Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871)
lượt xem 4
download
Luận án giải thích tại sao trong bối cảnh có nhiều lực lượng khác nhau cùng tham gia, nhưng chỉ có Vương quốc Phổ đạt được mục tiêu cuối cùng như mong muốn. Đánh giá vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức, giải thích đặc điểm, và phân tích tác động của quá trình thống nhất nước Đức giữa thế XIX đối với các bên liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871)
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------------------------- NGUYỄN MẬU HÙ NG VAI TRÒ CỦA VƯƠNG QUỐC PHỔ TRONG QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1848-1871) LUẬN Á N TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - 2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- NGUYỄN MẬU HÙ NG VAI TRÒ CỦA VƯƠNG QUỐC PHỔ TRONG QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1848-1871) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9229011 LUẬN Á N TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Văn Tận HUẾ - 2019
- LỜI CẢM ƠN Một vài dòng ngắn gọn không thể diễn tả hết lòng biết ơn của tác giả đối với những người đã có những đóng góp và giúp đỡ bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau trong quá trình hoàn thành luận án này. Tuy vậy, qua đây, cho phép tác giả tỏ lòng tri ân vô hạn đối với: 1) Tập thể đội ngũ các nhà khoa học và bạn bè ở Trường ĐH Goethe- Frankfurt am Main, Wiesbaden, Giessen, Offenbach, Kassel, Darmstadt, bang Hessen, và CHLB Đức đã cố gắng bằng nhiều hình thức khác nhau cho phép tôi được tiếp cận với các nguồn tư liệu và các sự kiện khoa học đẳng cấp thế giới; 2) Đội ngũ quý thầy cô, đồng nghiệp, và bạn bè ở ĐH Huế, đặc biệt là các PGS. TS. Nguyễn Văn Tận và Hoàng Văn Hiển, các trường đại học và viện nghiên cứu, tạp chí, nhà xuất bản cùng tất cả các cá nhân và tập thể trên toàn quốc có liên quan đã có những đóng góp nhất định cho quá trình hoàn thành luận án này; 3) Tập thể lớp tiếng Anh học thuật (Ford Foundation) tại Trường ĐH Hà Nội (2005), lớp tiếng Anh học thuật ADS (ACET) - Thành phố Hồ Chí Minh (2008), lớp tiếng Đức (Trung tâm Việt-Đức) - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (2009), Chương trình học bổng Chính phủ Úc (ADS), Chương trình trao đổi hàn lâm Đức (DAAD), Học bổng Chính phủ Việt Nam đã góp phần tạo điều kiện cho quá trình hoàn thành luận án trên nhiều phương diện khác nhau; Một danh sách cụ thể của tất cả những người đã có những đóng góp và giúp đỡ khác nhau cho quá trình này là điều không thể. Chính vì thế, tác giả luận án kính mong tất cả các cá nhân và tập thể đã, đang, và sẽ góp phần hoàn thành luận án hết sức thông cảm. Qua đây, cho phép tác giả luận án một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với những giúp đỡ thầm lặng và vô giá của tất cả các bên có liên quan. Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Mậu Hùng i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, khoa học, và chính xác. Các kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kì công trình và dưới bất cứ hình thức nào khác. Tất cả các số liệu và dữ liệu kế thừa thành quả khoa học của người khác đều được trích dẫn khoa học và đầy đủ theo đúng quy định hiện hành của các cơ quan chức năng. Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Mậu Hùng ii
- NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Ghi đầy đủ Ngôn ngữ Nghĩa tiếng Việt viết tắt 1 % tỷ lệ phần trăm Toán học tỷ lệ phần trăm 2 & and, und Anh, Đức Và 3 B. Band Đức quyển sách 4 be. Bearbeiter, bearbeitet Đức biên tập 5 cb. chủ biên Việt chủ biên 6 CHLB Cộng hòa Liên bang Việt cộng hòa liên bang 7 Co. company Anh công ty 8 ĐH Đại học Việt các trường đại học 9 ĐHQG Đại học Quốc gia Việt đại học quốc gia 10 ĐHSP Đại hoc Sư phạm Việt đại học sư phạm 11 ĐQTTLM Đế quốc Thần thánh La Việt Đế quốc Thần thánh La Mã Mã 12 ed. edition Anh xuất bản lần thứ mấy 13 ed. editor, edited Anh chủ biên, biên tập 14 GmbH Gesellschaft mit Đức công ty trách nhiệm beschränkter Haftung hữu hạn 15 Hrsg. Herausgeber Đức chủ biên, biên tập 16 LB Liên bang Việt liên bang 17 No. Number Anh số tạp chí 18 Nr. Nummer Đức số tạp chí 19 NVLB Nghị viện liên bang Việt nghị viện liên bang 20 Nxb Nhà xuất bản Việt nhà xuất bản 21 p. page Anh, Pháp trang sách 22 P. Phần Việt phần quyền sách 23 Q. Quyển Việt quyển sách 24 QHQGF Quốc hội Quốc gia Việt Quốc hội Quốc gia Frankfurt Frankfurt 25 S. Seite Đức trang sách 26 T. tập, Teil Việt, Đức tập sách 27 trans. translation Anh dịch thuật 28 tr. trang Việt trang sách 29 TT thứ tự Việt số thứ tự 30 Vol. volume Anh, Pháp tập sách hoặc báo iii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN --------------------------------------------------------------------------------- I LỜI CAM ĐOAN --------------------------------------------------------------------------- II NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------------ III MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------- IV A. PHẦN MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------1 1. Lý do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------------1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu --------------------------------------------------------2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------------3 4. Các nguồn tài liệu---------------------------------------------------------------------------4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------4 6. Đóng góp của luận án ----------------------------------------------------------------------5 7. BỐ cục của luận án -------------------------------------------------------------------------5 B. PHẦN NỘI DUNG -----------------------------------------------------------------------6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊ N CỨU -----------------------------6 1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ------------------------------------------6 1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới --------------------------------------- 11 1.2.1. Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX qua các vấn đề nội bộ của LB Đức 1815-1866 ------------------------------------ 12 1.2.2. Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX qua mối quan hệ với các nước khác trên thế giới ------------------------------ 17 1.3. Một số vấn đề đặt ra ------------------------------------------------------------------ 19 Chương 2. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC QUY ĐỊNH VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA VƯƠNG QUỐC PHỔ TRONG QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1848-1871) --------------------------------- 22 2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực -------------------------------------------------------- 22 2.1.1. Bối cảnh quốc tế ---------------------------------------------------------------------- 22 2.1.2. Bối cảnh khu vực --------------------------------------------------------------------- 26 iv
- 2.2. Tình hình nước Đức giữa thế kỷ XIX --------------------------------------------- 30 2.2.1. Tình hình chính trị ------------------------------------------------------------------- 30 2.2.2. Tình hình kinh tế --------------------------------------------------------------------- 31 2.2.3. Tình hình văn hoá-giáo dục --------------------------------------------------------- 36 2.2.4. Tình hình xã hội ---------------------------------------------------------------------- 38 2.3. Các khả năng giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX ----------------- 44 2.3.1. Khả năng giai cấp trong quá trình thống nhất nước Đức ----------------------- 44 2.3.2. Khả năng dân tộc của các nhà nước thành viên trong LB Đức 1815-1866--- 49 2.3.1. Khả năng quốc tế của các nước lớn ------------------------------------------------ 54 Chương 3. VƯƠNG QUỐC PHỔ VỚI QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1848-1871) --------------------------------------------------------------------------- 59 3.1. Vương quốc Phổ trong cuộc Cách mạng 1848-1849 --------------------------- 59 3.1.1. Vương quốc Phổ với cuộc cách mạng của quần chúng lao khổ --------------- 59 3.1.2. Vương quốc Phổ với cuộc cách mạng của giai cấp tư sản ---------------------- 62 3.2. Hệ quả của cuộc Cách mạng 1848-1849 đối với quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX ----------------------------------------------------------------------- 65 3.2.1. Sự thất bại của con đường cách mạng của các giai cấp công nghiệp --------- 65 3.2.2. Sự phục hồi của chủ nghĩa dân tộc quý tộc phong kiến ------------------------- 67 3.2.3. Sứ mệnh lịch sử của Vương quốc Phổ -------------------------------------------- 69 3.3. Vương quốc Phổ với quá trình thống nhất nước Đức 1864-1871 ----------- 73 3.3.1. Vương quốc Phổ trong cuộc chiến tranh với Đan Mạch (1864) và Á o (1866) -------------------------------------------------------------------------------------------------- 73 3.3.2. Chiến tranh Pháp-Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức 1870- 1871-------------------------------------------------------------------------------------------- 84 Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉ T VỀ VAI TRÒ CỦA VƯƠNG QUỐC PHỔ TRONG QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1848-1871) -------------- 97 4.1. Đánh giá vai trò của Vương quốc Phổ -------------------------------------------- 97 4.1.1. Trên phương diện giai cấp ---------------------------------------------------------- 97 4.1.2. Trên phương diện dân tộc ----------------------------------------------------------- 99 4.1.3. Trên phương diện quốc tế ----------------------------------------------------------103 v
- 4.2. Đặc điểm của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) -----------------106 4.2.1. Vai trò của Bismarck, nhà Hohenzollern, và tầng lớp quý tộc Junker trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) --------------------------------------------106 4.2.2. Cuộc cách mạng từ trên xuống thông qua các cuộc chiến tranh với bên ngoài -------------------------------------------------------------------------------------------------115 4.3. Tác động của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) -----------------120 4.3.1. Đối với các bộ phận cấu thành nước Đức ----------------------------------------120 4.3.2. Đối với nước Đức tổng thể như một dân tộc ------------------------------------122 4.3.3. Đối với quốc tế ----------------------------------------------------------------------125 C. KẾT LUẬN -----------------------------------------------------------------------------131 DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN Á N -----------------------------------------------------------------------------------136 TÀ I LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------137 1. Tài liệt tiếng Việt ------------------------------------------------------------------------137 2. Tài liệu tiếng Anh------------------------------------------------------------------------140 3. Tài liệu tiếng Đức ------------------------------------------------------------------------143 4. Tài liệu tiếng Pháp -----------------------------------------------------------------------148 5. Tài liệu internet --------------------------------------------------------------------------148 6. Tài liệu của các trung tâm lưu trữ -----------------------------------------------------150 PHỤ LỤC -----------------------------------------------------------------------------------151 vi
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX thực chất là vấn đề đi tìm một phương thức tổ chức cộng đồng phù hợp nhất với các bên liên quan trên con đường tiến lên hiện đại. Trong quá trình đó, cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung Âu đã lần lượt trải qua nhiều hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một hình thức tổ chức cộng đồng nào đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu của người Đức trước năm 1871. Bối cảnh đó buộc các cư dân nói tiếng Đức phải liên tục đấu tranh cho một phương thức tổ chức nhà nước phù hợp hơn. Tuy nhiên, quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) gặp phải trở lực từ nhiều phía. Các bên tham gia đều có các mục tiêu, tiềm lực, và biện pháp khác nhau tuỳ theo diễn biến thực tế của tình hình. Vương quốc Phổ, mặc dù là một thành viên của LB Đức 1815-1866 được hưởng nhiều quyền lợi của một nước thắng trận trong Hội nghị Viên năm 1815 và đang cùng Áo làm chủ thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u, nhưng vẫn chưa hài lòng với trật tự hiện có do Áo đứng đầu và vị trí thứ hai đáng mơ ước đối với nhiều nhà nước khác. Điều đó khiến Phổ trở thành một trong những lực lượng ráo riết và nhiệt tình nhất trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc lật đổ trật tự hiện tồn và thiết lập một thể chế mới có lợi nhất cho Phổ. Tuy nhiên, quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX là một vấn đề vừa mang tính giai cấp và dân tộc, nhưng đồng thời vừa mang tính quốc tế và thời đại. Phổ không phải là lực lượng duy nhất muốn thay đổi trật tự hiện tồn bằng một trật tự mới có lợi hơn cho các bên tham gia tạm thời thất thế. Phổ ngay từ đầu cũng là lực lượng không phải có thể tự quyết được mọi vấn đề có liên quan đến vận mệnh của chính mình cũng như của các dân tộc khác. Vậy, tại sao từ chỗ không còn gì để mất trong Hiệp ước Tilsit năm 1807, Phổ lại trở thành lực lượng không chỉ đã đảm đương và hoàn thành sứ mệnh lịch sử thống nhất nước Đức năm 1871, mà còn thay 1
- đổi bản đồ chính trị châu Âu và đưa nước Đức trở thành một cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới đầu thế kỷ XX? Quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) xét cho cùng là một nhiệm vụ cụ thể trong một thời điểm lịch sử nhất định của chiến lược phát triển dài hơi và tham vọng vô biên của vương triều Phổ. Tuy nhiên, tại sao cùng tham gia vào quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX không chỉ có Phổ, nhưng cuối cùng chỉ có họ thực hiện được tham vọng thời đại, trong khi các lực lượng có liên quan khác lần lượt bất lực nhìn Phổ qua mặt giành lấy mục tiêu của mình? Trong tiến trình lịch sử phức tạp ấy, tất cả các bên tham gia đều có các mục tiêu, biện pháp, và vai trò khác nhau. Vậy mục tiêu và biện pháp của Phổ là gì và vai trò của họ ra sao trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) trong so sánh với các lực lượng chính trị khác cùng tham gia giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX? Trả lời các câu hỏi đó chính là lý do tại sao việc nghiên cứu Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) trở nên hết sức cấp thiết hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX theo con đường của Vương quốc Phổ. - Làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của Vương quốc Phổ trong quá trình giải quyết vấn đề nước Đức trong những năm 1848-1871. - Đưa ra những kết luận mang tính so sánh về vai trò của Vương quốc Phổ cũng như đặc điểm và tác động của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) đối với các bên liên quan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan góp phần quyết định vị trí lãnh đạo của Phổ trong quá trình giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. - Giải thích tại sao trong bối cảnh có nhiều lực lượng khác nhau cùng tham gia, nhưng chỉ có Vương quốc Phổ đạt được mục tiêu cuối cùng như mong muốn. 2
- - Đánh giá vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức, giải thích đặc điểm, và phân tích tác động của quá trình thống nhất nước Đức giữa thế XIX đối với các bên liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức những năm 1848-1871. - Các nhân tố chủ quan và khách quan quy định vai trò lãnh đạo của Phổ trong quá trình giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. - Thực tiễn lịch sử quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) dưới sự lãnh đạo của Otto von Bismarck cũng như mối quan hệ giữa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX với các quá trình lịch sử có liên quan khác. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Thời gian Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX có thể được chia thành nhiều giai đoạn và cũng trải qua nhiều cung bậc phát triển khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ chọn thời kỳ từ năm 1848 đến năm 1871 làm giới hạn nghiên cứu chủ yếu của mình. Mặc dù quá trình thống nhất nước Đức có thể bắt đầu từ sau khi Hội nghị Viên năm 1815 kết thúc, nhưng thực tế chỉ có các diễn biến từ cuộc Cách mạng 1848-1849 đến lúc kết thúc cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 mới có tính chất quyết định trực tiếp đối với quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức. Chính vì vậy, đề tài này lấy cuộc Cách mạng 1848-1849 làm mốc mở đầu và việc Wilhelm I lên ngôi Hoàng đế Đức ngày 18 tháng 1 năm 1871 làm mốc kết thúc của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) theo con đường của Vương quốc Phổ. 3.2.2. Không gian Các diễn biến của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) có một phạm vi không gian không chỉ trong các vùng lãnh thổ của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u, mà còn ở các nước có liên quan khác ở châu Âu. Tuy nhiên, đề tài này về cơ bản chỉ tập trung nghiên cứu các diễn biến lịch sử có liên quan trực tiếp đến quá trình giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX theo con đường của 3
- Vương quốc Phổ thường diễn ra trong phạm vi biên giới lãnh thổ của các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 và Đế chế Đức thứ hai (1871-1918) sau đó. 3.2.3. Nội dung Quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX là một vấn đề phức tạp, nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ một số nội dung như sau: - Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848- 1871). - Bối cảnh quốc tế cũng như trong nước có ảnh hưởng đến quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. - Quá trình giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX theo con đường chiến tranh cách mạng của Vương quốc Phổ từ cuộc Cách mạng 1848-1849 đến cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. 4. Các nguồn tài liệu - Các tài liệu kinh điển: gồm các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin bàn về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. - Các nguồn tài liệu gốc ở các trung tâm lưu trữ liên bang, quốc gia, tiểu bang, thành phố, địa phương, các trường đại học của CHLB Đức về lịch sử nước Đức thế kỷ XIX nói chung và Vương quốc Phổ nói riêng. - Các nghiên cứu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX đã được công bố bằng nhiều hình thức khác nhau. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài này được triển khai trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và các quá trình cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa thời cận đại và vai trò của giai cấp tư sản trong quá trình hình thành các quốc gia nhà nước mang màu sắc tư bản chủ nghĩa cũng như các quan điểm của Việt Nam về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) được tiếp cận, nghiên cứu, và giải quyết bằng phương pháp lịch sử và 4
- phương pháp logic trong sự kết hợp với các phương pháp chuyên ngành và liên ngành có liên quan khác. Tiêu biểu nhất trong số này là các phương pháp định tính, định lượng, phân tích, và so sánh. 6. Đóng góp của luận án Thứ nhất, đề tài đã đặt ra và góp phần giải quyết một trong những vấn đề có tính bản chất nhất của lịch sử nước Đức thế kỷ XIX nói riêng và quá trình tiến lên hiện đại của nước Đức thời cận đại nói chung. Thứ hai, đề tài cung cấp thêm một góc nhìn mới rất có hệ thống về diễn trình cũng như bản chất của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) theo con đường của Vương quốc Phổ. Thứ ba, đề tài cung cấp thêm một hệ thống các thuật ngữ khoa học về lịch sử nước Đức thế kỷ XIX để giới nghiên cứu Việt Nam có thể tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn trong các công trình nghiên cứu có liên quan về sau. Thứ tư, đây là công trình khoa học đầu tiên của Việt Nam đi sâu nghiên cứu và tập trung làm rõ vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Thứ năm, đề tài là một nguồn tư liệu tham khảo chuyên sâu cho những người có quan tâm về lịch sử nước Đức thế kỷ XIX nói riêng và lịch sử châu  u cận đại nói chung. Trong đó, có rất nhiều thông tin tư liệu và kết luận khoa học lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận án được cấu trúc thành bốn chương chính như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước quy định vai trò lãnh đạo của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) Chương 3. Vương quốc Phổ với quá trình thống nhất nước Đức (1848- 1871) Chương 4. Một số nhận xét về vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) 5
- B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam Việc nghiên cứu vấn đề nước Đức thế kỷ XIX ở Việt Nam đã được đặt ra một cách nghiêm túc bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân và điều kiện lịch sử phức tạp, quá trình nghiên cứu này ở Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn chủ yếu. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ lúc có các thông tin đầu tiên về nước Đức thời trung đại cho đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945 ở Việt Nam. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1945 cho đến khi Việt Nam tiến hành đổi mới năm 1986. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ lúc đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của mục này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình vào một số thành tựu chủ yếu của Việt Nam trong việc nghiên cứu về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong ba giai đoạn chính. Giai đoạn những năm 1945-1975, ở miền Bắc Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quá trình nghiên cứu vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được thể hiện trong khoảng 20 tác phẩm. Tiêu biểu nhất trong số này là các giáo trình đại học và tài liệu hướng dẫn học tập của khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội và Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Đặc biệt, cuốn Lịch sử cận đại của Khu học xá Trung ương giới thiệu chương trình giảng dạy lịch sử thế giới cận đại của học sinh trung học ở Liên Xô cho đọc giả Việt Nam [15]. Năm 1960, Phân khoa Sử, Trường ĐHSP Hà Nội xuất bản cuốn Lịch sử thế giới cận đại, Q. 1: 1640-1870 và xem quá trình thống thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX là một tất yếu lịch sử [30]. Trong khi đó, Q. 2: 1870-1914 của bộ sách này lại chủ yếu đặt nó trong mối quan hệ với Chiến tranh Pháp-Phổ và Công xã Paris [31]. Quá trình thống nhất nước Đức trong bộ sách trên gần như được tóm tắt lại 6
- trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Ban Sử, Trường ĐHSP Hà Nội được xuất bản cùng năm [1]. Năm 1963, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong bối cảnh phục hồi của các nền quân chủ Đức những năm 1815-1848 được phác thảo phần nào trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại, Q. 1, T. 1 (1690-1850) của Phân khoa Sử, Trường ĐHSP Hà Nội [32], trong khi Q. 1, T. 2 (1850-1870) của bộ sách lại nhấn mạnh bối cảnh kinh tế, chính trị, và xã hội của quá trình thống nhất nước Đức [33]. Cũng trong năm đó, Q. 2: 1870-1914 của bộ sách xem quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc ở Đức thời kỳ 1871-1914 [34]. Bổ sung cho bức tranh trên là cuốn Tài liệu tham khảo lịch sử thế giới cận đại của Đặng Bích Hà, Nguyễn Văn Đức, Phan Ngọc Liên, Lê Văn Trinh năm 1967 [7]. Hai năm sau (1969), Tổ Sử thế giới cận đại, Khoa Sử, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội xem cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, và xã hội nửa đầu thế kỷ XIX chính là các tiền đề cơ bản cho quá trình thống nhất nước Đức sau đó trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại: Giáo trình dùng cho học sinh năm thứ hai ngành Sử, P. 2, T. 1 [39] và bản chất giai cấp của quá trình đó trong T. 2 (P. 3) [40, tr. 155-319]. Một năm sau (1970), tính chất cách mạng của vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được khẳng định trong cuốn Giáo trình lịch sử thế giới cận đại, P. 1, T. 1 của Vũ Dương Ninh và Hồ Gia Hường [23]. Năm 1971, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải giới thiệu lại các tiền đề của quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại, Q. 1, T. 1: 1640-1870 [3], còn quyền 1, T. 2: 1640-1870 của Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị lại xem bối cảnh quốc tế của nước Đức đầu thế kỷ XIX là nhân tố không thể thiếu của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) [9], trong khi cuốn Giáo trình lịch sử thế giới cận đại, P. 1, T. 2 của Tổ Lịch sử thế giới, Khoa Sử, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội lại đánh giá tính chất quyết định của các nhân tố hình kinh tế, chính trị, và xã hội của nước Đức trong cùng thời gian [38]. Trong thời kỳ này, ở miền Nam Việt Nam, vấn nước Đức thế kỷ XIX không phải là một câu hỏi lớn trong cuốn Lịch sử thế giới do Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang Nguyễn Kim Bảng biên soạn những năm 1954-1955 ở Sài Gòn. Đến năm 7
- 1975, Hoàng Ngọc Thành xem các mối quan hệ ngoại giao của Áo và Phổ là nhân tố quyết định cho quá trình thống nhất nước Đức năm 1871 trong cuốn Lịch sử chính trị và bang giao quốc tế Âu châu: giai đoạn 1848-1914 từ cuộc Cách mạng 1848-1849 đến đệ nhất thế chiến [34]. Tóm lại, nhìn vào danh sách các tài liệu được xuất bản và lưu hành phổ biến ở Việt Nam nói về nước Đức trong thời kỳ 1945-1975 có thể thấy rằng không có một tài liệu nào trực tiếp và tập trung bàn về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Thay vào đó, các thông tin về quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) chỉ được đề cập khái quát như là một bộ phận của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Phần lớn các tài liệu đó đều do các học giả của Tổ Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội và Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội biên soạn và giới thiệu trên cơ sở các nguồn tư liệu của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Chính vì vậy, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong các tài liệu này chịu ảnh hưởng về cả phương pháp lẫn tư liệu của các nước xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn những năm 1976-1986, việc nghiên cứu về nước Đức ở Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của quan điểm xã hội chủ nghĩa giờ càng được quát triệt một cách sâu sắc và triệt để hơn nữa. Trong bối cảnh đó, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được đề cập ở những mức độ khác nhau trong các tác phẩm dưới đây: Trong khi cuốn Lịch sử thế giới cận đại (1640-1870), Q. 1, T. 1 của Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên năm 1978 có miêu tả sơ qua tình hình chính trị nước Đức nửa đầu thế kỷ XIX [4], cuốn Lịch sử thế giới cận đại (1640-1870), Q. 1, T. 2 của Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị lại xem xét vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong bối cảnh quốc tế của châu Âu đương thời [10]. Một năm sau (1979), Phạm Gia Hải, Trần Văn Trị, Nguyễn Văn Đức tiếp tục cho ra mắt cuốn Lịch sử thế giới cận đại (1640-1870), Q. 1, T. 3, P. 1 và xem cuộc Cách mạng 1848-1849 ở Đức là mùa xuân của các dân tộc [11]. Một năm sau nữa (1980), Phạm Gia Hải, Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên giới thiệu lại quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại (1640-1670), Q. 1, T. 3, P. 2 của bộ sách [8]. 8
- Đến năm 1985, Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Ninh, Võ Mai Bạch Tuyết cho ra mắt cuốn Lịch sử cận đại thế giới, Q. 3 [12], nhưng không chú trọng vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, trong khi lại xem quá trình thống nhất nước Đức (1848- 1871) là một phần của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Hai năm sau (1987), cuốn Lịch sử cận đại thế giới, Q. 2 của Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Ninh, Võ Mai Bạch Tuyết xem lịch sử nước Đức giai đoạn 1871-1914 nằm trong chuỗi dây chuyền chuyển hoá của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước [13]. Đó là những nỗ lực rất đáng trân trọng trong những ngày đầu hoà bình của đất nước. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian rất dài hơn bốn thập kỷ, nhưng về số lượng chỉ có hơn 20 xuất bản về lịch sử thế giới giới cận đại. Các thông tin về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX tương đối sơ lược. Phần lớn trong số này do hai đơn vị chuyên môn cấp tổ bộ môn của khoa Lịch sử, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và ĐHSP Hà Nội, biên soạn. Cả nội dung, phương pháp, và tài liệu của các ấn phẩm này đều kế thừa cơ bản các thành tựu nghiên cứu của các học giả Liên Xô và Đông  u. Quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871), chính vìthế, được xem như là một cuộc cách mạng tư sản nằm trong xu thế vận động chung của nhân loại như một bước chuyển giao hoặc quá độ từ các xã hội có giai cấp, bóc lột giai cấp, và đấu tranh giai cấp tiến lên các xã hội phi giai cấp và bình đẳng tuyệt đối. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX chủ yếu vẫn được trình bày một cách ngắn gọn và tóm lược trong các giáo trình lịch sử thế giới cận đại dùng cho sinh viên các chuyên ngành lịch sử của các trường đại học và sách giáo khoa của học sinh phổ thông. Mặc dù số lượng các giáo trình nhiều hơn và được chỉnh sửa, bổ sung cũng như cập nhật các thông tin chi tiết để tái bản nhiều lần, nhưng bản chất của quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX về cơ bản vẫn được nhìn nhận như một cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Cuộc cách mạng tư sản này được khẳng định nhất quán trong cuốn Đại cương Lịch sử thế giới cận đại, T. 1 của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng năm 1995 [24] và tái bản năm 1997 [25]. Cũng năm đó (1997), bản chất tư sản của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) lại được hai tác giả trên củng cố thêm trong 9
- tập hai của cuốn Đại cương Lịch sử thế giới cận đại [26]. Một năm sau (1998), tính chất cách mạng từ trên xuống của quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX được hai tác giả trên nhấn mạnh hơn trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại [27] và sau đó được tái bản thường niên cho đến hiện nay [28, tr. 108, 146-158]. Năm 2005, vai trò của Bismarck trong quá trình thống nhất nước Đức (1848- 1871) được nhìn nhận trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Phan Ngọc Liên, Đào Tuấn Thành, Phạm Thu Nga, Đoàn Trung [21, tr. 100-103, 124-127] và trong lần tái bản măm 2007 [20]. Năm 2008, bản chất tư sản của quá trình thống nhất nước Đức gần như không thay đổi trong T. 1 của cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Phan Ngọc Liên, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm [16] và trong lần tái bản năm 2013 [19]. Cũng năm đó (2008), hệ quả của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) được xem xét trong các mối quan hệ quốc tế dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) [17] và tương tự như vậy trong lần tái bản 2016 [18]. Năm sau 2010, Lê Cung đưa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX vào trong trật tự tư sản vốn có của nó qua phần một (1566-1870) của cuốn Giáo trình Lịch sử thế giới cận đại [5]. Một năm sau (2011), cuốn Lịch sử thế giới cận đại của Phan Ngọc Liên, Đào Tuấn Thành, Phạm Thu Nga, Đoàn Trung lại nhấn mạnh tác động lâu dài của quá trình trình thống nhất nước Đức (1848-1871) đối với các mối quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX [22]. Trong khi các giáo trình lịch sử thế giới cận đại chưa thể thoát ra khỏi khuôn mẫu của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, cuốn Lịch sử châu  u của Đỗ Đức Thịnh [37] năm 2005 và Nước Đức - quá khứ và hiện tại của Nxb Văn hóa - Thông tin năm 2009 đã đưa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX đến gần hơn, nhưng vẫn chưa thực sự rõ ràng [29]. Trong bối cảnh chung đó, Nguyễn Xuân Xanh đã góp phần thay đổi tình hình phần nào trong cuốn Nước Đức thế kỷ thứ XIX - Những thành tựu khoa học và kỹ thuật, nhưng lại tập trung chủ yếu vào các cuộc cải cách của Phổ trong khoảng hai thập niên đầu của thế kỷ XIX và cuộc cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ XIX như là các tiền đề cho quá trình thống nhất nước Đức cùng thời gian [41]. Tương tự như vậy, bài Vai trò của liên minh thuế quan Phổ trong công cuộc thống nhất nước Đức nửa cuối thế kỉ XIX của Trần Ngọc Dũng đã khẳng định vai trò của nhân tố kinh tế 10
- trong quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX, nhưng vừa mang tính chất tổng hợp vừa né tránh các vấn đề cốt lỏi của lịch sử nước Đức thế kỷ XIX [5, tr. 46- 56] như bản chất công cụ của Liên minh thuế quan. Trong bức tranh chung ấy, bài Vị thế của Vương quốc Phổ trong quan hệ quốc tế giai đoạn 1850-1871 của Trần Ngọc Dũng và Nguyễn Thị Huyền Sâm [6, tr. 48-60] hay Hệ thống thương mại độc quyền của Tây Ban Nha thời kỳ Habsburgs (1516-1700) - kết quả và những hạn chế của Phạm Thị Thanh Huyền [14] đã cho thấy một cách nhìn mới đối với quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871). Tóm lại, quá trình đổi mới của Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn đối với cả việc nghiên cứu vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Các ấn phẩm bằng tiếng Việt thời kỳ đổi mới về vấn đề nước Đức vừa nhiều hơn về số lượng vừa đảm bảo hơn về chất lượng. Tiêu biểu nhất trong số này là Giáo trình các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại của Nguyễn Văn Tận [35, tr. 57-70]. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng các công trình khoa học chuyên khảo bằng tiếng Việt về lịch sử nước Đức nói chung và vấn đề nước Đức thế kỷ XIX nói riêng. Giới nghiên cứu Việt Nam vẫn được ưu tiên khuyến khích nghiên cứu các vấn đề của khu vực Đông Nam Á hoặc xa hơn là châu Á-Thái Bình Dương hơn là các vấn đề của thế giới phương Tây. Quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) thế nên không nằm trong diện được ưu tiên đầu tư nghiên cứu của Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại nhiều nguồn thông tin hơn về vai trò của các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) nói riêng và quá trình nghiên cứu lịch sử châu  u nói chung. 1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới Việc nghiên cứu về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX ở các nước công nghiệp phát triển đã bao quát gần như tất cả mọi góc cạnh và yếu tố cần thiết của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) dưới sự lãnh đạo của Phổ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không phải là số lượng nghiên cứu mà là phương thức tiếp cận và cách thức nhìn nhận. Các nghiên cứu trên thế giới thường chỉ tiếp cận các khía cạnh cụ thể của quá trình với nhiều quan điểm đa chiều hơn là đi thẳng vào các vấn đề có tính bản chất. Mục này, vì thế, chỉ tập trung vào các trung tâm nghiên cứu truyền thống và được 11
- chú ý nhiều nhất của Anh, Pháp, và Đức bằng cả phương thức tiếp cận đồng đại lẫn lịch đại. 1.2.1. Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX qua các vấn đề nội bộ của LB Đức 1815-1866 Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848- 1871) là một bộ phận của quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX thực chất là quá trình mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Phổ ra toàn bộ thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u [50, tr. 106]. Quá trình đó đã được Die Entstehung des brandenburgisch-preußischen Einheitsstaates im Zeitalter des Absolutismus (1609-1806) [145] và Histoire de l’Europe contemporaine. Le XIXème siècle [149] khẳng định trong mối liên hệ với lịch sử hình thành và phát triển của Phổ trên con đường vươn lên trở thành lực lượng lãnh đạo quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871). Trong khi đó, Preussen und die deutsche Einheit cho rằng vấn đề nước Đức đã xuất hiện từ lâu trong quá khứ cùng với sự chia rẽ của các nhà nước phong kiến Đức [174, tr. 3]. Vai trò và sứ mệnh của Vương quốc Phổ đã được đặt ra từ đó cho đến lúc kết thúc bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Quá trình thống nhất nước Đức thế kỷ XIX là một bộ phận của lịch sử nước Đức thế kỷ XIX. Quá trình thống nhất nước Đức có thể đã được đặt ra từ trước đó rất lâu, nhưng chỉ thực sự trở thành một vấn đề quốc tế từ sau Hội nghị Viên năm 1815. Các công trình The Long Nineteenth Century: A History of Germany 1780-1918 [47] và The Formation of the First German Nation-State, 1800-1871 [49] xem những năm 1815-1848 là thời kỳ nước Đức đi tìm một giải pháp cho vấn đề nước Đức mà thực chất là quá trình thống nhất nước Đức theo mô hình của Cách mạng Pháp năm 1789. Trong khi đó, Deutsche Geschichte 1800-1866. Bürgerwelt und starker Staat [125] và L’Allemagne contemporaine, 1815-1900 [151] lại xem cuộc Cách mạng 1848-1849 là đỉnh cao của con đường tư sản cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Tuy nhiên, Deutsche Geschichte im 19. Jahrhundert. Restauration und Revolution. Von 1815 bis 1851 [107], History of Germany In The Nineteenth Century [90] đã chứng minh rằng nước Đức giữa thế kỷ XIX không phải là nước 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 598 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
209 p | 268 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 328 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 236 | 53
-
Luận án Tiễn sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á (1989-2010)
196 p | 198 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010
27 p | 169 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
189 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 152 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 145 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 33 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 41 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn