Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975
lượt xem 4
download
Luận án tìm hiểu quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. Làm rõ cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động và những đóng góp cụ thể của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đối với cách mạng Lào trên một số lĩnh vực chủ yếu; đánh giá kết quả, hạn chế, từ đó nêu lên một số đặc điểm và đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong những năm 1959-1975.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN PHONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1959 ĐẾN NĂM 1975 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC CƯỜNG HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng theo quy định. Những kết luận của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Lê Văn Phong
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ..............................................7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .....................................................................7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................20 1.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu, làm rõ 26 1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết ....................................28 * Tiểu kết chương 1 .................................................................................................29 Chương 2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1959 ĐẾN NĂM 1968 ......................................................31 2.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1959-1968) ..........................................................................................31 2.1.1. Truyền thống đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trước năm 1959 .........................................................................................................31 2.1.2. Tình hình quốc tế, khu vực ..............................................................................34 2.1.3. Âm mưu của Mỹ đối với Lào và Việt Nam ......................................................36 2.1.4. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào về tăng cường đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam .....................................38 2.1.5. Đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội Lào ............................................40 2.2. Góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1959-1968) ....................................................................................42 2.2.1. Sự ra đời, phát triển của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào ............42 2.2.2. Góp phần giúp cách mạng Lào xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ............55 2.2.3. Góp phần giúp cách mạng Lào xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ...........................................69 * Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................79
- Chương 3. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 ......................................................81 3.1. Những yếu tố mới tác động đến hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1969-1975) ...........................................................................................81 3.1.1. Tình hình quốc tế, khu vực ................................................................................81 3.1.2. Âm mưu mới của Mỹ đối với Lào và Việt Nam ..................................................82 3.1.3. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về tăng cường đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam .................84 3.2. Góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường”, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969-1975)........................86 3.2.1. Các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục xây dựng, củng cố trong giai đoạn mới ....................................................................................................................86 3.2.2. Góp phần giúp cách mạng Lào nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang về mọi mặt ......................................................................................................................97 3.2.3. Góp phần giúp cách mạng Lào đẩy mạnh chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường”, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ..................................................................................................................108 * Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................122 Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .........................................124 4.1. Kết quả .............................................................................................................124 4.2. Hạn chế.............................................................................................................136 4.3. Đặc điểm ..........................................................................................................142 4.4. Một số kinh nghiệm .........................................................................................152 * Tiểu kết chương 4 ...............................................................................................165 KẾT LUẬN .....................................................................................................................166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .......................171 ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................172
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chính trị quốc gia CTQG 2 Khoa học xã hội KHXH 3 Nhà xuất bản Nxb 4 Quân đội nhân dân QĐND
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào hình thành từ rất sớm, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, phát triển tới đỉnh cao trong năm đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phát huy thành tích, kết quả của quân tình nguyện Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và lực lượng cố vấn quân sự những năm đầu chống Mỹ (1954-1958), năm 1959, trên cơ sở thỏa thuận cấp cao giữa cách mạng hai nước Việt Nam - Lào, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 959 thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào. Tiếp đó, đáp ứng yêu cầu phát triển liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào lên tầm cao mới và theo yêu cầu của cách mạng Lào, Đoàn chuyên gia quân sự 463 (4/1963), Đoàn chuyên gia quân sự và quân tình nguyện 565 (5/1965)1 lần lượt được thành lập, được cử sang hoạt động tại Lào. Cùng với lực lượng quân tình nguyện, các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào là một trong những lực lượng đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong suốt những tháng năm chiến đấu chống thù chung, quán triệt chủ trương, đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng và phương châm chiến lược “Giúp bạn là mình tự giúp mình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đã cùng quân đội và nhân dân Lào chiến đấu, chiến thắng, lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào và tác động tích cực đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia. Đi đôi với nhiệm vụ giúp cách mạng Lào xây dựng, tổ chức lực lượng vũ trang về mọi mặt, các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã giúp cách mạng Lào xây dựng, phát triển chiến tranh nhân dân chống lại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và tay sai; đồng thời, tham mưu, đề xuất với cách mạng Lào phối hợp với cách mạng Việt Nam chống thù chung. Chính nhờ sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam, cách mạng Lào đã có một lực lượng vũ trang vững mạnh, một thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, phù hợp điều kiện thực tế 1 Năm 1968 đổi tên thành Đoàn chuyên gia quân sự 565. 1
- của cách mạng Lào trong thế chiến lược chung của cách mạng ba nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ xâm lược. Có thể nói, sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang cách mạng Lào với các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam là tài sản vô giá của mối quan hệ đặc biệt. Tuy nhiên cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu đã công bố, vị trí, vai trò và những đóng góp của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975 chưa được thể hiện một cách hệ thống trong bất kỳ công trình nghiên cứu riêng nào. Từ thực tiễn này, chúng tôi cho rằng, đi sâu nghiên cứu, làm rõ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là vấn đề cấp thiết. Không những thế, việc thực hiện tốt một công trình như đã nêu sẽ tạo cơ sở để thực hiện tốt hơn chế độ, chính sách đối với các cựu chuyên gia quân sự, đồng thời qua đó đúc kết một số kinh nghiệm đối với các đoàn chuyên gia quân sự sang giúp Quân đội Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay ngày càng hiệu quả, góp phần thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Ngoài tính cấp thiết trên, trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường. Bên cạnh sự chống phá về nhiều mặt của kẻ thù, tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến trước đây đã bị xuyên tạc, đặc biệt trong việc Đảng, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam cử các đoàn chuyên gia quân sự và quân tình nguyện sang giúp đỡ cách mạng Lào. Do đó, việc làm rõ sự giúp đỡ vô tư, trong sáng trên tinh thần quốc tế vô sản cao cả của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975 là đặc biệt quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để bảo vệ thành quả cách mạng cũng như liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đã giành được, từ đó xây dựng, phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của quân đội và nhân dân hai nước. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi quyết định chọn “Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Dựng lại và làm rõ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975, từ đó rút ra những kinh nghiệm vận dụng cho hiện nay. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Hai là, làm rõ những yếu tố tác động tới hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. Ba là, làm rõ sự ra đời, xây dựng, phát triển các đoàn chuyên gia quân sự về mọi mặt và quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975, qua hai giai đoạn: 1959-1968 (góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt”) và 1969-1975 (góp phần giúp cách mạng Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường”, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước). Bốn là, rút ra nhận xét và đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Từ năm 1959 đến năm 1975. Năm 1959 là năm đoàn chuyên gia quân sự đầu tiên được thành lập sang hoạt động tại Lào; năm 1975 là năm cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn đánh dấu bằng sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975). Đây cũng là năm đoàn chuyên gia quân sự cuối cùng giúp cách mạng Lào kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi nhiệm vụ rút về nước. Về không gian: Đề tài giới hạn không gian chủ yếu trên đất Lào và có sự liên hệ chặt chẽ với cách mạng Việt Nam. Bởi quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam trên đất Lào vừa là thực hiện nhiệm vụ quốc tế, vừa thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc. Về nội dung nghiên cứu: Làm rõ cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động và những đóng góp cụ thể của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đối với cách mạng Lào trên một số lĩnh vực chủ yếu; đánh giá kết quả, hạn chế, từ đó nêu lên một số đặc điểm và đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong những năm 1959-1975. 3
- 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sưu tầm, hệ thống hóa và thẩm định độ chính xác những tài liệu tổng kết về các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào thời kỳ chống Mỹ; hồi ký của các vị lãnh đạo Lào và của cựu chuyên gia quân sự Việt Nam; tham khảo các công trình biên soạn về lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử cách mạng Lào và lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Các tài liệu này hiện được lưu trữ tại Thư viện Quân đội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Đặc biệt là nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng (K4), Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng,v.v… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết quốc tế, về liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, về chiến tranh nhân dân, về xây dựng hậu phương và quân đội làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm đạt được mục đích đề ra, nghiên cứu sinh vận dụng phương pháp liên ngành, trong đó phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic; bên cạnh đó là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên gia,v.v... Phương pháp thống kê cũng được nghiên cứu sinh sử dụng để làm rõ những nội dung nghiên cứu đề tài luận án đặt ra. Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic là hai phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm làm rõ những yếu tố tác động, quá trình ra đời và phát triển của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào cũng như những đóng góp chủ yếu của lực lượng này đối với cách mạng Lào và sự tác động trở lại đối với cách mạng Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào giữa hai giai đoạn 1959-1968, 1969-1975 và với lực lượng cố vấn quân sự trước năm 1959 cũng như với các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam sau năm 1975, từ đó tìm ra những điểm giống và khác nhau về vai trò, nhiệm vụ của chuyên gia quân sự trong mỗi thời kỳ, đồng thời giúp người 4
- nghiên cứu có cái nhìn khách quan, để qua đó đánh giá toàn diện về lực lượng chuyên gia quân sự trong khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các thông tin thu thập được từ các kho lưu trữ (chủ yếu là tài liệu gốc) kết hợp với nguồn tài liệu thứ cấp sẽ được thẩm định một cách nghiêm túc, phân tích, đánh giá khách quan, sau đó tổng hợp thành nguồn tư liệu chính thức phục vụ đề tài. Những kết luận, nhận xét, đánh giá sẽ được xây dựng dựa trên sự phân tích và tổng hợp các sự kiện lịch sử tiêu biểu. Phương pháp thống kê: Được sử dụng để làm rõ thành tích của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trên những mặt chủ yếu. Phương pháp này cũng được sử dụng để thống kê tổ chức lực lượng của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong mỗi thời kỳ. Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của những nhà nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này. Về hướng tiếp cận: Nghiên cứu hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975 đề tài tiếp cận dưới góc độ lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, lịch sử liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, lịch sử quân sự Việt Nam và lịch sử tổ chức quân sự (quá trình xây dựng, phát triển các đoàn chuyên gia quân sự). 5. Đóng góp của đề tài Cung cấp hệ thống tư liệu, tài liệu khai thác từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là hệ thống tư liệu gốc khai thác tại các trung tâm lưu trữ của Nhà nước và Bộ Quốc phòng liên quan đến hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. Phục dựng lại hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975, qua hai giai đoạn: 1959-1968 và 1969-1975. Góp thêm nhận xét về quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trên cả hai phương diện kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, làm rõ nguyên nhân của những kết quả và hạn chế đó, từ đó chỉ rõ đặc điểm, tính chất hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự từ năm 1959 đến năm 1975. Đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. 5
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tổng kết quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam với thực tế là hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho việc bổ sung, tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong thời gian tới. Cung cấp cơ sở lý luận để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam và việc Đảng, Nhà nước, Quân đội Nhân dân Việt Nam cử các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam sang hoạt động tại Lào. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam để xây dựng, củng cố tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào thời kỳ mới. Thực hiện thành công luận án là cơ sở để thực hiện tốt hơn chế độ, chính sách đối với các cựu chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào. Luận án có ý nghĩa quan trọng đối với việc tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, lịch sử liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào và lịch sử tổ chức quân sự Việt Nam thời kỳ hiện đại. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1968 Chương 3: Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1969 đến năm 1975 Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam * Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, là một trong những cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Tuy chỉ là kỷ yếu hội thảo khoa học, nhưng ở thời điểm đó, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã được nhắc đến là một biểu tượng tốt đẹp trong lịch sử thế giới đương đại. Kết quả cuộc hội thảo góp phần làm sâu sắc quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị... Đặc biệt, cuốn sách có nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt - Lào; về liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc và về quân tình nguyện Việt Nam tại Lào... Do đó, cuốn sách có giá trị to lớn trong việc cung cấp những tư liệu cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Tiếp đó là tác giả Hoài Nguyên với cuốn Lào - Đất nước con người, Nxb Thuận Hóa, 1997, đã giới thiệu đất nước Lào tươi đẹp với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Cùng với đó, tác giả giới thiệu những nét lớn về lịch sử Lào qua các thời kỳ như: Thời kỳ tiền sử; Phạ Ngừm với việc thành lập Vương quốc Lạn Xạng; những triều đại tiếp sau Phạ Ngừm; nước Lào bị chia cắt dẫn đến sự xâm lược của phong kiến Xiêm; thực dân Pháp xâm lược Lào và cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống Pháp xâm lược, và cuối cùng tác giả viết về đế quốc Mỹ thế chân Pháp xâm lược Lào. Khi mô tả về 20 năm đấu tranh của nhân dân Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược và giành thắng lợi vĩ đại (1955-1975), cuốn sách dành nhiều trang viết về mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước Lào - Việt Nam trên các mặt, đặc biệt là trong đấu tranh quân sự, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Lào vào năm 1975. Cũng trong năm 1997, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia hoàn thành công trình Lịch sử Lào, được Nxb KHXH ấn hành. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên nghiên cứu cơ bản về lịch sử Lào, gồm bốn phần chính: Phần thứ nhất - Từ những di tích văn minh thời tiền sử và sở sử đến sự hình thành các mường cổ đại trên đất nước Lào; Phần thứ hai 7
- - Vương quốc Lào - Lạn Xạng thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước; Phần thứ ba - Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954); Phần thứ tư - Cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, thắng lợi vĩ đại năm 1975. Cuốn sách dành nhiều trang viết về mối quan hệ Việt Nam - Lào qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ chống Mỹ, liên minh chiến đấu giữa hai nước được cuốn sách mô tả phát triển tới đỉnh cao, trở thành nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của cách mạng Lào. Năm 2006, Nxb CTQG ấn hành cuốn Lịch sử Lào hiện đại, Tập II, của nhóm tác giả Nguyễn Hùng Phi và Bua-si Cha-lơn-súc, nêu bật sự phát triển của cách mạng Lào qua các giai đọan: 1954-1975 và 1975-2000. Trong đó, cuốn sách dành phần chủ yếu viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào, nêu bật đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tinh thần đoàn kết của nhân dân Lào, đặc biệt là tinh thần đoàn kết với nhân dân Việt Nam về mọi mặt chống Mỹ xâm lược và tay sai. Năm 2007, Nxb CTQG ấn hành cuốn Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954-2000 của tác giả Lê Đình Chỉnh, không chỉ cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về lịch sử của nhân dân hai nước Việt - Lào trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do - giai đoạn 1954-1975, mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình đổi mới (1986-2000) cùng những thành tựu đạt được của hai nước trên nhiều lĩnh vực. Đáng lưu ý, trong các Chương 1, 2 và 3, tác giả đã nêu bật tình đoàn kết chiến đấu giữa quân dân hai nước chống Mỹ xâm lược và kết quả của tình đoàn kết chiến đấu giành được là giải phóng hoàn đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của hai dân tộc Việt - Lào. Trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một biểu tượng sinh động. Với ý nghĩa đó, năm 2007, bài viết Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tác giả Nguyễn Văn Nhật, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7 (tr.3-9), đã làm rõ quá trình ra đời, xây dựng và phát triển của đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là quá trình đường Hồ Chí Minh lật cánh sang phía Tây Trường Sơn chạy trên đất Lào, được quân dân Lào hết lòng ủng hộ, giúp đỡ phát triển tuyến đường, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân dân Lào anh em. 8
- Năm 2012, Nxb Thanh Hóa ấn hành cuốn Thanh Hóa với cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn (1930-2010), đã đề cập mối quan hệ toàn diện giữa hai tỉnh qua các thời kỳ lịch sử: Thanh Hóa - Hủa Phăn trong lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; Thanh Hóa góp phần xây dựng Đảng bộ Lào và phong trào đấu tranh tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (1930-1945); Thanh Hóa thực hiện vai trò căn cứ hậu phương với cách mạng Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); Thanh Hóa thực hiện vai trò căn cứ hậu phương với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); Thanh Hóa - Hủa Phăn hợp tác, phát triển toàn diện (1975-1995); Thanh Hóa - Hủa Phăn hợp tác phát triển toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2010). Đặc biệt, trong công trình này, khi mô tả về vai trò căn cứ hậu phương với cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) cho chúng ta thấy một góc nhìn mới về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tiếp tục khai thác các sự kiện lịch sử ở một địa phương, một khu vực riêng lẻ trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Các sự kiện lịch sử Trung Lào trong quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Quảng Trị (9/2009) đã cung cấp nhiều bài viết có giá trị như: Sự đồng tâm, hiệp lực giữa Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Lao động Việt Nam trong bước khởi đầu xác định phương pháp đấu tranh chống đế quốc Mỹ của tác giả Trịnh Nhu; Vị trí của Trung Lào trong chiến lược toàn Lào và mối quan hệ Lào - Việt trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của tác giả Đức Vượng; Quan hệ Việt - Lào trên địa bàn Trung Lào nhìn từ khía cạnh văn hóa và truyền thống đoàn kết đấu tranh trong lịch sử của tác giả Phạm Văn Linh; Vị trí, vai trò của các sự kiện Trung Lào và những đóng góp của quân dân Quân khu 4 trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (1945- 1975) của tác giả Mai Quang Phấn..., một lần nữa cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa Trung Lào với các tỉnh miền Trung của Việt Nam trong tổng thể mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Nổi bật trong nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào phải kể đến: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007), Nxb CTQG, Hà Nội, 2011. Đây là sản phẩm chính trong dự án nghiên cứu quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Công trình dày 914 trang, là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của những nhà khoa học Việt Nam và Lào với: Phần thứ nhất, Dưới sự 9
- lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân hai nước Việt Nam và Lào phát huy truyền thống đặc biệt, đấu tranh giành độc lập, tự do (1930-1945); Phần thứ hai, liên minh Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Phần thứ ba, quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1976 đến 2007; Phần thứ tư, thành quả, bài học và triển vọng. Trong phần thứ hai, công trình nêu bật quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội, đặc biệt là trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Theo đó, bên cạnh lực lượng quân tình nguyện, một số đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào đã được công trình đề cập là một nhân tố quan trọng góp phần xây dựng liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Năm 2012, tác giả Đàm Đức Vượng với cuốn Cay-xỏn Phôm-vi-hản - Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb CTQG, Hà Nội, đã khái quát cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản từ tuổi ấu thơ đến năm 1992 với các giai đoạn: Tuổi trẻ chí lớn (1920-1945); Tham gia cuộc vận động giải phóng dân tộc (1945-1946); Những năm kháng chiến chống Pháp xâm lược Lào (1946- 1954); Cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1955-1975); Cùng Trung ương Đảng lãnh đạo công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước (1975-1992) và cuối cùng viết về Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản sống mãi trong lòng nhân dân Lào. Có thể nói, trong tổng thể mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản là biểu tượng của mối quan hệ đặc biệt ấy và luôn dành nhiều tình cảm sâu đậm với quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào. Đối với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, đã nghiên cứu và xuất bản nhiều công trình có giá trị như: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), 9 tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2013; Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11 - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 12 - Những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thắng Mỹ, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011. Cùng với đó phải kể đến Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội, 2015... Đây là những công trình không chỉ nêu bật cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn; nêu bật đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng cùng tinh thần đại đoàn kết 10
- toàn dân chống Mỹ xâm lược, mà trong các công trình trên đã đề cập sâu sắc sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam; đặc biệt, tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia được nhắc đến là một nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương nói chung. Cùng với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu, bộ Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện đã hoàn thành, được Nxb KHXH xuất bản trong các năm 2013, 2014, tái bản năm 2017, trong đó Lịch sử Việt Nam Tập 12, Lịch sử Việt Nam Tập 13 viết về giai đoạn 1954-1975, đã phản ánh sự phát triển đầy đủ của cách mạng Việt Nam từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, trong đó cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là một nét đậm trong giai đoạn lịch sử này, đề cập sự phối hợp chiến đấu giữa cách mạng ba nước Đông Dương nói chung và cách mạng hai nước Việt Nam - Lào nói riêng, đặc biệt là sự phối hợp giữa quân đội hai nước trong tổ chức những chiến dịch lớn, tạo nước ngoặt cho cuộc kháng chiến và góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân mỗi nước. * Nhóm công trình nghiên cứu về tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam Đầu tiên phải kể đến Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, là tập bài giảng của tác giả Hoàng Văn Thái, khi đó là Đại tướng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giảng tại lớp nghiên cứu cán bộ trung, cao cấp tổ chức tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đó được hoàn thiện và được Nxb Sự thật ấn hành. Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất, liên minh ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia là một tất yếu khách quan, là quy luật tồn tại và phát triển của ba dân tộc; Phần thứ hai, củng cố và tăng cường liên minh ba nước là nhân tố bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của ba nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những cuốn sách quan trọng về liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương nói chung và hai nước Việt Nam - Lào nói riêng; không chỉ cung cấp tư liệu, cuốn sách còn giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm của liên minh chiến đấu, về một số nguyên tắc chiến lược của liên minh chiến đấu và trách nhiệm của quân đội, của nhân dân Việt Nam trong xây dựng, 11
- tăng cường và củng cố liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong thời kỳ cách mạng mới. Được lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Chiến lược chiến tranh đặc biệt tăng cường của Mỹ ở Lào và sự phá sản của nó (1969-1975) của tác giả Hi-von Xay-kha-vong, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, 1990, đã trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường” và quá trình nhân dân Lào đấu tranh đánh thắng chiến lược chiến tranh đó. Đặc biệt, luận án đã dành nhiều trang viết về sự phối hợp, liên minh chiến đấu giữa Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào với quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam, đồng thời khẳng định đó là một nhân tố quan trọng dẫn tới sự phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ ở Lào giai đoạn 1969-1975. Cuốn Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang Quân khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào (1945-1988), Nxb QĐND, Hà Nội, 2006, là công trình dưới dạng tổng kết, trình bày sự ra đời và quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào của lực lượng vũ trang Quân khu 4 từ năm 1945 đến năm 1988, trên cơ sở đó đúc kết một số kinh nghiệm vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay trên địa bàn Quân khu 4. Tuy chỉ là cuốn sách viết về lực lượng vũ trang của một quân khu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào, nhưng đã góp phần làm rõ nét hơn liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm đấu tranh gian khổ. Cũng trong năm 2006, đề tài Liên minh chiến đấu Việt - Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) - Lịch sử và kinh nghiệm của tác giả Nguyễn Xuân Ớt, Viện Lịch sử Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã thể hiện những nội dung chủ yếu: Liên minh chiến đấu Việt - Lào trong thời kỳ đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ 1954, bảo vệ hai tỉnh tập kết, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959); giúp bạn trong thời kỳ chuyển hướng đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, thực hiện hòa hợp dân tộc (1959-1962); giúp bạn xây dựng lực lượng, phối hợp chiến đấu đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, xây dựng vùng giải phóng (1963-1968); liên minh chiến đấu Việt - Lào đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường”, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào đến thắng lợi hoàn toàn (1969-1975). Trên cơ sở đó, đề tài rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu của liên minh chiến đấu Việt - Lào trong 21 năm chống Mỹ để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, đề tài đã phục dựng 12
- một cách cơ bản liên minh chiến đấu Việt - Lào những năm 1954-1975, trong đó có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào. Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, Nxb KHXH, Hà Nội, 2009, là kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Xiêng Khoảng (10/2008) với sự tham gia của lãnh đạo Trung ương hai nước Việt Nam và Lào, các vị lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng, Nghệ An, các nhà khoa học hai nước và một số cựu chiến binh Việt Nam và Lào từng trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Cuốn sách nêu rõ tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội hai nước Việt - Lào trên chiến trường ác liệt nhất của cách mạng Lào là Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đặc biệt, những bài viết như: Chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng - Chân lý về liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam của tác giả Bu-xu Sỉ-sẳn; Chiến thắng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng - Biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào của tác giả Nguyễn Văn Nhật; Mặt trận Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, nơi thể hiện đậm nét về tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Nhân dân Lào của tác giả Nguyễn Huy Thục; Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trên chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng - Biểu tượng sinh động của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước của tác giả Trần Đức Cường; Phu Kụt anh hùng - Biểu trương của tình đoàn kết chiến đấu anh dũng của quân đội hai nước Việt Nam - Lào của tác giả Đinh Quang Hải,v.v..., đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về liên minh chiến đấu trên một chiến trường nóng bỏng nhất của cách mạng Lào thời kỳ chống Mỹ. Tiếp đó phải kể đến Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa Quân đội hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào - Thực tiễn và bài học lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội, 2013. Đây là kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Lào - Việt Nam (5/9/1962-5/9/2012), 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào - Việt Nam (18/7/1977-18/7/2012). Với những bài viết tiêu biểu như: Liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc của Trung tướng Chăn-sạ-mỏn Chăn-nhạ-lạt; Tình đoàn kết 13
- chiến đấu đặc biệt giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam - Vấn đề tất yếu của lịch sử của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung; Tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược - Giá trị lý luận và thực tiễn của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước..., đã cho thấy giá trị khoa học và thực tiễn của liên minh chiến đấu Việt - Lào; đồng thời, giúp nghiên cứu sinh chắt lọc những sự kiện tiêu biểu phục vụ quá trình nghiên cứu của luận án. Cùng với những công trình, những cuộc hội thảo lớn, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành tiếp tục làm rõ liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào ở nhiều chiều cạnh khác nhau như: Quan hệ đặc biệt Việt - Lào về quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975) của tác giả Nguyễn Mạnh Hà, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 9, 2012 (tr.68-73), đã nêu bật mối quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa hai nước trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng. Trong đó nêu rõ: Nếu trong kháng chiến chống Pháp, quân tình nguyện Việt Nam trở thành nòng cốt trong quan hệ quân sự giữa hai bên thì trong kháng chiến chống Mỹ xuất hiện thêm lực lượng cố vấn và chuyên gia quân sự. Tất cả những những yếu tố đó góp phần làm cho quan hệ quân sự Việt - Lào ngày càng bền chặt. Bài viết Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào trong hai cuộc kháng chiến của tác giả Trần Thị Thu Hương, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, 2014 (tr.53-58), đã làm rõ quá trình liên minh chiến đấu giữa các đơn vị bộ đội chủ lực, quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam với các đơn vị quân đội Lào chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng thời khẳng định: “... trong từng giai đoạn và từng thời điểm cụ thể, nắm bắt chặt chẽ tình hình Lào đồng thời theo đề nghị của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Việt Nam đã lần lượt đưa các đoàn chuyên gia quân sự và quân tình nguyện sang phối hợp, đoàn kết, giúp đỡ quân đội và nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Lào đến thắng lợi hoàn toàn” [89, tr.58]. Tác giả Trần Đức Cường với bài Đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia - Tài sản vô giá của ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1, 2015 (tr.51-55), đã khái quát tình đoàn kết giữa ba dân tộc từ thời kỳ phong kiến cho đến ngày nay. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tác giả nêu bật tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong các chiến dịch lớn như: Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (1961), Nậm Thà 1962, Đường số 8, 14
- Đường số 12 (1963), Nậm Bạc (1968), Cánh đồng Chum (1964, 1969, 1970, 1972), Đường 9 - Nam Lào (1971)... và những chiến dịch đánh bại các cuộc hành quân của đối phương như Chen La I (6/1970), Toàn Thắng (2/1971), Chen La II (8/1971)..., qua đó tạo bước ngoặt cho cách mạng ba nước và là cơ sở cho liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia phát triển trong giai đoạn mới. Cũng trong năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức cuộc Hội thảo khoa học quốc tế Quân tình nguyện Việt Nam ở Nam Trung Bộ làm nhiệm vụ quốc tế tại Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia - Vai trò và ý nghĩa lịch sử. Với 55 bản tham luận gửi tới hội thảo đã làm sáng tỏ quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân tình nguyện Nam Trung Bộ trên chiến trường Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia theo đường lối, quan điểm quốc tế vô sản của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; tinh thần quyết chiến, quyết thắng; ý chí, nghị lực, sức sáng tạo phi thường; sự đồng lòng, chung sức khắc phục khó khăn, gian khổ, hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Hạ Lào, nhân dân Đông Bắc Campuchia đối với quân tình nguyện trong những năm tháng kháng chiến đầy cam go thử thách của quân và dân ba nước trên bán đảo Đông Dương. Đây là tài liệu quan trọng đối với quá trình nghiên cứu luận án, góp phần làm rõ mối quan hệ và sự hiệp đồng chặt chẽ giữa quân tình nguyện với chuyên gia quân sự Việt Nam ở khu vực Hạ Lào. Dưới góc độ là những chuyên khảo có thể kể đến: Hồ Khang, Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) - Một số vấn đề quân sự, ngoại giao, Nxb QĐND, Hà Nội, 2016. Trong công trình này có một số nội dung liên quan trực tiếp đến liên minh chiến đấu Việt - Lào như: Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào và cuộc đấu tranh ngoại giao năm 1971; Liên quân Lào - Việt phối hợp chiến đấu trong Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (1972); Quân tình nguyện Việt Nam sát cánh với nhân dân Lào anh em trên những chặng đường lịch sử; Lực lượng vũ trang ba nước Đông Dương chung chiến hào chống Mỹ. Tiếp đó, năm 2017, tác giả Hồ Khang cho ra mắt cuốn Con đường kết thúc chiến tranh Việt Nam (1954-1975), Nxb QĐND, Hà Nội, với những nội dung liên quan trực tiếp đến liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào như: Miền Bắc chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam và chiến trường Đông Dương; Xây dựng liên minh đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương... Với cách tiếp cận đa chiều, những công trình chuyên khảo của tác giả Hồ Khang cung cấp cho nghiên cứu sinh những 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 587 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 324 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 236 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 192 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 152 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 144 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020
258 p | 15 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 32 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 130 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 40 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn