Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962" là tập trung làm sáng tỏ vị trí, vai trò và sự tác động của các nhân tố quốc tế đến cuộc chiến tranh biên gi ới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 và sự tác động ngược của cuộc chiến tranh này đến quan hệ quốc tế từ góc độ nhà nghiên cứu Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM XUÂN CÔNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - NĂM 2022
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM XUÂN CÔNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – ẤN ĐỘ NĂM 1962 Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mãsố: 9.22.90.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. VĂN NGỌC THÀNH 2. PGS.TS. ĐÀO TUẤN THÀNH HÀ NỘI - NĂM 2022
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Văn Ngọc Thành và PGS. TS Đào Tuấn Thành. Các thông tin, kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận án là trung thực và dựa trên nguồn tài liệu tin cậy. Các trích dẫn ý kiến của các nhà khoa học và nguồn tài liệu tham khảo được chú thích đầy đủ theo quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Tác giả Phạm Xuân Công
- iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Văn Ngọc Thành và PGS.TS Đào Tuấn Thành đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy, cô Tổ Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Khoa. Tôi xin gửi lời cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội nơi đã cho tôi những cơ hội học tập và phát triển bản thân trong những năm tháng học đại học và sau đại học. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, trường THPT Số 2 Bắc Hà đã tạo điều kiện cho tôi đi học và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin được cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và những người đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập vừa qua. Hà Nội, ngày … tháng ….. năm 2022 Tác giả Phạm Xuân Công
- v MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................5 5. Đóng góp của luận án ..........................................................................................6 6. Bố cục của luận án ...............................................................................................6 NỘI DUNG .................................................................................................................7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................7 1.1. Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài .........................................7 1.1.1. Các học giả Ấn Độ .....................................................................................7 1.1.2. Các học giả Trung Quốc ..........................................................................10 1.1.3. Các học giả nước ngoài khác ...................................................................14 1.2. Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam ..........................................22 1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án ..............24 1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết.................................25 CHƯƠNG 2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG NGUYÊN NHÂNCỦA CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 .....................26 2.1. Khái quát lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ............................26 2.1.1. Khu vực phía tây ......................................................................................26 2.1.2. Khu vực trung tâm ...................................................................................28 2.1.3. Khu vực phía đông...................................................................................28 2.2. Bối cảnh quốc tế .............................................................................................30 2.3. Bối cảnh khu vực ............................................................................................34 2.4. Di sản của người Anh thời thuộc địa với vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ ...................................................................................35 Tiểu kết chương 2......................................................................................................47 CHƯƠNG 3. NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG DIỄN BIẾN CỦA CUỘCCHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 ...................................48 3.1. Khái quát diễn biến cuộc chiến tranh .............................................................48 3.1.1. Chiến sự khu vực phía tây .......................................................................48 3.1.2. Chiến sự khu vực phía đông ....................................................................49
- vi 3.1.3. Ngừng bắn, rút quân ................................................................................51 3.1.4. Thiệt hại của hai bên ................................................................................52 3.2. Tác động của các nhân tố quốc tế trong diễn biến chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 .......................................................................................52 3.2.1. Mỹ và các đồng minh với diễn biến của cuộc chiến tranh ......................52 3.2.2. Liên Xô với diễn biến của cuộc chiến tranh ............................................65 3.2.3. Pakistan ....................................................................................................74 3.2.4. Các nước thuộc Phong trào Không liên kết .............................................76 Tiểu kết chương 3......................................................................................................89 CHƯƠNG 4. NHÂN TỐ QUỐC TẾ SAU CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 VÀ VIỆC THÚC ĐẨY HÒA GIẢI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ ..................................................................................91 4.1. Mỹ, Anh và các đồng minh ............................................................................91 4.2. Liên Xô ...........................................................................................................93 4.3. Pakistan...........................................................................................................96 4.4. Sri Lanka ........................................................................................................99 4.5. Hội nghị hòa giải Colombo của các nước Không liên kết ...........................102 Tiểu kết chương 4....................................................................................................113 CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VỀ NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG CUỘC CHIẾNTRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 ....................115 5.1. Nhận xét chung về cuộc chiến tranh ............................................................115 5.2. Nhân tố quốc tế trong nguyên nhân của cuộc chiến tranh ...........................118 5.3. Nhân tố quốc tế trong diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 .......................................................................................................124 5.4. Nhân tố quốc tế sau khi Trung Quốc rút quân và quá trình hòa giải ...........128 5.5. Đánh giá được và mất của Trung Quốc và Ấn Độ qua cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 ......................................................................................................131 Tiểu kết chương 5....................................................................................................136 KẾT LUẬN .............................................................................................................138 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................145 PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined.
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ XHCN Xã hội chủ nghĩa TBCN Tư bản chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tranh chấp lãnh thổgiữa các nước láng giềng là vấn đề luôn nóng trong lịch sử loài người từ khi hình thành quốc gia đến nay và nó sẽ còn kéo dài trong tương lai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp biên giới như lợi ích quốc gia về tài nguyên, an ninh quốc gia và chủ nghĩa bành trướng dân tộc,... Quá trình tranh chấp này diễn ra một cách phổ biến, không loại trừ bất kỳ một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, ở bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ khu vực nào dù biên giới trên bộ, trên biển hay trên không. Trong lịch sử loài người, hàng ngàn cuộc xung đột, chiến tranh biên giới giữa các nước láng giềng đã xảy ra và việc giải quyết tranh chấp này thường rất khó khăn và kéo dài. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia rộng lớn, có nền văn hóa lâu đời, đông dân nhất thế giới. Hiện nay, cả hai nước đang có tốc độ phát triển kinh tế cao, đều nằm trong nhóm 10 nước có quy mô nền kinh tế lớn nhất thế giới (2020). Có những dự đoán cho rằng, đến năm 2030, quy mô kinh tế Ấn Độ sẽ vươn lên thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc [293]. Như vậy, cả về quy mô lãnh thổ, dân số và nền kinhh tế, Ấn Độ và Trung Quốc đều rất lớn. Ấn Độ và Trung Quốc cũng là những cường quốc hạt nhân. Từ những yếu tố về vị trí địa lý, quy mô lãnh thổ, dân số, kinh tế, sức mạnh quốc phòng, nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng Trung Quốc và Ấn Độ là hai cường quốc đang lên, vị thế và tầm ảnh hưởng của họ rất lớn tới thế giới trong tương lai gần. Vì thế, mọi động thái của hai nước luôn thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới, từ những cường quốc đến những nước nhỏ. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có đường biên giới chung rất dài, cũng là một điểm nóng tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên thế giới trong suốt ba phần tư thế kỷ qua. Sự tranh chấp này trở nên đặc biệt căng thẳng vào cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960 với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng đầy bất ngờ từ 20/10 đến 21/11/1962, trên vùng biên giới rộng lớn giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cướp đi hàng ngàn sinh mạng. Đặc biệt, vào giữa thế kỷ XX, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi cuộc “Chiến tranh
- 2 lạnh”giữa hai hệ tư tưởng đối lập là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với sự đứng đầu của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 diễn ra trong bối cảnh cuộc “Chiến tranh lạnh” đang ở giai đoạn khốc liệt, lại đúng vào thời điểm cuộc khủng hoảng tại Cuba rất căng thẳng, thậm chí rất gần với cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô; điều đó đã cuốn hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc tháng 10 và 11 năm 1962 vẫn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là hai hệ thống đối lập đang cố giành giật sự ảnh hưởng của mình trên mọi quốc gia, mọi khu vực. Đến nay, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 đã trải qua hơn 60 năm, nhưng nó để lại những vết thương khó chữa lành trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Tình trạng căng thẳng diễn ra thường xuyên trên dọc tuyến biên giới giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, mặc dù, từ thập niên 1980 trở đi, cả hai nước đã có nhiều hoạt động để tìm cách giải quyết và đạt được một số thỏa thuận trên nguyên tắc để giải quyết bất đồng về vấn đề biên giới chung. Tình trạng căng thẳng trên biên giới Ấn Độ - Trung Quốc lại được thổi bùng trong năm 2020. Những cáo buộc từ cả hai phía về tình trạng xâm phạm lãnh thổ của nhau liên tiếp được đưa ra, những hành động mạnh mẽ trên thực địa như xây dựng các công trình quân sự, các tuyến đường, vận chuyển vũ khí, chuyển quân đến vùng biên giới hai nước. Đặc biệt, trong những cuộc đụng độ trực tiếp của binh lính hai nước trên biên giới vào ngày 15 và 16/6/2020 có ít nhất 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng và 43 binh lính Trung Quốc thương vong, tại thung lũng Galwan thuộc khu vực đang trong tình trạng tranh chấp ở Ladakh [268]. Cuộc đụng độ biên giới Ấn Độ - Trung Quốc được đánh giá là một trong mười sự kiện nổi bật thế giới trong năm 2020. Xung quanh cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 có những câu hỏi cần giải đáp như: Những nhân tố quốc tế nào và vai trò của những nhân tố ấy là gì trong việc xảy ra tranh chấp lãnh thổ và chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 nói riêng? Các nhân tố quốc tế đóng vai trò như thế nào
- 3 trong quá trìnhchiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độnăm 1962xảy ra? Các nhân tố quốc tế có tác động như thế nào trong việc hòa giải quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc sau khi cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ kết thúc? Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962có tác động như thế nào đến quan hệ khu vực và quốc tế?Việc nghiên cứu về các nhân tố quốc tế cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 có nhiều ý nghĩa khoa học. Việt Nam là nước láng giềng có đường biên giới hàng ngàn km cả trên đất liền và trên biển với Trung Quốc. Trong suốt chiều dài lịch sử, hai nước xảy ra nhiều cuộc chiến tranh. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (năm 1945) và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (năm 1949), hai nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao và về cơ bản có mối quan hệ láng giềng khá hữu hảo. Tuy nhiên, hai nước cũng xảy ra tranh chấp biên giới dẫn đến chiến tranh như: Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc từ tháng 2 và 3 năm 1979, một số nơi kéo dài đến năm 1989 và gần đây là những xung đột liên tiếp trên Biển Đông với những hành động gây hấn của Trung Quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu về các cuộc chiến tranh của Trung Quốc với các nước láng giềng của họ có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Việt Nam có thể có được những gợi ýtừ các cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc với các nước láng giềng trong mối quan hệ bang giao với Trung Quốc nói riêng và các cuộc xung đột quốc tế nói chung, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độnăm 1962 có ý nghĩa lý luận, khoa học và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tập trung làm sáng tỏ vị trí, vai trò và sự tác động của các nhân tố quốc tế đến cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn
- 4 Độ năm 1962 và sự tác động ngược của cuộc chiến tranh này đến quan hệ quốc tế từ góc độ nhà nghiên cứu Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu dưới đây: - Phân tích, đánh giá nhân tố quốc tế trong nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. - Phân tích, đánh giá nhân tố quốc tế tới tiến trình phát triển của chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. - Phân tích, đánh giá nhân tố quốc tế trong việc thúc đẩy hòa giải cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. - Nhận xét, đánh giá những tác động các nhân tố quốc tế đối với cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 và sự tác động của cuộc chiến tranh này đối với khu vực và quốc tế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận án là các nhân tố quốc tế trongcuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu xoay quanh cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 về sự bùng nổ, diễn biến và hệ quả. Tuy nhiên, để có cái nhìn bao quát, hệ thống, liền mạch, chúng tôi có đề cập đến những nội dung trước khi chiến tranh và sau khi chiến tranh kết thúc. Phạm vi không gian:Nhân tố quốc tế là một khái niệm rộng, gồm các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, các quốc gia. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận án, chúng tôi tập trung vào tác động của các cường quốc như Mỹ, Anh và các nước TBCN, Liên Xô và các nước XHCN, các nước thuộc Phong trào Không liên kết đối với cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Phạm vi về nội dung:Luận án tập trung vào sự tác động của các nhân tố
- 5 quốc tế tới nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Sự tác động của các nhân tố quốc tế đến thời kỳ hậu chiến và việc thúc đẩy hòa giải quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án, tác giả tập trung khai thác và sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Tư liệu gốc:Luận án dựa trên hai nguồn tài liệu gốc chủ yếu bằng tiếng Anh được xuất bản tại Ấn Độ, Anh, Trung Quốc như: Các công hàm, các bức thư, công ước, bài nói chuyện, hồi kí, tài liệu mật của CIA mới công bố, các văn bản ngoại giao,… - Tài liệu tham khảo: Để hoàn thành luận án, tác giả còn tham khảo các tài liệu như: sách, công trình nghiên cứu chuyên khảo, báo, tạp chí và một số luận án Tiến sĩ Lịch sử, quan hệ quốc tế viết trực tiếp về cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 hoặc quan hệ Mỹ – Ấn Độ, Liên Xô – Ấn Độ, Liên Xô – Trung Quốc,… Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số bài viết trên các báo điện tử, bản tin, website bằng tiếng Anh và tiếng Việt. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới, được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Max-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu khoa học lịch sử. Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Trong đó, phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc thu thập, khảo cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để phục dựng lại một bức tranh toàn cảnhsự tác động của các nhân tố quốc tế đến nguyên nhân, diễn biến, kết thúc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962. Phương pháp logic giúp tác giả luận giải các vấn đề nghiên cứu thông qua các sự kiện một cách chặt chẽ và có liên kết. Ngoài ra, tác giả luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
- 6 ngành; phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 5. Đóng góp của luận án Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên nhìn từ góc độ của nhà nghiên cứu ở Việt Nam về các nhân tố quốc tế tác động đến cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962.Trên cơ sởkếthừa thành quảnghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước và giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra,luận án hoàn thành có những đóng góp sau: Một là, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự tác động của các nhân tố quốc tế đến toàn bộ cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962, bao gồm tác động đến nguyên nhân, tiến trình và thời kỳ hòa giải sau cuộc chiến. Hai là, rút ra những nhận xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về vị trí, vai trò và sự tác động của các nhân tố quốc tế đối với cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Ba là,làm phong phú thêm nguồn tài liệuđa chiều, cập nhậtvềlĩnh vựcnghiên cứu, cung cấp một góc nhìnkhách quan vềtranh chấp lãnh thổ Ấn Độ - Trung Quốc, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962, phản ứng của cộng đồng quốc tế, tác động của chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 đến quan hệ quốc tế và khu vực.Đây là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu quan hệ quốc tế thời kỳ hiện đại. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án kết cấu gồm 5 chương: Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Nhân tố quốc tế trong nguyên nhân của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 Chương 3. Nhân tố quốc tế trong diễn biến của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 Chương 4. Nhân tố quốc tế sau cuộc chiến tranhbiên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 vàviệc thúc đẩy hòa giảiquan hệ Trung Quốc – Ấn Độ. Chương 5.Nhận xét về nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962
- 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 1962 để lại những hệ lụy to lớn không chỉ với hai nước mà với cả thế giới. Vì thế, sự kiện này càng thôi thúc các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu. Hàng trăm công trình ở nhiều cấp độ, từ những bài viết đến những luận văn, luận án hay cả những cuốn sách chuyên khảo đã ra đời ngay sau khi chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ xảy ra năm 1962 và trong suốt hơn 60 năm qua các công trình vẫn tiếp tục được công bố. Nghiên cứu về các nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962, chúng tôi đã tiếp cận một nguồn sử liệu rất phong phú. Do có nhiều tác phẩm vừa bàn về cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962, vừa bàn về các nhân tố quốc tế với cuộc chiến tranh này, chúng tôi chọn cách phân chia các tác phẩm theo nghiên cứu ở trong và ngoài nước theo tiến trình thời gian xuất bản.Trong khuôn khổ luận án cũng như những tài liệu chưa tiếp cận được hết, chúng tôiphân tích một số công trình tiêu biểu sau đây. 1.1. Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài 1.1.1. Các học giả Ấn Độ Các học giả Ấn Độ đã dành nhiều thời gian và công sức tìm hiểu cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1962 và công bố rất nhiều công trình khoa học. Có thể điểm qua một số tác giả với các công trình tiêu biểu sau: Trong cuốn “History of the conflict with China, 1962” (Lịch sử cuộc xung đột với Trung Quốc năm 1962), History Division Ministry of Defence Government of India, New Delhi, 1992 của P.B. Sinha và A. Athale,các tác giả cho rằng ngay từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Đảng Cộng sản Trung Quốcluôn mong muốn mở rộng lãnh thổ xuống phía namvì phía bắc bị chặn bởi Liên Xô.Để thực hiện dã tâm này, năm 1950, Trung Quốc đã sáp nhập Tây Tạng vào lãnh thổ của mình, xây dựng đường nối Tân Cương với Tây Tạng chạy qua Aksai Chin, quân đội Trung Quốc liên tiếp xâm lấn lãnh thổ Ấn Độ. Các tác giảcũng trình bày khá chi tiết so sánh lực lượng, diễn biến tại từng vị trí. Các tác giả cũng phân tíchmột số phản
- 8 ứng,các khoản viện trợ quân sự và hợp tác quốc phònggiữa Mỹ và phương Tây với Ấn Độ; sự chuyển biến về lập trường của Liên Xô từ ủng hộ Trung Quốc sang ủng hộ Ấn Độ. J.S. Dalal trong Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học và Nghệ thuật quân sự được bảo vệ vào năm 1993 tại Đại học Madras với tiêu đề “China – India Disputes: India’s Current Option” (Tranh chấp Trung Quốc – Ấn Độ: Các lựa chọn hiện tại của Ấn Độ) đã nghiên cứu khá kĩ lịch sử tranh chấp lãnh thổ Ấn Độ - Trung Quốc, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 và những lựa chọn để giải quyết tranh chấp giữa hai nước. Tác giả đã cung cấp nhiều thông tin về quan điểm của Ấn Độ liên quan đến tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài “India-China Relations in the Post-Cold War Era” (Quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc trong thời kìsau Chiến tranh lạnh), đăng trên Asian Survey, Vol 34, No.3, March 1994,Surjit Mansingh cho rằng Ấn Độ có đầy đủ chứng cứ về các vùng đất tranh chấp; Trung Quốc đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ năm 1962; Trung Quốc đã phản bội tình hữu nghị mà J. Nehru đã giúp đỡ trong những năm 1950, đặc biệt là việc Ấn Độ vận động để Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành trong 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cuốn “Essays in frontier history: India, China, and the disputed border”(Tuyển tập về Lịch sử Biên giới: Ấn Độ, Trung Quốcvà tranh chấp biên giới)do Parshotam Mehra chủ biên (2007), cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc có một cuộc chiến tranh tàn bạo, cay đắng và tốn kém dọc theo dãy Himalaya năm 1962. Cuộc chiến này là nguyên nhân của sự thay đổi căn bản trong chính sách quốc phòng của Ấn Độ theo chiều hướng hiện đại hóa. Cuốn sách cũng cho thấy, kể từ 1980 trở đi Ấn Độ và Trung Quốc có những hoạt động để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, cải thiện quan hệ song phương và đã có những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, hai nước chưa thể đạt được thỏa thuận phân định biên giới do còn nhiều bất đồng. Ấn Độ kiên quyết từ chối công nhận lãnh thổ Trung Quốc tuyên bố ở Arunachal Pradesh. Ngược lại, Trung Quốc cũng không cần phải vội vã giải quyết tranh chấp với Ấn Độ.
- 9 Trong cuốn “India–China Relations: The Border Issue and Beyond” (Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc: Vấn đề biên giới và hơn nữa), hai học giả Mohan Guruswamy và Zorawar Daulet Singh đã phân tích nguồn gốc và nhận thức tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc theo tiến trình lịch sử dưới góc nhìn hiện đại khi Trung Quốc và Ấn Độ đều là những cường quốc đang nổi. Theo các tác giả, Trung Quốc và Ấn Độ lao vào cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 là do chưa thấu hiểu về tâm lý và chiến lược biên giới của nhau. Sau cuộc chiến này, Ấn Độ đã phát triển mạnh cơ sở hạ tầng để có thể chống lại những hoạt động của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đầu tư quy mô lớn vào Tây Tạng. Các tác giả cũng cho rằng, quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ hiện nay được cải thiện khá nhiều do gia tăng nhu cầu quan hệ kinh tế, thương mại và sự hợp tác tại các diễn đàn quốc tế của hai nước nhưng tranh chấp lãnh thổ vẫn chưa thể giải quyết. S.K. Bhutani trong bài viết “Sino-Indian War, 1962 and the Role of Great Powers” (Chiến tranh Trung Quốc -Ấn Độnăm 1962 và vai trò của các cường quốc) đăng trên Journal of Defence Studies, Vol-6, Issue-4.pp- 109-124, 2012, cho rằng, nguyên nhân xung đột, chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ là do nhận thức và hành động của cả Ấn Độ và Trung Quốc. Theo tác giả, Trung Quốc cho rằng Ấn Độ tìm cách can thiệp và ủng hộ lực lượng nổi dậy ở Tây Tạng năm 1959, tố cáo Ấn Độlo sợsự thay đổi chính trịở Tây Tạngvà cố gắng giữTây Tạng như làmộtvùng đệm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Ấn Độphải chịu trách nhiệm đối vớicuộc nổi dậy củaTây Tạngvào năm 1959vàẤn Độ thực hiện “Chính sách Tiến lên phía trước” càng đẩy quan hệ hai nước căng thẳng hơn. Tác giả cũngphân tích sự chuyển biến trong phản ứng ngoại giao, viện trợ quân sự của Anh và Mỹ cho Ấn Độ, sự thay đổi trong quan điểm của Liên Xô đối với xung đột và chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ. Cuốn “China’s India War 1962 looking back to see the future” (Cuộc chiến tranh với Ấn Độ của Trung Quốc năm 1962: Nhìn lại để hướng tới tương lai), của Jasjit Singh, tập hợp các bài viết của nhiều học giả Ấn Độ.Tác giả Jasjit Singh trong bài “China’sIndia war: Causes of the war” (Cuộc chiến tranh với Ấn Độ của Trung Quốc: Nguyên nhân chiến tranh) cho rằng, những nguyên nhân chính dẫn đến chiến
- 10 tranh Trung Quốc – Ấn Độ 1962, đó là: Thứ nhất,Tây Tạng – sự phát triển bên trong và xung quanh Tây Tạng từ năm 1950.Thứ hai, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, sự thất bại của đàm phán vào tháng 3/1961.Thứ ba, vai trò lãnh đạo và nhân cách của Mao Trạch Đông, chính sách tham vọngvà hành động của Trung Quốc.Thứ tư, chính sách và hành động của Ấn Độ.Sujit Dutta trong bài “Mao, the Cold War and the War against India” (Mao, Chiến tranh lạnh và cuộc chiến chống lại Ấn Độ)cho rằng,Mao Trạch Đônglà người có vai trò chính trong việc ra quyết định tại Trung Quốc và việc ông thực hiện một cuộc chiến chống cánh tả cực đoan và chủ nghĩa dân tộc trong thời kỳ 1957 – 1970 ở Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng cho việc quyết định tấn công Ấn Độ.Bài viết “Sino-Indian War of 1962: US Perception and Response” (Chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962: Nhận thức và phản ứng của Mỹ) của Chintamani Mahapatra cung cấp nhiều thông tin về những nhận thức, phản ứng và các khoản viện trợ của Mỹ cho Ấn Độ. Trong bài viết “Sino-Indian War of 1962” đăngtrên Indian Historical Review 44, 2017 (2), tr 285–312, PK Chakravorty cho rằng nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 gồm vấn đề Tây Tạng; tranh chấp biên giới Ấn Độ - Trung Quốc; tham vọng cũng như các chính sách, hành động và tính cách của Mao Trạch Đông; chính sách và hành động của Ấn Độ. Từ việc phân tích các công trình của các học giả Ấn Độ, có thể rút ra quan điểm chung cho rằng, nguyên nhân chủ yếu củacuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độcó nguyên nhân chủ yếu là do chính sách bành trướng của Trung Quốc, nhất là vai trò cá nhân của Mao Trạch Đông. Bên cạnh đó, do chính sách không dứt khoát của Ấn Độ đối với Tây Tạng cũng là một yếu tố gây mâu thuẫn với Trung Quốc. Một số rất ít học giả có điểm qua một cách sơ lược nhưng không đánh giá mức độ tác động của các phản ứng của Mỹ, Liên Xô và Đồng minh đến toàn bộcuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. 1.1.2. Các học giả Trung Quốc Rất nhiều học giả Trung Quốc nghiên cứu, tìm hiểu về tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ, có thể kể tới một số học giả sau:
- 11 Trong bài viết “Historical background of the Sino-Indian border problem and the 1962 Sino-Indian border war” (Bối cảnh lịch sử của vấn đề biên giới Trung Quốc-Ấn Độ và cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc -Ấn Độ năm 1962), in trong Ya tai ziliao (Asia Pacific materials),Số. 1, 18/3/1989, Wang Hongwei cho rằng,Ấn Độ hỗ trợ quân nổi dậyTây Tạng vào năm 1959; huấn luyện quân sự chophiến quânTây Tạngvà cho phép họthực hiện các hoạt động chống Trung Quốctrên lãnh thổ Ấn Độ. Bên cạnh đó, Ấn Độcòn tiếnvàolãnh thổ Trung Quốc. Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Trung Quốc tấn công Ấn Độ vào năm 1962. Cuốn “History of the Sino-India border self defensive war” (Lịch sử cuộc chiến tranh phòng thủ tự vệ biên giới Trung Quốc -Ấn Độ), của Zhong Yin Bianjiang Ziwei Fanji Zuozhanshi. Đây là một công trình khá đồ sộ đề cập tới hầu hết các vấn đề của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 từ nguyên nhân, diễn biến đến sự can dự của các nước lớn. Tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu của cuộc chiến tranh là do Ấn Độ xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc thông qua “Chính sách Tiến lên phía trước” bằng việc thiết lập một loạt đồn trên lãnh thổ Trung Quốc, liên tục tấn công lính biên phòng Trung Quốc buộc họ phải phản công. Cuốn sách cũng trình bày chi tiết diễn biến chiến tranh và đề cập sơ lược phản ứng của các nước lớn. Cuốn “True history of the Sino- Indian border war” (Sự thật lịch sử chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ), Hong Kong: Cosmos Books Ltd, 1993 của Xu Yan, cho rằng, yếu tố quyết địnhsự suy thoái quan hệ giữa Trung Quốc vàẤn Độ làdo sựbảo hộ của J. Nehru với những người Tây Tạngbỏ trốn sau khithực hiện cuộc nổi loạnở Lhasavào tháng7/1959,J.Nehrunỗ lực để biếnTây Tạngthành một “vùng đệm”giữa Trung Quốc vàẤn Độ. Cuốn “The Sino – Indian Border Dispute and Sino – Indian Relations (Tranh chấp biên giới Trung Quốc – Ấn Độ và quan hệ Trung - Ấn) do Xuecheng Liu chủ biên, xuất bản năm 1994, tật hợp các bài viết của nhiều học giả Trung Quốc. Lần đầu tiên các học giả Trung Quốc phân tích tự do và công khai về tranh chấp biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, đặt mối quan hệ Trung – Ấn trong mối quan hệ cạnh
- 12 tranh quyền lực gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô thời kỳ Chiến tranh lạnh và mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ - Pakistan. Cuốn “中印边境自卫反击作战史” (Lịch sử cuộc phản công biên giới Trung Quốc - Ấn Độ), của Nhà xuất bản Khoa học quân sự Trung Quốc,1994, cho rằng,Ấn Độ can thiệp vào việc giải phóng Tây Tạng nhằm duy trì các đặc quyền của mình ở đây và biến Tây Tạng trở thành vùng đệm giữa Trung Quốc và Ấn Độ;Ấn Độ đưa ra các yêu sách lãnh thổ với Trung Quốc và cử quân đội vượt qua ranh giới truyền thống để chiếm 90.000 km2 lãnh thổ Trung Quốc ở phía nam Đường McMahon. Ấn Độ kế thừa sự xâm lược của đế quốc Anh, thúc đẩy chủ nghĩa bành trướng, bá quyền ở khu vực, tạo ra căng thẳng biên giới, xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc. Cuốn sách cũng tố cáo Mỹ, Liên Xô và các thế lực phản động quốc tế ủng hộ Ấn Độ chống Trung Quốc. Zhao Weiwen trong cuốn “Record of the vicissitudes of India-China relations (1949-1999)”(Ghi lại những thăng trầm của quan hệ Ấn – Trung, 1949 - 1999), Shi shi chubanshe, 2000, cho rằng, Tây Tạng là nguồn gốc dẫn đến chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962. Ấn Độhy vọng tiếp tục kế thừa di sản của người Anh tại Tây Tạng,J. Nehru muốn đẩy Tây Tạng ra khỏi vòng kiểm soát của Trung Quốc. Trong bài “Tranh chấp biên giới Trung - Ấn: Ấn Độ chiếm bao nhiêu lãnh thổ của Trung Quốc? đăng trên Tạp chí Toàn cầu (2003), Võ Vĩnh Niên cáo buộc Ấn Độ đã sửa bản đồ vào năm 1954 và đường Mc Mahon được Ấn Độ coi là biên giới chính thức, qua đó, chiếm 90.000 km2 lãnh thổ của Trung Quốc ở phía đông biên giới, chiếm 2000 km2 tại khu vực giữa và gộp cả phần phía tây vào Ấn Độ. Tổng cộng Ấn Độ chiếm 125.000 km2 của Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962, Ấn Độ thất bại hoàn toàn trên chiến trường nhưng Ấn Độ lại thu được nhiều lợi ích. Sau khi quân đội Trung Quốc rút lui, quân Ấn Độ đã chiếm đóng bất hợp pháp một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Bài viết “The Tibetan Rebellion of 1959 and China’s Changing Relations with India and the Soviet Union” (Cuộc nổi dậy của Tây Tạng năm 1959 và sựthay
- 13 đổi mối quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ và Liên Xô) của Chen Jian, phân tích quá trình diễn ra và đàn áp cuộc nổi dậy ở Tây Tạng năm 1959, đó cũng là sự kiện làm tăng mâu thuẫn Ấn Độ - Trung Quốc, Liên Xô – Trung Quốc. Trong Luận án “The Asymmetrical Threat Perceptions in China-India Relations after the 1998 Nuclear Tests” (Nhận thức về mối đe dọa không cân xứng trong quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ sau các vụ thử hạt nhân năm 1998), tại trường Đại học kinh tế và khoa học chính trị Luân Đôn, 2010,Tien-Sze Fang cho rằng Tây Tạng chính là một vấn đề lớn trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc. Tác giả kết luận rằng, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được một số sự đồng thuận, nhưng vấn đề Tây Tạng vẫn còn lâu mới được giải quyết hoàn toàn và tiếp tục ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ. Trong bài “Look Beyond the Sino–Indian Border Dispute”(Nhìn xa tranh chấp biên giới Trung - Ấn) đăng trên tạp chí China Report47: 2 (2011): 147–158, Liu Xuecheng cho rằng,nguyên nhân tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc là do sự bành trướng của Anh và Nga đầu thế kỉ XX và quá trình tìm cách phân định biên giới của người Anh mà Trung Quốc không chấp nhận;nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 là do chính sách của J. Nehru: cho CIA sử dụng lãnh thổ Ấn Độ để giúp quân nổi dậy Tây Tạng từ năm 1959, cho Da lai Lama và chính phủ Lahsa lưu vong trên đất Ấn Độ. Hongzhou Zhang và Mingjiang Li trong bài viết“Sino – Indian Boder Disputes”(Tranh chấp biên giới Trung Quốc – Ấn Độ),đăng trên AnalysisSố 181, 2013, cho rằng,J. Nehru từ chối đề nghị công nhận lẫn nhau của Chu Ân Lai với việc Ấn Độ kiểm soát phía nam đường Mc Mahon còn Trung Quốc kiểm soát Askai Chin. Hơn nữa,Ấn Độ còn thực hiện “Chính sách Tiến lên phía trước” đã thúc đẩy Trung Quốc tấn công Ấn Độ vào tháng 10/1962. Như vậy, các học giả Trung Quốc có quan điểm chung về nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 là vấn đề Tây Tạng. Họ cho rằng, Ấn Độ nỗ lực tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc và biến nó thành “vùng đệm” giữa Ấn Độ với Trung Quốc. Ấn Độ đã duy trì biên giới do đế quốc Anh tạo ra,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 587 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 324 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 236 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 192 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 152 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 144 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020
258 p | 15 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 32 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 130 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 40 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn