intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

40
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020; trên cơ sở đó đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Công Vũ MỤC LỤC
  2. Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 22 Chƣơng 2 CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 - 2015) 29 2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng nông thôn mới 29 2.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo xây dựng nông thôn mới 47 Chƣơng 3 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2015 - 2020) 79 3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới 79 3.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới 93 Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 125 4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020) 125 4.2. Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020) 138 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 187 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
  3. STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Ban Chỉ đạo BCĐ 2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3 Hệ thống chính trị HTCT 4 Hội đồng nhân dân HĐND 5 Hợp tác xã HTX 6 Kinh tế - xã hội KT - XH 7 Mặt trận Tổ quốc MTTQ 8 Mục tiêu quốc gia MTQG 9 Nông thôn mới NTM 10 Ủy ban nhân dân UBND
  4. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Việt Nam là một nước nông nghiệp, do vậy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm tháng lầm than của dân tộc, phong trào yêu nước của nông dân chính là “bà đỡ” cho phong trào công nhân phát triển và là điều kiện thúc đẩy cho Đảng ra đời. Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, giai cấp nông dân đã cùng với giai cấp công nhân và các giai tầng khác trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên làm cuộc cách mạng “long trời lở đất”, giành chính quyền về tay Nhân dân… Có thể nói trong những lúc khó khăn nhất, địa bàn nông thôn luôn là chỗ dựa của cách mạng, là nơi bảo vệ, chở che, cái nôi cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn chính là ba nhân tố góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng KT - XH (1986 - 1996). Tuy nhiên, sau một thời kỳ dài phát triển, đạt được những thành tựu to lớn, nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng dần bộc lộ những khó khăn, bất cập. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 - 8 - 2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là Nghị quyết quan trọng của Đảng, nhằm phát huy vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Nghị quyết xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghía, trong đó: Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng NTM gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. Cụ thể hóa Nghị quyết 26-NQ/TW Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 16 - 4 - 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ- TTg Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Tiếp đó, ngày 4 - 6 - 2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, nơi có nhiều tiềm năng lợi thế để xây dựng NTM. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ năm 2010 đến năm 2020, Đảng bộ tỉnh Bắc
  5. 6 Giang đã có nhiều sáng tạo trong đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương. Nhờ đó, nhận thức của đa số người dân về xây dựng NTM ngày càng được nâng cao; hạ tầng KT - XH, được đầu tư, nâng cấp có chuyển biến rõ nét; diện mạo nông thôn đã đổi mới, khang trang, sạch, đẹp, văn minh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, vui chơi, giải trí và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân; tạo tiền đề vững chắc đưa Bắc Giang hòa nhập vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của tỉnh Bắc Giang vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục: Sự chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, có nơi chưa quyết liệt, sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh mún; cán bộ, công chức xã phụ trách về NTM đều là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng đến việc theo dõi tại cơ sở… Thực tiễn đó rất cần được đầu tư nghiên cứu nhằm đánh giá đúng mức ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm để vận dụng trong thời gian tới. Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng NTM trên phạm vi cả nước nói chung, ở tỉnh Bắc Giang nói riêng được đề cập ở các cấp độ và phạm vi khác nhau. Có những công trình phản ánh kết quả nghiên cứu, khảo sát về thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên phạm vi cả nước; có những công trình ghi lại kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại các hội thảo cấp quốc gia, quốc tế nhằm tìm kiếm kinh nghiệm, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; có cả những sách chuyên khảo, đặc biệt là rất nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bàn về xây dựng NTM ở Việt Nam nói chung cũng như từng địa phương cơ sở nói riêng đã được công bố. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó chính là “khoảng trống” khoa học cần được khỏa lấp. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  6. 7 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020; trên cơ sở đó đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020). Hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020). 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Lãnh đạo xây dựng NTM có nội hàm khá rộng bao gồm nhiều nội dung với nhiều tiêu chí. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sinh tập trung làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM và quá trình chỉ đạo trên năm vấn đề cơ bản: (1) Thành lập BCĐ, công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua và công tác quy hoạch xây dựng NTM; (2) Chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH; (3) Chuyển đổi mô hình, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông thôn; (4) Phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, giảm nghèo và bảo vệ môi trường; (5) Xây dựng HTCT ở cơ sở, tăng cường công tác quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Về thời gian: Luận án lựa chọn mốc thời gian từ 2010 đến năm 2020. Năm 2010 là năm tỉnh Bắc Giang bắt đầu triển khai xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (2010). Năm 2020 là năm tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai
  7. 8 đoạn 2010 - 2020. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có sử dụng một số thông tin có liên quan trước năm 2010. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đồng thời, để có cơ sở đối chiếu so sánh, đề tài có sử dụng số liệu của một số địa phương khác như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình... 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa vào thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM, được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án và báo cáo sơ, tổng kết về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của Tỉnh ủy, UBND, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương của tỉnh Bắc Giang; các số liệu được công bố trong niên giám thống kê của Tỉnh cũng như kết quả khảo sát thực tế ở một số địa phương, cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, luận án còn dựa vào kết quả nghiên cứu của một số công trình, đề tài khoa học đã công bố có liên quan ở tỉnh Bắc Giang cũng như các địa phương trên phạm vi cả nước. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ bối cảnh, quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 qua 2 giai đoạn: 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Phương pháp lôgíc dùng để làm rõ các bước phát triển chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020; rút ra ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết kinh
  8. 9 nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm làm rõ chủ trương, luận chứng các mặt chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ cũng như thành tựu, hạn chế trong quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang giữa các giai đoạn; giữa tỉnh Bắc Giang với các địa phương khác; giữa tỉnh Bắc Giang với mặt bằng chung của cả nước. 5. Những đóng góp mới của luận án Góp phần hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020. Đưa ra những nhận xét có cơ sở về quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020) trên cả hai bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế. Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020). 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng NTM (qua thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang). Góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp lãnh đạo xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn sau năm 2020. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; công tác tuyên truyền về xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang cũng như trên phạm vi cả nước. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của đề tài gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  9. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới Frans Ellits (1994), Agricultural Policy in Developing countries (Chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển) [216] đã cho rằng đầu tư, hỗ trợ của nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển vùng nông thôn, là động lực huy động sự tham gia đóng góp và thúc đẩy ý chí phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình, tạo động lực phát triển vùng nông thôn. Để hỗ trợ của nhà nước đạt hiệu quả thì cần phải có một quy trình cấp vốn hợp lý, cần được quản lý chặt chẽ. World Bank (1998), Agricultural and Environment, Perspectives on Sustainable Rural Development (Nông nghiệp và môi trường, nhận thức về phát triển nông nghiệp bền vững) [221] đã khuyến cáo với các quốc gia đang phát triển trong quá trình phát triển KT - XH ở khu vực nông thôn, phải đặc biệt coi trọng việc gắn kết hài hòa giữa phát triển sản xuất với giữ gìn và bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường: Nước, không khí, nước sạch và rừng. Nghiên cứu cũng khẳng định các quốc gia muốn đạt được thành công trong phát triển KT - XH ở khu vực nông thôn phải đi theo hướng phát triển bền vững. Hanho Kim, Yong-Kee Lee (2004), Agricultural Policy Reform and Strucural Adjustment in Korea and Japan (Cải cách chính sách và điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp ở Hàn Quốc và Nhật Bản) [217] khi phân tích chính sách nông nghiệp qua các thời kỳ ở Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng, cả hai nước này đều trải qua thời kỳ dài bảo hộ nông nghiệp và an ninh lương thực được đề cao, sau đó là chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới thị trường nhằm tăng năng suất lao động và tính cạnh tranh của nông nghiệp trong nước, đồng thời phát triển khu vực nông thôn không còn chênh lệch quá xa so với thành thị. Trong cả hai thời kỳ này, vấn
  10. 11 đề đầu tư các nguồn lực và tạo cơ chế quản lý các nguồn lực có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo động lực cho sự phát triển của khu vực nông thôn. Trịnh Cường (2012), “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới” [59] là bài viết đăng trong cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Vũ Văn Phúc (Chủ biên); tác giả khẳng định: “Khu vực nông thôn đóng vai trò rất quan trọng tiến trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới” [59, tr. 313]. Chính vì vậy, phát triển nông thôn hiện nay đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Tác giả nêu kinh nghiệm xây dựng NTM ở 4 quốc gia tiêu biểu như: Kinh nghiệm xây dựng NTM của Mỹ: Chính phủ Mỹ có các khoản vốn đầu tư lớn và tăng cường sử dụng lao động trình độ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính phủ luôn quan tâm cải tiến máy móc nông nghiệp, giống, hệ thống tưới tiêu và kiểm soát sâu bệnh hiệu quả làm cho nông dân ngày càng thành công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp” với những tập đoàn sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế hiện đại của Mỹ. Kinh nghiệm xây dựng NTM của Nhật Bản: Từ năm 1970, ở tỉnh Oita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển Phong trào “Mỗi làng, Một sản phẩm”. Cho đến nay, phong trào ngày càng phát triển và thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, có sức lan tỏa không chỉ ở Nhật Bản mà còn có sức lôi cuốn với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới quan tâm tìm hiểu và áp dụng. Các nhà nghiên cứu, học giả Nhật Bản và thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm để có nhiều người, nhiều khu vực và nhiều quốc gia có thể áp dụng Phong trào trong chiến lược phát triển nông nghiệp. Kinh nghiệm xây dựng NTM của Hàn Quốc: Từ tinh thần của Phong trào làng mới (SU) bắt đầu từ năm 1970 được xác định bằng ba tiêu chí: Cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng) đã đưa đất nước Hàn Quốc từ một quốc gia đói nghèo vào những năm 1960 thành quốc gia có bộ mặt nông thôn thay đổi hết sức kỳ diệu với các dự án phát triển cơ sở hạ
  11. 12 tầng nông thôn cơ bản hoàn thành. Đến nay, phong trào cơ khí hóa, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả làm tăng nhanh năng suất, giá trị nông nghiệp. Kinh nghiệm xây dựng NTM của Thái Lan: Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở rộng các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro cho nông dân. Phạm Thị Thanh Bình (Chủ biên, 2018), Nghiên cứu so sánh chính sách nông nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [12]. Cuốn sách đề cập đến nhiều góc độ, vấn đề nổi lên trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững của các quốc gia nêu trên về cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp bền vững. Theo đó, khẳng định phát triển nông nghiệp bền vững tức là nâng cao chất lượng môi trường và nguồn lực được dùng trong nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu nông sản cho con người và nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả thi về kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặc dù, tùy từng vùng, quốc gia và điều kiện nghiên cứu, chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững có khác nhau, nhưng các chỉ tiêu chung sử dụng để đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp bền vững đều được nhìn nhận chung theo 3 chiều cạnh là KT - XH và môi trường. Qua đó, các tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, các tác giả cũng gợi ý các giải pháp để phát triển nông nghiệp hướng tới việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Bành Kiến Cường (2019), “Ra sức phát triển nông nghiệp hiện đại trên con đường hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc” [59] là bài viết đăng trong
  12. 13 cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Vũ Văn Phúc (Chủ biên); đưa ra nội hàm và đặc trưng của nông nghiệp hiện đại đó là: “Nông nghiệp hiện đại là loại hình nông nghiệp khác với nông nghiệp truyền thống, là nền nông nghiệp phát triển hiệu quả cao, lấy trụ cột là các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, phương thức quản lý kinh doanh hiện đại, đầu tư các yếu tố hiện đại” [59, tr. 311] với đặc trưng là các chủ thể tổ chức sản xuất có tổ chức; đưa khoa học kỹ thuật vào phương thức sản xuất; nhất thể hóa kinh doanh ngành nghề; đa nguyên hóa chức năng ngành nghề và phân bổ hóa các yếu tố. Từ đó, tác giả nêu ý nghĩa của việc đẩy nhanh phát triển nền nông nghiệp hiện đại nhằm bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế trong nông nghiệp của Trung Quốc và tăng thu nhập cho nông dân. Từ đặc điểm của Trung Quốc tác giả đặt vấn đề hiện đại hóa nông nghiệp theo đặc sắc Trung Quốc với các giải pháp như: Lấy điều kiện vật chất hiện đại trang bị cho nông nghiệp; áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp; phát huy hệ thống ngành nghề hiện đại để phát triển nông nghiệp; coi trọng ý tưởng hiện đại dẫn dắt nông dân và bồi dưỡng nông dân kiểu mới để phát triển nông nghiệp. 1.1.2. Các nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 1.1.2.1. Các nghiên cứu chung về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam [61] tác giả khái quát thành tựu nông nghiệp, nông thôn đạt được từ năm 1981 đến năm 1996, đồng thời nhấn mạnh vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn là nỗi trăn trở, suy tư của toàn xã hội Việt Nam. Từ đó đặt ra yêu cầu phải có chiến lược phát triển đúng đắn thì nông nghiệp, nông thôn Việt Nam mới không có nguy cơ tụt hậu. Do vậy, vấn đề đặt ra ở nước ta là chủ trương tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; đổi mới và phát triển KT - XH. Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa [56]. Công trình gồm
  13. 14 16 vấn đề về đề tài nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đề cập những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách, trong mỗi chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu lên những kinh nghiệm có tính tổng kết qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối chính sách nói trên, nhất là từ sau khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Vấn đề bao trùm trong việc triển khai thực hiện có kết quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên từng lĩnh vực, từng địa bàn là các tổ chức đảng phải dày công tiến hành công tác vận động quần chúng, nông dân, thông qua các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên. Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [206]. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở tập hợp các bài viết, bài tham luận của các nhà nghiên cứu, các cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo về kinh tế, nông nghiệp ở các ngành, các cấp ở Trung ương và một số địa phương, cơ sở. Tư tưởng nổi bật của các bài viết đều khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là con đường tất yếu để đưa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Do vậy, phải phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại [11], đã nhìn nhận một cách toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới. Cuốn sách làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt đã nêu được bối cảnh của sự phát triển nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đặng Kim Sơn (2008), Công nghiệp hóa nông nghiệp - Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam [66] đã điểm lại một số học thuyết kinh tế trong phát triển nông nghiệp như: Các lý thuyết phát triển nông nghiệp theo
  14. 15 giai đoạn, lý thuyết liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế, lý thuyết về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường; giới thiệu thực tiễn thành công và thất bại của một số nền kinh tế châu Á điển hình như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc trong quá trình phát triển nông nghiệp và trong bối cảnh tiến hành công nghiệp hóa; từ đó tóm lược một số bài học kinh nghiệm và lý luận phát triển chính thức rút ra từ công nghiệp hóa; đề nghị về chính sách, cách tiến hành để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn tới. Phạm Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh (2009), Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay [69], khẳng định mô hình xây dựng NTM là tổng thể các đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, khác với mô hình nông thôn truyền thống ở tính tiên tiến về mọi mặt; qua đó phân tích chủ yếu ba vấn đề: Nông thôn Việt Nam trước yêu cầu mới; hình dung ban đầu về những tiêu chí của mô hình NTM; những nhân tố chính của của mô hình NTM như KT- XH, văn hóa, con người, môi trường... Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình NTM có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách. Hồ Xuân Hùng (2011), Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và Nhân dân ta [41], đã khẳng định để Nghị quyết 26 đạt được mục tiêu đề ra về xây dựng NTM, cần phải có quyết tâm, nguồn lực và thời gian để thực hiện Chương trình theo những nội dung: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn; tăng thu nhập gấp 2 - 3 lần hiện nay… Tác giả cũng khẳng định Việt Nam xây dựng NTM trong điều kiện còn nhiều khó khăn nên phải lâu dài. Công việc đó là sự nghiệp cách mạng mới lâu dài của toàn Ðảng và toàn dân; nhấn mạnh một số biện pháp và điều kiện nhằm thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.
  15. 16 Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn [50] khẳng định, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Cuốn sách nghiên cứu toàn diện về kết quả và quá trình tác động của tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, trong đó có những yếu tố hình thành nên diện mạo NTM. Vũ Văn Phúc (Chủ biên, 2012), Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn [59] gồm 33 bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM với những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM; thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam. Báo Nhân dân (2013), Gỡ khó cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn [10] là tuyển tập 38 tác phẩm báo chí chọn lọc hưởng ứng Cuộc thi viết về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Các tác phẩm thuộc nhiều thể loại báo chí sinh động, đề cập đến mọi lĩnh vực của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang được xã hội quan tâm. Từ đó, các bài viết phân tích, đề xuất những giải pháp cùng Nhà nước và các ngành, các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần thiết thực vào phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nông thôn. Nguyễn Văn Quý (2018), “Xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X của Đảng - Một số kết quả” [63] trên cơ sở đánh giá diện tích tự nhiên, lực lượng lao động của cư dân nông thôn tác giả luận giải chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước. Từ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bài viết nêu kết quả bước đầu đạt được. Bên cạnh đó bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế cần tập trung khắc phục và đưa ra kiến nghị trên 10 nội dung cơ bản cần tập trung thực hiện để Chương trình tiến hành trên phạm vi cả nước đạt kết quả cao nhất theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X đề ra.
  16. 17 1.1.2.2. Các nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền, địa phương Nguyễn Cao Chương (2012), Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [18]. Tác giả hệ thống hóa lý luận về phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tác giả khẳng định, vấn đề phát triển kinh tế nông thôn Quảng Bình cần phải được quan tâm. Do đó cần phải nghiên cứu việc phát triển các doanh nghiệp nông thôn làm tăng giá trị sản xuất, để tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước, ban hành các cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông thôn phát triển trong đó cần quan tâm đến việc giảm các loại thuế, phí không cần thiết để giảm bớt gánh nặng cho nông dân. Luận án góp phần vào hoạch định chính sách quản lý, khai thác tiềm năng nguồn lực, lợi thế cho phát triển kinh tế nông thôn. Nguyễn Viết Hưng (2012), “Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Nam Định, các giải pháp và một số kinh nghiệm bước đầu trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới” [59] là bài viết đăng trong cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Vũ Văn Phúc (Chủ biên). Bài viết đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định, khẳng định mô hình NTM đang được triển khai và đạt được những kết quả bước đầu. Bên cạnh những thành tựu đạt được, tác giả nêu một số khó khăn, tồn tại, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại và đúc rút 6 kinh nghiệm bước đầu quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Nam Định và đưa 3 kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đảng để Nam Định tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Nam Định. Hà Hòa Bình (2012), “Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới - kết quả mô hình và những bài học kinh nghiệm” [59] là bài viết đăng trong cuốn sách Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả
  17. 18 Vũ Văn Phúc (Chủ biên) khẳng định: “Vĩnh Phúc xác định “tam nông” có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung, mỗi địa phương nói riêng” [59, tr. 451]. Ngay từ năm 2006, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020”. Tác giả khẳng định, đến năm 2012 Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, được Nhân dân phấn khởi đón nhận nên đã giành được nhiều kết quả, thành tựu trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, với nhiều kết quả đạt được tác giả cũng nêu những hạn chế trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Tỉnh. Từ kết quả và hạn chế tác giả đúc rút 6 kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng NTM của tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm Đức Kiên, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2015), Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hưng Yên - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [48], với dung lượng 326 trang, kết cấu 5 chương, tác giả đi từ những vấn đề chung; một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; tác giả đưa ra quan niệm về nông thôn, quan niệm về NTM nguyên tắc và nội dung xây dựng NTM trên cơ sở Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 - 6 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Từ vấn đề xây dựng NTM trên phạm vi cả nước, bằng các nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị, quyết định của Tỉnh, tác giả xây dựng bức tranh hoàn chỉnh về quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hưng Yên với những kết quả nổi bật và hạn chế. Qua đó, cuốn sách nêu giải pháp đẩy mạnh xây dựng NTM ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. Ngô Thị Lan Hương (2016), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững từ năm 2001 đến năm 2013 [44]. Luận án tiến sĩ Lịch sử đã khẳng định: Trong những năm 2001 - 2013, Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được Đảng bộ thành phố chú trọng, định hướng phát triển nông nghiệp bền vững đã được khởi động, khuyến khích phát triển nhằm xây dựng một nền nông nghiệp mới, tạo bộ mặt NTM. Tuy đã đạt được những thành tựu bước đầu nhưng nông nghiệp Hà Nội đang phải đối
  18. 19 mặt với những thách thức to lớn. Luận án làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong quá trình vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững vào thực tế của Thủ đô. Khẳng định thành tựu, hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Đảng bộ thành phố Hà Nội. Nguyễn Thị Hải Yến (2018), Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [207], tác giả khẳng định, ngành nông nghiệp Nghệ An đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Tuy nhiên, nông nghiệp Nghệ An vẫn có những hạn chế. Từ những nhận định, đánh giá thực trạng, luận án đề xuất định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại trong điều kiện hội nhập quốc tế. Nguyễn Trần Minh Trí (2018), “Thành công và bài học về xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội” [97] sau hơn 10 năm (2006 - 2016), quán triệt nghiêm túc, tập trung chỉ đạo thực hiện tích cực, quyết liệt các Chương trình của Thành ủy Hà Nội khóa XV và XVI về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân, công tác phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM có bước phát triển toàn diện, đạt được những thành tựu nổi bật. Tính đến hết năm 2017 có “100% số xã hoàn thành các tiêu chí về quy hoạch; 95% xã đạt tiêu chí giao thông, 97% đạt tiêu chí thủy lợi...” [97, tr. 91]. Từ những kết quả đáng ghi nhận sau hơn 10 năm thực hiện các Chương trình tác giả rút ra ba bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo. 1.1.2.3. Các nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang Vũ Đức Trung (1996), Những định hướng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hà Bắc [98]. Từ vị trí, vai trò phát triển nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận chủ yếu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Bắc
  19. 20 (tỉnh Hà Bắc trước đây gồm 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh). Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Bắc và sự phát triển kinh tế nông nghiệp Hà Bắc. Luận án đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hà Bắc. Trần Sỹ Thanh (2014), “Bắc Giang xây dựng nông thôn mới thực trạng và những vấn đề đặt ra” [70]. Sau thời gian triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, diện mạo nông thôn ở hầu hết các xã thuộc tỉnh Bắc Giang đã có nhiều khởi sắc. Bên cạnh những thành tựu đạt được, tác giả bài viết cũng chỉ rõ những hạn chế và những vấn đề đặt ra để có những chỉ đạo phù hợp “vì một nông thôn mới Bắc Giang có hình thức và nội dung tương thích và bền vững” [70, tr. 98]. Đỗ Đức Hà (2014), “Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang” [29] đã khẳng định xây dựng NTM là nội dung quan trọng trong chính sách “tam nông”, có ý nghĩa hết sức to lớn, nhất là đối với tỉnh Bắc Giang, Tỉnh có “trên 90% cư dân sống ở nông thôn, diện tích đất nông nghiệp chiếm 32,4%, đất lâm nghiệp chiếm 28,9%, lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm trên 68% lao động của Tỉnh” [29, tr. 99]. Để xây dựng NTM, tỉnh Bắc Giang xác định nhân tố quan trọng hàng đầu là phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đây là bài học có giá trị của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng NTM. Trần Văn Khái (2014), “Xây dựng thương hiệu sản phẩm một nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang” [46] đã khẳng định những thành công bước đầu của tỉnh Bắc Giang xây dựng được những thương hiệu sản phẩm nông nhiệp. Theo đó, tác giả đưa ra sáu kinh nghiệm quý báu cho việc bảo vệ và phát triển thương hiệu bền vững nhằm tiếp tục xây dựng và phát huy thế mạnh các loại sản phẩm nông nghiệp, đặc
  20. 21 sản có thương hiệu, cung cấp ngày càng nhiều, bền vững cho thị trường trong nước và quốc tế những sản phẩm có chất lượng cao. Trần Thị Thúy (2016), “Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015” [73] khẳng định xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả. Bên cạnh đó còn một số hạn chế, đồng thời bài viết chỉ ra để nâng cao chất lượng trong xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục tuyên truyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển KT - XH; xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và cả HTCT, trong đó người dân là chủ thể trực tiếp. Thân Thị Huyền (2018), Phát triển nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang [42], đã phân tích, đánh giá được những tiềm năng cũng như những thách thức của các yếu tố tác động đến phát triển và phân bố nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang. Qua đó, đánh giá thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp ở Bắc Giang; đề xuất các giải pháp về chính sách, khoa học kỹ thuật, vốn, thị trường, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, liên kết sản xuất, xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản, xây dựng chỉ dẫn địa lí nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong quá trình xây dựng NTM hợp lý, hiệu quả thời gian tới. Bùi Văn Hải (2019), “Tỉnh Bắc Giang: Phát huy vai các tổ chức chính trị - xã hội trong vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới” [31]. Bài viết khẳng định: Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, thực sự trở thành phong trào cách mạng mạnh mẽ, rộng khắp được cả HTCT và các tầng lớp Nhân dân tỉnh Bắc Giang nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia, trong đó có vai trò quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội trong Tỉnh, với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, thiết thực. Nhiều phong trào, cuộc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2