intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:232

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Lịch sử "Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975" trình bày các nội dung chính sau: Quá trình xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1965; Mở rộng và phát triển nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ VƢỢNG NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - Năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ VƢỢNG NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH QUANG HẢI HÀ NỘI - Năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Phạm Thị Vƣợng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 7 1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...................... 8 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu trong nước ....................................... 8 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về nông trường quốc doanh ở nước ngoài ............................................................................................... 25 1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu................................................................................................ 27 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 29 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1965 ......................................................................... 30 2.1. Cơ sở hình thành nông trƣờng quốc doanh ở miền Bắc .................... 30 2.1.1. Tình hình miền Bắc sau năm 1955 ............................................... 30 2.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông trường quốc doanh ......................................................................... 35 2.1.3. Mô hình nông trường quốc doanh ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ........................................................................................... 38 2.2. Qúa trình xây dựng và phát triển nông trƣờng quốc doanh ............. 39 2.2.1. Quá trình hình thành nông trường quốc doanh ............................. 39 2.2.2. Củng cố và phát triển mạng lưới nông trường quốc doanh .......... 47 2.3. Hoạt động của nông trƣờng quốc doanh ............................................. 64 2.3.1. Khai hoang .................................................................................... 64 2.3.2. Trồng trọt ...................................................................................... 65 2.3.3. Chăn nuôi ...................................................................................... 72
  5. 2.3.4. Chế biến nông sản ......................................................................... 75 2.3.5. Một số hoạt động khác .................................................................. 76 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 80 Chƣơng 3: MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ................... 81 3.1. Tình hình miền Bắc và yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với nông trƣờng quốc doanh sau năm 1965 ............................................................... 81 3.1.1. Tình hình miền Bắc sau năm 1965 ............................................... 81 3.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông trường quốc doanh trong tình hình mới ......................................... 82 3.2. Đẩy mạnh xây dựng nông trƣờng quốc doanh .................................... 84 3.2.1. Sự thay đổi về tổ chức phân cấp quản lý ...................................... 84 3.2.2. Sự phân bố, số lượng và quy mô nông trường .............................. 86 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý ................................................................ 90 3.2.4. Lực lượng lao động ....................................................................... 94 3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất.............................................................. 100 3.3. Hoạt động của nông trƣờng quốc doanh ........................................... 103 3.3.1. Khai hoang .................................................................................. 103 3.3.2. Trồng trọt .................................................................................... 105 3.3.3. Chăn nuôi .................................................................................... 110 3.3.4. Chế biến nông sản ....................................................................... 115 3.3.5. Một số hoạt động khác ................................................................ 117 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 124 Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 125 4.1. Một số nhận xét .................................................................................... 125 4.1.1. Về cơ sở hình thành và sự phân bố nông trường quốc doanh .... 125 4.1.2. Về cơ cấu tổ chức ........................................................................ 126 4.1.3. Về tổ chức sản xuất, sở hữu và phân phối sản phẩm của NTQD 127
  6. 4.1.4. Về nguồn nhân lực ...................................................................... 130 4.1.5. Về cơ sở vật chất ......................................................................... 132 4.1.6. Về hoạt động sản xuất, kinh doanh ............................................. 134 4.2. Đóng góp của nông trƣờng quốc doanh ............................................. 135 4.2.1. Về kinh tế .................................................................................... 136 4.2.2. Về chính trị.................................................................................. 140 4.2.3. Quốc phòng, an ninh ................................................................... 143 4.2.4. Về văn hóa-xã hội ....................................................................... 145 4.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ......................................... 149 4.3.1. Những hạn chế, yếu kém............................................................. 149 4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém ........................................... 155 4.4. Một số kinh nghiệm.............................................................................. 161 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 165 KẾT LUẬN .................................................................................................. 166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 171
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CNXH Chủ nghĩa xã hội NTQD Nông trường quốc doanh HTX Hợp tác xã Nxb Nhà xuất bản TTLTQG IIII Trung tâm lưu trữ quốc gia IIII XHCN Xã hội chủ nghĩa
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: So sánh năng suất sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất ở NTQD giữa Liên Xô và miền Bắc Việt Nam năm 1958 .................... 67 Bảng 2.2: Năng suất một số cây trồng chính của NTQD những năm1961-1965 .................................................................................... 71 Bảng 3.1: Danh sách NTQD đến cuối năm 1969............................................ 87 Bảng 3.2: Số lượng đội ngũ cán bộ từ năm 1965 đến năm 1968 .................... 95 Bảng 3.3: Tỷ lệ cơ giới hoá trong các NTQD từ năm 1965 đến năm 1970 .. 107 Bảng 3.4: Sản lượng một số cây trồng chủ yếu của NTQD những năm 1972-1975) ........................................................................................ 110 Bảng 3.5: Số lượng vật nuôi của NTQD từ năm 1972 đến năm 1975 .......... 113 Bảng 3.6: Một số sản phẩm chủ yếu của NTQD giao nộp cho Nhà nước những năm 1972-1975 ...................................................................... 116 Bảng 3.7: Tổng số lần bắn phá và khối lượng bom vào các NTQD trong tháng 7-8/1968 .................................................................................. 117
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng trọt của NTQD những năm 1960-1963 ............ 69 Biểu đồ 3.2: Sản lượng của ngành chăn nuôi từ năm 1965-1975 .................... 114
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NTQD từ tháng 10/1960 đến 1965 ...................................................................................................... 50 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở NTQD giai đoạn 1965-1975 ............................................................................................. 93
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có một thời gian khá dài, khoảng 30 năm (1955-1986), nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp đã từng được coi là xương sống của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Nông trường quốc doanh đại diện cho hình thức sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân); hợp tác xã nông nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu tập thể trong nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu về nông nghiệp miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến nay không thể không nhắc đến nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp. Nếu hợp tác xã nông nghiệp được tập trung nghiên cứu, có nhiều công trình công bố và đánh giá trên nhiều phương diện, bình xét có tính chuyên sâu, thì nông trường quốc doanh lại chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu với tư cách một công trình nghiên cứu độc lập. Nông trường quốc doanh chỉ được nhắc đến, điểm qua với tính chất là một thành phần kinh tế đã từng tồn tại trong lịch sử kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam, nếu có, thì chỉ chiếm một phần nội dung rất nhỏ so với toàn bộ dung lượng của cả công trình. Hoặc một số công trình nghiên cứu về một nông trường quốc doanh cụ thể, hay một số nông trường quốc doanh cùng trên địa giới hành chính (tỉnh, khu). Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự chuyên sâu, có tính khái quát và hệ thống về nông trường quốc doanh đã từng tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam ở một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đó vẫn là “khoảng trống” trong nghiên cứu về nông trường quốc doanh cần được lấp đầy. Nông trường quốc doanh bắt đầu được xây dựng ở miền Bắc từ năm 1955. Suốt một thời gian dài, nông trường quốc doanh từng được kỳ vọng là “đầu tàu" đưa nền nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; là “tấm gương”, là “trường học” đối với hợp tác xã; là lực lượng chính trong việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Nhưng trên thực tế, quá trình hình thành và xây dựng nông trường quốc doanh diễn ra như thế nào và có đóng góp gì đối với kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả quốc phòng-an ninh miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975? Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của mô hình nông trường quốc doanh? Trả lời cho câu hỏi đó 1
  12. rất cần sự nghiên cứu nghiêm túc. Có thể nói, nghiên cứu về nông trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 là rất cần thiết, để từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện; đánh giá đúng những thành tựu, đóng góp, cũng như th ng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân hạn chế, yếu kém của mô hình nông trường quốc doanh, tránh cái nhìn phiến diện: ca ngợi, tô hồng thái quá hoặc phủ định những đóng góp của nông trường quốc doanh đối với kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng-an ninh ở một giai đoạn lịch sử cụ thể. Nghiên cứu về nông trường quốc doanh không những giúp hiểu về mô hình kinh tế nông trường quốc doanh, mà còn hiểu về nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trước khi thực hiện đường lối đổi mới. Nghiên cứu vấn đề này còn góp phần lý giải sâu sắc hơn tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam phải chủ trương thực hiện đường lối đổi mới vào năm 1986? Sự thành công, cũng như những hạn chế, yếu kém của mô hình nông trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 để lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu và thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung, cũng như cho việc quản lý và dụng hiệu quả đất đai của nông trường quốc doanh trong giai đoạn hiện nay. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975; đưa ra một số nhận xét về thành tựu và hạn chế của mô hình nông trường quốc doanh , trên cơ sở đó, luận án đưa một số kinh nghiệm cho vấn đề phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung làm rõ các nội dung sau: Một là, bối cảnh lịch sử và các yếu tố tác động đến sự ra đời của nông trường quốc doanh ở miền Bắc những năm 1955-1975. Hai là, quá trình hình thành và xây dựng nông trường quốc doanh ở miền Bắc. 2
  13. Ba là, hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975, trong đó tập trung làm rõ hoạt động sản xuất của nông trường. Bốn là, nhận xét về những thành tựu và hạn chế của mô hình kinh tế nông trường quốc doanh Năm là, rút ra một số kinh nghiệm cho vấn đề phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nông trường quốc doanh, cụ thể là quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu nông trường quốc doanh trên phạm vi miền Bắc Việt Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ vĩ tuyến 17o trở ra miền Bắc, lấy ranh giới là sông Bến Hải. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu 20 năm đầu xây dựng nông trường quốc doanh ở miền Bắc chủ nghĩa xã hội, từ năm 1955 đến năm 1975. Năm 1955 là năm Trung ương Đảng bắt đầu có chủ trương xây dựng nông trường quốc doanh, từ Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng (Khóa II) họp vào tháng 3- 1955. Năm 1975 là năm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất đất nước. Trong quá trình triển khai đề tài, nghiên cứu sinh chia thành hai giai đoạn: 1955-1965, 1965-1975. Sở dĩ nghiên cứu sinh chọn năm 1965 để phân chia giai đoạn vì năm 1965 đế quốc Mỹ chiến tranh leo thang ra miền Bắc đã có tác động không nhỏ đến hoạt động của nông trường quốc doanh. Về nội dung: Luận án phân tích cơ sở hình thành, phát triển nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam qua hai giai đoạn 1955-1965 và 1965-1975; phân tích tổ chức và hoạt động của nông trường quốc doanh, từ việc phân bố, số lượng, quy mô, tổ chức bộ máy quản lý, lực lượng lao động, xây dựng cơ sở vật chất đến các hoạt động của nông trường quốc doanh, qua kết quả nghiên cứu nghiên cứu sinh nêu lên những nhận xét, đóng góp cũng như hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm. Trong đó, nghiên cứu tập trung vào nội dung hoạt động sản xuất của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 gồm: hoạt 3
  14. động khai hoang, trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản. Bởi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế là nhiệm vụ căn cốt nhất của nông trường quốc doanh và tác động trở lại đến các hoạt động khác. Một số hoạt động khác của nông trường quốc doanh cũng được đề cập đến ở một mức độ nhất định. Nông trường quốc doanh ở miền Bắc hình thành từ 3 loại hình: Nông trường quốc doanh, Nông trường quân đội và các Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam. Đến tháng 10-1960, 3 loại hình này được hợp nhất lại do Bộ Nông trường quản lý. Do vậy, các nội dung của nông trường quốc doanh, nông trường quân đội và các liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam đều thuộc phạm vi nội dung cần nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận sử học, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, về kinh tế nông nghiệp và nông trường quốc doanh. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Phương pháp lịch sử để phục dựng lại một cách khách quan, hệ thống quá trình xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 theo trình tự thời gian, lịch sử của vấn đề. Nông trường quốc doanh được đặt trong cách nhìn lịch đại, đồng đại; trong mối quan hệ với các sự kiện lịch sử thời đó. Các sự kiện, các hoạt động của nông trường cũng được trình bày theo trình tự thời gian; xác định những dấu mốc quan trọng đối với nông trường quốc doanh để có sự phân kỳ hợp lý. Phương pháp logic nhằm trình bày các vấn đề liên quan theo mối quan hệ nhân quả như tìm hiểu bối cảnh lịch sử tác động đến sự ra đời của nông trường quốc doanh, hoàn cảnh lịch sử đặt ra những nhiệm vụ gì đối với nông trường quốc doanh trong giai đoạn này; các hoạt động đặt trong mối liên quan chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trên cơ sở đó, đưa ra một số nhận xét và kinh nghiệm. 4
  15. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, điền dã, khảo sát thực địa, phỏng vấn nhân chứng… 4.2. Nguồn tư liệu Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh dựa trên các nguồn tư liệu sau: - Các Văn kiện, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về phương hướng phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, cũng như NTQD nói riêng. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có quan điểm, phương hướng nghiên cứu các vấn đề do luận án đặt ra. - Nguồn tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (các báo cáo của Bộ Nông lâm, Bộ Nông trường, Bộ Tài chính, Cục Nông trường quân đội, Cục quản lý Nông trường quốc doanh, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...); Nguồn tài liệu khai thác tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chính phủ. Đây là nguồn tài liệu gốc và là tài liệu chính, rất quan trọng là cơ sở tư liệu chủ yếu để nghiên cứu sinh sử dụng trong suốt quá trình hoàn thành luận án. - Các sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, các luận án tiến sĩ và một số trang website có nội dung liên quan đến nông trường quốc doanh. Đây là nguồn tư liệu bổ sung cho những nhận định, đánh giá xác đáng hơn và làm cơ sở để so sánh với kết quả nghiên cứu của luận án. - Các tư liệu được tổng hợp từ kết quả của điền dã, khảo sát thực địa, phỏng vấn một số nhân chứng đã từng làm việc hoặc có bố mẹ đã từng làm việc tại các nông trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên trình bày một cách hệ thống về nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975, góp phần “thu hẹp khoảng trống” về mảng nông trường quốc doanh ít được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu. - Luận án phân tích những cơ sở hình thành, mở rộng nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam qua hai giai đoạn 1955-1965 và 1965-1975; phân tích tổ chức và hoạt động của nông trường quốc doanh, từ việc phân bố, số lượng, quy mô, tổ 5
  16. chức bộ máy quản lý, lực lượng lao động, xây dựng cơ sở vật chất đến các hoạt động của nông trường quốc doanh, - Luận án phân tích những đóng góp, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm qua nghiên cứu nông trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 cho vấn đề phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Luận án cung cấp các nguồn tư liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Do đó, luận án góp phần cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn, học tập và giảng dạy về lịch sử nông trường quốc doanh nói riêng và lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận, công trình nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975, để từ đó có cái nhìn tổng quan về nông trường quốc doanh. Nghiên cứu về nông trường quốc doanh không chỉ hiểu về nông trường quốc doanh ở miền Bắc giai đoạn 1955-1975, mà còn hiểu hơn về nền kinh tế nông nghiệp nói chung trước Đổi mới. Từ đó có thêm những lý giải sâu sắc hơn tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm thực hiện Đổi mới vào năm 1986. Ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, luận án góp phần đem lại nhiều lợi ích cho vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như trong công tác quản lý và sử dụng đất đai; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông nghiệp hiện nay. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, bố cục của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2: Quá trình xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1965 Chương 3: Mở rộng và phát triển nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm 6
  17. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm Nhằm hiểu rõ vấn đề luận án đang nghiên cứu, trước hết, nghiên cứu sinh làm rõ khái niệm về nông trường quốc doanh và một số khái niệm liên quan. Từ những định nghĩa đã có, nghiên cứu sinh đưa ra quan điểm riêng về nông trường quốc doanh. - Khái niệm về nông trường quốc doanh: Là người khởi xướng xây dựng mô hình nông trường quốc doanh, Lênin kh ng định “Nông trường quốc doanh được tổ chức ra với mục đích: a) tăng thật nhiều hơn nữa sản phẩm bằng cách nâng cao năng suất nông nghiệp và mở rộng diện tích gieo trồng, b) tạo điều kiện để chuyển hoàn toàn sang nền nông nghiệp cộng sản chủ nghĩa, c) xây dựng và phát triển những trung tâm văn hoá - kỹ thuật nông nghiệp” [217, tr. 65-66]. Tuy không đưa ra một khái niệm cụ thể nhưng tổng hợp các diễn giải của Lênin, nông trường quốc doanh được hiểu là những xí nghiệp nông nghiệp, một hình thức tổ chức của nền sản xuất XHCN, là tập thể những người lao động được trang bị những tư liệu sản xuất, do Nhà nước trực tiếp tổ chức và quản lý, bằng lao động tập thể sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội với giá thành hạ, góp phần phát triển phong trào hợp tác hóa và giúp nông dân tập thể về cách tổ chức quản lý một trật tự mới, một nền sản xuất mới ở nông thôn. Theo quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW, tháng 7-1961, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 ghi rõ: Nông trường quốc doanh “là xí nghiệp xã hội chủ nghĩa thuộc sở hữu toàn dân” [150, tr. 413]. Thông tư số 348- TTg, ngày 30-8-1961, có ghi: “Các nông trường quốc doanh là những đơn vị xí nghiệp của Nhà nước, quản lý theo chế độ kinh tế hạch toán, được Nhà nước cấp vốn để sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước” [209, tr. 23-24]. Trong Từ điển Tiếng Việt, nông trường quốc doanh được giải nghĩa ngắn gọn là “cơ sở sản xuất nông nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân, do Nhà nước tổ chức và trực tiếp quản lý” [325, tr. 740]. Bên cạnh đó còn có một số khái niệm liên quan: + Xí nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa: “Là hình thức tổ chức sản xuất xã hội gồm một tập thể những người lao động được trang bị bằng những tư liệu sản 7
  18. xuất công cộng tiến hành sản xuất ra nông sản phẩm (…) trực tiếp thực hiện kế hoạch Nhà nước, làm ra nông sản cho xã hội, giao nộp sản phẩm cho Nhà nước và phân phối sản phẩm trong nội bộ xí nghiệp”. [193, tr. 32-33] + Khái niệm về xí nghiệp quốc doanh: “Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao …” [170, tr. 1011] Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, nông trường quốc doanh là xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước tổ chức, quản lý và phân phối sản phẩm, gồm tập thể những người lao động được Nhà nước trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành sản xuất với quy mô lớn theo kế hoạch của Nhà nước, có sự phân công và hợp tác lao động trong quá trình tham gia sản xuất, góp phần phát triển phong trào hợp tác hóa và hướng dẫn người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở những vùng nông thôn, miền núi. 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu trong nước * Nh m công tr nh nghiên cứu chung về kinh tế và kinh tế nông nghiệp, trong đ c đề cập đến nông trường quốc doanh Trước hết là những công trình nghiên cứu về đồn điền ở miền Bắc. Vì sao nghiên cứu sinh lại liệt kê những công trình nghiên cứu về đồn điền? Mặc dù đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nông trường quốc doanh (NTQD). Bởi có không ít NTQD ở miền Bắc nói riêng, Việt Nam nói chung được hình thành trên cơ sở kế thừa và mở rộng những đồn điền từ thời Pháp thuộc để lại. Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiếp quản những đồn điền của người Pháp và địa chủ người Việt để lại. Đến năm 1955, sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTQD, trên cơ sở của các đồn điền cũ, nhân dân cải tổ lại các đồn điền cũ thành lập nên các nông trường. Đây cũng là một sự phát triển tiếp nối của lịch sử, là sự chuyển giao từ sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, về đất đai. Hai công trình nghiên cứu “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884 - 1918”. 1996. Nhà xuất bản (Nxb) Thế giới, Hà Nội và “Việc nhượng đất, khẩn 8
  19. hoang ở Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1945”. 2001. Nxb Thế giới, Hà Nội, của tác giả Tạ Thị Thúy. Hai công trình là kết quả nghiên cứu cả một quá trình liên tục và xuyên suốt về đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945. Hai công trình đã làm rõ lịch sử hình thành các đồn điền của người Pháp và một số địa chủ người Việt ở Bắc Kỳ diễn ra như thế nào; thực trạng chế độ đồn điền, tất cả các hoạt động diễn ra trong đồn điền, gồm hoạt động sản xuất và hoạt động quan hệ sản xuất; về việc chuyển nhượng, khẩn hoang diễn ra trong các đồn điền.v.v... Từ kết quả hai công trình nghiên cứu của mình, tác giả đi đến nhận định: Sự xuất hiện của các đồn điền của người Pháp và địa chủ người Việt trước năm 1945 với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là những nhân tố mới, tác động tích cực đến những yếu tố bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời của phương thức sản xuất truyền thống ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những mặt tiêu cực, mục đích và thực chất việc thực dân Pháp lập đồn điền ở Bắc Kỳ, kh ng định quan hệ trong đồn điền là quan hệ bóc lột và chứa đựng những yếu tố tiềm ẩn tạo nên các cuộc đấu tranh chống lại điền chủ và thực dân Pháp. Qua hai công trình kể trên, nghiên cứu sinh có được bức tranh toàn cảnh về kinh tế đồn điền thời thuộc địa: số lượng đồn điền, quy mô đồn điền, nơi phân bố đồn điền, hoạt động sản xuất, phương thức tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất, phương thức quản lý nhân công... Đặc biệt ở hai công trình nghiên cứu là những số liệu mà tác giả dày công sưu tập rất có giá trị và độ tin cậy cao. Hai công trình kể trên được luận án tiếp thu và kế thừa rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Có thể nói, luận án về nông trường quốc doanh là sự liền mạch, tiếp tục của hai công trình nghiên cứu về đồn điền trong tiến trình phát triển của lịch sử từ cận đại đến hiện đại. Công trình “Đồn điền Thanh H a thời Pháp thuộc 1940-1945”. 2012. Nxb Thanh Hóa của nhóm tác giả do Nguyễn Trọng Văn chủ biên, gồm 3 chương. Chương I, công trình nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của các đồn điền ở Thanh Hóa như: điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và lịch sử… các cơ sở để thực dân Pháp lập đồn điền tại tỉnh Thanh Hóa và những văn bản, nghị định quy định về việc lập đồn điền. Trong đó, các văn bản quy định rất rõ chỉ những công dân Pháp, người có quốc tịch Pháp, người dân bảo hộ của Pháp mới đủ pháp lý được cấp đồn điền. Chương II, nhóm tác giả tập trung phân tích việc thúc đẩy thành lập đồn điền, 9
  20. việc khai thác đồn điền diễn ra như thế nào. Công trình đã trình bày rất rõ số lượng, quy mô và sự phân bố đồn điền ở Thanh Hóa. So với các tỉnh ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, đồn điền ở Thanh Hóa thiết lập muộn hơn song lại là vùng mà Pháp chú ý nhiều nhất trong quá trình khai thác thuộc địa tại Đông Dương. Thanh Hóa cũng là một trong những tỉnh/thành có số lượng đồn điền nhiều ở Việt Nam. Chương III, tập thể tác giả phân tích phương thức kinh doanh và sử dụng đất của đồn điền (chủ yếu là trồng cà phê kết hợp với chăn nuôi), về tổ chức bộ máy, phương thức quản lý công nhân, phương thức quản lý nhân công và tài sản. Có thể nói, công trình đã phục dựng lại khá toàn diện về đồn điền ở tỉnh Thanh Hóa thời Pháp thuộc. Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hồ Công Lưu “Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945”. 2017. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với nội dung chương 2 “Đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ từ năm 1884 đến năm 1918”, chương 3 “Đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ từ năm 1919 đến năm 1945” và chương 4 “Đặc điểm và tác động của đồn điền tới kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Bắc kỳ”. Luận án đã khôi phục lại một cách tương đối hệ thống và khách quan về thực trạng đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ thời kỳ 1884-1945. Tác giả đã làm rõ cơ sở hình thành đồn điền, chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp và sự thiết lập hệ thống đồn điền ở Bắc Kỳ; tổ chức quản lý đồn điền; các hoạt động kinh tế trong đồn điền. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những nhận định, quan điểm riêng về đặc điểm, nhất là đặc điểm đối với kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc kỳ so với giai đoạn trước năm 1884; về tác động của đồn điền tới kinh tế-xã hội Bắc Kỳ, chỉ ra cả những đóng góp của đồn điền như: Bước đầu đặt nền móng cho khoa học nông nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thuộc địa ra đời; tác động tích cực đến biến đổi của một số ngành nghề khác ở Bắc Kỳ và cũng làm rõ những hạn chế, tích cực của đồn điền đối với kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Bắc kỳ, như: Xã hội chuyển biến, phân hóa; phong trào đấu tranh của nông dân chống điền chủ và thực dân Pháp... Tiếp đến là những công trình có đề cập đến nông trường quốc doanh. Công trình “Tổ chức quản lí xí nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa”. 1970. Nxb Nông thôn, do tập thể cán bộ Bộ môn Tổ chức xí nghiệp - Khoa Kinh tế nông nghiệp - 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1