Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945; làm rõ quá trình phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945; tìm ra bản chất, vai trò và tác động của y tế phương Tây đối với Bắc Kỳ thời kỳ này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ HÀ Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1945 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG Hà Nội, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Những thông tin, số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, có trích dẫn khoa học rõ ràng. Các ý kiến nhận xét, kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình của cá nhân nào khác. Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2019 Tác giả luận án Bùi Thị Hà
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy - GS.TS. Đỗ Quang Hưng. Thầy luôn tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ, khích lệ tôi từ ngày đầu làm luận án và trong quá trình 3 năm học tập chương trình Nghiên cứu sinh. Thầy là người truyền lửa nghề cho tôi, luôn động viên tôi trong cuộc sống cá nhân và công việc chuyên môn, giúp tôi vươn lên, biết yêu nghề và gắn bó với nghề. Xin được dành lời cảm ơn chân thành đối với PGS.TS Tạ Thị Thuý (Viện Sử học) đã gợi mở cho tôi hướng nghiên cứu về y tế Việt Nam thời thuộc địa và có nhiều giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu luận án. Trong thời gian học tập và hoàn thành Luận án, tôi nhận được nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của các Thầy Cô của Khoa Sử học, Phòng Đào tạo Học viện Khoa học Xã hội. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Thư viện Viện Sử học, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Việt Nam, Trung tâm EFEO Việt Nam, Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với những nguồn tài liệu đa dạng. Chủ trương của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học là gắn những Đề tài Khoa học cấp cơ sở hàng năm với quá trình học tập Nghiên cứu sinh (đối với cán bộ đang tham gia chương trình đào tạo) thực sự đã đem lại hiệu quả tích cực đối với tôi. Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Sử học đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện những Đề tài Khoa học cấp cơ sở trong những năm qua và đó là bước chuẩn bị đặc biệt quan trọng cho quá trình triển khai Luận án. Đồng thời, qua những Hội đồng nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở hàng năm, tôi nhận được những ý kiến phản biện quý báu, không chỉ giúp tôi hoàn thiện kiến thức phục vụ cho đề tài Luận án Tiến sĩ mà còn là những chỉ dẫn để hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu khoa học lâu dài. Tác giả luận án xin gửi lời tri ân chân thành tới các thành viên Hội đồng, là những nhà khoa học đã và đang công tác tại Viện Sử học. Chân thành cảm ơn gia đình đã tạo cho tôi ý thức không ngừng học tập từ tấm bé, cảm ơn gia đình hai bên nội ngoại vì những hỗ trợ thiết yếu trong thời gian tôi làm Luận án và những người bạn, đồng nghiệp luôn quan tâm, khích lệ tôi trong suốt thời gian qua. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2019 Tác giả Bùi Thị Hà
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Dịch sang tiếng Việt AM Assistance médicale Cơ quan Hỗ trợ y tế AMI Assistance médicale Cứu trợ y tế cho dân bản xứ indigiène BCG Bacille Calmette-Guérin Vắc-xin ngừa bệnh lao IP Institut Pasteur Viện Pasteur Impr Imprimerie Nhà in PCN Physique, chimie, sciences Vật lý, hoá học, khoa học tự naturelles nhiên S.P.C Saint Paul de Chartres Dòng thánh Phao lô thành Chartres
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN 8 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 1873 - 8 1945 1.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây 12 1.2.1. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Việt Nam 12 1.2.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 19 1.3. Những nội dung luận án kế thừa 21 1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết 21 2. CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ 24 TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1918 2.1. Bối cảnh hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 24 2.1.1. Tập quán chữa bệnh theo y học cổ truyền của người Việt 25 2.1.2. Cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 25 2.1.2.1. Nhu cầu thành lập các cơ sở y tế của Pháp ở Bắc Kỳ 25 2.1.2.2. Chủ trương của thực dân Pháp đối với vấn đề y tế 27 2.2. Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1902 33 2.2.1. Các loại hình cơ sở y tế 33 2.2.2. Đội ngũ nhân viên y tế 36 2.2.3. Thuốc và phương pháp chữa trị 38 2.2.4. Kết quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh 40 2.3. Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1902 đến năm 1918 41 2.3.1. Các cơ sở khám chữa bệnh 41 2.3.2. Các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và phòng dịch 50 2.3.3. Đội ngũ nhân viên y tế 51 2.3.4.Thuốc Tây, việc tuyên truyền Tây y 55 2.3.5. Kết quả khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh 56 Tiểu kết chương 2 59 3. CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở 60
- BẮC KỲ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1929 3.1. Đầu tư cho y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 60 3.2. Xây dựng các cơ sở y tế và đào tạo nhân viên y tế 61 3.2.1. Các cơ quan và tổ chức y tế 61 3.2.2. Các cơ sở đào tạo y khoa 62 3.2.3. Các cơ sở khám chữa bệnh 64 3.2.4. Các cơ quan nghiên cứu và phòng dịch 72 3.2.5. Đội ngũ nhân viên y tế 74 3.2.6. Thuốc Tây 78 3.3. Tình hình khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh 79 3.3.1. Số lượt người được khám, chữa bệnh 79 3.3.2. Những kết quả trong phòng dịch và nghiên cứu khoa học 85 Tiểu kết chương 3 89 4. CHƯƠNG 4: Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1930 91 ĐẾN NĂM 1945 4.1. Sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư 92 4.2. Hoạt động của các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 94 4.2.1. Các cơ sở đào tạo y khoa 94 4.2.2. Các cơ sở khám chữa bệnh 95 4.2.3. Các cơ quan nghiên cứu và phòng dịch 103 4.2.4. Đội ngũ nhân viên y tế 103 4.2.5. Thuốc Tây 111 4.3. Kết quả trong hoạt động khám chữa bệnh và phòng dịch 113 4.3.1. Số lượt người được khám, chữa bệnh 113 4.3.2. Những kết quả trong hoạt động phòng dịch, nghiên cứu khoa 116 học và truyền bá y tế phương Tây Tiểu kết chương 4 125 5. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN XÉT 126 Kết Luận 147 Danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Đầu tư cho y tế Đông Dương các năm 1906-1918. 29 2 Sơ đồ: Cơ sở khám chữa bệnh ở Bắc Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918. 42 3 Bảng 2.2: Hoạt động của các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ năm 1906. 56 4 Bảng 2.3: Tình hìnhbệnh nhân bản xứ trong các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ 57 1913-1918. 5 Bảng 2.4: Bệnh nhân bản xứ tại bệnh viện bản xứ Kiến An 1914-1917. 57 6 Bảng 3.1: Chi cho y tế Đông Dương từ năm 1919 đến năm 1929. 60 7 Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh cho bệnh nhân ở Bắc Kỳ 1922-1929. 79 8 Biểu đồ: Khám chữa bệnh cho bệnh nhân bản xứ ở Bắc Kỳ 1922-1929. 80 9 Bảng 3.3: Hoạt động của bệnh viện Hải Phòng 1919-1922. 82 10 Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc các bệnh của người Âu tại bệnh viện Hải Phòng 82 các năm 1919-1922 11 Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc các bệnh của người bản xứ tại bệnh viện Hải 82 Phòng các năm 1919-1922 12 Bảng 3.6: Tình hình chữa bệnh dại tại viện Pasteur Hà Nội các năm 86 1923-1929. 13 Bảng 3.7: Số đợt chủng ngừa lao được viện Pasteur Hà Nội tiến 87 hành tại Bắc Kỳ từ ngày 15/3 đến tháng 5/1927. 14 Bảng 4.1: Ngân sách Bắc Kỳ chi cho y tế từ năm 1930 đến năm 1943. 93 15 Bảng 4.2: Cơ sở y tế ở Bắc Kỳ từ ngày 31-12-1930 đến ngày 31-12-1935. 96 16 Bảng 4.3: Cơ sở y tế ở Bắc Kỳ từ ngày 31-12-1936 đến ngày 31-12-1943. 97 17 Bảng 4.4 : Số lượng bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ người Âu làm việc cho Cơ quan 103 Hỗ trợ y tế ở Bắc Kỳ 1930-1943. 18 Bảng 4.5: Số lượng bác sĩ, dược sĩ làm việc tại viện Pasteur Hà Nội 104 1930-1943. 19 Bảng 4.6: Số lượng bác sĩ, nha sĩ tự do ở Bắc Kỳ các năm 1931-1944. 105 20 Bảng 4.7: Bác sĩ, y sĩ, dược sĩ bản xứ làm việc tại các cơ sở y tế của Cơ quan 107 Hỗ trợ y tế ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến ngày 31-12-1943. 21 Bảng 4.8: Bác sĩ Đông Dương hành nghề tự do ở Bắc Kỳ 1931-1935 108 22 Bảng 4.9: Y tá bản xứ tại Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1943. 110 23 Bảng 4.10: Bệnh nhân bản xứ trong các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ 1930-1943. 113 24 Bảng 4.11: Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện mắtHà Nội 1930-1943 114 25 Bảng 4.12: Y tế Bắc Giang từ năm 1931 đến năm 1936. 114
- 26 Bảng 4.13: Tình hình bệnh nhân tại trại tâm thần Vôi Bắc Giang 1934-1943. 115 27 Bảng 4.14: Hỗ trợ sinh sản ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1943. 115 28 Bảng 4.15: Tình hình bệnh nhân phong hủi ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến 116 năm 1943 29 Bảng 4.16: Số người chữa dại tại Hà Nội từ năm 1930 đến năm 1943. 117 30 Bảng 4.17: Thuốc ký ninh được phân phát ở Bắc Kỳ 1930-1943. 118 31 Bảng 4.18: Giải phẫu bệnh học do viện Pasteur Hà Nội thực hiện các 120 năm 1930, 1939. 32 Bảng 4.19: Viện Pasteur Hà Nội lấy mẫu nước tại một số tỉnh Bắc Kỳ 1939-1940. 122
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã khéo léo kết hợp giữa lý luận y học phương Đông với tri thức y học bản địa để hình thành nên nền y học cổ truyền của dân tộc. Với người Việt, việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền không chỉ là tập quán, là nghệ thuật, mà hơn nữa, đã trở thành một nét văn hóa được gìn giữ qua các thế hệ. Vào các thế kỷ XVII-XVIII, trong quá trình truyền giáo ở Đại Việt, đi cùng với tư trang cá nhân như kinh thánh và những tặng phẩm quý hiếm, các giáo sĩ phương Tây còn mang theo nhiều loại Tây dược cùng những phương cách chữa bệnh mới đến từ Tây Âu. Những liệu pháp y tế đó đã thu được những thành công nhất định và phần nào giành được thiện cảm của vua chúa, quan lại cũng như dân chúng Đại Việt lúc bấy giờ. Các giáo sĩ phương Tây coi việc chữa bệnh là một trong những phương pháp tiếp cận hiệu quả với người bản xứ. Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với quá trình xâm chiếm và cai trị thuộc địa, thực dân Pháp đã từng bước du nhập y tế phương Tây vào Bắc Kỳ. Sự xuất hiện nền y tế hiện đại bên cạnh y học cổ truyền là một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên nền y tế thuộc địa ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Cùng với y học cổ truyền, y tế phương Tây đã từng bước phát huy ưu thế trong quá trình chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, việc thiết lập y tế phương Tây tại Bắc Kỳ đã mở ra quá trình tiếp cận với y học và khoa học hiện đại của người Việt. Lần đầu tiên, một bộ phận dân chúng Việt Nam, nhất là những giai tầng bên trên của xã hội, được tiếp xúc, ứng dụng và thụ hưởng những thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Dưới góc độ khoa học, việc triển khai đề tài luận án có ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử Bắc Kỳ thời cận đại. Bởi khi đặt vấn đề nghiên cứu vào bối cảnh lịch sử của thời kỳ cận đại, đề tài giúp người thực hiện không chỉ hiểu được quá trình du nhập và hoạt động của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945, mà còn có được những nhận thức đúng đắn hơn về lịch sử Bắc Kỳ thời kỳ này. Đó là các vấn đề xâm chiếm và cai trị thuộc địa của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ, về tình trạng sức khoẻ, y tế và việc tiếp nhận những yếu tố mới trong đời sống dân sinh của người Việt ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa đối với lịch sử y tế phương Tây ở Bắc Kỳ nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Bởi nó cho thấy được quá trình hình thành và phát triển của một nền y tế mới, sự tiếp nhận của người Việt đối với y tế 1
- phương Tây, bối cảnh hình thành của một liệu pháp y tế mới được duy trì trong đời sống của người Việt đến tận ngày nay - liệu pháp “Đông -Tây y kết hợp”. Hơn thế, việc nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa giáo dục, văn hoá và xã hội. Đề tài luận án là một loại hình nghiên cứu lịch sử ngành nghề y tế. Vì thế nó còn có ý nghĩa đối với lịch sử giáo dục, khi ngành Y là một trong những lĩnh vực quan trọng đầu tiên được xây dựng của nền giáo dục hiện đại. Những nghiên cứu của luận án còn góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ bác sĩ, thầy thuốc, thúc đẩy hoạt động đào tạo y khoa ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, vấn đề này còn là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu lịch sử văn hoá cận đại, bởi y tế là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ cuộc “Tiếp xúc văn hoá Đông-Tây” ở Việt Nam. Cuối cùng là, vào thời điểm hiện nay, khi Việt Nam đang tích cực thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước cải thiện và nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống cho nhân dân, thì việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn có ý nghĩa và tác dụng phục vụ thực tiễn nhất định, nhất là trong việc hoạch địch các chính sách về y tế. Từ xuất phát điểm như vậy cùng với khả năng nguồn tài liệu cho phép, tôi chọn vấn đề “Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. - Làm rõ quá trình phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. - Tìm ra bản chất, vai trò và tác động của y tế phương Tây đối với Bắc Kỳ thời kỳ này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu đề ra, đề tài hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945. - Xác định, phân tích bối cảnh, những cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ. - Tái hiện quá trình phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945: các biện pháp hành chính và tài chính của chính quyền thực dân; các lĩnh vực hoạt động và kết quả. - Đánh giá đặc điểm, vai trò và tác động của y tế phương Tây đối với Bắc Kỳ thời kỳ 1873-1945, quá trình tiếp nhận y tế phương Tây của người Việt. 2
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. 3.2. hạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ (Việt Nam), gồm 23 tỉnh là Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Phúc Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Lào Kay, Bắc Giang, Sơn La, Kiến An, Vĩnh Yên, Yên Bái, Bắc Cạn; 04 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Hải Dương; 04 đạo quan binh là Hải Ninh, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu [19; tr.557- 558]. Phạm vi thời gian: Vấn đề nghiên cứu diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1873 (khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất) đến năm 1945 (kết thúc sự cai trị thuộc địa của người Pháp ở Bắc Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung). Phạm vi nội dung: Trong phạm vi của luận án, tác giả mong muốn trình bày sự hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 trên 05 phương diện chính: - Hệ thống các cơ quan quản lý, tổ chức y tế và cơ sở đào tạo y khoa; - Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm hai bộ phận là y tế công (các cơ sở y tế quân sự và dân sự) và y tế tư nhân (các cơ sở y tế do tư nhân sáng lập và các cơ sở y tế của các dòng truyền giáo phương Tây); - Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế; - Hệ thống cơ sở Tây dược; - Hệ thống cơ sở phòng dịch, nghiên cứu khoa học và truyền bá y tế phương Tây. - Một số khái niệm cần xác định Y học phương Đông (hay còn gọi là Đông y): Hiện nay tại Việt Nam, thuật ngữ Y học phương Đông hay Đông y được sử dụng song song với thuật ngữ Y học cổ truyền, dùng chỉ nền y học có nguồn gốc từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… để phân biệt với y học phương Tây (hay còn gọi là Tây y). Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, hướng tới việc cân bằng cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó. Y học cổ truyền là toàn bộ những kiến thức, kỹ thuật và thực hành dựa trên lý luận lòng tin và kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau. Dù đã được giải 3
- thích hay chưa nhưng đã được sử dụng để duy trì sức khỏe cũng như để giúp người bệnh chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị tình trạng ốm đau về thể xác hoặc tinh thần [11]. Y tế là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, suy yếu về thể chất và tinh thần ở người. Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Lĩnh vực này đề cập đến những việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ cấp, cũng như trong y tế công cộng. Y tế phương Tây được xây dựng dựa trên mô hình lý thuyết của y học phương Tây hiện đại, được xây dựng và phát triển trong các nước Tây Âu. Ngành y tế này là một tổng thể bao gồm các cơ quan quản lý, tổ chức y tế, các cơ sở đào tạo y khoa, các cơ sở khám chữa bệnh, sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh, các cơ sở nghiên cứu khoa học về y học. Về chuyên môn, nó dựa trên những thành tựu của y học phương Tây hiện đại như chủng đậu, giải phẫu lâm sàng, y học thực nghiệm, chống vi khuẩn, di truyền học, chủng lao, y học nhiệt đới. Y tế công là bộ phận y tế do nhà nước thực dân lập ra phục vụ các yêu cầu khám chữa bệnh cho hai bộ phận là quân sự và dân sự. Y tế tư nhân là bộ phận y tế do các cá nhân hoặc các dòng truyền giáo lập ra, các cá nhân là người Pháp, người Hoa hoặc người Việt. Cơ sở Tây dược là cơ sở sản xuất, phân phối hoặc bán các loại thuốc Tây. Trong thời kỳ cận đại, thực dân Pháp chủ yếu nhập khẩu các loại thuốc Tây từ chính quốc sang tiêu thụ ở Việt Nam. Dịch tễ là ngành khoa học nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng, nguyên nhân gây bệnh, thời tiết, môi trường, vệ sinh, nguồn nước, thức ăn, không khí... Ngành khoa học này tìm kiếm mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và yếu tố liên quan từ đó xây dựng giải pháp nhằm nâng cao sức đề kháng và sức khỏe nói chung. Dịch tễ học là cơ sở để nghiên cứu y tế cộng đồng và y tế dự phòng, dựa trên khái niệm y học thực chứng (y học có bằng chứng, có qua kiểm nghiệm bằng khoa học và thực tiễn). Viện Pasteur Đông Dương là hệ thống các viện nghiên cứu vi trùng học, vệ sinh dịch tễ và y tế dự phòng do chính quyền thực dân Pháp và các nhà khoa học Pháp lập ra ở Việt Nam và Đông Dương thời thuộc địa. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. hương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Vấn đề “Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945” được nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, không gian là Bắc Kỳ. Tác giả luận án đặt đối 4
- tượng nghiên cứu trong sự vận động của lịch sử, xã hội Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. Vì vậy, nên có mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử, xã hội với sự du nhập của một nền y học mới, sự hình thành và phát triển của nền y tế hiện đại ở Bắc Kỳ. Chúng tôi cũng đặt sự hình thành và phát triển của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ trong cách tiếp cận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân và dân tộc thuộc địa, cụ thể ở đây là Việt Nam. Để từ đó nhìn nhận, đánh giá xem ngành y tế này đã mang lại những gì cho người dân Việt Nam hay nói đúng hơn, người Việt đã được hưởng gì từ ngành y tế này?. 4.2. hương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp quan trọng được sử dụng trong khi nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp lịch sử giúp cho tác giả luận án tìm hiểu phân tích quá trình du nhập, hình thành và hoạt động của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ theo tiến trình phát triển của sự kiện, mốc mở đầu, mốc kết thúc, diễn biến của quá trình này. Phương pháp lo gic giúp tác giả luận án tìm được mối quan hệ giữa thực tế vận động của ngành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ với các vấn đề có liên quan như bối cảnh, các chính sách thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp, các biện pháp hành chính và tài chính trong lĩnh vực y tế, vai trò và tác động của y tế tới đời sống xã hội Bắc Kỳ lúc bấy giờ, từ đó tìm ra bản chất của nền y tế này. Trên cơ sở đó tác giả luận án có thể đạt được sự khách quan và toàn diện trong việc đánh giá vấn đề nghiên cứu. - Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu liên ngành… Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả luận án đã tiếp xúc với rất nhiều nguồn tài liệu với những số liệu thống kê khác nhau, thậm chí trong một số trường hợp có sự vênh nhau khá lớn giữa các sử liệu, nhất là các số liệu về vốn đầu tư, về số lượng nhân viên y tế cả người Âu và bản xứ, về số lượng cơ sở và số người khám chữa bệnh qua các năm. Vì vậy, tác giả phải so sánh, phân tích, đối chiếu các số liệu này để tìm ra và sử dụng số liệu hợp lý nhất. Chúng tôi cũng đã tham vấn và lấy ý kiến chuyên gia nhất là những chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử cận đại ở Việt Nam, đặc biệt là ở Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội để có cách nhìn tổng thể về lịch sử Bắc Kỳ thời cận đại. Luận án cũng là một đề tài nghiên cứu đặc thù thuộc ngành Y vì vậy trong quá trình tìm tài liệu và triển khai nghiên cứu, chúng tôi cũng đã trực tiếp phỏng vấn và hỏi ý kiến những chuyên gia, bác sĩ, nhà khoa học đang làm việc tại các cơ sở y tế tại Việt Nam 5
- như Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Viện Vệ sinh và dịch tễ Trung ương... để có được những hiểu biết căn bản về chuyên môn Y khoa. Cùng với đó, tác giả cũng đã trực tiếp đi khảo sát một số địa điểm có liên quan hoặc trước đây từng là cơ sở y tế ở Bắc Kỳ thời cận đại như các bệnh viện, Đại học Y, nhà dòng của Công giáo, một số hiệu thuốc Tây lớn của Hà Nội. Những chuyến đi điền dã đã cung cấp cho tác giả những hiểu biết phong phú và kiến thức thực tế có liên quan đến đề tài luận án. 4.3. Ngu n tài liệu - Nguồn tài liệu lưu trữ: Trước tiên phải kể đến nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Việt Nam. Đó là những văn bản được ban hành bởi Phủ Toàn quyền Đông Dương, Sở Y tế Đông Dương, Sở Y tế Bắc Kỳ, của các tỉnh và thành phố về hoạt động của các cơ quan quản lý, tổ chức y tế, cơ sở đào tạo và cơ sở y tế ở Bắc Kỳ. Đây là những tài liệu gốc, có giá trị tin cậy về mặt sử liệu, làm cơ sở để đối chiếu với các loại tài liệu khác. - Các công trình nghiên cứu: Đây là nguồn tài liệu phong phú bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp, được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như sách, bài nghiên cứu, bài báo, hồi ký, sách ảnh, phim, bản vẽ thiết kế thi công... - Nguồn tài liệu điền dã: Đây được coi là một trong những nguồn tham khảo của tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Đó là những cuộc khảo sát tại những cơ sở y tế của Pháp ở Bắc Kỳ trước kia, nay là các cơ sở y tế như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần hệ thống hóa và cung cấp nguồn tài liệu mới bằng tiếng Pháp và tiếng Việt có liên quan đến vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945. - Luận án định hình một hướng nghiên cứu mới về lịch sử y tế phương Tây ở Bắc Kỳ và Việt Nam thời cận đại: làm rõ các biện pháp hành chính và tài chính của chính quyền thuộc địa đối với các vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945, sự ra đời và hoạt động của các cơ quan quản lý y tế, các cơ sở đào tạo y khoa, các cơ sở khám chữa bệnh và phòng dịch. Đề tài bước đầu đưa ra nhận xét về đặc điểm, vai trò của y tế phương Tây trong đời sống xã hội ở Bắc Kỳ thời cận đại. - Luận án cũng có những đóng góp mang tính ứng dụng khi góp phần để lại những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách y tế như đầu tư, đào 6
- tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, kết hợp khám chữa và phòng bệnh, ngành sản khoa, dịch tễ, việc sử dụng vắc-xin, phân cấp và đãi ngộ nhân sự ngành y tế… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Y tế phương Tây là một trong những nét mới được du nhập vào Bắc Kỳ, gắn liền với quá trình thôn tính và đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta. Thông qua việc thành lập và hoạt động của các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ, chúng tôi có thể hiểu hơn về quá trình xâm lược và cai trị xứ Bắc Kỳ của thực dân Pháp. Nghiên cứu và giải quyết tốt các yêu cầu của đề tài chẳng những sẽ làm sáng tỏ quá trình du nhập và phát triển của y học phương Tây tại Việt Nam mà còn bổ sung nhận thức về tiến trình và hệ quả tiếp xúc văn hoá và khoa học Tây-Đông tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa đối với lịch sử y tế Việt Nam, nhất là đối với sự hình thành của ngành y tế ở miền Bắc Việt Nam sau này. Đề tài luận án là một loại hình nghiên cứu lịch sử ngành nghề y tế, vì thế nó còn có ý nghĩa đối với lịch sử giáo dục, đặc biệt là với ngành Y khoa ở Việt Nam. Ở Bắc Kỳ, y tế phương Tây hiện đại được du nhập trong bối cảnh thực dân Pháp tiến hành công cuộc xâm chiếm và cai trị thuộc địa. Vì vậy, vấn đề y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời cận đại phải được nhìn nhận dưới cả góc độ sử học và y tế. Cách nhìn biện chứng đó đặt cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử y tế Việt Nam thời thuộc Pháp, thậm chí còn là chìa khóa cho việc lý giải một số hiện tượng về văn hóa xã hội, lối sống mới của người Việt ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Về ý nghĩa thực tiễn, qua việc tìm hiểu lịch sử hình thành, cách tổ chức quản lý và phương thức hoạt động của y tế phương Tây tại Bắc Kỳ trong thời kỳ thuộc địa, đề tài có thể còn cung cấp thêm những kinh nghiệm quý, thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế, nâng cao hiệu quả phòng, khám và chữa bệnh cho nhân dân hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Sự hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1918. Chương 3: Sự phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1929. Chương 4: Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1930 đến năm 1945. Chương 5: Một số nhận xét. 7
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề du nhập, hình thành và phát triển của y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945 đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu sử học và lịch sử y tế Việt Nam của các tác giả người Việt Nam và người nước ngoài. Có thể phân loại các công trình này thành những nghiên cứu như sau: 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến y tế phương Tây - Nghiên cứu của các học giả trong nước: Những nghiên cứu bằng tiếng Việt có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ cận đại gồm có các công trình về lịch sử Việt Nam thời kỳ này, các nghiên cứu về Công giáo, nữ tu và các vấn đề y tế từ thiện của các dòng tu Công giáo. Từ trước tới nay, mảng đề tài về y tế phương Tây còn khá ít ỏi trong các công trình nghiên cứu về lịch sử Cận đại Việt Nam... Trong đó, công trình thông sử Việt Nam đầu tiên có đề cập tới một số vấn đề y tế phương Tây ở Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ nói riêng thời kỳ 1873-1945 là Bộ Lịch sử Việt Nam các tập 7, 8, 9 của nhóm các tác giả Viện Sử học do PGS.TS.Tạ Thị Thuý làm Chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, in lần đầu vào năm 2013 và tái bản lần thứ nhất vào năm 2017. Tại tập 7 (sách tái bản năm 2017), trong các trang từ 183 đến 193, các tác giả đã phác thảo những nét cơ bản về quá trình y học hiện đại từng bước được người Pháp đưa vào Việt Nam trong giai đoạn 1897-1918, trên các phương diện như đầu tư kinh phí, cơ sở y tế và đào tạo nhân viên y tế, tình trạng khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, những yếu kém trong lĩnh vực y tế-sức khoẻ vào đầu thế kỷ XX. Tại tập 8, trong các trang từ 239 đến 251, chúng tôi kế thừa được nhiều sử liệu mới về hoạt động của nền y tế phương Tây ở Việt Nam giai đoạn này mà các tác giả gọi là những “ưu tiên” cho hoạt động y tế những năm 1919-1930. Tại tập 9, với các trang từ 576 đến 578, tác giả đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về tình hình y tế-sức khoẻ ở Đông Dương giai đoạn 1930-1945. Các tập 7, 8, 9 bộ Lịch sử Việt Nam không chỉ cho chúng tôi thấy được bối cảnh du nhập của y học phương Tây ở Việt Nam thời kỳ 1897-1945 mà còn cung cấp nhiều sử liệu mới, nhiều quan điểm nghiên cứu mới về quá trình du nhập và hoạt động của y học phương Tây ở Việt Nam thời kỳ này. Đặc biệt là sự ra đời và phát triển của hệ thống y tế công mà chính quyền thực dân Pháp đã tạo dựng ở Đông Dương như các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước thực dân, các cơ sở đào tạo y khoa cho người bản xứ, hệ thống viện Pasteur Đông Dương, cùng những hoạt động dịch tễ như chủng ngừa cho dân chúng bản xứ. Những nghiên cứu trên đây thực sự là những gợi ý quý giá, gợi mở cho chúng tôi hướng tìm tòi tài liệu mới và suy nghĩ 8
- nghiêm túc về cách thức triển khai đề tài luận án cũng như trong việc lập ra đề cương nghiên cứu chi tiết cho Luận án. Cùng với các công trình thông sử về lịch sử Việt Nam thời cận đại, tác giả luận án còn tìm thấy những nghiên cứu có liên quan đến y tế phương Tây trong các công trình về lịch sử Công giáo của các học giả Việt Nam như Ngô Văn Quỹ, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Quang Hưng, linh mục Trương Bá Cần, linh mục Đào Quang Toản... Với bài viết “Du nhập Tây y vào Việt Nam”, Tạp chí Xưa & Nay, năm 2002, Ngô Văn Quỹ đã mô tả hoạt động y tế của các giáo sĩ Công giáo ở Đại Việt/Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX1. Những nghiên cứu của Ngô Văn Quỹ cung cấp cho tác giả những sử liệu nhất định về quá trình du nhập y tế phương Tây vào Bắc Kỳ trước thế kỷ XIX, thông qua hoạt động y tế của các giáo sĩ phương Tây. Những hiểu biết hữu ích đó giúp tác giả luận án đi tới nhận định rằng, quá trình du nhập y tế phương Tây qua kênh truyền giáo đã bắt đầu từ trước thế kỷ XIX, và vẫn tiếp tục được nối dài vào thời kỳ sau, đặt nền móng cho hoạt động truyền bá y tế phương Tây của các dòng nữ tu Công giáo ở Bắc Kỳ từ nửa cuối thế kỷ XIX trở đi. “Recherche sur les Congrégations religieuses féminines au Vietnam dans la période coloniale. Les Amantes de la Croix et les sœurs de Saint Paul de Chartres”, D.E.A de “Sciences Religieuses”, École Pratique des Hautes Études, Paris,1999 của Nguyễn Thu Hằng sẽ cung cấp cho người đọc những sử liệu có giá trị về sự ra đời của một số cơ sở y tế quân sự, hoạt động của các nữ tu dòng thánh Saint Paul de Chartres trong một số cơ sở y tế Công giáo, cơ sở y tế quân sự ở Bắc Kỳ thời thuộc Pháp. “Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền” của Đỗ Quang Hưng, xuất bản năm 2014 cung cấp cho chúng tôi những thông tin cần thiết về chính sách tôn giáo của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là chính sách đối với Công giáo. Thông qua nghiên cứu của Đỗ Quang Hưng, tác giả luận án có thể chắt lọc được những sử liệu có giá trị về mối quan hệ giữa nhà nước thực dân và Giáo hội Công giáo ở Đông Dương, hoạt động y tế từ thiện của các dòng tu đặc biệt là các dòng nữ tu Công giáo, sự hình thành của một số cơ sở y tế Công giáo ở Đông Dương nói chung, Bắc Kỳ nói riêng thời cận đại. “Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam” gồm 2 tập của Trương Bá Cần, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2008 đã khái quát bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của Công giáo Việt Nam từ khởi thuỷ đến mùa thu năm 1945. Cơ sở dữ liệu được khai thác từ các thư viện và kho lưu trữ ở trong và ngoài nước đã giúp công trình 1 Những giáo sĩ Công giáo hoạt động y tế ở Đại Việt lúc này gồm có Siebert, Slamenski, Koffler, Antoine de Vasconcello, Jean de Loureiro, Girard André, Xavier Koffler, Jean de Louleiro… 9
- trở thành một ấn phẩm có giá trị và đáng tin cậy đối với các giáo dân và các nhà nghiên cứu tôn giáo, lịch sử. Tác giả luận án cũng có thể chắt lọc và tìm thấy ở đây những tư liệu quý về các cơ sở y tế Công giáo của các hội dòng Công giáo ở Bắc Kỳ thời kỳ này, gồm các xứ Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài. “Documents historiques des Amantes de la Croix” của linh mục Đào Quang Toản, xuất bản năm 2012 tại Paris là một nghiên khảo dày dặn về lịch sử quá trình hình thành và những đóng góp của dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam thời cận đại. Linh mục Đào Quang Toản đã dày công sưu tầm những tài liệu bằng tiếng Pháp có giá trị về dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam, gồm những bức thư của các thừa sai, các tài liệu được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ của Pháp cùng những phân tích, đánh giá, nhận định của ông về hoạt động và những đóng góp, vị trí của dòng Mến Thánh Giá trong hoạt động mục vụ ở Việt Nam, nhất là các hoạt động về y tế, giáo dục, từ thiện xã hội. Công trình gồm hai tập sách, tập I dành cho những nghiên cứu về Hội dòng ở Bắc Kỳ, tập II ở Nam Kỳ. Đặc biệt, tập I là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho những nghiên cứu về lịch sử dòng Mến Thánh Giá nói chung và hoạt động của các cơ sở y tế của Hội dòng nói riêng ở Bắc Kỳ. Trong đó, chúng ta có thể tìm thấy nhiều tài liệu có giá trị về hoạt động xã hội của dòng tu nữ này: Công việc khám chữa bệnh của các chị em từ khi hội dòng mới hình thành, các cơ sở y tế mới được Hội dòng sáng lập trong thời thuộc địa, một số cơ sở y tế phương Tây đầu tiên có mặt ở Bắc Kỳ cũng đồng thời là những cơ sở do chính các chị em sáng lập Các nhà nghiên cứu Ngô Văn Quỹ, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Quang Hưng, Trương Bá Cần và Đào Quang Toản đều thừa nhận nhân lực của các cơ sở y tế Công giáo ở Bắc Kỳ và Việt Nam thời thuộc địa chủ yếu thuộc về các dòng tu nữ, hoạt động theo phương châm tự nguyện, phi lợi nhuận. Đặc tính hoạt động này nhìn chung bị quy định bởi các giá trị Công giáo hơn là chi phối của chính sách thuộc địa. Tuy nhiên, Ngô Văn Quỹ và Nguyễn Thu Hằng cho rằng y tế từ thiện là một trong những công cụ để các dòng tu thực hiện công cuộc truyền giáo, tìm chỗ đứng trong lòng các xã hội thuộc địa. Đỗ Quang Hưng với quan điểm nhìn từ phía bên ngoài, ông cho rằng y tế Công giáo là một sự chuyển tải giá trị châu Âu vào Việt Nam trong quá trình tiếp xúc văn hóa Đông-Tây. Ngược lại, Trương Bá Cần thì quá đề cao tính bác ái, đạo đức Công giáo, ông cho rằng đó là sự lan tỏa Lời Chúa vào những miền đất ngoại. Còn chúng tôi thì cho rằng y tế Công giáo là một kênh truyền bá quan trọng, đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nên nền y tế thuộc địa ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Những công trình nói trên sẽ cung cấp những hiểu biết có 10
- giá trị về y tế tôn giáo, làm cơ sở để lý giải mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước thực dân, giữa Công giáo và người dân bản xứ ở Bắc Kỳ thời kỳ này. Trong những công trình nói trên, quá trình du nhập y tế phương Tây vào Bắc Kỳ thời cận đại được ghi chép tản mạn dưới dạng các sự kiện, theo trình tự thời gian, đan xen với các sự kiện lịch sử khác. Do đó, khi nghiên cứu, tác giả luận án phải chắt lọc để có thể thu thập những tài liệu trực tiếp và gián tiếp phản ánh bối cảnh xã hội Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng như vấn đề y học, hoạt động của các cơ sở y tế phương Tây ở Bắc Kỳ thời kỳ này. -Nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ có thể tìm thấy trong các công trình viết về tình hình Đông Dương nói chung hoặc những nghiên cứu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam nói chung, Bắc Kỳ nói riêng. Tại nhóm thứ nhất là các công trình của các Toàn quyền Đông Dương như De Lanessance, Paul Doumer, Paul Beau. Trong đó, chính trị gia đầu tiên nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến y tế ở Đông Dương là Toàn quyền De Lanessance với “La colonisation française en Indochine, Nhà xuất bản Ancienne Librairie Germer Baillière et Cie, Paris, năm 1895. Cuốn sách trình bày và phân tích quá trình thực dân hoá, xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Trong đó, tác giả dành ra một số trang viết trình bày về các cơ sở y tế quân sự đầu tiên ở Việt Nam: trạm cứu thương di động, các bệnh viện quân sự tại Hà Nội, Quảng Yên, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phủ Lạng Thương, Việt Trì, Yên Bái, Sơn Tây, Móng Cái, Phả Lại. Công trình là nguồn tham khảo hữu ích cho tác giả khi tìm hiểu và nghiên cứu quá trình du nhập và hình thành những cơ sở y tế phương Tây đầu tiên tại Việt Nam và Bắc Kỳ. Tại nhóm thứ hai là một số công trình nghiên cứu về lịch sử Công giáo Việt Nam, trong đó tiêu biểu là “Mère Benjamin” của nữ tu Marie Paul Bord. Đây là một nghiên cứu bằng tiếng Pháp của nữ tu Marie Paul Bord, xuất bản năm 1982 tại Paris về cuộc đời và sự nghiệp của nữ tu Benjamin. Cuốn sách đã dành toàn bộ dung lượng để viết về tiểu sử, thân thế của nữ tu Benjamin, cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của bà: Thời kỳ ở Hồng Kông, ở Việt Nam, sang Pháp rồi quay lại Sài Gòn, đến Nhật rồi quay về Bắc Kỳ và mất tại đây. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý cho giới nghiên cứu Công giáo và y tế Công giáo, y tế quân sự ở Bắc Kỳ thời thuộc địa. 1.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây 1.2.1. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Việt Nam -Nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Những nghiên cứu về y tế phương Tây thời cận đại của các học giả nước ngoài, mà chủ yếu là các học giả Pháp gồm hai loại 11
- là những công trình của các tác giả được viết trong thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX; và những công trình của các tác giả được viết trong những năm từ cuối thế kỷ XX đến nửa đầu thế kỷ XXI. Tại nhóm thứ nhất là những nghiên cứu về y tế phương Tây của các bác sĩ, thanh tra y tế, giám đốc sở y tế người Pháp như Grall (Ch), Gaide, Genevray (J), De Raymond (Arrnand)... xuất hiện trong những năm nửa đầu thế kỷ XX. Những nghiên cứu này thường bắt đầu từ những trường hợp bệnh học cụ thể cho đến những vấn đề lý luận mang tính khái quát về y tế phương Tây và thực tiễn du nhập, hoạt động của nó ở Việt Nam. Công trình đầu tiên trực tiếp viết viết về y tế phương Tây ở Việt Nam là “Hygiène de l'Indo-Chine” của bác sĩ-thanh tra Grall, Nhà xuất bản Baillière et fils, tại Paris, năm 1908. “Hygiène de l'Indo-Chine” là một nghiên cứu chuyên sâu về vệ sinh, dịch tễ của bác sĩ, thanh tra Ch.Grall. Cuốn sách nghiên cứu về các vấn đề vệ sinh dịch tễ của Việt Nam và Đông Dương như khí hậu, sự phát triển của vi khuẩn, tập quán sinh hoạt của nhân dân ở các vùng; bệnh sốt rét, bệnh lị ở vùng nhiệt đới; tình hình sức khỏe của người Âu và người bản xứ; vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; các cơ sở chữa bệnh... Sau bác sĩ-thanh tra Chrall, bác sĩ Gaide là người thứ hai dụng tâm nghiên cứu về các vấn đề y tế phương Tây ở Việt Nam và Đông Dương. Ông đã có 05 công trình nghiên cứu gồm sách, bài tạp chí viết về vấn đề nghiên cứu khoa học trong y học, cứu trợ y tế ở Đông Dương, nghiên cứu các loại bệnh cụ thể như sốt, lao, hoa liễu. Nghiên cứu đầu tiên về y tế phương Tây ở Đông Dương của bác sĩ Gaide là công trình “Congrès scientifiques et sanitaires en Extrême-Orient 1908 à 1930”, Nhà xuất bản Extrême-Orient, năm 1930. Gaide đã thống kê và phân tích các công trình nghiên cứu khoa học của các thầy thuốc và dược sĩ Đông dương trong lĩnh vực lâm sàng và trong phòng thí nghiệm, được trình bày tại các hội nghị quốc tế Viễn Đông từ năm 1905 đến năm 1930, những tác động của các công trình này đối với vấn đề nghiên cứu y học và y tế ở Đông Dương nói riêng, trong toàn vùng Viễn Đông nói chung... Điều đó trở thành một chỉ dẫn quan trọng cho tác giả luận án để có những hiểu biết nhất định về thành tựu của ngành y tế ở Đông Dương lúc bấy giờ, được tổng kết và nghiên cứu bởi các bác sĩ Pháp. Nó cho thấy sự quan tâm nhất định của các nhà khoa học, bác sĩ Pháp đối với các vấn đề bệnh học ở Việt Nam và Đông Dương, sự tham gia của Đông Dương trên bản đồ nghiên cứu y học Viễn Đông những năm nửa đầu thế kỷ XX. Cùng trong năm 1930, Gaide cũng đã xuất bản một chùm những nghiên cứu về các vấn đề bệnh học cụ thể ở Đông Dương như sốt, lao, hoa liễu. Trong “Le péril 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 603 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
209 p | 268 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 331 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 237 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 166 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 221 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 153 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
189 p | 101 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 147 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 34 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 42 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 14 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn 2002-2018
59 p | 44 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn