Luận án tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam
lượt xem 28
download
Mục đích nghiên cứu luận án: làm rõ cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam; đánh giá đúng thực trạng pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÙNG VĂN TÀI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Hà Nội - 2018
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÙNG VĂN TÀI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MÃ SỐ: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN NGỌC ANH Hà Nội - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phùng Văn Tài
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN 6 LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 6 1.2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và 22 những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO 28 VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật về 28 bảo vệ bí mật nhà nước 2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc 47 hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước 2.3. Pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở một số nước trên thế giới và 61 những giá trị tham khảo cho Việt Nam Chương 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT 71 VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam 71 3.2. Trực trạng pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam hiện nay 80 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ 111 BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam 111 hiện nay 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước ở Việt Nam 115 hiện nay KẾT LUẬN 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN 137 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 PHỤ LỤC
- CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANQG An ninh quốc gia BLHS Bộ luật Hình sự BMNN Bí mật nhà nước BMQG Bí mật quốc gia CAND Công an nhân dân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân LHS Luật Hình sự Nxb Nhà xuất bản QPPL Quy phạm pháp luật TNHS Trách nhiệm hình sự UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật XHCN Xã hội chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận án Bí mật nhà nước (BMNN) là những thông tin quan trọng, liên quan đến sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch và các đối tượng phạm tội luôn tìm cách thu thập, chiếm đoạt BMNN nhằm gây nguy hại cho lợi ích của quốc gia, dân tộc. Mặt khác, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, việc nắm giữ được thông tin quan trọng là một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Ta biết giữ bí mật, thì dù địch có trăm tai, nghìn mắt, cũng không dò được tin tức và đoán được sự hành động của ta. Biết giữ bí mật, tức là ta đã nắm được một phần thắng lợi trong tay” [65]. Bảo vệ BMNN là một quy luật tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi cơ quan, tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Những vǎn kiện bí mật của Nhà nước quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Cho nên giữ bí mật của Nhà nước là nhiệm vụ của toàn dân, đặc biệt là nhiệm vụ của cán bộ các cơ quan, các đoàn thể. Muốn phá hoại ta về mọi mặt, kẻ địch dùng mọi thủ đoạn đê hèn để đánh cắp vǎn kiện bí mật của ta về chính trị, kinh tế, quốc phòng, v.v.. Khẩu hiệu của kẻ địch là: Lấy được bất kỳ tình báo gì và dù là chút ít, cũng là quý” [66]. Bảo vệ BMNN có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ, thông tin phát triển mạnh mẽ, thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến công tác bảo vệ BMNN; sử dụng nhiều lực lượng, phương tiện, biện pháp để bảo vệ BMNN, trong đó, pháp luật được coi là “công cụ sắc bén, hữu hiệu” [77, tr.01]. Trải qua các giai đoạn khác nhau, Nhà nước ta đều ban hành các quy phạm pháp luật (QPPL) về bảo vệ BMNN phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn, các QPPL đó là cơ sở để hình thành nên pháp luật
- 2 về bảo vệ BMNN. Từ khi hình thành, pháp luật về bảo vệ BMNN đã sớm đi vào cuộc sống và phát huy vai trò, tác dụng là công cụ sắc bén, hữu hiệu, là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động bảo vệ BMNN, góp phần giữ vững ANQG, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Quá trình từ khi hình thành đến nay, pháp luật về bảo vệ BMNN không ngừng được xây dựng, bổ sung, đã tạo ra một hệ thống các QPPL quy định về công tác bảo vệ BMNN. Tuy nhiên, do sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước, pháp luật về bảo vệ BMNN đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, như: các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về bảo vệ BMNN có hiệu lực pháp lý thấp; phạm vi điều chỉnh chưa toàn diện; nội dung thiếu thống nhất; nhiều quy định còn chung chung; chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của con người, của công dân; nhiều quan hệ mới nảy sinh liên quan đến bảo vệ BMNN nhưng chưa có QPPL điều chỉnh... Những hạn chế, bất cập đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ BMNN, là một nguyên nhân dẫn đến tình hình lộ, lọt, mất BMNN diễn biến phức tạp (từ năm 2001 đến nay đã phát hiện 844 vụ lộ, lọt, mất BMNN [111]); việc xác định độ mật còn tùy tiện, không mật cũng đóng dấu mật; công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý các vụ lộ, lọt, mất BMNN hiệu quả chưa cao, chế tài xử lý chưa nghiêm... [74]. Những hạn chế, bất cập đó đã đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN. Đây cũng là yêu cầu tất yếu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và là một nội dung quan trọng của hoàn thiện pháp luật về ANQG đã được đề cập trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Với các lý do trên, cùng với việc chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống ở cấp độ luận án về vấn đề này nên nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành “Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu luận án: làm rõ cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam; đánh giá đúng thực trạng pháp luật về bảo vệ BMNN ở
- 3 Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục đích trên, luận án định ra và giải quyết các nhiệm vụ: Làm rõ khái niệm pháp luật về bảo vệ BMNN, đặc điểm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam; phân tích các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ BMNN và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN. Ở mức độ nhất định, luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ BMNN ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan về quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam từ 1945 đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ BMNN Việt Nam hiện nay để chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN; quá trình phát triển và thực trạng của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay; quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam từ năm 1945 nhưng tập trung vào giai đoạn hiện nay (từ năm 2000 đến nay) và có sự tham chiếu kinh nghiệm của nước ngoài. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ ANQG, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, pháp chế XHCN và xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
- 4 Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Ở Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố và khảo cứu các kết quả liên quan đến luận án, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án. Ở Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp trao đổi, phương pháp chuyên gia để nghiên cứu, luận giải những vấn đề lý luận của hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam như: xây dựng khái niệm pháp luật về bảo vệ BMNN, làm rõ đặc điểm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam; làm rõ các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ BMNN và các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. Ở Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp trao đổi, phương pháp chuyên gia để làm rõ quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng với những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. Ở Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia để làm rõ quan điểm và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. 5. Những điểm mới của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm về pháp luật về bảo vệ BMNN, luận án đã xây dựng khái niệm pháp luật về bảo vệ BMNN, làm rõ đặc điểm, nội dung điều chỉnh và vai trò của pháp luật về bảo vệ BMNN; làm rõ
- 5 các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ BMNN và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN hiện nay qua việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ BMNN ở một số nước trên thế giới. Làm rõ quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay, khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ấy. Từ đó, luận án đề xuất 5 quan điểm và 3 nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN nói riêng. Về thực tiễn: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống pháp luật về bảo vệ BMNN. Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo về pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình của tác giả liên quan đến luận án đã công bố và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương, 9 tiết.