intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến năm 1954. Trên cơ sở đó, nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong giai đoạn 1945- 1954, góp phần vào thực hiện công tác đối ngoại hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH MAI ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH MAI ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN MẠNH HÀ 2. TS. NGUYỄN BÌNH HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Thị Thanh Mai
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế qua các công trình nghiên cứu 6 1.2. Kết quả của các công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 23 Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ VÀ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949 25 2.1. Sự cần thiết của tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế và chủ trương của Đảng 25 2.2. Quá trình Đảng tìm kiếm, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế 40 Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ, ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1950 - 1954) 71 3.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế và chủ trương của Đảng 71 3.2. Quá trình Đảng chỉ đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế 81 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 118 4.1. Nhận xét 118 4.2. Một số kinh nghiệm 137 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 168
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước luôn là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Điều này không chỉ cần thiết đối với các nước lớn có tiềm lực về kinh tế, quân sự, mà còn vô cùng quan trọng, nhân thêm nguồn sức mạnh đối với các dân tộc nhỏ trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngay từ những năm tháng tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới và ai làm cách mạng trong thế giới đều là bạn bè, đồng chí của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động, làm cho tinh thần yêu nước trở thành một bộ phận của tinh thần quốc tế. Xuất phát từ quan điểm đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam hòa vào cuộc đấu tranh của nhân loại bị áp bức chống lại chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn chồng chất. Đó là những hậu quả về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của chế độ cũ để lại: nền kinh tế đình đốn, tài chính kiệt quệ; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp đe dọa đời sống của nhân dân, làm gần 2 triệu người chết đói; hơn 90% người dân không biết đọc, biết viết; các thế lực thực dân, đế quốc, phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau mưu đồ thủ tiêu chính quyền cách mạng nhằm nô dịch dân tộc Việt Nam một lần nữa. Chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn, một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Do vậy, bên cạnh chủ
  6. 2 trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc trở thành yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam. Vừa lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, từng bước xây dựng, kiến thiết đất nước, Đảng vừa lãnh đạo tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. Đó là quá trình kết hợp xây dựng lực lượng với mở rộng quan hệ quốc tế để tìm kiếm bạn đồng minh, đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, kết hợp các hình thức đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, tạo thế và lực để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển lên một bước mới những thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Nghiên cứu về sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954 đối với Việt Nam, không chỉ làm rõ thêm vai trò to lớn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bản lĩnh chính trị kiên cường, với đường lối đúng đắn, sách lược mềm dẻo, linh hoạt, đã tranh thủ, phát huy được sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn góp phần đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm vào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Đảng tiếp tục phát huy nhân tố sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954” để nghiên cứu và làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  7. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến năm 1954. Trên cơ sở đó, nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong giai đoạn 1945- 1954, góp phần vào thực hiện công tác đối ngoại hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ bối cảnh lịch sử và sự cần thiết phải tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam giai đoạn 1945-1954. - Nghiên cứu và hệ thống hóa quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; các hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Trình bày một cách hệ thống sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Nêu lên những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế giai đoạn 1945-1954. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Đảng về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 2-1951, được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam (gọi tắt
  8. 4 là Đảng) lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế về chính trị, quân sự, kinh tế,... trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Phạm vi về không gian: Việt Nam và các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế liên quan đến nội dung của luận án. - Phạm vi về thời gian: từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954. Ngoài ra, để làm rõ thêm đối tượng nghiên cứu, luận án có đề cập một số vấn đề liên quan đến trước và sau khoảng thời gian trên. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế; đường lối của Đảng về đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. 4.2. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu chính sau: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các lãnh tụ Đảng, Nhà nước về vấn đề quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các Hiệp định quốc tế Việt Nam tham gia ký kết; các bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1945-1954. Khối tài liệu sưu tầm được từ Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, đặc biệt là khối bản thảo, bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài luận án hiện đang được lưu giữ tại kho Cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh và các nguồn lưu trữ khác trong nước. Đây là nguồn tư liệu cơ bản giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài. - Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng, lịch sử ngoại giao. Đây là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện luận án.
  9. 5 - Hồi ký, hồi ức của các cá nhân trong và ngoài nước, những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp này là những phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu để làm rõ nội dung đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Luận án góp phần làm rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; của các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như của những nước láng giềng đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. - Bước đầu đưa ra nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế về những thành công, hạn chế; đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam những năm 1945-1954, góp phần gợi mở những nội dung về hoạt động đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này. Việc tập hợp, phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác trưng bày, thuyết minh tại các bảo tàng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.
  10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. VẤN ĐỀ TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1.1.1.1. Các công trình khoa học về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân từ trước đến nay. Vì vậy, những nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến này, trong đó có vấn đề đoàn kết quốc tế đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Công trình "Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)", tập 1 [175] và tập 2 [178] của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bộ sách đã phản ánh một cách có hệ thống diễn biến, các nội dung chủ yếu, các mốc lịch sử quan trọng, bước đầu nêu ra những quy luật của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, đồng thời lãm rõ các nhân tố thắng lợi dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là một công trình thể hiện sự dày công nghiên cứu của các tác giả. Công trình đã dành nhiều trang viết về liên minh chặt chẽ với Lào và Campuchia, phối hợp với Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế. Song, vấn đề đó cũng mới chỉ đề cập một cách khái quát, chưa được hệ thống và đầy đủ.
  11. 7 "Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960)", tập 1 do Văn phòng Quốc hội [162] tổ chức nghiên cứu, biên soạn. Đây là một công trình khoa học lịch sử về Quốc hội được biên soạn nghiêm túc và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam. Các tác giả đã nêu rõ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) vốn là một Quốc hội lập hiến. Song do hoàn cảnh cách mạng và kháng chiến nên Hiến pháp năm 1946 chưa được ban hành. Quốc hội đã giao cho Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội căn cứ vào các nguyên tắc đã định của Hiến pháp để thực thi việc lập pháp. Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội đã giải quyết mọi vấn đề của toàn quốc, lập hiến và lập pháp, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài, Quốc hội khoá I đã hoàn thành trách nhiệm của mình đối với một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Mười bốn năm hoạt động trong hoàn cảnh kháng chiến cực kỳ khó khăn gian khổ (1946-1960) là quá trình rèn luyện Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (khoá I). Liên quan đến vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội Khóa I, việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng được đề cập đến. Cuốn sách "Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội" [100] của Cốc Văn Khang đã đi sâu phân tích cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau trên mọi lĩnh vực: tư tưởng chính trị; kinh tế xã hội...; tác giả nêu lên những thành tựu to lớn mà các nước Xã hội chủ nghĩa đã đạt được, đồng thời vạch rõ những mặt hạn chế và sai lầm của các nước này trong quá trình xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Trong "Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học" của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị [1], các tác giả đã làm rõ nguyên nhân, ý nghĩa, kết quả, bài học của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, công trình đã tổng kết được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của quốc tế, Liên Xô, Trung Quốc đối với Việt Nam. Tuy
  12. 8 nhiên, ở khía cạnh đối ngoại, cụ thể là vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với cách mạng Việt Nam ở giai đoạn lịch sử này chưa được đi sâu làm rõ. Trong cuốn hồi ức "Chiến đấu trong vòng vây" của Võ Nguyên Giáp [71], tác giả đã giới thiệu với độc giả về Nguyễn Ái Quốc - Việt Minh - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kể lại tiến trình cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ ngày 19-12-1946 cho đến trước Chiến dịch Biên Giới năm 1950 mà Đại tướng là người tham gia trực tiếp. Tác giả đã nói rõ về thời kỳ chiến đấu gian khổ trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và những yêu cầu cấp thiết kết nối với cách mạng thế giới của Việt Nam. Cuốn sách đề cập đến chuyến đi bí mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc và Liên Xô, những kết quả của chuyến đi qua báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ban Thường vụ Trung ương Đảng sau đó. Đây là những thông tin, tư liệu quan trọng để tác giả luận án đi sâu nghiên cứu về hành trình, nội dung và kết quả chuyến đi này của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến hoạt động đối ngoại nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. "Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 Thắng lợi và bài học" của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị [3] đã đưa ra những tổng kết cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến tranh cách mạng. Nội dung được trình bày khái quát những sự kiện và tiến trình lịch sử, những nhận định, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh cách mạng Việt Nam, đúc kết những bài học cơ bản trong sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, mở đầu thắng lợi bằng cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền trên cả nước. Tiếp đó, được kế tục và hoàn thành vẻ vang bằng cuộc chiến tranh cách mạng toàn dân, toàn diện, một cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước lâu dài và đây
  13. 9 chính là thời kỳ oanh liệt và hào hùng nhất trong lịch sử của dân tộc, đưa nước Việt Nam tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trọng đại, đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách sống còn; Nhân dân anh dũng chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc; kiên quyết và khôn khéo sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng; thực hiện mục tiêu: dân tộc độc lập, Tổ quốc thống nhất, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đã phát huy truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc, xây dựng, củng cố, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân Việt Nam - những người làm chủ đất nước, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng thế giới và của cả loài người tiến bộ, phân hoá, cô lập triệt để kẻ thù, thực hiện thắng lợi chiến lược "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". "Đảng Cộng sản Việt Nam, chặng đường qua hai thế kỷ (1930-2006)" [97]. Cuốn sách đã làm rõ thêm sự ra đời, các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc, nêu bật những thắng lợi, thành tựu và cả những hạn chế, khiếm khuyết, làm sáng tỏ những bài học về xây dựng Đảng, những vấn đề về lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. Các tác giả đã đúc rút nên 6 kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó kinh nghiệm thứ năm là đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, Campuchia, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế. Trong cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới" của Đinh Xuân Lý [113] đã giúp cho người nghiên cứu hiểu rõ hơn nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, một số thành tựu hoạt động đối ngoại của Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng tư
  14. 10 tưởng đối ngoại của Người trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay. Tác giả đã dành Chương I của sách để nói về cơ sở hình thành và các giai đoạn phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại; Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và thành tựu của đối ngoại Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh. Các hoạt động tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được tác giả đề cập tới tuy chưa sâu, đặc biệt là những hoạt động tham dự của các phái đoàn đại biểu Việt Nam tại các hội nghị quốc tế, sự thiết lập các phòng thông tin tại bốn châu lục trong những năm 1947-1949 để liên lạc, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa. Cuốn "Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh" của Nguyễn Dy Niên [135] đã chỉ ra quá trình hình thành, nguồn gốc tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; phân tích những nội dung chủ yếu của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đó là: Các quyền dân tộc cơ bản; Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Giải quyết mọi vấn đề xung đột thông qua thương lượng hòa bình; Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế; Hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới; Ngoại giao là một mặt trận; Phân tích về phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Cuốn "Lịch sử Việt Nam", tập 10 của Viện Sử học [187] nằm trong Bộ sách gồm 15 tập, được hoàn thành trên cơ sở Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam do Viện Sử học là cơ quan chủ trì. Nội dung sách phong phú, toàn diện, nhiều tư liệu mới có giá trị, bố cục chặt chẽ, được trình bày có hệ thống. Các tác giả đã dành một phần nội dung của chương IV nói về đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế năm 1947 và quá trình đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, góp phần phá vỡ thế bao vây của thực dân Pháp (1948-1950). Trong cuốn sách "Lịch sử Việt Nam", tập 11 của Viện Sử học [188], tại chương II, phần VI, giới thiệu về quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao
  15. 11 (1951-1952) và dành riêng chương VI viết về “Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi”. Nội dung cơ bản về vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được các tác giả đưa ra, nhưng trong khuôn khổ một bộ thông sử, các tác giả không đi sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, những số liệu, sự kiện liên quan đến vấn đề tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Việt Nam đã được các tác giả cập nhật dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất đến thời điểm dự thảo. Trên cơ sở những tư liệu mới được khai thác, sưu tầm, kế thừa những thành tựu, kết quả nghiên cứu đã được công bố, "Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954", tập 5 của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [181] đã được xuất bản, nằm trong bộ sách gồm 7 tập. Nhóm biên soạn xây dựng kết cấu, bố cục của tập sách và trình bày nội dung lịch sử theo tiến trình lịch sử và vấn đề. Theo đó, nội dung của tập sách này được thể hiện qua 4 chương (16, 17, 18, 19). Chương 16 trình bày về tình hình địch sau thất bại của chúng trong Thu Đông 1950; về các chủ trương, phương châm chiến lược, quyết sách mới của Đảng ta (thể hiện tập trung ở Đại hội Đảng lần thứ II, tháng 2-1951); diễn biến của 3 chiến dịch tiến công địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Chương 17, trình bày các vấn đề về xây dựng lực lượng, củng cố hậu phương kháng chiến, trong đó đi sâu vào các nội dung về củng cố Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể kháng chiến; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hoạt động đối ngoại. Chương 18 trình bày cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở vùng địch chiếm đóng trên khắp ba miền đất nước, mà quan trọng là ở Bắc Bộ nhằm giành, giữ vững thế chủ động chiến lược; đồng thời sử dụng một lực lượng nhất định để phối hợp, chi viện cho chiến trường Lào, Campuchia. Chương 19 bao gồm các nội dung về tiến công địch ở Tây Bắc Bắc Bộ; hoạt động quân sự của cả nước trong Xuân - Hè 1953; về sự phối hợp với quân giải phóng Pa-thét Lào, chiến thắng địch ở Thượng Lào.
  16. 12 Mặc dù không phải là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác đối ngoại nhưng vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Pháp cũng được các tác giả đề cập tới. Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo chính thống và hữu hiệu cho luận án. Trên cơ sở đó, luận án tiếp tục nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn các nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Đây là những công trình khoa học về quan hệ đối ngoại, vì vậy, vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế đã được đề cập ở các mức độ khác nhau. Do đó, đây chính là những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện luận án. Có thể kể ra như: "Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954)", tập 1 của Bộ Ngoại giao [27]; "Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954)", tập 2 của Bộ Ngoại giao [28]. Một số công trình đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Liên Xô như: "Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua" của Bộ Ngoại giao [29]; "Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung" của Nguyễn Huy Toàn và các cộng sự [152]; "Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980)" của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên Xô [30]. Cuốn sách "Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao" của Viện Quan hệ quốc tế [183]. Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao” tổng kết những bài học chủ yếu và kinh nghiệm quí báu trong lĩnh vực ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam. Theo nội dung cuốn sách, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia làm 4 thời kỳ: Giai đoạn từ 1941 đến
  17. 13 2.9.1945; Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao năm 1954-1964; Giai đoạn từ 1965 đến 1969. Nội dung sách khảng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo và tiến hành một cách xuất sắc cuộc đấu tranh ngoại giao trong những giờ phút hiểm nghèo nhất của đất nước, từ đó rút ra những bài học cần thiết để vận dụng trong giai đoạn mới nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tác giả Phan Ngọc Liên [107] trong cuốn "Hồ Chí Minh những hoạt động quốc tế" đã tóm tắt những hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm đầu thế kỷ XX, với tư cách là một chiến sĩ cách mạng quốc tế. Những hoạt động của Người trong hàng ngũ Đồng minh chống quân phiệt Nhật, trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, đến kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuốn "Bao dung Hồ Chí Minh", của Nguyễn Văn Khoan [102] đã viết về những yếu tố hình thành phong cách ứng xử, cách dùng người, những kế sách cứu nước và giữ nước; cách ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những ảnh hưởng của Nho giáo đối với quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới, nét đẹp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và những đóng góp của Hồ Chí Minh với thời đại. Cuốn sách "Ngoại giao Việt Nam 1945-2000" là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể các nhà ngoại giao, các chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế của Nguyễn Đình Bin [25] chủ biên. Với 5 chương nội dung, cuốn sách đã phác họa những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong 55 năm, từ năm 1945 đến năm 2000, một thời kỳ đầy những biến động và đổi thay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các tác giả đã dành chương 1 và chương 2 nói về hoạt động ngoại giao của Việt Nam, từ ngoại giao góp phần giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng (1945-1946) đến ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1947-1954).
  18. 14 Vấn đề ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được các tác giả chia thành các phân đoạn: Ngoại giao phá vây (1947-1949); Lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ quốc tế (1950-1953); Hội nghị quốc tế về Đông Dương và ký kết Hiệp định Geneva năm 1954. Với nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy, với các luận chứng chặt chẽ và súc tích, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống và tổng hợp công tác ngoại giao của Đảng, Nhà nước trong những năm tháng đầy biến động này. Tuy nhiên, đây là những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế ở giai đoạn này vẫn cần có sự nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, phải kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu khác như: "Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945- 1975)" của Nguyễn Phúc Luân [110]; "Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp" của Đặng Văn Thái [147]. "Ngoại giao Việt Nam (1945-1995)" là một công trình nghiên cứu công phu của Lưu Văn Lợi [109]. Tác giả đã đưa ra sự đánh giá bao quát về nửa thế kỷ hoạt động của ngoại giao Việt Nam, bắt đầu từ những năm 1945-1946, giai đoạn bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hai cuộc chiến tranh biên giới và quá trình phá thế bị bao vây, cô lập để hội nhập thế giới trong các mối quan hệ hợp tác và phát triển đất nước. Trong sách, tác giả chọn những sự kiện quan trọng nhất để thẩm tra và sắp xếp tư liệu nhằm thuật lại sự kiện, qua đó giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về 50 năm ngoại giao Việt Nam. Trong cuốn "Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhân thay cường bạo", tác giả Nguyễn Phúc Luân [111] khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã vạch ra những định hướng cơ bản trong hoạt động quốc tế của cách mạng Việt Nam, đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Tinh thần
  19. 15 nhân văn trong trong phong cách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn làm khuất phục lòng người, đặc biệt là với đối phương. Trong cuốn "Ngoại giao Việt Nam, phương sách và nghệ thuật đàm phán" của Nguyễn Khắc Huỳnh [94], tác giả đã phân tích những sự kiện, những chặng đường của ngoại giao Việt Nam, góp phần làm rõ những thành tựu, tính đặc sắc, bản lĩnh và trí tuệ của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Cuốn sách cũng nêu lên những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác ngoại giao từ năm 1945 đến năm 1969. * Trong các bài tạp chí, báo và hội thảo khoa học, vấn đề đối ngoại, hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được đề cập đến như: “Âm mưu của Trung Quốc từ Điện Biên Phủ đến Giơnevơ” của Nguyễn Anh Thái [146]; Lê Giản, Văn Phong [68] trong cuốn “Những người cộng sản Pháp và chiến tranh ở Đông Dương (1944-1954)”; “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao” của Phạm Hồng Chương, Phùng Đức Thắng [37]; “Hà Nội tháng 12-1946, những toan tính từ phía bên kia” của Vũ Dương Ninh [137], nội dung bài viết tổng hợp những sự kiện đấu tranh ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946. Liên quan đến chủ đề này, tác giả Vũ Dương Ninh [136] còn đề cập đến trong bài viết “Mục tiêu độc lập dân tộc trong đường lối đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. “Hồ Chí Minh và cuộc chiến tranh ở Việt Nam” trong hồi tưởng của Khrushchev” của Phạm Hồng Tung [160]; “Đọc hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” của Bùi Trọng Liễu [108]; “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm 1954-1960” của Nguyễn Thị Mai Hoa [81]. "Cuộc hành trình vạn dặm" của Nguyễn Huy Hoan [83]. Nội dung đề cập đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mùa xuân Canh Dần 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc hành trình vạn dặm để mở đường quan hệ quốc tế
  20. 16 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã góp sức xây dựng tình hữu nghị của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc với nhân dân Việt Nam. “Từ phá vây về ngoại giao đến phá vây biên giới” của Nguyễn Khắc Huỳnh [95]. Trong bài “Chính sách đối ngoại của Đảng những năm sau Cách mạng Tháng Tám” của Nguyễn Thị Mai Hoa [82], tác giả đề cập đến thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã thực hiện các chính sách đối ngoại như: Đối thoại, thương lượng hòa bình vì sự tồn vong của chế độ mới, nỗ lực thương lượng trên nền hòa bình mong manh, trên nền tảng hợp tác hữu nghị, tích cực phá vây tìm bạn bên ngoài. Trong bài “Góp phần tìm hiểu lý do đến tháng 1-1950, Liên Xô mới công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, trên cơ sở nghiên cứu sâu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, tác giả Nguyễn Mạnh Hà [77] đã đưa ra các lý do chủ yếu dẫn đến vấn đề của bài viết. Một số các bài viết hội thảo cũng đề cập đến vấn đề này, trong số đó tiêu biểu là: “Thêm bầu bạn bớt kẻ thù - nguyên tắc chỉ đạo chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh” in trong Kỷ yếu Hội thảo Tư tưởng Hồ Chí Minh - Lý luận và thực tiễn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [84]. Tuy nhiên, như trên đã nói, trong phạm vi bài tạp chí, báo và hội thảo khoa học, các tác giả chưa có điều kiện trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ về vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Mặc dù vậy, đây cũng là những nội dung cơ bản, có tính chất định hướng cho việc thực hiện đề tài luận án. Ngoài ra, còn một số luận án nghiên cứu về hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; nghiên cứu về đường lối, chính sách chiến tranh của Pháp ở Việt Nam, tiêu biểu như: “Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh ngoại giao Việt - Pháp từ 2-9-1945 đến 19-12-1946” của Lê Kim Hải [78]; “Chính sách chính trị,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2