intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Công tác dân vận của Đảng bộ liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

91
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của luận án là tìm hiểu công tác dân vận của đảng bộ liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1952; Đảng bộ liên khu Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 7-1952 đến tháng 7-1954.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Công tác dân vận của Đảng bộ liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo 2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Vũ Thái Dũng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................... 8 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án .......................................... 8 1.2. Những nội dung liên quan tới đề tài luận án mà các công trình đã đề cập và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết.............................. 28 Chương 2: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1952 .......................................... 30 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở Liên khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến ........................................................... 30 2.2. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc được thành lập, lãnh đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1952 ................................................... 56 Chương 3: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ THÁNG 7-1952 ĐẾN THÁNG 7-1954 ........ 86 3.1. Những chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận trước yêu cầu mới của cuộc kháng chiến chống Pháp..................................................... 86 3.2. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận trong giai đoạn mới (7-1952 - 7-1954) ...................................................................... 93 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ......................................... 122 4.1. Một số nhận xét ............................................................................................... 122 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ........................................................................... 131 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 149 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 172
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Đường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận là một thành công quan trọng, quyết định sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Để có được chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, việc vận động quần chúng nhân dân cung cấp nhân lực, vật lực ở hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cách mạng. Tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là quan điểm bao trùm trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để hình thành tư tưởng về dân vận của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cách mạng là sự nghiệp của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng có trách nhiệm đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Ngay trong cuốn Đường cách mệnh (1927) Người đã khẳng định: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [173, tr. 262]. Đó là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Vấn đề cơ bản đảm bảo thành công của mọi cuộc cách mạng là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được đông đảo nhân dân trong lực lượng của cách mạng. Muốn vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thực hiện tốt công tác dân vận, Người nêu lên một luận đề như một chân lý: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [169]. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nên đã cử cán bộ ở lại tiếp tục củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Việt Bắc lại một lần nữa vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ địa, nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tháng 10-1946, Trung
  6. 2 ương Đảng cử cán bộ lên Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa kháng chiến, chọn Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang làm An toàn khu của Trung ương. Việt Bắc trở thành vùng hậu phương - căn cứ địa đặc biệt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi” [176, tr. 239]. Việc lựa chọn Việt Bắc làm căn cứ địa cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn và khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, đồng thời làm rõ hơn vai trò to lớn của Đảng bộ Liên Khu Việt Bắc trong việc vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn Liên khu đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Việc vận động các tầng lớp nhân dân các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược là thành công lớn của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng bộ Liên Khu Việt Bắc. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, căn cứ địa kháng chiến được xây dựng, củng cố về mọi mặt, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài của quân và dân Việt Nam. Tại Liên khu Việt Bắc, chính quyền nhân dân các cấp được chăm lo củng cố và kiện toàn; khối đoàn kết toàn dân được tăng cường; quần chúng nhân dân các dân tộc trên địa bàn Liên khu được quy tụ trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt với các đoàn thể (nông hội, hội phụ nữ, hội thanh niên…). Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở Việt Bắc đã vận động nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng góp to lớn sức người, sức của cho kháng chiến, cung cấp nhân lực chủ yếu cho chiến trường. Nhờ chủ động trong công tác chuẩn bị nên khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, việc di chuyển các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến được thực hiện đúng kế hoạch. Việc chủ động trong công tác xây dựng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, quân và dân Việt Nam đã đánh bại âm mưu của thực dân Pháp trong việc đánh vào cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến; làm thất bại hoàn toàn chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh của địch. Nhìn lại những chủ trương, đường lối trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân vận của Đảng suốt những năm tháng đầy khó khăn, thử thách với cách mạng Việt Nam là một việc làm rất cần thiết, nhất là sau khi vừa
  7. 3 giành được chính quyền cách mạng, cả dân tộc phải đương đầu với kẻ thù lớn mạnh. Nghiên cứu nội dung này không chỉ khẳng định sự đúng đắn về đường lối kháng chiến của Đảng, làm sáng tỏ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà toàn Đảng, toàn dân đã quyết tâm giành thắng lợi, đúc kết những kinh nghiệm lịch sử có giá trị quan trọng cho công tác dân vận của Đảng trước những vận hội và thách thức trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời góp phần tôn vinh công lao đóng góp của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc Việt Bắc luôn một lòng, một dạ đi theo Đảng làm nên sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc để có được thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954”, làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo thực hiện công tác dân vận của Trung ương Đảng và các Đảng bộ ở Liên khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến; góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Góp phần đúc rút những kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình hoạch định chủ trương, chính sách dân vận của Trung ương Đảng trong thời kỳ mới, tạo sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một cách có hệ thống các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài: Văn kiện của Trung ương Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hệ thống hoá, khái quát hóa những tư liệu đó theo trình tự thời gian gắn liền với quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ đó, làm rõ những chủ trương, biện pháp, những quyết sách về công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954 của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  8. 4 - Phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở Liên khu Việt Bắc. - Từ các văn kiện của các Liên Khu ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy (trong phạm vi nghiên cứu của luận án), làm sáng tỏ chủ trương của các Đảng bộ trong quá trình cụ thể hóa, tổ chức thực hiện công tác dân vận của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, đối với các giai tầng ở Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Trên cơ sở phân tích những chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đối với công tác dân vận ở Việt Bắc (từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954), nhận xét những thành công, ưu điểm, hạn chế trong công tác dân vận của Đảng thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Từ những thành công, hạn chế và nguyên nhân, luận án đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện chủ trương, chính sách dân vận của Đảng trong thời kỳ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, chính sách và quá trình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ tháng 10-1949 (Liên khu Việt Bắc được thành lập) đến tháng 7-1954 (khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược). - Nội dung: Trên địa bàn Việt Bắc, công tác dân vận của Đảng có sự tham gia của Trung ương Đảng, các cơ quan Trung ương Đảng đóng trên địa bàn, của các cấp bộ Đảng từ Khu, Liên khu đến cơ sở, Đảng bộ các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, chính sách về công tác dân vận của Đảng và quá trình các Khu uỷ, Liên khu uỷ ở Việt Bắc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954).
  9. 5 - Không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu các khu, liên khu và các tỉnh (gồm có 17 tỉnh, đặc khu và 01 huyện: các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Hải Ninh, đặc khu Hồng Gai và huyện Mai Đà của tỉnh Hòa Bình) trên địa bàn Việt Bắc. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Trong đó, chủ yếu là hai phương pháp lịch sử và lôgíc; ngoài ra, luận án cũng áp dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm. - Luận án sử dụng các phương pháp phê phán sử liệu và lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để phân tích, đánh giá làm rõ quá trình Đảng bộ các Tỉnh uỷ, Khu uỷ, Liên khu uỷ ở Việt Bắc chỉ đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Khảo sát thực tế tại một số di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng các dân tộc Việt Bắc, bảo tàng chiến tranh... thuộc địa bàn Liên khu Việt Bắc trước đây. Nghiên cứu sinh trực tiếp đến một số tỉnh: tỉnh Cao Bằng, huyện Na Rì và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), ATK Định Hoá và huyện Đại Từ (Thái Nguyên), huyện Sơn Dương và huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang), tỉnh Lào Cai, tỉnh Bắc Giang, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ)... - Phương pháp phỏng vấn nhân chứng, trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh trực tiếp trao đổi và phỏng vấn một số nhân chứng là cựu chiến binh thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Ninh) và nhiều chuyên gia nghiên cứu về các lĩnh vực của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về công tác dân vận (tại Ban Dân vận Trung ương, Viện Lịch Đảng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam...).
  10. 6 4.3. Nguồn tài liệu Luận án chủ yếu sử dụng những nguồn tư liệu được khai thác sau: - Các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương Đảng, của các tác giả nước ngoài viết về chiến tranh Việt nam, về ý nghĩa của kháng chiến chống Pháp với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; - Luận án khai thác trực tiếp các tài liệu gốc tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phòng Tư liệu Viện Lịch sử Đảng, Thư viện quốc gia Việt Nam. - Các tư liệu, tài liệu, sách đã xuất bản của các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, của một số nhân chứng lịch sử, một số chuyên gia nghiên cứu về kháng chiến chống Pháp.... - Luận án cũng tham khảo những bài nghiên cứu, những hồi ký có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng đã được công bố trong các cuốn sách, tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo khoa học, hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện về quá trình Đảng bộ Liên khu Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954. - Đánh giá khách quan, khoa học những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác dân vận hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua khảo sát thực tiễn của các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, đề xuất đối với Đảng và Chính phủ về chăm lo, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
  11. 7 - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn đối với công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án kết cấu gồm 4 chương, 8 tiết.
  12. 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Liên quan đến đề tài của luận án đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới, có thể khái quát thành các nhóm công trình sau: 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng Đề cập tới những vấn đề lý luận liên quan đến công tác dân vận nói chung trong các thời kì lịch sử, tiêu biểu là các công trình: Cuốn sách Về công tác quần chúng [166] của tác giả Nguyễn Văn Linh, trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò quan trọng của công tác vận động quần chúng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam: “Công tác vận động quần chúng trong mỗi giai đoạn cách mạng đều có ý nghĩa quyết định” [166, tr. 30]. Theo tác giả, việc vận động, tuyên truyền và giáo dục quần chúng hiểu về vai trò làm chủ thực sự của mình là vấn đề quan trọng của công tác dân vận trong cách mạng Việt Nam, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết, nhằm đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ Đảng và quần chúng. Nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng trong công tác vận động quần chúng phải xác định “lấy dân làm gốc”, phải trở thành nền nếp của xã hội, tất cả phải do nhân dân, vì nhân dân mới có thể thực hiện thắng lợi được mọi nhiệm vụ. Cán bộ các ngành, các cấp phải coi trọng công tác vận động quần chúng, xem công tác này là yếu tố sống còn trong mọi hoạt động cách mạng. Chỉ có như vậy mới góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng, gây dựng lòng tin cho quần chúng nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân đến mọi thành công. Bài viết Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [183] của tác giả Đỗ Mười đã nhấn mạnh: Nếu Đảng lãnh đạo tốt hơn, Nhà nước quản lý tốt hơn, công tác vận động quần chúng của Mặt trận và các đoàn thể tốt hơn thì những thành tựu cách mạng còn lớn hơn nữa. Đổi mới công tác quần chúng, phải đổi mới công tác Mặt trận, công tác công đoàn, công tác thanh niên, công tác phụ nữ,
  13. 9 công tác đối với trí thức, với công thương, với cựu chiến binh, với các tôn giáo, các dân tộc... Trong công trình Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất [31] của Ban Dân vận Trung ương đã nhấn mạnh nội dung và quá trình thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”; vấn đề đoàn kết dân tộc đặt ra trong tình hình, nhiệm vụ mới; tầm cao và chiều sâu mới của chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới. Cuốn Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh [30] của Ban Dân vận Trung ương đã nhấn mạnh tư tưởng về dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người thể hiện rất rõ trong bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15-10-1949: Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công [176, tr. 698-700]. Trong cuốn sách Chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh [194] của tác giả Phùng Hữu Phú đã nhấn mạnh những cơ sở và quá trình hình thành chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc. Đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Những nội dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Kế thừa, phát triển chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Về công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong cuốn sách Đổi mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới [61] của Tổng Cục Chính trị nghiên cứu công tác dân vận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng và vận động quần chúng; cuốn sách cũng xác định rõ vị trí, vai trò và nội dung công tác dân vận, đặc
  14. 10 biệt là đối với Quân đội nhân dân. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng nói chung và của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng và yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam [97] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần với 10 chương, trình bày một cách khoa học, toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, làm rõ những đóng góp mới về quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách, giới thiệu một cách có hệ thống những luận điểm sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối và phương pháp, về chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực lượng cách mạng, về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh, phương pháp luận Hồ Chí Minh. Tác giả Dương Xuân Ngọc có bài viết về Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh [187]. Theo tác giả, công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, từ thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cho tới thời kỳ đổi mới, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Bài viết 75 năm công tác dân vận của Đảng [192], tác giả Tòng Thị Phóng chỉ rõ quá trình từ thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng đã rút ra được những bài học lớn, trong đó có hai bài học liên quan trực tiếp, gắn bó mật thiết với công tác dân vận của Đảng. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lớn của cách mạng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết.
  15. 11 Bài viết Đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng [167] của đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh một số điểm: Các đoàn thể phải nhanh chóng đổi mới phương thức hoạt động, giảm bớt những cuộc họp để ra nghị quyết, chỉ thị, thông báo, hay để phổ biến nghị quyết của cấp trên; Trái lại, phải biết tổ chức những cuộc họp để cùng nhau bàn bạc giải quyết những vấn đề bức bách do đoàn viên, hội viên, quần chúng tại chỗ đặt ra. Cán bộ đoàn thể phải đi sâu vào lĩnh vực kinh tế, phải có ít nhiều kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý công nghiệp, nông nghiệp; phải hiểu chính sách, luật pháp để chính mình thực hiện và tuyên truyền, phổ biến cho đoàn viên, hội viên và quần chúng thực hiện. Bài viết Xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân: Nhân tố quyết định sự vững mạnh của Đảng, làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam [197] của đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định: Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng trong suốt 80 năm qua, ở tất cả các giai đoạn cách mạng, Đảng đều gắn bó mật thiết, máu thịt với nhân dân. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong 80 năm qua rất đa dạng, phong phú, thể hiện ở một số nội dung, phương thức sau đây: Thứ nhất, mọi hoạt động của Đảng đều nhằm mục đích phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân; Thứ hai, sau khi giành được chính quyền, Đảng chăm lo xây dựng chính quyền thực sự "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; xây dựng mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân thông qua mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân; Thứ ba, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được thể hiện ở mối quan hệ giữa Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; Thứ tư, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được thể hiện ở sự liên hệ giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân. Trong bài viết Một số bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận của Đảng sau 25 năm đổi mới [107], tác giả Hà Thị Khiết khẳng định: Những chủ trương, chính sách về công tác dân vận, đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức - doanh nhân - thanh niên - phụ nữ… ngày càng hoàn thiện. Phân tích những thành tựu và hạn chế trong công tác dân vận của Đảng sau 25 năm đổi mới, tác giả chỉ rõ: thường xuyên củng cố và phát huy sức mạnh khối
  16. 12 đại đoàn kết toàn dân tộc, để công tác dân vận ngày càng được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực và trong quần chúng nhân dân; đồng thời, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng của Đảng trong thời kỳ đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để tăng cường công tác lãnh đạo quần chúng của Đảng, đồng chí Đinh Thế Huynh có bài viết Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác quần chúng - Thực tiễn và một số kinh nghiệm [106]. Để lãnh đạo nhân dân đạt được mục tiêu đó, Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác quần chúng, giữ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Đảng cần tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các giai tầng trong xã hội. Nhằm Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng trong tình hình mới [108], tác giả Hà Thị Khiết nhấn mạnh: Công tác vận động quần chúng là nhiệm vụ chiến lược, phải được tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác dân vận, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng, tác giả đưa ra những giải pháp có tính cấp thiết và phù hợp với công tác dân vận trong tình hình đất nước có nhiều sự thay đổi ngày một cơ bản và toàn diện. Cuốn sách Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận [85] đã cung cấp thêm tư liệu về những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện công tác dân vận với hơn 30 bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ban, ngành, các nhà khoa học. Nội dung cuốn sách đã đưa ra những phân tích sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật cơ sở lý luận, thực tiễn và những kinh nghiệm của công tác dân vận trong từng thời kỳ cách mạng. Từ đó, phải nhận thức sâu sắc rằng: Dân vận là công việc rất quan trọng, phải làm thường xuyên, làm hằng ngày, hằng giờ, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi, không phô trương hình thức, nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc trong công
  17. 13 cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân vận được xác định là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, là một trong những công tác cơ bản, có tính chiến lược, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những truyền thống tốt đẹp và nguồn gốc sức mạnh của Đảng là mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Các công trình nêu trên đã đề cập đến tầm quan trọng của công tác dân vận, cơ sở lý luận và thực tiễn công tác dân vận của Đảng trong các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và công tác dân vận trong thời kỳ này Những công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954): Công trình của Ban Nghiên cứu Lịch sử quân sự - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng về Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1 [46] đã trình bày quá trình hình thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Bên cạnh việc nêu các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về quá trình thành lập các đơn vị vũ trang, công trình còn đề cập đến các hoạt động đấu tranh vũ trang trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng đóng vai trò quyết định. Cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Sơ thảo), tập 1 [45] của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương đã trình bày quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930). Cao trào cách mạng năm 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh. Quá trình khôi phục và phát triển phong trào cách mạng (1932-1935); Cuộc vận động dân chủ (1936-1939); Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền (1939-1945); Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nghệ thuật quân sự là một yếu tố quan trọng góp phần vào những thắng lợi của cách mạng, nhấn mạnh vấn đề này,
  18. 14 đồng chí Lê Trọng Tấn đã viết cuốn Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 - Một bước phát triển sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam [199]. Công trình đã trình bày diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt tác giả đã phân tích, luận giải một số vấn đề về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, các đặc điểm nổi bật trong quá trình chỉ đạo chiến lược và chiến dịch của Đảng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng đã biên soạn cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954) [104]. Cuốn sách phản ánh thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng từ tháng 9-1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến tháng 7-1954, ký Hiệp định Giơnevơ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những sự kiện được trình bày trong cuốn sách khắc họa lại những nội dung cơ bản của thời kỳ lịch sử này. Đó là quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới dưới chính thể Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đấu tranh chống “thù trong, giặc ngoài”; quá trình Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc và chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược và đó cũng là quá trình Đảng có sự lớn mạnh vượt bậc về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh sâu sắc và toàn diện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Thắng lợi đó là một trong những thành tựu lớn của Đảng, nhân dân Việt Nam và là đề tài lịch sử thu hút sự quan tâm của nhiều chính trị gia, nhà sử học và nhà quân sự trong và ngoài nước. Bộ sách gồm 7 tập (hiện nay đã xuất bản 5 tập): Tập I - Chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến [231]: trình bày các sự kiện lịch sử từ Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến (19- 12-1946), gồm Chương I: Trước cuộc kháng chiến; Chương II: Kháng chiến ở miền
  19. 15 Nam, chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến; Chương III: Thực hiện hòa hoãn, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh lan rộng. Tập II - Toàn quốc kháng chiến [232]: viết về giai đoạn lịch sử từ ngày Toàn quốc kháng chiến đến chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 kết thúc thắng lợi, gồm Chương IV: Cuộc chiến đấu tại đô thị bắc vĩ tuyến 16 mở đầu Kháng chiến toàn quốc; Chương V: Chuyển đất nước vào thời chiến; Chương VI: Tiếp tục triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện “kháng chiến và kiến quốc”; Chương VII: Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947. Tập III - Triển khai kháng chiến toàn diện [233]: trình bày giai đoạn lịch sử từ đầu năm 1948 đến cuối năm 1949, gồm Chương VIII: Phát triển chiến tranh du kích; Chương IX: Xây dựng, củng cố hậu phương kháng chiến; Chương X: Đoàn kết chiến đấu với cách mạng Lào, Campuchia và Trung Quốc, tăng cường hoạt động đối ngoại; Chương XI: Tiến lên vận động chiến. Tập IV - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến [234]: phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc trong thời gian năm 1950, gồm Chương XII: Tăng cường hoạt động đối ngoại, đoàn kết quốc tế, đấu tranh chính trị; Chương XIII: Xây dựng, phát triển lực lượng kháng chiến; Chương XIV: Đẩy mạnh đấu tranh quân sự, từng bước giành thế chủ động chiến lược; Chương XV: Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 - bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Tập V - Phát triển thế tiến công chiến lược [235]: phản ánh cuộc kháng chiến của nhân dân từ sau Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 đến giữa năm 1953, gồm Chương XVI: Khuếch trương chiến thắng Biên giới, tiến công địch ở Trung du, đồng bằng Bắc bộ; Chương XVII: Xây dựng lực lượng, củng cố hậu phương kháng chiến; Chương XVIII: Đẩy mạnh đấu tranh ở vùng địch chiếm đóng, giữ thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ; Chương XIX: Chủ động tiến công lên Tây Bắc, sang Thượng Lào, tạo thế và lực mới. Bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học biên soạn được kết cấu theo các thời kỳ: Thời kỳ cổ - trung đại (từ thời tiền sử đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam); Thời kỳ cận đại (thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công) và
  20. 16 Thời kỳ hiện đại (từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay). Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, trong đó tập 10 và tập 11 nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Nội dung cụ thể như sau: Tập 10 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1950 [236] do Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1950 với các nội dung: Việt Nam từ thành lập nền Dân chủ Cộng hòa đến ký Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp (9-1945 - 3-1946); Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ (12-1946); đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” của Đảng; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; xây dựng và củng cố hậu phương, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta; đấy mạnh kháng chiến (1948-1950). Tập 11 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1951 đến 1954 [237] do Nguyễn Văn Nhật chủ biên. Tập sách được biên soạn thành 6 chương, trình bày một cách tương đối toàn diện tiến trình lịch sử giai đoạn từ đầu năm 1951 đến 7-1954 với các nội dung: Chương 1 - Âm mưu mới của đế quốc Pháp, Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương; Chương 2 - Tiếp tục xây dựng, phát triển hậu phương kháng chiến (1951-1952); Chương 3 - Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, giữ vững thế chủ động tiến công địch trên chiến trường (1951- 1952); Chương 4 - Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất (1953-1954); Chương 5 - Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ; Chương 6 - Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Trong cuốn Đường tới Điện Biên Phủ [94] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về quyết định lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng bao giờ cũng cho rằng, cơ sở hình thành của nó chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cùng với sự chỉ đạo tài tình của Người với chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như với toàn bộ tiến trình cuộc kháng chiến. Nhưng dù khiêm nhường thế nào đi chăng nữa, với vị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2