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác bảo vệ bí mật nhà nước liên quan đến luận án 1.1.1.1. Đề tài khoa học - Đề tài khoa học cấp Bộ Giải pháp của lực lượng An ninh nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ BMNN trong lĩnh vực kinh tế trọng điểm ở Việt Nam hiện nay, do tác giả Đỗ Hữu Vấn làm chủ nhiệm [112], đã phân tích các quy định của pháp luật về BMNN trong lĩnh vực kinh tế trọng điểm ở Việt Nam hiện nay, trong đó đã chỉ ra các quy định của pháp luật về phạm vi BMNN trong lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Công trình đã đưa ra các kiến nghị, trong đó có kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ BMNN với các nội dung: hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ BMNN để các cơ quan, tổ chức thực hiện một cách đầy đủ, thống nhất và có hiệu quả thiết thực; rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị Nhà nước xây dựng, ban hành Luật Bảo vệ BMNN; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức kinh tế sớm hoàn thành dứt điểm việc xây dựng danh mục BMNN. - Đề tài khoa học cấp Bộ Công tác bảo vệ BMNN của lực lượng An ninh - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, do tác giả Đặng Văn Đoài làm chủ nhiệm [35], dưới góc độ pháp luật, công trình đã chỉ rõ các VBQPPL làm cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ BMNN của lực lượng An ninh (đến thời điểm đó) như: Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000; Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN; Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13/9/2002 của Bộ Công an Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP; Quyết định số 160/2004/QĐ-TTg ngày 06/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định khu vực cấm, địa điểm cấm; các danh mục BMNN và các VBQPPL khác có liên quan đến bảo vệ BMNN của lực lượng An ninh như: Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999; Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ Quy định
- 7 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội… Đồng thời, công trình cũng chỉ ra một số điểm hạn chế trong công tác bảo vệ BMNN của lực lượng An ninh có nguyên nhân từ hạn chế trong pháp luật về bảo vệ BMNN, đó là: có rất nhiều văn bản quy định về công tác này; việc ban hành chưa được kịp thời và đề cập đến việc cần tổng kết thi hành pháp luật về bảo vệ BMNN để xây dựng Luật Bảo vệ BMNN. - Đề tài khoa học cấp Bộ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ BMNN trong lực lượng Công an nhân dân (CAND), do tác giả Ma Văn Kỳ làm chủ nhiệm [52], dưới góc độ pháp luật, công trình đã thống kê các VBQPPL được ban hành điều chỉnh về công tác bảo vệ BMNN do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công an ban hành. Đồng thời công trình đã đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ BMNN trong lực lượng CAND thời gian tới, trong đó có kiến nghị về mặt pháp luật đó là: Các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện hệ thống các VBQPPL về công tác bảo vệ BMNN. Trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn chỉnh Dự án Luật Bảo vệ BMNN theo sự phân công của Chính phủ và nghiên cứu, sớm bổ sung, sửa đổi Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000. 1.1.1.2. Sách, bài báo, tạp chí khoa học - Sách Bảo vệ BMNN, bảo vệ bí mật và bảo vệ chính trị nội bộ trong lực lượng CAND, do Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành [17], đã tập hợp một số VBQPPL của Nhà nước và của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) liên quan đến bảo vệ BMNN và bảo vệ chính trị nội bộ trong lực lượng CAND. Cuốn sách gồm 19 văn bản, trong đó trình bày làm 2 phần: Phần I) Pháp lệnh Bảo vệ BMNN và các văn bản hướng dẫn thi hành; Phần II) Các văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ BMNN, bảo vệ chính trị nội bộ trong lực lượng CAND, gồm có: Mục A) Bảo vệ BMNN trong lực lượng CAND; Mục B) Bảo vệ chính trị nội bộ trong lực lượng CAND. Những VBQPPL này tương ứng với Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 1991. - Sách Bảo vệ BMNN, do Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND - Bộ Công an ban hành [08], đã nêu ra khái niệm BMNN theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000; nêu ra cơ sở pháp lý của công tác bảo vệ BMNN, điển hình là nêu
- 8 ra quy định trong Hiến pháp năm 2013, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các quy định trong một số VBQPPL khác có liên quan; nêu ra nguyên tắc của công tác bảo vệ BMNN dựa trên những nguyên tắc của hoạt động bảo vệ ANQG được quy định trong Luật ANQG. - Sách Bảo vệ BMNN - dùng cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường cao đẳng, trung cấp CAND, do Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND - Bộ Công an ban hành [09], dưới góc độ pháp luật, công trình đã nêu ra “các văn bản pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của Đảng; văn bản của Bộ Công an về bảo vệ BMNN” và bước đầu đề cập đến quy định về phạm vi BMNN của Việt Nam so với một số nước trên thế giới. - Bài viết Vấn đề thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí với bảo vệ BMNN của tác giả Phạm Dũng [28], đã đề cập đến một nhiệm vụ cần thực hiện để đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và bảo vệ được BMNN, đó là: tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ BMNN, sớm ban hành Luật Bảo vệ BMNN thay thế cho Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành một cách cụ thể, chi tiết, dễ hiểu và vận dụng thống nhất như điều kiện, trình tự, thủ tục để giải mật BMNN, tiêu chí xác định độ mật…; rà soát danh mục BMNN của Bộ, ban, ngành, địa phương để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo pháp luật có tính khả thi trong thực tiễn, góp phần công khai minh bạch các thông tin. - Bài viết Từ kinh nghiệm của một số nước - đề xuất việc giải mật tài liệu có nội dung BMNN ở nước ta hiện nay của tác giả Vũ Thị Minh [49], đã phân tích kinh nghiệm của một số nước về việc giải mật tài liệu bí mật và thực tế lưu trữ, bảo quản tài liệu BMNN ở Việt Nam và đi đến đề xuất cần thực hiện việc giải mật để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin cho toàn xã hội, tránh việc xuyên tạc thông tin khi không có thông tin chính thức từ tài liệu lưu trữ và đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ nhu cầu, lợi ích chính đáng của người dân. Tuy nhiên, việc giải mật tài liệu lưu trữ còn gặp nhiều khó khăn do một số vấn đề liên quan đến bảo vệ BMNN và giải mật tài liệu chưa được điều chỉnh bằng pháp luật. - Trong bài viết Một số vấn đề rút ra qua việc lộ, mất thông tin bí mật của Mỹ
- 9 trên internet của tác giả Bùi Vọng Long [62], đã phân tích một số vụ lộ, mất thông tin bí mật của Mỹ trên internet, mà điển hình là vụ Wikileaks và rút ra một số vấn đề trong công tác bảo vệ các thông tin bí mật trên internet, trong đó có vấn đề về pháp luật. Chính phủ Mỹ đã xác định độ mật tài liệu một cách tràn lan gây ra hiệu ứng ngược. Chính phủ Mỹ đã lấy “thà lạm dụng chứ không được thiếu” làm nguyên tắc xác định độ mật, các tập tài liệu to nhỏ đều đóng dấu mật, luôn nhắc nhở các công chức không được rò rỉ các bí mật ra bên ngoài. Thực tế, do những lời cảnh báo “bí mật” đã quá bão hòa, các thành viên trong chính phủ không còn chú ý đến chúng nữa, cho nên rất nhiều tài liệu bí mật quốc gia (BMQG) được xác định là “cơ mật” đều lần lượt rò rỉ. Tài liệu mật càng nhiều và càng nhiều người tiếp cận thì nguy cơ lộ, mất bí mật càng cao. Điều luật hình sự quy định tội tiết lộ bí mật ở Mỹ chưa đầy đủ, còn bất cập nên khi cần truy cứu tội của Julian Assage – nhà sáng lập Wikileaks phải sử dụng tội hiếp dâm; không truy cứu được việc công ty kiến trúc đưa sơ đồ Đại sứ quán Mỹ tại Iraq và Google đưa những hình ảnh chụp từ trên không các căn cứ quân sự bí mật của Mỹ lên mạng Internet. - Bài viết Tăng cường công tác bảo vệ BMNN trong tình hình mới của tác giả Trần Đại Quang [75], đã đề cập đến các mặt công tác để bảo vệ BMNN trong tình hình mới, trong đó có việc: Tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ BMNN trên cơ sở quán triệt các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và giải pháp nêu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW. Trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Bảo vệ BMNN trình Quốc hội thông qua. Đây là đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất quan trọng, nhạy cảm liên quan đến vấn đề chính trị nội bộ nên cần được tiến hành khẩn trương nhưng thận trọng, đảm bảo tính toàn diện, tính đặc thù, tính kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước tiên tiến về lĩnh vực này. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân, phòng ngừa hoạt động làm lộ, lọt BMNN; có chế tài đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. - Bài viết Thực hiện tốt công tác bảo vệ BMNN trong tình hình mới của tác giả Mai Tùng Lâm [55], đã đề xuất một số giải pháp mà lực lượng Công an cần tập trung để thực hiện tốt công tác bảo vệ BMNN trong tình hình mới. Trong đó có giải pháp
- 10 về mặt pháp luật, đó là: Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ BMNN, đề xuất đàm phán, ký kết hiệp định hoặc thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về cùng bảo vệ tin mật với các nước láng giềng, các nước Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ tin mật trong quá trình hợp tác, trao đổi. - Bài viết Một số vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống lý luận bảo vệ BMNN của tác giả Đặng Văn Đoài [37], đã chỉ ra một số vấn đề cần thực hiện tốt để tiếp tục phát triển lý luận, góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ BMNN. Trong đó, cần nghiên cứu, cân nhắc sử dụng khái niệm “BMQG” thay cho khái niệm “BMNN” trong các văn bản chính thức của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức. Theo đó, về chủ thể của BMQG không chỉ là các cơ quan trong hệ thống chính trị, mà rộng hơn bao gồm cả các tổ chức và cá nhân, pháp nhân của Việt Nam… Do vậy, dùng khái niệm BMNN sẽ không bao trùm được tất cả các chủ thể có bí mật cần bảo vệ. Như vậy, bài viết đã đưa ra một cách nhìn khác về việc sử dụng khái niệm BMQG thay thế cho khái niệm BMNN, khác với nhiều công trình đã nghiên cứu, công bố trước đó. - Bài viết Mối quan hệ giữa bảo vệ BMNN và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân của tác giả Nguyễn Quỳnh Liên [60], đã chỉ ra mối quan hệ giữ bảo vệ BMNN và tiếp cận thông tin là mối quan hệ biện chứng, có tác động qua lại lẫn nhau và là mối quan hệ giữa phạm vi thông tin được tiếp cận và thông tin không được tiếp cận để bảo vệ BMNN. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra cơ sở pháp lý của việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và một số vấn đề đặt ra trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo vệ BMNN với bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước trên thế giới. Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác. Bài viết cũng chỉ ra sự khác nhau trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các nước chủ yếu xuất phát từ quan niệm như thế nào về khái niệm “ANQG”,
- 11 “trật tự công cộng”. Luật của một số nước trên thế giới (như Hàn Quốc, New Zealand, Bulgari, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch) ghi nhận quyền thông tin chỉ áp dụng đối với các thông tin “được ghi và lưu giữ lại”, điều này có thể tạo ra một khoảng trống đối với các thông tin được truyền tải bằng lời nói (như một cuộc họp) mà đã được sử dụng trong quá trình ra quyết định. Nhiều nước quy định rõ trong luật, yêu cầu công khai tất cả các thông tin được biết đến. Luật Tiếp cận thông tin của nhiều nước có quy định khuyến khích việc tiếp cận thông tin chủ động hoặc công bố thông tin đều đặn. Trong đó, phần lớn các quốc gia đều quy định một danh sách các loại thông tin/tài liệu phải công bố, phổ biến công khai hoặc cung cấp rộng rãi cho công chúng. - Bài viết Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ BMNN hiện nay và hướng hoàn thiện của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy [99], đã khái quát chung hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay có thể chia thành các nhóm chính: VBQPPL chung về bảo vệ BMNN; văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ BMNN; văn bản pháp luật quy định tội phạm và xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN; các hiệp định, điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc ký kết có nội dung liên quan đến việc hợp tác, chia sẻ thông tin BMNN và cùng bảo vệ tin mật. Bài viết đã khái quát thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ BMNN và đánh giá: Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ BMNN còn có những điểm mâu thuẫn, chồng chéo, chưa kịp thời, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác bảo vệ BMNN trong tình hình mới, gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Để góp phần hoàn thiện pháp luật trên lĩnh vực này, bài viết đưa ra một số điểm cần chú ý: trong dự thảo Luật Bảo vệ BMNN cần quy định cụ thể hơn về tiêu chí xác định của từng cấp độ mật, thẩm quyền sao chụp, thống kê, lưu trữ tài liệu, vật mang BMNN, nguyên tắc của công tác bảo vệ BMNN, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu và mỗi cán bộ, nhân viên trong bảo vệ BMNN; cần bổ sung, chỉnh sửa các tội xâm phạm BMNN theo hướng toàn diện, khách quan, tránh bỏ lọt tội phạm; cần nhanh chóng bổ sung quy định về thẩm quyền của lực lượng An ninh và lực lượng
- 12 thanh tra chuyên ngành trong CAND trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ BMNN. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước 1.1.2.1. Đề tài, hội thảo khoa học - Đề tài khoa học cấp Bộ Phương hướng hoàn thiện quy định của Luật Hình sự (LHS) Việt Nam về các tội xâm phạm ANQG do tác giả Phùng Văn Tài làm chủ nhiệm [87], đã phân tích các hành vi xâm phạm ANQG, trong đó có hành vi xâm phạm BMNN quy định trong BLHS Việt Nam và BLHS một số nước trên thế giới có nền lập pháp gần với Việt Nam. Theo đó, pháp luật các nước đều xử lý rất nghiêm khắc đối với hành vi cung cấp BMNN cho nước ngoài, tùy theo chủ thể thực hiện hành vi. Nếu công dân thực hiện hành vi cung cấp BMNN cho nước ngoài nhằm chống nhà nước thì bị xử lý về tội phản bội Tổ quốc, nếu do người nước ngoài thực hiện thì xử lý về tội gián điệp. Quy định như vậy cũng khắc phục được tình trạng giao thoa giữa tội phản bội Tổ quốc và tội gián điệp. Chẳng hạn, BLHS Liên bang Nga năm 1996 quy định: Điều 273. Tội gián điệp: Nếu người nào là người nước ngoài hay người không có quốc tịch mà thực hiện các hoạt động chuyển giao, cũng như thu thập, đánh cắp hay tàng trữ nhằm mục đích chuyển giao cho quốc gia khác, tổ chức nước ngoài hay những người đại diện của họ các thông tin mà có chứa BMQG, cũng như chuyển giao hoặc thu thập thông tin khác theo sự chỉ đạo của tình báo nước ngoài để sử dụng nhằm gây thiệt hại cho an ninh của Liên bang Nga thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm [106, tr.516]. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định về tội gián điệp trong BLHS, đó là tách hành vi thu thập các tin tức, tài liệu khác (không phải BMNN) ra khỏi tội gián điệp, không quy định cùng với hành vi cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp BMNN cho nước ngoài. - Hội thảo khoa học Về một số vấn đề lý luận phục vụ xây dựng dự án Luật Bảo vệ BMNN, do Bộ Công an tổ chức [07], các nhà khoa học đã thảo luận một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác bảo vệ BMNN. Trong đó, các nhà khoa học có bàn luận đến một số vấn đề của pháp luật về bảo vệ BMNN như: chế định về
- 13 trách nhiệm của cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trong bảo vệ BMNN; quy định về phạm vi và phân loại BMNN; chủ thể thực hiện pháp luật về bảo vệ BMNN; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ BMNN; mối quan hệ giữa bảo vệ BMNN và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; quy định của pháp luật hiện hành về các loại hình thông tin bí mật; kiến nghị sửa đổi quy định về xử lý các tội xâm phạm BMNN trong BLHS năm 1999. Đồng thời các nhà khoa học cũng đi đến thống nhất kiến nghị cần xây dựng Luật Bảo vệ BMNN để thay thế cho Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000. 1.1.2.2. Sách, luận văn - Sách Các quy định pháp luật về bảo vệ BMNN, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ban hành [72], đã tập hợp một số VBQPPL về bảo vệ BMNN. Các văn bản đó được tập hợp thành hai phần: Phần thứ nhất, những quy định chung, gồm Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 và Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 “Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN”; Phần thứ hai, quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN trong các lĩnh vực cụ thể, gồm có 37 quyết định do Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về danh mục BMNN độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật trong các lĩnh vực cụ thể. - Sách Danh mục BMNN, do Bộ Công an ban hành [14], đã tập hợp một số VBQPPL về bảo vệ BMNN và 62 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành danh mục BMNN độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật của các bộ, ban, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Sách Các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về bảo vệ BMNN, do Bộ Công an ban hành [06], đã tập hợp và hệ thống hóa các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về bảo vệ BMNN, bao gồm 4 phần: Phần thứ nhất, gồm Pháp lệnh Bảo vệ BMNN năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Phần thứ hai, gồm hệ thống danh mục BMNN của các bộ, ngành, các ban của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành; Phần thứ ba, trích dẫn những nội dung liên quan công tác bảo vệ BMNN trong các văn bản của Đảng, Nhà
- 14 nước và Bộ Công an đã ban hành; Phần thứ tư, giới thiệu các hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với Chính phủ một số nước về cùng bảo vệ tin mật (gồm 5 hiệp định giữa Việt Nam với Ba Lan, với Belarut, với Bulgari, với Nga và với Ucraina). Trong mỗi hiệp định đó, có sự chấp thuận tương đương về cấp độ mật của mỗi nước; đa số các nước cũng phân loại thành ba cấp độ mật như ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, pháp luật một số nước còn có những điểm khác, như: Ba Lan ngoài ba độ mật còn có thêm mức độ “lưu hành nội bộ” cũng là một mức độ mật; Bulgari có thêm mức độ “hạn chế” cũng là một mức độ mật; Liên bang Nga có 3 mức độ mật: Tuyệt mật, Mật (ứng với mức độ Tối mật và Mật của Việt Nam) và mức độ “để sử dụng nội bộ” cũng là một mức độ mật; Ucraina có 3 mức độ mật là: Đặc biệt quan trọng, Hoàn toàn mật và Mật. Trong công trình này, tác giả đã tập hợp hóa các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về bảo vệ BMNN tính đến thời điểm tập hợp hóa. Tuy nhiên, trong công trình vẫn chưa tách biệt rõ VBQPPL về bảo vệ BMNN với các văn bản của Đảng và các chỉ thị, văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và Bộ Công an. - Luận văn Các tội xâm phạm BMNN trong LHS Việt Nam của tác giả Phạm Văn Sính [83] đã nghiên cứu về các tội xâm phạm BMNN trong LHS Việt Nam theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Trong đó tác giả tập trung làm rõ về các tội xâm phạm BMNN được quy định tại Điều 263, Điều 264 BLHS năm 1999, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định về hai tội này và kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tách từng hành vi trong hai điều luật này ra thành các tội độc lập. Theo đó, Điều 263 sẽ tách thành các tội: Điều 263. Tội cố ý làm lộ BMNN; Điều 263a. Tội chiếm đoạt BMNN; Điều 263b. Tội mua bán BMNN; Điều 263c. Tội tiêu hủy trái phép BMNN. Điều 264 sẽ tách thành các tội: Điều 264. Tội vô ý làm lộ BMNN; Điều 264a. Tội làm mất BMNN. 1.1.2.3. Bài báo, tạp chí khoa học - Bài viết Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN của tác giả Phan Quang Vinh [115], đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN. Bảo vệ BMNN và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân thường có sự xung đột, kể cả trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn áp dụng,
- 15 không chỉ ở Việt Nam mà ở cả nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN, xuất phát từ các lý do sau: Bảo vệ BMNN là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, phải có một hệ thống QPPL về bảo vệ BMNN đầy đủ, toàn diện, hiệu lực và hiệu quả. Đến nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trực tiếp điều chỉnh mới chỉ là Pháp lệnh Bảo vệ BMNN. Bên cạnh đó, một số quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến bảo vệ BMNN lại được điều chỉnh bởi các văn bản luật khác. Một số vấn đề liên quan đến bảo vệ BMNN chưa được điều chỉnh bằng pháp luật. Một số nội dung của bảo vệ BMNN tuy đã được điều chỉnh bằng pháp luật, nhưng chưa đầy đủ và thiếu cụ thể. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, thông tin về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh có sự vận động, sẽ kéo theo sự thay đổi nhất định về phạm vi BMNN và yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ BMNN. Bởi vậy, các quy định về bảo vệ BMNN hiện tại đã phát sinh nhiều bất cập, nhất là trong mối quan hệ với bảo đảm quyền tiếp cận thông tin. Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm bảo vệ ANQG và mục tiêu, quan điểm trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo Nghị quyết số 48-NQ/TW, bài viết đã nêu ra yêu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN. Đồng thời, bài viết đã nêu ra nhiều kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN, từ rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ BMNN, tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ BMNN, nghiên cứu kinh nghiệp lập pháp của nước ngoài đến xây dựng Luật Bảo vệ BMNN, kịp thời ban hành các danh mục BMNN và sửa đổi các VBQPPL khác có liên quan, nhất là sau khi Luật Bảo vệ BMNN được ban hành để đảm bảo đồng bộ và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân. Từ những vấn đề nêu trên, bài viết có giá trị tham khảo trực tiếp cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu luận án, nhất là một số lý do và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN. - Bài viết Quy định về công tác bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay của tác giả Trần Việt Dũng [29], đã hệ thống hóa và phân chia các quy định về công tác bảo vệ BMNN ở Việt Nam hiện nay thành các nhóm chính sau: các văn bản của Đảng về
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 94 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 93 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 207 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 138 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 68 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 39 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 61 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 6 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
178 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
26 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn