Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải trình của đối tượng trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Giải trình của đối tượng trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam" là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động thanh tra nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải trình của đối tượng trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ QUANG DUY GIẢI TRÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA TRA TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ QUANG DUY GIẢI TRÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và luật Hành chính Mã số : 9.38.01.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Minh Đức HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Tạ Quang Duy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1 .............................................................................................................11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................11 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài luận án........11 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài luận án ................11 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài luận án .............16 1.1.3. Tình hình nghiên cứu các quan điểm, giải pháp liên quan đến đề tài luận án...........................................................................................................18 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án.. Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Tình hình nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài luận án ........ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài luận án .............19 1.2.3. Tình hình nghiên cứu các quan điểm, giải pháp liên quan đến đề tài luận án...........................................................................................................35 1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu, dự đoán xu hướng nghiên cứu và xác định các vấn đề nghiên cứu chính của đề tài................................................19 1.3.1. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ..............43 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được luận án giải quyết .............................49 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.......................................50 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................50 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................51 Kết luận Chương 1..........................................................................................52 Chương 2 .............................................................................................................54
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI TRÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA TRA TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC ..................54 2.1. Khái niệm và đặc điểm giải trình của đối tượng thanh tra tra trong hoạt động thanh tra nhà nước .......................................................................54 2.1.1. Khái niệm giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước........................................................................................................54 2.1.2. Đặc điểm giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước........................................................................................................63 2.2. Bản chất và ý nghĩa giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước .........................................................................................63 2.2.1. Bản chất giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước........................................................................................................63 2.2.2. Ý nghĩa giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước........................................................................................................69 2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước ......................................................72 2.3.1. Các chủ thể liên quan đến giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước ...............................................................................73 2.3.2. Nội dung và thủ tục giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước ........................................................................................79 2.3.3. Phương thức giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước ..................................................................................................85 2.3.4. Hệ quả giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước........................................................................................................86 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước................................................................................88 2.4.1. Yếu tố chính trị và pháp lý ..................................................................88 2.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội .........................................................................89 2.4.3. Yếu tố công nghệ .................................................................................89
- 2.4.4. Yếu tố nội tại của các chủ thể liên quan .............................................90 2.4.5. Sự giám sát từ các chủ thể có thẩm quyền ..........................................90 Kết luận Chương 2..........................................................................................92 Chương 3 .............................................................................................................94 THỰC TRẠNG GIẢI TRÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................................................................94 3.1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước.............................................................94 3.1.1. Thực trạng pháp luật về các chủ thể liên quan đến giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước...................................94 3.1.2. Thực trạng pháp luật về nội dung và thủ tục giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước .............................................99 3.1.3. Thực trạng pháp luật về phương thức giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước .....................................................103 3.1.4. Thực trạng pháp luật về hệ quả giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước.....................................................................104 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước tại tỉnh Quảng Nam .......................105 3.2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Nam và tổ chức, hoạt động của thanh tra nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ............................................................105 3.2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến năm 2022 .........................................................................107 3.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến năm 2022 .....................................................................................................115 3.3. Đánh giá chung thực chung trạng giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước tại tỉnh Quảng Nam .......................126 3.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................126
- 3.3.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân ....................................129 Kết luận Chương 3........................................................................................140 Chương 4 ...........................................................................................................141 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIẢI TRÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC ............................................................................................................................141 4.1. Quan điểm tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước..............................................................................141 4.1.1. Quan điểm tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra tra phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp .......................................................................141 4.1.2. Quan điểm tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra phải đảm bảo tính hợp lý, khả thi ......................................................................................142 4.1.3. Quan điểm tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước và của công dân ...........................................144 4.1.4. Quan điểm tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra tra phải đảm bảo phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay.....145 4.1.5. Quan điểm tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra tra phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của đời sống chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội thời kỳ mới ...................................................................................................146 4.2. Giải pháp tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước..............................................................................147 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước .....................................................147 4.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước.....................................................................154 4.3. Một số khuyến nghị dành cho tỉnh Quảng Nam .................................157 Kết luận Chương 4........................................................................................159 KẾT LUẬN .......................................................................................................160
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................162 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Giải trình: GT 2. Trách nhiệm giải trình: TNGT 3. Đối tượng thanh tra tra: ĐTTT 4. Thanh tra nhà nước: TTNN
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải trình (GT) của đối tượng thanh tra tra (ĐTTT) trong hoạt động thanh tra nhà nước (TTNN) - bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là đòi hỏi đảm bảo tính công bằng trong hoạt động thanh tra và yêu cầu khách quan trong kết luận thanh tra. GT của ĐTTT là một nội dung thuộc quyền và nghĩa vụ của ĐTTT. Theo đó, nhằm đảm bảo được tính công bằng trong hoạt động TTNN, pháp luật luôn có những quy định về quyền và nghĩa vụ của cả chủ thể thanh tra và ĐTTT để đảm bảo các bên đều bình đẳng với nhau trước pháp luật và đều được pháp luật bảo vệ. GT vì thế cũng vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của ĐTTT. Nghĩa vụ GT là một đòi hỏi bắt buộc các ĐTTT phải cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung thanh tra nhằm đảm bảo chủ thể thanh tra tiếp cận đầy đủ các thông tin để thực hiện hoạt động công vụ của mình. Quyền GT là khả năng của ĐTTT được cung cấp thông tin để biện minh, giải thích cho các hành vi, quyết định và các nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo sự đầy đủ, đa diện của thông tin, từ đó đảm bảo sự khách quan của các kết luận thanh tra. Quyền và nghĩa vụ GT là hai mặt của một vấn đề GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Quy định của pháp luật hiện nay về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN đặt ra một vấn đề là nếu như nghĩa vụ GT của ĐTTT được pháp luật quy định đầy đủ với các chế tài đi kèm để các ĐTTT phải tuân thủ, thì quyền GT của ĐTTT chỉ được quy định một cách chung chung và thiếu các chế tài đi kèm cho hành vi cản trở hoặc không tôn trọng quyền các ĐTTT được GT của các chủ thể thanh tra. Chính sự ghi nhận này cùng với nhận thức của các bên và đặc điểm của hoạt động TTNN đã khiến cho trên thực tế thực hiện hoạt động TTNN, nghĩa vụ GT của
- ĐTTT được triển khai thống nhất, bắt buộc, song quyền GT của ĐTTT không được xem trọng và đôi khi còn bị xâm phạm. Như trên đã trình bày, nghĩa vụ và quyền GT của ĐTTT là hai mặt của một vấn đề GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Hai mặt này phải đồng đều để tạo ra được một GT trọn vẹn và từ đó đảm bảo được cho hoạt động thanh tra công bằng, kết luận thanh tra được khách quan. Thiếu một trong hai, GT của ĐTTT không được nguyên nghĩa, hoạt động TTNN vì thế thiếu những điều kiện đảm bảo. Từ những hạn chế đó đã đặt ra một đòi hỏi cấp thiết về việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện GT, đặc biệt là quyền GT của ĐTTT trên thực tế. Muốn vậy, cần có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và chuyên sâu để phân tích, đánh giá vấn đề và đề xuất các quan điểm giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra. Việc nghiên cứu này cần xuất phát từ hoạt động nghiên cứu điểm tại một địa phương nhất định để thấy rõ được những cái chung biểu hiện thông qua những cái riêng và thực nghiệm hoá sâu sắc những giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Quảng Nam là tỉnh ven biển nằm ở cực bắc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam. Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Năm 2019, Quảng Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 19 về số dân, xếp thứ 17 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 17 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 27 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,495,812 người, GRDP đạt 91.677 tỉ Đồng (tương ứng với 3,9816 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 61,07 triệu đồng (tương ứng với 2.632 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,11%[100]. Trong giai đoạn 13 năm từ năm 2010 đến hết năm 2022, toàn ngành thanh tra của tỉnh Quảng Nam đã thực hiện 1.867 cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Trong đó có 1.508 cuộc thanh tra theo kế hoạch và có 359 cuộc thanh tra đột xuất. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra trong năm qua các năm đều đạt trên 100%[57-69]. 2
- Trong giai đoạn này có 825/1.867 cuộc thanh tra trong giai đoạn nghiên cứu vi phạm TNGT của ĐTTT. Theo đó, có 124 cuộc đối lượng không cung cấp thông tin đầy đủ theo yêu cầu; có 44 cuộc ĐTTT tiêu hủy thông tin; có 335 cuộc ĐTTT cung cấp thông tin không chính xác và có 325 cuộc ĐTTT cung cấp thông tin không đúng thời hạn[57-69] và có 580 cuộc thanh tra chuyên ngành ĐTTT chủ động thực hiện quyền GT bên cạnh TNGT khi có yêu cầu từ chủ thể thanh tra. Trong số đó, có 217/580 cuộc nội dung từ quyền GT của ĐTTT không được các chủ thể thanh tra ghi nhận; có 75/580 cuộc ĐTTT thực hiện quyền GT làm thay đổi dự thảo kết luận thanh tra và có 32/580 cuộc ĐTTT không đồng ý với kết luận thanh tra sau khi đã thực hiện quyền GT của mình liên quan đến nội dung thanh tra[57-69]. Nhìn chung, GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cơ bản đã được triển khai và mang đến một số kết quả nhất định, góp phần giúp hoạt động thanh tra thực hiện đúng kế hoạch và hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hiện tượng ĐTTT không chấp hành yêu cầu GT từ chủ thể thanh tra hay chủ thể thanh tra không tiếp nhận, không ghi nhận quyền và các nội dung GT từ các ĐTTT. Điều này đã gây ra những khó khăn, cản trở nhất định, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ĐTTT và ảnh hưởng đến công tác nghiệp vụ của đoàn thanh tra và hiệu quả hoạt động của ngành thanh tra trên địa bàn Tỉnh. Điều đó đã đặt ra điều kiện để tác giả lựa chọn tỉnh Quảng Nam làm địa bàn nghiên cứu phù hợp cho đề tài luận án. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, NCS lựa chọn đề tài: Giải trình của đối tượng trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam làm luận án tiến sĩ Luật học tại Học viện Khoa học xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án 3
- Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm: Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Từ đó, xác định các nội dung nghiên cứu chính của luận án. Thứ hai, xác lập và phân tích những vấn đề lý luận về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung điều chỉnh của pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Thứ ba, phân tích và đánh giá thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN tại tỉnh Quảng Nam. Qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong pháp luật và thực hiện pháp luật này. Thứ tư, xác lập các quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN, đồng thời có những kiến nghị dành riêng cho tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những lý thuyết, công trình nghiên cứu về giải trình trong hành chính nói chung và trong hoạt động thanh tra nói riêng; quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Cụ thể, luận án nghiên cứu GT của ĐTTT là tổ chức, cá nhân được thanh tra trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành do các cơ quan thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành của chính quyền tỉnh 4
- Quảng Nam thực hiện. Luận án không nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động của thanh tra Công an, thanh tra Quốc phòng, thanh tra Cơ yếu và Thanh tra Nhân dân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án a. Phạm vi không gian Luận án nghiên cứu GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN ở phạm vi toàn quốc, trong đó nguồn dữ liệu nghiên cứu thực tiễn được sử dụng theo không gian điểm là tỉnh Quảng Nam. Hoạt động TTNN được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do các cơ quan thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành của chính quyền tỉnh Quảng Nam thực hiện. b. Phạm vi thời gian Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án được thực hiện trong giai đoạn 2011 cho đến thời điểm hoàn thành luận án. Mốc 2011 được sử dụng vì đây là khoảng thời gian Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luật của luận án là Triết học Mác – Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng; phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, cơ sở phương pháp luật của luận án còn là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và vai trò, đặc điểm trong tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận án, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu ứng với hai nhóm vấn đề sau: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh luật học; Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp lịch sử. 5
- - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích và thống kê số liệu; Phương pháp quan sát khoa học. Cụ thể các phương pháp được sử dụng trong từng chương của luận án như sau: Chương 1 với nội dung thống kê và phân tích lịch sử nghiên cứu của vấn đề, NCS sử dụng chủ yếu các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp lịch sử. Cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được NCS sử dụng để đọc, phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này cũng cung cấp cho NCS những kiến thức nền tảng để dự báo tình hình nghiên cứu về vấn đề GT của ĐTTT trong tương lai. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được NCS sử dụng liền sau phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm phân tích, làm rõ các nội dung, giá trị khoa học đã được các nghiên cứu làm rõ. Đồng thời, dựa trên kết quả phân tích đó, NCS tổng hợp ra các vấn đề nghiên cứu lớn đã được đề cập, đi đến sự thống nhất; những vấn đề nghiên cứu lớn đã được đề cập, nhưng còn nhiều tranh cãi và những vấn đề nghiên cứu lớn còn chưa được đề cập, trở thành vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án. - Phương pháp lịch sử được NCS sử dụng nhằm thống kê lại lịch sử xu hướng nghiên cứu của vấn đề. Thông qua kết quả phân tích, tổng hợp, NCS sử dụng phương pháp lịch sử nhằm xây dựng một tiến trình nghiên cứu về đề tài luận án ở cả phạm vi trong và ngoài nước, từ đó có được một xu hướng nghiên cứu liền mạch từ quá sự đến hiện tại, làm tiền đề cho những dự đoán xu hướng nghiên cứu trong tương lai. Chương 2 với nội dung xây dựng và hoàn thiện những vấn đề lý luận về GT của ĐTTT, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp nghiên 6
- cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp luật học so sánh. Cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được NCS sử dụng nhằm đọc, phân tích và đối chiếu những vấn đề lý luận của các nghiên cứu đã công bố về GT của ĐTTT. Từ đó khái quát được về mặt tư duy vấn đề nhận diện GT của ĐTTT. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được NCS sử dụng để phân tích khái niệm, đặc điểm, cách phân loại và các bản chất… của vấn đề nghiên cứu, từ đó tổng hợp nên những vấn đề lý luận đã được làm sáng tỏ, những nhận thức còn chưa thống nhất về GT của ĐTTT. - Phương pháp luật học so sánh được NCS sử dụng để đối chiếu các giá trị lý luận dưới góc độ quy định pháp lý về GT của ĐTTT ở các nền tư duy pháp lý khác nhau và giữa nhiều thời kỳ của một nền pháp lý. Chương 3 với nội dung nghiên cứu thực tiễn GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam, NCS sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích và thống kê số liệu; Phương pháp quan sát khoa học và Phương pháp phân tích vụ việc. Cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được NCS sử dụng để đọc và phân tích các báo cáo thực tiễn; các kết quả thống kê thực tiễn và các kết luận thanh tra tiêu biểu của Thanh tra tỉnh Quảng Nam, thanh tra các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Nam nhằm nắm bắt tình hình thực tiễn của vấn đề. Bên cạnh đó, NCS còn sử dụng phương pháp này để nghiên cứu pháp luật thực định của Việt Nam, những văn bản pháp quy do chính quyền tỉnh Quảng Nam ban hành quy định về GT của ĐTTT, nhằm cung cấp những giá trị kiến thức thực tiễn về điều chỉnh của pháp luật về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và thống kê số liệu được sử dụng sau phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm xử lý và thống kê số liệu thực tiễn, từ đó xây 7
- dựng được các giá trị tư liệu thực tiễn phục vụ cho việc đánh giá thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát khoa học được NCS sử dụng nhằm quan sát thực tiễn, quan sát một số vụ việc GT của ĐTTT, từ đó có những ghi chép để đối chiếu với quy định của pháp lý, tìm ra những quy luật, những mối quan hệ có tính quy luật của hoạt động GT và sự ghi nhận các nội dung GT của ĐTTT. - Phương pháp phân tích vụ việc được sử dụng để NCS lựa chọn một số vụ việc điểm. Các vụ việc này bao gồm có những vụ việc có GT của ĐTTT; có vụ việc có GT và kết quả GT tác động đến kết luận thanh tra… Các vụ việc trên sẽ được phân tích chi tiết và sâu sắc để chứng minh cho các luận điểm của mô hình lý thuyết được xây dựng tại Chương 1 của luận án. Chương 4 với nội dung là chương làm rõ các vấn đề quan điểm xây dựng giải pháp, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT và một số khuyến nghị cho tỉnh Quảng Nam, NCS chủ yếu sử dụng Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp phân tích, tổng hợp được NCS sử dụng để diễn giải nội dung các giải pháp; khả năng tác động – vai trò của từng giải pháp trong cải biến thực tiễn và phân giải các điều kiện, nguyên cơ để khuyến nghị các giải pháp cho tỉnh Quảng Nam. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Luận án nghiên cứu thực tiễn quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Kết quả nghiên cứu của luận án đem đến một số khía cạnh đóng góp mới về mặt khoa học như sau: - Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận liên quan đến GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Trong đó, trọng tâm là những vấn đề lý luận liên quan đến quyền và nghĩa vụ GT của các tổ chức, cá nhân được thanh tra trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. 8
- - Luận án cung cấp bức tranh tổng quan về hoạt động thanh tra và thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại tỉnh Quảng Nam. Qua đó, phân tích, đánh giá thực tiễn vấn đề này để rút ra được các giá trị đạt được và hạn chế. Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung và làm phong phú hơn học liệu khoa học nghiên cứu về thực tiễn của vấn đề. - Luận án đề xuất các giải pháp tăng cường GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Kết quả nghiên cứu này đóng góp vào khoa học những gợi mở mang tính tham khảo để tiếp tục triển khai nghiên cứu vấn đề ở các cấp độ và địa bàn khác nhau. Đồng thời cũng là những đóng góp làm đa dạng hóa các nghiên cứu giải pháp cho vấn đề này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án có ý nghĩa làm phong phú hoạt động và kết quả nghiên cứu các vấn đề lý luận về GT của ĐTTT như: khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung điều chỉnh của pháp luật và các yếu tố tác động đến GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Những vấn đề lý luận này được làm rõ qua đó góp phần làm sáng tỏ một khía cạnh trong nghiên cứu lý luận các lĩnh vực khoa học pháp lý và hành chính. Đặc biệt là trong nghiên cứu chuyên ngành thanh tra. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu thực tiễn và giải pháp được đề xuất trong luận án sẽ cung cấp những thống kê, phân tích và đánh giá thực tiễn ghi nhận của pháp luật và thực hiện pháp luật GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. Bên cạnh đó, các giải pháp được đề xuất nếu được các nhà quản lý thực tiễn đồng thuận sẽ trở thành những gợi ý tham khảo trong việc cải biến thực tiễn xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN. 9
- Những kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể trở thành tài liệu tham khảo trong đào tạo đại học và sau đại học các ngành Luật học, Quản lý công và Thanh tra. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu thành bởi bốn chương gắn liền với bốn nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, gồm: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Những vấn đề lý luận về giải trình của đối tượng thanh tra tra trong hoạt động thanh tra nhà nước Chương 3. Thực trạng giải trình của đối tượng thanh tra tra trong hoạt động thanh tra nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Chương 4. Quan điểm và giải pháp tăng cường giải trình của đối tượng thanh tra tra trong hoạt động thanh tra nhà nước 10
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài luận án Nghiên cứu về GT với thuật ngữ “Accountability” đã được nhiều học giả quan tâm và xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Để thấy rõ được tình hình nghiên cứu lý luận của vấn đề, NCS phân chia theo nhóm các nội dung như sau: a. Tình hình nghiên cứu khái niệm GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Với tư cách tiếp cận là thuật ngữ “Accountability” đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài xem xét, xây dựng và phân tích khái niệm GT. Tiêu biểu có thể kể tới các tác giả với những nghiên cứu sau: - Nhóm các nghiên cứu GT trong hoạt động công vụ nói chung với các nghiên cứu tiêu biểu sau: tiểu luận “Contracts, performance measurements, and accountability in the public sector” của tác giả Drewry, G và cộng sự [136]; bài viết “The dynamics of public sector accountability in an Era of reform” của tác giả B.S. Romzek [123]; bài viết “Accountability in the public sector: Lessons from the Challenger tragedy” của B.S. Romzek và M.J. Dubnik [124] và bài viết “Public accountability A framework for the analysis and assessment of accountability arrangements in the public domain” của tác giả Mark Bovens [159]… các nghiên cứu kể trên đã xây dựng khái niệm GT của cơ quan và cá nhân trong thi hành công vụ nói chung. Theo đó, GT được hiểu là khả năng cung cấp các thông tin khi được 11
- yêu cầu trong khi thực thi pháp luật hoặc thực hiện các trách nhiệm công cộng. Khái niệm được xây dựng theo cách tiếp cận này có phạm vi rất rộng và chỉ đề cập đến khả năng của việc cung cấp thông tin mà không phân tách thành các cấu thành khác của GT. Cụ thể, các khái niệm được công bố trên những nghiên cứu kể trên cho rằng GT là một năng lực của các chủ thể, năng lực này được xác định thông qua khả năng hiểu, ghi nhớ và trình bày các nội dung thuộc thẩm quyền công vụ của mình và trả lời nhanh chóng khi nhận được các yêu cầu từ những cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu. - Dưới góc độ nghiên cứu hẹp hơn khi xem xét khái niệm GT trong mối quan hệ chức năng và bản chất với những cấu thành khác của hoạt động hành chính, các nghiên cứu cũng đã đưa ra được khái niệm GT của mình. Theo đó, GT được hiểu là một hoạt động nghĩa vụ hành chính (trong các nghiên cứu này quyền hành chính được hiểu là quyền hành pháp). Các chủ thể thực hiện thẩm quyền hành chính này phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách chủ động hoặc bị động và miễn phí tới các cơ quan dân cử, toà án và công chúng. Các thông tin này nhằm công khai hoá các nội dung hoạt động của các chủ thể nắm giữ quyền quản lý công cộng. Như vậy khái niệm này không đề cập đến các khả năng của chủ thể mà xác định GT trước hết là một nghĩa vụ, một bổn phận phải thực thi của cơ quan hành chính. Nó là một yêu cầu thường trực và không thể chối bỏ bằng những cách trốn tránh nghĩa vụ của các chủ thể. Tiêu biểu cho các nghiên cứu thuộc nhóm khái niệm này có thể kể tới: Tiểu luận “Public Administration: Balancing power and accountability” của tác giả McKinney B.J và Howard C.L [160]; bài viết “Accountability and public administration: Concepts, dimensions, developments” của giáo sư Antonio Bar Cendón [115]; tiểu luận “Public accountability” của Mark Bovens [159]; bài viết “Public Management & Administration: An Introduction” của tác giả Hughes, O.E [148] và bài viết “What is public accountability?” của Auditor - General’s Office (AGO) Singapore [142]… 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 636 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 480 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 158 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 81 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 198 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn