong cuộc KCCM, CN mọi hoạt động và tổ chức của ngành HCQĐ đều thực hiện theo quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quan điểm hậu cần nhân dân; quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường; quan điểm hết lòng phục vụ bộ đội [145, tr. 26]. Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, của Hồ Chí Minh về CTHC, tổ chức chỉ đạo và thực hiện bằng những giải pháp sáng tạo trong cuộc KCCM, CN ngành HCQĐ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm
- 12 mọi nhu cầu vật chất, kỹ thuật cho quân đội, cho LLVT xây dựng, trưởng thành và chiến đấu thắng lợi. Hậu phương và công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [6], tập thể tác giả trên cơ sơ nghiên cứu sâu sắc những vấn đề cơ bản về lý luận hậu cần, thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động của CTHC trong lịch sử dân tộc, trên thế giới và thực tiễn tình hình nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho quân đội hiện nay, từ đó đưa ra những vấn đề cơ bản nhất dưới góc độ lý luận chung về CTHC, hậu phương trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác hậu cần quân đội từ 1945 đến 1969 [126], bằng những luận cứ khoa học tác giả Đoàn Quyết Thắng khẳng định: quá trình cùng Trung ương Đảng và Chính Phủ lãnh đạo CTHC trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến to lớn đối với CTHC quân đội. Về mặt lý luận hậu cần, Hồ Chí Minh đã xác lập hệ thống quan điểm chỉ đạo bao gồm: quan điểm hậu cần nhân dân; quan điểm cần, kiệm, tự lực, tự cường trong CTHC; quan điểm tận tâm, tận lực phục vụ bộ đội [126, tr. 38 – 60]. Về mặt thực tiễn, Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động CTHC quân đội, không ngừng chăm lo xây dựng ngành HCQĐ vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tác giả cũng đã khẳng định giá trị lịch sử, hiện thực những cống hiến của Người đối với CTHC quân đội cả về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời, chỉ ra phương hướng tiếp tục phát huy giá trị những cống hiến của Hồ Chí Minh trong xây dựng ngành HCQĐ hiện nay. “Quán triệt những quan điểm của Đảng trong công tác hậu cần” [98], tập thể tác giả khẳng định: hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam là hậu cần của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Để bảo đảm cho CTHC đi đúng hướng và đạt chất lượng cao cần phải quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo đó là: quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng, quan điểm thực tiễn, quan điểm chiến tranh nhân dân và quan điểm cần, kiệm, dựa vào sức mình là chính [98, tr. 30 - 35]. Đồng thời,
- 13 bài báo cũng đề cập trên cơ sơ quán triệt các quan điểm trên cần phải xây dựng và giải quyết tốt các mối quan hệ trong CTHC mới bảo đảm cho ngành HCQĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Không ngừng nâng cao chất lượng công tác hậu cần” [129], tác giả Trần Thọ khẳng định: để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh chiến đấu của các LLVT, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng, phải không ngừng nâng cao chất lượng CTHC. Từ thực tiễn, kinh nghiệm và yêu cầu của CTHC, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp (nhóm bảo đảm cho thể lực của bộ đội và uy lực của vũ khí, trang bị kỹ thuật được phát huy cao nhất; nhóm thực hành bảo đảm với hiệu suất cao) để nâng cao chất lượng CTHC. “Bài học thắng lợi của công tác hậu cần trong chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước” [127] Thượng tướng, Đinh Đức Thiện nguyên chủ nhiệm TCHC khẳng định: dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và CTHC quân đội đã không ngừng lớn mạnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo CTHC quân đội trong chiến tranh tác giả rút ra bốn kinh nghiệm lớn của CTHC trong chiến tranh [127, tr. 126 - 146]. Những bài viết trên đã đề cập một số quan điểm của Đảng về CTHC trong cuộc KCCM, CN tác giả có thể kế thừa để làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam” [128], tác giả Ngô Vi Thiện khẳng định: quan điểm Hồ Chí Minh về HCQĐ là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng quân sự của Người. Quan điểm đó gồm: vị trí, vai trò của CTHC; vấn đề xây dựng nguồn lực hậu cần; xây dựng ngành HCQĐ về mọi mặt… Tác giả cũng khẳng định các quan điểm hậu cần của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của ngành HCQĐ trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta, mà nó vẫn giữ nguyên giá trị trong xây dựng ngành HCQĐ hiện nay. Ngành HCQĐ phải tiếp tục vận dụng sáng tạo những quan điểm đó vào thực tiễn công tác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
- 14 Một số bài báo khác như: “Mấy suy nghĩ về công tác hậu cần theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển” [125], “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của hậu cần quân đội và nhiệm vụ của người làm công tác phục vụ” [68], ... cũng đều khẳng định những cống hiến và giá trị to lớn của quan điểm hậu cần quân sự Hồ Chí Minh trong lịch sử và hiện thực. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng hậu cần quân đội Xây dựng LLHC là một nội dung quan trọng trong CTHC, vì thế các công trình nghiên cứu chung về CTHC đều đã đề cập đến nội dung này ở các cấp độ khác nhau, như: 50 năm ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm và hướng phát triển [145], khi đề xuất hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng ngành HCQĐ trong giai đoạn hiện nay tác giả các bài viết đều khẳng định phải ra sức xây dựng LLHC vững mạnh về mọi mặt làm nòng cốt, để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả CTHC. Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác hậu cần quân đội từ 1945 đến 1969 [126], ở nội dung “Tiếp tục phát huy những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng ngành Hậu cần quân đội hiện nay” [126, tr. 149 - 174], tác giả khẳng định: trong giai đoạn hiện nay LLHC phải được xây dựng vững mạnh toàn diện, theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phải xây dựng bộ máy hậu cần hoàn chỉnh từ trên xuống dưới; cải tiến, bổ sung trang bị kỹ thuật cho phù hợp với nhiệm vụ và ngày càng hiện đại; phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật đủ số lượng, đồng bộ, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, có sức khoẻ dồi dào; phải cải tiến lề lối làm việc cho khoa học, phù hợp với đòi hỏi của việc tổ chức bảo đảm ngày càng cao của CTHC. Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954- 1975) [144], tập thể tác giả đã đánh giá kết quả xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN với những thành công chủ yếu là: đã xây dựng kiện toàn được bộ máy cơ quan chỉ huy, chỉ đạo hậu cần hoàn chỉnh, thống nhất trong toàn quân [144, tr.
- 15 514 - 515]; đã từng bước xây dựng củng cố được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần tương đối hoàn chỉnh, có cơ cấu tổ chức, lực lượng bảo đảm đồng bộ [144, tr. 515 - 517]; đã đạt kết quả tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên hậu cần [144, tr. 517 - 519]. Bên cạnh những thành công chủ yếu, tập thể tác giả cũng nêu một số hạn chế trong xây dựng LLHC [144, tr. 522 - 531]. Tập thể tác giả đã đưa ra bốn nguyên nhân dẫn tới thành công xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN. Trong đó, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam là nhân tố hàng đầu quết định thắng lợi của công tác xây dựng LLHC [144, tr. 524 - 525]. Từ thực tế trên tập thể tác giả kết luận “Cần ra sức xây dựng lực lượng hậu cần có tổ chức mạnh, có chất lượng cao, có hiệu suất bảo đảm lớn” [144, tr. 622] và rút kinh nghiệm xây dựng LLHC với các nội dung: xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần vững mạnh toàn diện; xây dựng, kiện toàn cơ quan chỉ huy, chỉ đạo hậu cần các cấp đi đôi với xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở, đơn vị hậu cần, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ngày càng lớn mạnh [144, tr. 622]. Những công trình tổng kết CTHC trong cuộc KCCM, CN theo từng chuyên đề, từng giai đoạn lịch sử khác nhau cũng đã tổng kết xây dựng LLHC trên từng lĩnh vực, từng giai đoạn chiến tranh với những nhận định và hệ thống số liệu khách quan và phong phú . Hậu phương và công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc [6] khi trình bày phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu xây dựng ngành HCQĐ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tập thể tác giả đã khẳng định: “Xây dựng lực lượng hậu cần là thiết thực nâng cao chất lượng công tác hậu cần góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” [6, tr. 136]. Đồng thời, đề xuất nội dung xây dựng LLHC trong giai đoạn hiện nay gồm: xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức HCQĐ; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bổ sung, cải tiến, hiện đại hóa trang bị kỹ thuật hậu cần [6, tr. 142 - 165].
- 16 “Quán triệt những quan điểm của Đảng trong công tác hậu cần” [98] khi đề xuất các nội dung xây dựng và giải quyết tốt các mối quan hệ trong CTHC tập thể tác giả đã đề cập một số giải pháp xây dựng LLHC là: phải “làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần trở thành người chiến sĩ cách mạng tự giác, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp, với dân tộc, có giác ngộ chính trị cao, có mục tiêu phục vụ rõ ràng, có phương hướng đúng đắn” [98, tr. 35]; phải xây dựng “tổ chức lãnh đạo, tổ chức chỉ huy hậu cần vững mạnh, thích hợp” [98, tr. 38]; tổ chức hậu cần phải có hình thức thích hợp, sử dụng con người và phân công, phối hợp hợp lý [98, tr. 38]; phải lãnh đạo xây dựng, củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật vững mạnh [98, tr.41]. “Không ngừng nâng cao chất lượng công tác hậu cần” [129], tác giả Trần Thọ đã đưa ra một số giải pháp xây dựng LLHC là: coi trọng việc kiện toàn cơ cấu tổ chức hậu cần mạnh, gọn, nhẹ và hiệu suất cao [129, tr. 88]; không ngừng nâng cao chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, cải tiến, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật; khẩn trương nâng cao năng suất và chất lượng sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật [129, tr. 36]. “Bài học thắng lợi của CTHC trong chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước” [127], tác giả Đinh Đức Thiện đánh giá kết quả xây dựng LLHC đến đầu năm 1969 là: đã xây dựng được hệ thống tổ chức cơ quan hậu cần và bộ đội hậu cần hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trên xuống dưới, hệ thống cơ sở hậu cần vững chắc từ hậu phương đến tiền tuyến; đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần đông đảo, có lập trường tư tưởng vững, có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của các LLVT; khối lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường ngày càng hiện đại đáp ứng đủ yêu cầu thiết yếu cho bộ đội ta chiến đấu và chiến thắng [127, tr. 140]. Theo tác giả kinh nghiệm về xây dựng LLHC gồm: xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần các cấp; xây dựng hệ thống cơ sở, vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị hậu cần mạnh; xây dựng tổ chức biên chế các cơ quan, đơn vị hậu cần phù hợp, cân đối, thống nhất trong toàn quân; trong đó, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần vững mạnh toàn diện là khâu trung tâm then chốt nhất [127, tr. 136 - 147].
- 17 Ngoài những công trình nghiên cứu chung về CTHC đã đề cập đến nội dung xây dựng LLHC, còn có một số công trình tiêu biểu khác cũng đề cập nội dung này như: “Xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ kiên cường, dũng cảm, có năng lực hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ” [159], tập thể tác giả đã khẳng định: một trong những vấn đề quan trọng trong công tác cán bộ quân đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là “Nâng cao hơn nữa trình độ chính trị, quyết tâm chiến đấu, trình độ tổ chức, chỉ huy, quản lí bộ đội, tác phong chiến đấu của cán bộ các cấp” [159, tr. 73], và đã đặt ra yêu cầu “Bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về chính trị, lập trường, tư tưởng, đạo đức, tác phong, trình độ tổ chức chỉ huy, quản lí bộ đội, trình độ nghiệp vụ, văn hóa, sức khỏe” [159, tr. 74]. Tập thể tác giả cũng xác định xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức, biện pháp. Phải thực hiện tốt tất cả các khâu, các bước từ đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, quản lý, đánh giá… Lấy đào tạo, huấn luyện tập trung tại các học viện, nhà trường, các đơn vị huấn luyện để trang bị những kiến thức cơ bản; lấy bồi dưỡng, rèn luyện tại chức làm thường xuyên để không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần các cấp trong toàn quân [159, tr. 76]. “Cần, kiệm trong chiến đấu và xây dựng quân đội” [96], tác giả Lương Nhân khẳng định: cần, kiệm là một nguyên tắc trong xây dựng LLVT, xây dựng LLHC cách mạng của Đảng, quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc ấy Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, ngành HCQĐ nói riêng vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng trước mắt, vừa có điều kiện để chiến đấu lâu dài thắng lợi, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân, giành thêm sức người, sức của cho phát triển kinh tế, củng cố hậu phương. Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cuộc chiến tranh, tác giả đề xuất ba giải pháp nhằm thực hành cần, kiệm một cách thiết thực hơn trong chiến đấu và xây dựng quân đội, xây dựng LLHC đó là: sử dụng thật tốt sức người trong quân đội; sử dụng và bảo vệ thật tốt cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản, tài chính và tích cực tăng gia sản xuất, phát huy cao độ khả năng tự cấp, tự túc [96, tr. 46].
- 18 Đào tạo cán bộ hậu cần đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới [4] là tập hợp 50 bài tham luận trong Hội thảo khoa học “Đào tạo cán bộ hậu cần đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới” do Học viện Hậu cần tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Học viện. Trong các bài tham luận dù đề cập nông, sâu khác nhau, nhưng đều khẳng định: đào tạo đội ngũ cán bộ hậu cần vững mạnh là một yêu cầu khách quan, là nhân tố đặc biệt quan trọng trong xây dựng LLHC. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đã, đang và tiếp tục được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ. Các bài viết đã đề ra những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; về tác phong lãnh đạo, chỉ huy đối với cán bộ hậu cần các cấp trong giai đoạn cách mạng mới; đồng thời, đề xuất các nội dung, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ hậu cần đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. 1.2. Những công trình nghiên cứu của người nước ngoài 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về công tác hậu cần Hậu cần các lực lượng vũ trang Xô viết trong chiến tranh giữ nước vĩ đại [11], Đại tướng S. K. Curơcôtkin, nguyên Thứ trưởng BQP, Chủ nhiệm TCHC Quân đội Xô viết từ thực tiễn chỉ đạo CTHC trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô (1941-1945), đã khái quát thành những vấn đề lý luận có tính nguyên tắc về CTHC quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những vấn đề đó gồm: vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động hậu cần các LLVT Xô viết; những nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của CTHC các LLVT Xô viết trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN. Hậu cần các lực lượng vũ trang sự hình thành và phát triển [67], tác giả Gôluskô đã xác định: hậu cần các LLVT là một bộ phận của LLVT, thành phần của nó gồm các đơn vị, cơ quan và phân đội được sử dụng để bảo đảm cho quân đội về vật chất, kỹ thuật, giao thông, y tế, xăng dầu, doanh trại và tài chính.
- 19 Đồng thời, khái quát quá trình hình thành, phát triển và chỉ ra những vấn đề có tính nguyên tắc trong CTHC của Hậu cần các LLVT Xô viết. Hậu cần các lực lượng vũ trang hỗn hợp của khối quân sự NATO [70] tác giả A. Lêkhin khẳng định các nhà lãnh đạo của khối quân sự NATO đánh giá rất cao về vai trò của CTHC “Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào trình độ tổ chức của hậu cần” [70, tr. 3], nên thường xuyên chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức hậu cần làm cho các đơn vị hậu cần tinh, gọn có sức cơ động nhanh và hiệu suất bảo đảm lớn. Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, một câu hỏi lớn đặt ra với nhiều thế hệ người Mỹ là: Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? (Why Viet Nam?). Thua ở Việt Nam làm Mỹ đau đầu, nhiều học giả tập trung nghiên cứu, tìm lời giải đáp. Ở Mỹ, đã có hàng nghìn cuốn sách, hàng triệu trang viết của các chính khách, các nhà sử học, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, những người trực tiếp điều hành và tham gia cuộc chiến tranh và cả những người ngoài cuộc, … viết về sự kiện này với những lập luận, lý giải khác nhau để tìm ra lời giải cho sự thất bại của họ ở Việt Nam. Trong đó có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới CTHC tiêu biểu như: Report on the war in Viet Nam [170]; The limits of intervention [58]; The Air war in Indochina [167]; Indochina in conflict [176]; The best and the brightest [165]; Dynamics of the Viet Nam war, a quantitative analysis and predictive computer simulation [168]; War in the Shadows [162]; The lessons of Viet Nam [173]; The last chopper [163]; Vain hope, grim realities the economic consequences of the Viet Nam war [172]; A soldier reports [175]; Tóm tắt tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ [130]; Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam [95]; Giải phẫu một cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại [72]; ... Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều thừa nhận rằng thất bại của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là một tất yếu, đó là một thất bại tổng lực trên tất cả các mặt của chiến tranh. Trong đó, thất bại trên mặt trận hậu cần là một thất bại nghiêm trọng. Các nghiên cứu của người
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 611 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
209 p | 268 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 331 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 237 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 166 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 221 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 271 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 153 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
189 p | 102 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 147 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 34 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 21 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 44 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 14 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn 2002-2018
59 p | 48 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn