Luận án tiến sĩ Lịch sử: Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
lượt xem 13
download
Mục đích của luận án nhằm làm rõ quá trình hoạt động, vai trò và đóng góp của trí thức Việt Nam cho gia kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Rút ra những kinh nghiệm về việc vận động trí thức, phát huy vai trò trí thức trong kháng chiến chống Pháp, để thúc đẩy vai trò của trí thức trong điều kiện đất nước hiện nay
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Lịch sử: Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM NGUYỄN THANH HÓA TRÍ THỨC VIỆT NAM THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 9 22 90 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Trần Văn Thức 2. PGS.TS Nguyễn Văn Huy HÀ NỘI, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nhiều tư liệu và kết luận khoa học mới của luận án chưa từng được nghiên cứu, công bố trên bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thanh Hóa
- MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Nguồn tài liệu nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của luận án 5 7. Bố cục của luận án 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 7 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách của Đảng đối với trí 11 thức 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đóng góp, vai trò của trí thức 15 1.1.4. Những ấn phẩm viết về lịch sử cuộc đời của các trí thức 19 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và 26 những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đạt được 26 1.2.2. Những vấn đề chưa giải quyết thỏa đáng 27 1.2.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết 29 Tiểu kết chương 1 30 CHƯƠNG 2: TRÍ THỨC VIỆT NAM THAM GIA KHÁNG CHIẾN 32 CHỐNG THỰC DÂN PHÁP GIAI ĐOẠN 1945-1950 2.1. Khái niệm về trí thức và khái quát về trí thức Việt Nam đến năm 1945 32 2.1.1. Khái niệm chung về trí thức 32 2.1.2. Khái niệm về trí thức Việt Nam trong thời kỳ 1945-1954 33 2.1.3. Trí thức Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam đến Cách mạng tháng 35 Tám 1945 2.2. Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến (1945-1950) 39 2.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng đối với trí thức 39 2.2.1.1. Bối cảnh lịch sử 39 2.2.1.2. Chủ trương của Đảng đối với trí thức 41 2.2.2. Những đóng góp của trí thức trong giai đoạn 1945-1950 46 2.2.2.1. Giáo dục 46 2.2.2.2. Y tế 53 2.2.2.3. Quân sự, quốc phòng 59 2.2.2.4. Kinh tế, tài chính 64 2.2.2.5. Văn học, nghệ thuật 76 Tiểu kết chương 2 82 CHƯƠNG 3: TRÍ THỨC VIỆT NAM THAM GIA KHÁNG CHIẾN 85
- CHỐNG THỰC DÂN PHÁP GIAI ĐOẠN 1951-1954 3.1. Bối cảnh lịch sử và quan điểm của Đảng với trí thức 85 trong tình hình mới 3.1.1 Bối cảnh lịch sử 85 3.1.2. Quan điểm của Đảng đối với trí thức trong tình hình mới 86 3.2. Những đóng góp của trí thức trong giai đoạn 1951-1954 90 3.2.1. Giáo dục 90 3.2.2. Y tế 98 3.2.3. Quân sự, quốc phòng 103 3.2.4 Kinh tế, tài chính 106 3.2.5 Văn học, nghệ thuật 110 Tiểu kết chương 3 113 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 115 4.1. Một số nhận xét 115 4.1.1. Đặc điểm của trí thức Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp 115 4.1.2. Nguyên nhân tham gia kháng chiến của trí thức Việt Nam 134 4.1.3. Vai trò của trí thức tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp 143 4.1.4. Một số hạn chế của trí thức tham gia kháng chiến 149 4.2. Một số kinh nghiệm về việc vận động, phát huy vai trò trí thức trong 150 kháng chiến chống thực dân Pháp 4.2.1. Lấy mục tiêu độc lập dân tộc làm động lực để vận động, tập hợp trí thức 150 4.2.2. Tin tưởng và nhìn nhận đúng vai trò của người trí thức 152 4.2.3. Kinh nghiệm từ hạn chế của công tác vận động trí thức trong kháng chiến 154 chống Pháp 4.2.4. Kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của trí thức trong thời đại ngày nay 156 Tiểu kết chương 4 158 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN 163 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 176
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử mỗi dân tộc đều in dấu đậm nét vai trò của trí thức. Lịch sử Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trí thức là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Có thể khẳng định trí thức là chìa khóa cho các quốc gia “mở cửa”, ngày một phát triển vững mạnh hơn. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, mỗi thời kỳ lịch sử, đội ngũ trí thức đều có những đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, xây dựng và phát triển đất nước. Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến việc vận động trí thức tham gia vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau, Đảng có những sách lược vận động trí thức khác nhau. Đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dưới ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trí thức trong và ngoài nước đã tập trung về với Chính phủ mới để tham gia vào công cuộc xây dựng, bảo vệ chế độ mới, tiếp đó là tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Thực tế lịch sử khẳng định đội ngũ trí thức đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là thời kỳ phát triển nở rộ của trí thức Việt Nam. Trí thức có mặt và thể hiện vai trò ở hầu hết lĩnh vực của cuộc kháng chiến. Thành viên Chính phủ hầu hết là trí thức. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chính phủ Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc để đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó nêu cao vai trò của tầng lớp trí thức. Dưới ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trí thức trong và ngoài nước đã tập trung về với chính phủ mới để tham gia vào cuộc kháng chiến. Có thể nói trí thức là nhân tố quan trọng, góp phần vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vị trí của người trí thức trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ngày một ác liệt: “Trí thức Việt Nam đã gánh vác một phần quan trọng trong cuộc kháng chiến cứu quốc và gánh một phần quan trọng trong công việc kiến quốc” và “Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều” [87, tr. 472]. Ở những giai đoạn khác nhau của cuộc kháng chiến, người trí thức đều thể hiện 1
- được tầm quan trọng và vai trò không thể thay thế, mà rõ nhất là ở các lĩnh vực: giáo dục, y tế, kinh tế-tài chính, văn học-nghệ thuật, quân sự-quốc phòng... Trí thức Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở thành mảng đề tài quan trọng, thu hút nhiều tổ chức, nhà khoa học đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu và đã có một số lượng nhất định các công trình được công bố dưới dạng khác nhau, nhiều luận điểm khoa học có ý nghĩa được vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này chưa có tính hệ thống và cũng chưa thật tương xứng với thực tế. Cụ thể, phần lớn các công trình chỉ tập trung vào một số vấn đề về quan điểm của Đảng, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vai trò của trí thức trong cách mạng Việt Nam nói chung, kháng chiến chống Pháp nói riêng. Những công trình này đi sâu phân tích quan điểm cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc sử dụng trí thức thông qua những bài viết, lời kêu gọi trí thức, nhưng lại thiên về tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí thức như một lý giải về việc tại sao Đảng và Chính phủ lại tập hợp được một đội ngũ đông đảo như vậy, chưa lý giải được các nguyên nhân, động lực tại sao họ lại đi theo cách mạng, vai trò của họ là gì, thể hiện ở những phương diện nào. Hơn nữa, những nghiên cứu này cũng chưa nhìn nhận triệt để đóng góp của giới trí thức qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Việc đi sâu nghiên cứu tại sao các trí thức từ nhiều nguồn gốc xuất thân, nguồn gốc giáo dục khác nhau, ở các hoàn cảnh khác nhau lại được Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lại phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc? Lãnh đạo Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng các trí thức ở các lĩnh vực khác như thế nào để phục vụ cuộc kháng chiến? Việc phân tích vai trò của trí thức tham gia kháng chiến chống Pháp sẽ giúp chúng ta có điều kiện so sánh với thực tiễn lịch sử để nhìn nhận lại việc thực hiện chính sách của Đảng vận động và sử dụng trí thức trong ở thời đại ngày nay và tương lai. Nhìn chung, nghiên cứu về trí thức trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn còn là một khoảng trống. Hiện nay, vấn đề trí thức và vận động trí thức để xây dựng, phát triển đất nước là vấn đề vô cùng quan trọng. Tình trạng chảy máu chất xám ra bên ngoài vẫn diễn ra hàng ngày. Nhiều trí thức có tài, có đức song chưa có được môi trường làm việc tích cực, chưa được trọng dụng, đãi ngộ một cách xứng đáng. Điều ấy làm ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, những kinh nghiệm về vận động, 2
- tập hợp trí thức trong kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn còn ý nghĩa thực tiễn, nhằm áp dụng vào tình hình thực tế. Xuất phát từ lịch sử vấn đề nghiên cứu và nhận thức như vậy, NCS quyết định lựa chọn đề tài “Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” để thực hiện luận án Tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích + Làm rõ quá trình hoạt động, vai trò và đóng góp của trí thức Việt Nam cho gia kháng chiến chống Pháp (1945-1954) + Rút ra những kinh nghiệm về việc vận động trí thức, phát huy vai trò trí thức trong kháng chiến chống Pháp, để thúc đẩy vai trò của trí thức trong điều kiện đất nước hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức thời kỳ 1945-1954. - Trình bày bối cảnh lịch sử, những hoạt động của trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống Pháp (1945-1954). - Đánh giá một cách khoa học, khách quan vị trí, vai trò và những đóng góp của trí thức trong quá trình kháng chiến kiến quốc thời kỳ 1945-1954 ở một số lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn học-nghệ thuật, kinh tế-tài chính, quân sự-quốc phòng. - Phân tích những đặc điểm, hạn chế của trí thức tham gia kháng chiến chống Pháp, đồng thời rút ra những kinh nghiệm về việc vận động trí thức, phát huy vai trò trí thức trong kháng chiến chống Pháp, để vận dụng vào phát huy vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 3
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong thời kỳ 1945-1954, do tác động của thời cuộc, trí thức Việt Nam phân chia làm hai bộ phận: một bộ phận đi theo Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tham gia kháng chiến chống Pháp; một bộ phận không đi theo Chính phủ, ở trong vùng tạm chiếm hoặc tham gia Chính phủ của Bảo Đại. Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động, vai trò của bộ phận trí thức tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. - Về không gian: Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở miền Bắc. - Về thời gian: 1945-1954, và trong chừng mực nhất định, có đề cập đến trí thức thời kỳ trước năm 1945 để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 4. Nguồn tài liệu nghiên cứu - Các nguồn tài liệu về chính sách của Đảng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ sau 1930 đến hết kháng chiến chống Pháp 1954 là nguồn tư liệu chính để khai thác khía cạnh đường lối, chính sách vận động trí thức; các tài liệu như nghị định, sắc lệnh, quyết định, văn kiện… liên quan đến chính sách vận động và sử dụng trí thức. - Các công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc qua các giai đoạn lịch sử dân tộc, trong đó tập trung vào các công trình nghiên cứu chính sách vận động và sử dụng trí thức trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954. - Các nguồn tài liệu tiếp cận từ chính những người từng tham gia kháng chiến chống Pháp, phân tích trải nghiệm, cảm nhận của chính họ. Các hồi ký, nhật ký của các trí thức tham gia kháng chiến. - Một số bài báo, tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. - Các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và đấu tranh của giới trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Trong đó tập trung vào các nguồn tài liệu về sự chuyển giao giữa các trí thức nho học và các trí thức Pháp học; các phong trào đấu tranh như Đông du, Đông kinh nghĩa thục… 4
- 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án, tác giả vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và cách mạng. - Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nói chung, trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… trong đó chú trọng phương pháp phê phán sử liệu. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp phỏng vấn nhân chứng, đối chiếu với các tư liệu lịch sử. 6. Đóng góp của luận án - Về lý luận + Khái quát sự đóng góp và vai trò của trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thời kỳ 1945-1954. + Hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc vận động và phát huy vai trò của trí thức trong kháng chiến chống thực dân Pháp. + Góp phần làm rõ sự vận dụng quan điểm của Đảng về vấn đề vận động, phát huy vai trò của trí thức trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Về thực tiễn + Luận án bổ sung những tư liệu mới về những đóng góp của trí thức trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. + Phản ánh tương đối đầy đủ, khách quan các bước phát triển và vai trò của trí thức Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. + Nhận xét những đặc điểm, hạn chế của trí thức trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những kinh nghiệm để phát huy vai trò của trí thức trong điều kiện đất nước hiện nay. 5
- 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả liên quan đến đề tài luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Chương 2: Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1950; Chương 3: Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1954; Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm. 6
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, có hàng trăm công trình nghiên cứu, bài trên các báo, tạp chí viết về trí thức trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, NCS nhận thấy trí thức được đề cập, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, NCS muốn đề cập đến một số khuynh hướng, kết quả nghiên cứu của các công trình, đề tài có liên quan đến trí thức trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: (1) Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; (2) Những công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách của Đảng đối với trí thức; (3) Những công trình nghiên cứu về đóng góp, vai trò của trí thức; (4) Những công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc đời của các trí thức. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Có thể xem những công trình nghiên cứu loại này thuộc loại công trình nghiên cứu gián tiếp liên quan đến đề tài luận án mà NCS thực hiện. Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, lấy sự kiện chiến thắng Biên giới 1950 làm mốc thời gian để phân chia hai giai đoạn nghiên cứu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Theo đó, công trình này được chia làm hai tập: Tập 1 từ năm 1945 đến 1950; Tập 2 từ năm 1951 đến 1954. Với cách phân chia như vậy, cho thấy ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới 1950 là vô cùng to lớn. Theo nghiên cứu của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam thì ngoài ý nghĩa quân sự, chiến thắng Biên giới còn có ý nghĩa quan trọng về mặt ngoại giao. Với chiến thắng này: “đường giao thông quốc tế được mở ra trên nhiều hướng, hậu phương ta nối liền với Trung Quốc láng giềng, với Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và các nước anh em khác ở Đông Âu” [190, tr. 572]. Từ đây trở đi, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhận được nhiều viện trợ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. Ảnh hưởng của Trung Quốc, Liên Xô tới cuộc kháng chiến của Việt Nam ngày một sâu rộng hơn, trong đó có ảnh hưởng tới việc ứng xử với trí thức. Nghiên cứu sinh phân chia nghiên cứu về trí thức thành hai giai đoạn 1945-1950, 1951-1954 với ý nghĩa như vậy. 7
- Trong bộ Lịch sử Việt Nam do PGS.TS Trần Đức Cường làm Tổng chủ biên (2014), mốc chiến thắng Biên giới 1950 cũng được lấy là sự kiện để phân chia hai giai đoạn nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo đó, tập 10 đề cập đến các sự kiện, diễn tiến lịch sử từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1950; Tập 11 đề cập đến các sự kiện từ sau chiến thắng Biên giới 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ký kết hiệp định Géneve (7-1954). Một công trình đề cập khá chi tiết những diến biến những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là Toàn quốc kháng chiến - ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19-12-1946 - 19-12-2016) [173], tập hợp hơn 90 bài viết, báo cáo khoa học nhân sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến, 2016. Trong ấn phẩm này, có nhiều bài viết đề cập đến sự tham gia của một số trí thức trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tiêu biểu như: Văn nghệ sĩ Việt Nam sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Vai trò của Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu trong Cách mạng tháng Tám và những năm đầu toàn quốc kháng chiến; Đồng chí Võ Nguyên Giáp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến; Trí thức Việt Nam trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến… Những bài viết này trình bày những hoạt động của một số trí thức ở các lĩnh vực khác nhau trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Tư liệu của cuốn sách này góp phần làm rõ bối cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp và bước đầu nêu lên sự tham gia của một số trí thức và của các ngành vào cuộc kháng chiến. Những công trình biên niên của Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Dân tộc thống nhất như: Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất, tập I (1930-1954) [20]; Biên niên lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, tập 1 (1945-1954) [21] đề cập đến hoạt động của Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận - nơi tập hợp nhiều trí thức hoặc đề cập đến các quan điểm, chính sách của nhà nước, của Đảng liên quan đến trí thức. Một nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến thời kỳ chống Pháp, nhưng cụ thể hơn là đề cập đến hoạt động của các lĩnh vực, các mặt của cuộc kháng chiến như ngoại giao, giáo dục, văn hóa, tài chính, kinh tế quốc phòng góp phần làm rõ hơn đóng góp của các ngành, trong đó có trí thức trong cuộc kháng chiến. 8
- Cuốn sách Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995, Tập 1: Ngoại giao Việt Nam 1945-1975 [110] (1996), ông Lưu Văn Lợi đánh giá việc ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10-1949) có ảnh hưởng lớn tới cách mạng Việt Nam. Ông cho rằng: “Năm 1950, đã chấm dứt tình trạng Việt Nam chiến đấu trong vòng vây và đánh dấu bước chuyển biến mới” [110, tr. 144]. Kể từ đây Việt Nam nhận được nhiều viện trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc, Liên Xô. Thông qua cuốn sách này, có thể tìm hiểu thêm về hoạt động và những đóng góp về ngoại giao của một số trí thức; đồng thời giúp ích trong việc tìm hiểu về bối cảnh, hoàn cảnh ảnh hưởng tới quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với trí thức Việt Nam sau khi mở quan hệ với Trung Quốc, Liên Xô 1950. Trong cuốn Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1950, TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng “chiến thắng biên giới – sự phá vây trên thực tế, bước ngoặt của ngoại giao Việt Nam” [74, tr. 238]. Ông cũng khẳng định: “Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã chấm dứt tình trạng Việt Nam chiến đấu trong vòng vây của kẻ thù. Từ đây, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân Việt Nam đã có một hậu phương rộng lớn, kéo dài từ Trung Quốc đến biển Ban Tích” [74, tr. 243]. Thông qua cuốn sách này, có thể hiểu thêm về bối cảnh lịch sử, đóng góp của những nhà trí thức ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà nghiên cứu Đặng Phong, với công trình: Lịch sử kinh tế Việt Nam, Tập 1: 1945-1954 [136], cố gắng dựng lại toàn cảnh bức tranh về tình hình kinh tế Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Cuốn Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954) [45], do Trần Dương chủ biên, với sự tham gia của các ông Hà Phú Hương, Lê Văn Ngọ, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thượng Đạt, Vũ Ngọc Khuê, Đặng Phong, đã trình bày một số nét tổng quát về nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ lịch sử từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1945-1954). Lĩnh vực kinh tế tài chính góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thông qua tài liệu này, có thể hiểu thêm về bối cảnh xây dựng và phát triển nền kinh tế, tài chính Việt Nam, với sự tham gia của các trí thức trong thời kháng chiến chống Pháp. 9
- Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, cuốn sách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 40 mùa sen nở [1], 1991, tập hợp các bài viết của cán bộ, trí thức đã từng công tác trong ngành ngân hàng kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Thông qua cuốn sách này, có thể biết được những đóng góp của một số trí thức đối với nền kinh tế tài chính Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Lê Viết Lượng. Đối với lĩnh vực y tế, cuốn sách 100 năm Đại học Y Hà Nội – Năm tháng và sự kiện [2] làm rõ bối cảnh phát triển của trường Đại học Y, các trí thức tham gia giảng dạy, phục vụ kháng chiến; quá trình dạy và học của thầy và trò trường Y. Thông qua quá trình đào tạo một số trí thức như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Xuân Nguyên, Hoàng Tích Mịnh, Đặng Văn Ngữ, Đặng Vũ Hỷ… đã giúp hình thành một đội ngũ trí thức mới trong lĩnh vực y tế, có đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến. Tài liệu này nêu bật được những đóng góp của trí thức về y tế và đào tạo cán bộ y tế trong cuộc kháng chiến. Trong lĩnh vực giáo dục, cuốn 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995) [22] đã trình bày những số liệu, thành tựu đạt được của nền giáo dục các cấp của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, góp phần hiểu thêm được về những đóng góp của nền giáo dục Việt Nam và những trí thức giữ vai trò chủ chốt trong Bộ Quốc gia Giáo dục như Vũ Đình Hòe, Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khánh Toàn… Trong lĩnh vực quân giới, cuốn Lịch sử quân giới Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) [104] nêu bật những thành tích của ngành quân giới Việt Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) mà trong đó có sự đóng góp, tham gia của một số trí thức. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, có thể kể đến bài viết của Trần Thanh Giang: Sự phát triển các lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) [66]; GS.TS Trần Đình Sử với bài: Ý thức văn hóa của văn học cách mạng Việt nam sau năm 1945 [157]; Nguyễn Phi Hoanh với cuốn sách: Lược sử mỹ thuật Việt Nam [82]. Những bài viết, cuốn sách này trình bày về sự phát triển của lĩnh vực văn hóa, văn học trong kháng chiến với sự tham gia của các trí thức, văn nghệ sĩ. 10
- Nhìn chung, những công trình thuộc dạng liên quan gián tiếp đến đề tài luận án giúp NCS tham khảo, bổ sung một số nội dung như: Có cái nhìn khái quát về bối cảnh, tiến trình, những giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Sự tham gia, đóng góp của các ngành, các lĩnh vực vào cuộc kháng chiến, kiến quốc, trong đó có sự tham gia của các trí thức. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách của Đảng đối với trí thức Đây là nhóm công trình quan trọng, phục vụ trực tiếp cho việc tham khảo của đề tài luận án, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến luận án. Nghiên cứu về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với trí thức diễn ra từ rất sớm, ngay khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra. Có thể thấy rằng, những công trình trong nhóm này bàn đến vấn đề trí thức ở một số khía cạnh sau: Trí thức với cách mạng, với kháng chiến; quan điểm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí thức; vấn đề vận động, phát huy vai trò của trí thức trong thời đại ngày nay. Trong nửa cuối cuộc kháng chiến chống Pháp (1951-1954), Liên Xô và Trung Quốc là những nước có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Đặc biệt là Trung Quốc đã ủng hộ và viện trợ cho Việt Nam rất nhiều, cả về vật chất, tinh thần và cử cố vấn sang giúp cho Đảng, Chính phủ Việt Nam ở các lĩnh vực quân sự, kinh tế tài chính… Việc truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, các kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc vào Việt Nam cũng ngày một mạnh mẽ, trong đó có cả vấn đề quan điểm, chính sách đối với trí thức. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối với trí thức được dịch và phổ biến ở Việt Nam, trong đó tiêu biểu là những cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề trí thức [162] do Tân Thạch dịch, xuất bản năm 1949. Công trình này cung cấp, phổ biến các khái niệm và quan điểm về trí thức, trí thức tranh đấu giai cấp, tri thức của thế giới mới và của chủ nghĩa Mác về vấn đề trí thức trong hiện trình xã hội Việt Nam. Vào thời điểm năm 1949, cuốn sách này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc truyền bá quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với trí thức. Thông qua việc học tập, nghiên cứu những tài liệu dạng này, một bộ phận lớn trí thức đã dần thấm nhuần, chuyển hóa bản thân, xác định lập trường tư tưởng hết lòng phục vụ kháng chiến. 11
- Nghiên cứu về quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trí thức là đề tài được viết khá nhiều trong những năm gần đây. Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức [75] của Nguyễn Văn Hiền; bài Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức [18]; bài Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức [111] của Nguyễn Thắng Lợi; bài Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc trọng dụng nhân tài trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc [167] của Văn Tất Thu… đã đề cập đến những nội dung chính: tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và cách mạng; vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tập hợp trí thức; quan điểm trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc; những định hướng cải tạo, xây dựng và phát triển trí thức. Trong bài Hồ Chí Minh với trí thức [135], PGS.TS Bùi Đình Phong lại có quan điểm rất mới khi khẳng định: “Tìm hiểu về Hồ Chí Minh cầu hiền tài là một góc nhìn về Cách mạng tháng Tám. Bởi vì chỉ có thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và với tầm nhìn, bản lĩnh và khoan dung của Hồ Chí Minh thì đội ngũ trí thức Việt Nam mới có điều kiện cống hiến thật sự cho đất nước” [135, tr. 14]. GS.TS Nguyễn Văn Khánh trong công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam [95] đã trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề trí thức, sự hình thành và phát triển của trí thức Việt Nam trong lịch sử. Năm 2004, GS Nguyễn Văn Khánh và các tác giả Đỗ Xuân Tuất, Lê Ngọc Tú xuất bản công trình Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước [97], trong đó giới thiệu khái quát những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng; khái quát về trí thức Việt Nam thời phong kiến, quá trình hình thành, cơ cấu và mô hình trí thức Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc; điểm qua một số hoạt động của trí thức Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến; giới thiệu một số quan điểm và đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò và những đóng góp của trí thức trong sự nghiệp cách mạng… Tuy nhiên, cuốn sách này chưa phân tích rõ vai trò của trí thức như thế nào thông qua những con người, những bộ phận trí thức cụ thể. 12
- Năm 2015, GS Nguyễn Văn Khánh tiếp tục cho in công trình Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc [99] trình bày các quan điểm khác nhau về trí thức, sự hình thành và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ trung và cận, hiện đại; tập trung làm rõ những hoạt động đóng góp của trí thức trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ. Cuốn sách cũng giới thiệu tóm tắt thân thế và sự nghiệp của một số trí thức Việt Nam tiêu biểu đã có những đóng góp nổi bật trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao, khoa học, văn học nghệ thuật… Nhìn chung, công trình này đề cập nội dung khá rộng, trong đó có những sự kiện, nhân vật còn đang được tiếp tục nghiên cứu và có những ý kiến đánh giá khác nhau. PGS.TS Đức Vượng trong bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề trí thức [199] đã khái quát 10 điểm về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với trí thức. Những vấn đề đó nhấn mạnh việc cần thiết phải có nhận thức đúng đắn đối với trí thức; người trí thức cần phải nhận thức được vai trò của mình đối với đất nước, nhân dân…. Một năm sau đó (2010), PGS Đức Vượng cho xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài [200] trình bày một cách có hệ thống về quá trình đào tạo cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng, phân tích những gương mặt lãnh đạo cách mạng đã được Người đào tạo trực tiếp hoặc gián tiếp như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, v.v.. Cuốn sách cũng đã rút ra những vấn đề then chốt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài với tư tưởng lớn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc của chúng ta”. Đặc biệt, năm 2014, PGS Đức Vượng cho xuất bản cuốn sách Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước [202] đề cập một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và xây dựng lực lượng trí thức Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Cuốn sách Một số vấn đề về trí thức Việt Nam [185] của Nguyễn Thanh Tuấn, cũng trình bày quan điểm về trí thức và tiến bộ xã hội; điểm qua các chặng đường lịch sử của trí thức Việt 13
- Nam. Cuốn sách cũng chỉ ra một số đặc điểm và xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. Đề tài về người trí thức cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới hình thức các luận văn, luận án khoa học. Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Chủ trương của Đảng về vận động, tập hợp tầng lớp trí thức thời kỳ 1930-1954 của Nguyễn Thu Hải, bảo vệ năm 2006 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mặc dù đề ra mục tiêu của luận văn (ở chương 2 và chương 3) là làm rõ chủ trương vận động, tập hợp trí thức nhưng tác giả luận văn lại đề cập, khái quát một cách khá chung chung (chủ yếu thông qua các văn bản như: Hội nghị Trung ương lần 2, 4- 1947; Phong trào thi đua ái quốc, 1948; Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2, 7-1948; Hội nghị giáo dục toàn quốc, 7-1948; vấn đề lực lượng cách mạng trong Đại hội Đảng lần thứ 2, 2-1951...), chưa làm rõ những quan điểm, chính sách cụ thể của Đảng, Chính phủ đối với trí thức. Tuy nhiên, thông qua cuốn luận văn này, có thể kế thừa tư liệu về chủ trương của Đảng đối với trí thức trong thời kỳ 1945-1954, để thấy được những bước chuyển biến trong quan điểm của Đảng đối với trí thức, đồng thời qua đó mở rộng, nghiên cứu sự đóng góp của trí thức ở các lĩnh vực khác nhau dựa trên sự lãnh đạo của Đảng. Luận án tiến sĩ Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945 của Đặng Thị Minh Phượng, bảo vệ năm 2015, tập trung làm sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930-1945, khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách về công tác trí vận. Trên thực tế, luận án đã góp phần hệ thống hoá quan điểm của Đảng về trí thức và công tác vận động trí thức trong thời kỳ 1930-1945; cung cấp những luận cứ khoa học, kinh nghiệm trong việc vận động trí thức ở những giai đoạn lịch sử tiếp sau. Ý nghĩa khoa học lớn nhất của luận án là làm sáng tỏ công tác trí vận của Đảng thời kỳ 1930-1945, khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách về công tác trí vận. Luận án giúp cho những người nghiên cứu đi sau có cái nhìn khách quan về quan điểm của Đảng, chủ trương vận động trí thức thời kỳ 1930-1945, là cơ sở để tiếp cận thời kỳ lịch sử 1945-1954. 14
- 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đóng góp, vai trò của trí thức Trong phần này, NCS chia các công trình nghiên cứu thành hai nhóm: những công trình nghiên cứu có liên quan gián tiếp và những công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Nhóm những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài luận án PGS.TS Chương Thâu có những tìm tòi và đóng góp mới trong công trình Góp phần tìm hiểu Nho giáo - nho sĩ - trí thức Việt Nam trước 1945 [166]. PGS.TS Chương Thâu đã khái quát lược sử Nho giáo Việt Nam và đưa ra những nhận xét về Nho sĩ Việt Nam thời cận đại, cuộc đấu tranh giữa tư tưởng bảo thủ và tư tưởng duy tân cuối thế kỷ XIX, sự chuyển hướng tư tưởng trong phong trào quốc gia - dân tộc, ảnh hưởng của Tân thư đối với một số nhà Nho yêu nước, trí thức Việt Nam trong giai đoạn giao thời đầu thế kỷ XX, trí thức Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong đó có nhiều người tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Nghiên cứu về trí thức đầu thế kỷ 20, không thể không nhắc đến PGS.TS Trần Viết Nghĩa với công trình Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc [121]. PGS.TS Trần Viết Nghĩa đã phân tích thái độ ứng xử của trí thức Nho học đối với văn minh phương Tây nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để thấy được những sắc thái tư tưởng mới mẻ trong cuộc đấu tranh giữa phái bảo thủ với phái cấp tiến, thấy được vai trò tiên phong của nhà nho cấp tiến trong việc tiếp nhận văn minh phương Tây. Theo ông thì trí thức Tây học được hình thành từ cuối thế kỷ 19, đến đầu thế kỷ 20 từng bước trở thành một lực lượng xã hội quan trọng, có đóng góp lớn trong mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Trí thức Tây học có sự am hiểu sâu sắc hai nền văn minh Đông – Tây nên họ có những bước tiến về nhận thức hơn hẳn so với thế hệ trước, nhất là trong thái độ ứng xử với văn minh phương Tây. Cuốn sách này đã góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về thái độ ứng xử của trí thức Việt Nam khi phải đối diện với văn minh phương Tây, từ đó để thấy rõ hơn vai trò của người trí thức với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung và xây dựng nền văn hóa Việt Nam nói riêng. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (1862- 1954) - nghiên cứu lịch sử xã hội [165] của GS.TS Trịnh Văn Thảo - một học giả Việt 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 597 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 328 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 236 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 195 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 152 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 145 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020
258 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 33 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 131 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 41 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn