intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Luật học: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

223
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung được bố cục thành bốn chương được trình bày như sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển; Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển; Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HÀ VIỆT HƯNG HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HÀ VIỆT HƯNG HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 62 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Đoàn Năng 2. PGS. TS Nông Quốc Bình Hà Nội 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trông bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Việt Hưng
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AAA : Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ AFTA : Khu vực thương mại tự do ASEAN APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á AWES : Hiệp hội đóng tàu Tây Âu BIMCO : Công hội Hàng hải quốc tế và vùng Ban tích BLDS : Bộ luật dân sự BLHH : Bộ luật hàng hải CISG : Công ước Viên của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 CMI : Ủy ban Hàng hải quốc tế ĐƯQT : Điều ước quốc tế HĐVCHH : Hợp đồng vận chuyển hàng hóa ICC : Phòng Thương mại quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế IMO : Tổ chức Hàng hải quốc tế INCOTERMS : Các điều kiện thương mại quốc tế L.M.A.A : Hiệp hội Trọng tài hàng hải London PICC : Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế SCMA : Phòng Trọng tài hàng hải Singapore TQTMQT : Tập quán thương mại quốc tế UCP : Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UNCITRAL : Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển VIAC : Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................8 1.1. Công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án .....................................8 1.1.1. Công trình khoa học trong nước .................................................................8 1.1.2. Công trình khoa học nước ngoài ..............................................................19 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................23 1.3. Những nội dung cơ bản cần giải quyết trong luận án...................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................34 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ..................................................35 2.1 Tổng quan về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ....35 2.1.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển......35 2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển .40 2.1.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng quốc tế đường biển ........43 2.2 Pháp luật về hợp dồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ......47 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. ....................................................................48 2.2.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ...........................................56 2.2.3 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến .....................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................69 CHƯƠNG 3: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN .........................................................................................................70 3.1 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ...70 3.2 Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ......73 3.2.1 Người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ..........................................................................................................73
  6. 3.2.2 Người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển .....................................................................................................................74 3.3. Nội dung của hợp đồng thuê tàu chuyến trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ..................................................................................................76 3.4. Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo chứng từ vận chuyển ...........................................85 3.4.1. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người gửi hàng ..........................................85 3.4.2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở ......................................89 3.5 Đặc thù giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển .............................................................................................................109 3.5.1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển bằng toà án ................................................................................................110 3.5.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển bằng trọng tài hàng hải .............................................................................112 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................121 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN .......................................................................................................122 4.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ...............................................................................122 4.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ...................................................................122 4.1.2 Thuận lợi, khó khăn trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.......................................127 4.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ...............................................................................133 4.2.1. Hoàn thiện các qui định của Bộ luật hàng hải Việt Nam để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế .............................................................................133 4.2.2 Ký kết và gia nhập công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. ..................................................................................................................138
  7. 4.2.3 Một số giải pháp khác góp phần đẩy mạnh và bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam.........................141 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................147 KẾT LUẬN ............................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 152 PHỤ LỤC
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia các cơ chế song phương và đa phương về hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Việt Nam là một nước có tiềm năng về vận tải biển rất lớn, với bờ biển trải dài hơn 3200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, hiện nay có tới trên 300 cảng biển với qui mô lớn nhỏ các loại. Đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế vận tải biển, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách đúng đắn để khuyến khích các hoạt động kinh tế liên quan đến biển. Nghị quyết số 09 – NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu là đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, với mục tiêu cụ thể là phấn đấu để kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53- 55% tổng GDP của cả nước. Điều đó cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, kinh tế Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong đó ngành vận tải biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được đặc biệt chú trọng. Chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế được khẳng định trong nhiều văn kiện như Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban chấp hành trung ương về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế… Trong những năm qua, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã không ngừng phát triển và đóng vai trò quan trọng đối với nền hàng hải thế giới. Ở Việt Nam, vận tải đường biển thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Ước tính lượng hàng hóa quốc tế
  9. 2 vận chuyển chiếm tới 80% tổng lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhiều công ty vận chuyển đường biển đã xuất hiện và ngày càng phát triển và cần phải có các qui định pháp luật điều chỉnh phù hợp. Sự ra đời của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 đánh dấu bước phát triển mới trong thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các thương nhân Việt Nam đã có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc ký kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Trong thực tế Bộ luật hàng hải Việt Nam đã được ban hành năm 2015 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2017, tuy nhiên pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển vẫn tồn tại những bất cập, còn có những qui định chưa rõ ràng, thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như chưa phù hợp với các công ước quốc tế về vận tải biển Thực tiễn thời gian qua cho thấy trong hầu hết các hợp đồng thương mại hàng hải quốc tế giữa bên Việt Nam và các đối tác nước ngoài, các bên thường lựa chọn cơ quan tài phán nước ngoài và luật áp dụng cũng phần lớn là áp dụng công ước quốc tế về vận tải biển, pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ hợp đồng có tính chất quốc tế. Điều đó đã gây ra nhiều bất lợi cho các bên Việt Nam trong việc đàm phán thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển với các đối tác nước ngoài. Do đó, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một môi trường pháp lý thống nhất, ổn định, an toàn, minh bạch, thuận lợi cho các giao dịch hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và chuẩn mực quốc tế theo hướng tiếp thu có chọn lọc các chuẩn mực pháp lý quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển bằng đường biển. Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cho phù hợp hơn với các yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và thực tiễn thương mại, hàng hải quốc tế. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho các bên trong các giao dịch hợp đồng vận chuyển
  10. 3 hàng hoá quốc tế bằng đường biển, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại hàng hải của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có ý nghĩa cấp thiết và mang tính thời sự trong giai đọan hiện nay. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam” làm luận án Tiến sĩ, với mong muốn nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng dường biển, pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng pháp về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, xác định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế ở Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án + Đối tượng nghiên cứu: - Qui định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các qui định của pháp luật quốc tế - So sánh qui định của pháp luật Việt Nam với các công ước quốc tế về vận tải biển và pháp luật một số nước trên thế giới về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. - Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. + Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các công ước quốc tế về vận tải biển và so sánh, đối chiếu với pháp luật của một số quốc gia về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án + Mục đích của luận án: làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam. Trên cơ sở
  11. 4 đó, xác định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam. + Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục đích đã nêu trên nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Làm rõ khái niệm, đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. - Phân tích và đánh giá các qui định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các quy định của các công ước quốc tế về vận tải biển và so sánh với qui định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. - Trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng qui định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đưa ra quan điểm và đề xuất những giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. 4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ hội nhập. Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, qui nạp, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn... Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án. Cụ thể như sau: - Phương pháp diễn giải được áp dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Thông qua việc phân tích các vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm luận giải ý nghĩa, sự cần thiết của việc nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, bình luận được áp dụng để trình bày các quy định cụ thể của hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam về hợp đồng
  12. 5 vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm làm rõ các ưu, nhược điểm của các quy định này trong pháp luật thực định. Qua đó đưa ra các bình luận, đánh giá sự bất cập hay khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam so với các quy định của luật pháp quốc tế. - Phương pháp so sánh luật học cũng được sử dụng để nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế, nghiên cứu các án lệ quốc tế, pháp luật một số nước và so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm đánh giá sự tương thích, phù hợp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. - Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng được sử dụng nhằm khái quát hóa và rút ra các kết luận, đề xuất cơ bản về những đóng góp mới của luận án với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. - Phương pháp tổng hợp, qui nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận án. 5 . Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu một cách cơ bản và chuyên sâu có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, luận án có những đóng góp khoa học thể hiện qua các điểm mới của luận án, cụ thể như sau: Thứ nhất, luận án là công trình khoa học độc lập đã đánh giá đúng, khách quan tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó đề ra được mục đích và phạm vi nghiên cứu hợp lý nhằm giải quyết tiếp những vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển mà các công trình đó chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu. Thứ hai, luận án làm rõ cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Luận án rút ra các kết luận khoa học xác định rõ các vấn đề: khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, đặc điểm của hợp đồng vận
  13. 6 chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Luận án cũng phân tích một cách có hệ thống các loại nguồn luật có thể được áp dụng điều chỉnh về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển; mối quan hệ giữa các loại nguồn luật, đặc biệt là việc nghiên cứu các xu thế phát triển hiện nay của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển là xu thế hiện đại hoá, thống nhất hoá các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển. Thứ ba, luận án tập trung nghiên cứu tổng thể và đưa ra các phân tích, so sánh, đánh giá về thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế các quy định trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Thứ tư, luận án phân tích, đánh giá một số vụ việc thực tế. Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp trong các vụ việc giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thứ năm, luận án cũng phân tích các yêu cầu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Trên cơ sở đó luận án đã phân tích, đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Từ việc tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá pháp luật và thực tiễn về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo quy định của các công ước quốc tế về vận tải biển, pháp luật Việt Nam, pháp luật của một số quốc gia điển hình trên thế giới, có thể khẳng định rằng luận án là một công trình khoa học độc lập, công phu, nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Những phân tích, kết luận và đề xuất mà luận án nêu ra có cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy, kết quả
  14. 7 nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam. Luận án là tài liệu có giá trị phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung được bố cục thành bốn chương. Tên của các chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Chương 3: Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
  15. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Công trình khoa học trong nước Sau một quá trình nghiên cứu công phu, có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, tác giả đánh giá rằng chưa có một đề tài nào tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tiễn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu và đánh giá liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm: sách tham khảo, luận án, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học và các hội thảo khoa học, v.v.. Sách tham khảo Các nghiên cứu liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau. Điển hình là các tác giả sau đây : TS Trịnh Thu Hương, Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Hà Nội, năm 2011[49]. Tác giả đã phân tích các vấn đề liên quan đến chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển như vị trí, vai trò của vận tải đường biển, tác dụng của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế. Tác giả đã phân tích rõ hiện nay vận tải đường biển giữ vị trí số một trong chuyên chở hàng hóa trên thị trường thế giới, nó đảm nhận chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế; vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở trên cự ly dài, khối lượng lớn. Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp (bằng một phần mười so với đường hàng không). Chính vì vậy vận tải đường biển là ngành vận tải chủ chốt so với các phương thức vận tải khác để
  16. 9 chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Tác giả cũng chỉ rõ vận tải biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế và vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Tác giả cuốn sách cũng giới thiệu phân tích các phương thức thuê tàu thông dụng trong hàng hải quốc tế. Trách nhiệm của người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong vận chuyển hàng hải quốc tế, các vấn đề cơ bản về vận đơn đường biển. Tác giả đã phân tích được một số nội dung cơ bản liên quan đến chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. GS.TS Hoàng Văn Châu, Logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội 2009 [12]. Tác giả đã giới thiệu khái quát chung về Logistics, vận tải đường biển và thương mại quốc tế. Tác giả cũng khẳng định vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế do có những ưu điểm nổi bật như: Vận tải biển có năng lực vận chuyển lớn, thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế; chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp và giá thành vận tải biển rất thấp đặc biệt là nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn. Tác giả cũng đã giới thiệu phân tích các phương thức thuê tàu trong hàng hải quốc tế đó là phương tức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế. Tác giả cũng đã phân tích khái quát khái niêm đặc điểm từng loại hợp đồng về nội dung cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển, nguồn luật điều chỉnh. GS.TS Hoàng Văn Châu, Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và vấn đề gia nhập của Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội 2015 [13]. Tác giả đã giới thiệu tổng quan về Các công ước quốc tế và vận tải biển; Nội dung chính các công ước quốc tế về vận tải biển hiện hành; Những điểm khác biệt của qui tắc Rotterdam so với qui tắc Hague, Qui tắc Hague - Visby và qui tắc Hamburg 1978. Theo tác giả, Qui tắc Rotterdam là qui tắc tiên tiến, hiện đại theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, đảm bảo công bằng giữa chủ hàng và người chuyên chở.
  17. 10 Tác giả cũng phân tích tình hình phê chuẩn gia nhập các công ước quốc tế về vận tải biển trên thế giới và tình hình tham gia công ước quốc tế về vận tải biển ở Việt Nam. Tác giả cũng giới thiệu hệ thống pháp luật điều chỉnh vận tải biển ở Việt Nam; Quan điểm và sự cần thiết tham gia công ước quốc tế về vận tải biển của Việt Nam; Ảnh hưởng của việc Việt Nam tham gia công ước quốc tế về vận tải biển đến các doanh nghiệp và đề xuất phương án tham gia công ước quốc tế về vận tải biển của Việt Nam. PGS.TS Hoàng Thế Liên chủ biên cuốn Hội nhập kinh tế quốc tế (tài liệu bồi dưỡng của ngành Tư pháp) Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 [52]. Tại chương IV cũng nêu ra một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Cuốn sách đã giới thiệu về hợp đồng chuyên chở hàng hoá quốc tế bằng đường biển, trong đó đề cập đến hai loại hợp đồng đó là hợp đồng vận tải bằng tàu chuyến và hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ. Trong đó tác giả có lý giải Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, trong đó bao gồm cả quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển. Tác giả đã lý giải tính chất quốc tế của hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển theo quan niệm Tư pháp quốc tế được thể hiện qua các dấu hiệu: Các bên chủ thể ký hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng được ký kết ở nước ngoài; đối tượng của hợp đồng là hàng hoá mua bán quốc tế có yếu tố nước ngoài và việc thực hiện hợp đồng diễn ra giữa các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ này với các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ khác. Ngoài ra cuốn sách cũng giới thiệu những vấn đề cơ bản về chủ thể của hợp đồng; đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và nội dung của hợp đồng, tác giả cũng phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của vận đơn đường biển và trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển. Bùi Gia Anh, ThS. Phan Thế Nguyên và một số tác giả khác, Phân tích một số Bộ luật, đạo luật, điều ước liên quan đến vận tải và bảo hiểm hàng hải, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007 [1].
  18. 11 Theo các tác giả trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia thì pháp luật hàng hải là một ngành luật có mối liên quan trực tiếp và chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật quốc tế đồng thời là ngành luật có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và phát triển. Nội dung quốc sách đi sâu nghiên cứu các qui định, các khái niệm, các thuật ngữ có trong các qui tắc Hague - Visby và qui tắc Hamburg 1978. Cuốn sách đã giới thiệu về sự ra đời của các qui tắc, ý nghĩa của các qui tắc; trách nhiệm pháp lý của người chuyên chở, trách nhiệm của người gửi hàng, chứng từ vận tải, khiếu nại và kiện tụng v.v… Cuốn sách đi sâu nghiên cứu giải thích các qui định và các tập quán pháp luật theo cách thức nó đã được giải thích và áp dụng để giải quyết các tranh chấp giữa các bên trong thực tiễn hàng hải quốc tế. TS. LS Nguyễn Chúng, Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại- hàng hải. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 [19] Theo tác giả thương mại và hàng hải quốc tế phát triển đòi hỏi phải có những qui định chặt chẽ về trách nhiệm của người chuyên chở. Trong các hoạt động thương mại quốc tế việc thực hiện các hành vi giữa các chủ thể không tránh khỏi những tranh chấp. Cuốn sách giới thiệu một số nội dung cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng trong thương mại hàng hải như nguồn luật áp dụng, khiếu nại, kiện tụng trong giải quyết tranh chấp; Vấn đề kiện tụng thông qua trọng tài hoặc tòa án, giới thiệu về trọng tài quốc tế. Cuốn sách cũng đã giới thiệu tóm tắt một số vụ việc tranh chấp thực tế từ các hợp đồng thương mại hàng hải như: hủy hợp đồng vận chuyển vì hàng không sẵn sàng, chất xếp hàng không hợp lý, các vụ tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Trên cơ sở phân tích một số vụ việc, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn pháp lý, tránh xảy ra tranh chấp dẫn đến lãng phí không cần thiết. Hoàng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu-Án lệ trọng tài và kinh nghiệm, NXB Chính trị quốc gia [72]. Thông qua việc tập hợp các vụ việc thực tiễn về tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu, tác giả đã phân tích nội
  19. 12 dung các vụ việc và đưa ra các bình luận về pháp lý và những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Kỷ yếu hội thảo khoa học Dự án EU- Việt Nam Mutrap III tổ chức, Hội thảo đánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, tháng 7/2011 tại Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo đã giới thiệu các công ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đó là Công ước Brussels1924; Công ước Hamburg 1978 và Công ước Roterdam 2009. Các tác giả cũng đã giới thiệu các qui định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và tác động về mặt pháp lý của các công ước quốc tế có liên quan. Trên cơ sở so sánh các công ước quốc tế tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt với các qui định của pháp luật Việt Nam; Nội dung so sánh chủ yếu liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở. Các tác giả đã nhận xét đánh giá các nhà soạn thảo Bộ luật hàng hải Việt Nam đã tham khảo cả qui tắc Hague-Visby và qui tắc Hamburg, về nội dung qui tắc Rotterdam là đầy đủ và hiện đại nhất. Các tác giả cho rằng Việt Nam nên nghiên cứu cân nhắc kỹ tham gia một trong các công ước quốc tế nêu trên đồng thời sửa đổi bổ sung pháp luật hàng hải Việt Nam trên cơ sở tham khảo những ưu điểm của các công ước. Tài liệu đã gợi mở cho tác giả kiến nghị về việc gia nhập công ước quốc tế về vận tải biển và hoàn thiện Bộ luật hàng hải Việt Nam. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Báo cáo rà soát Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, tháng 8/ 2011 tại Hà Nội [60]. Kỷ yếu hội thảo đã nhận xét việc xây dựng và ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990 là một trong những thành tựu pháp lý sớm nhất và lớn nhất của hệ thống pháp luật hàng hải Việt Nam so với nhiều quốc gia hàng hải khác trong khu vực, kể cả Trung Quốc mới có Bộ luật hàng hải vào năm 1993. Bộ luật HHVN năm 2005 đánh dấu tiếp một bước trưởng thành hơn và toàn diện hơn trong việc tiếp cận và chuẩn hóa các điều ước quốc tế về hàng hải vào hệ thống pháp luật hàng hải quốc gia. Cả hai Bộ luật HHVN năm 1990 và năm 2005 đều có tác động rất lớn, mạnh mẽ và tích cực đến sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
  20. 13 nước về hàng hải; Tạo được hành lang pháp lý chuyên ngành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động hàng hải, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của của đất nước và bảo vệ chủ quyền của quốc gia. Tuy nhiên, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đặt ra yêu cầu tất yếu cho mục tiêu hoàn thiện và chuẩn hóa các quy phạm pháp luật quốc gia phù hợp với các điều ước quốc tế, đặc biệt là pháp luật hàng hải- một trong những lĩnh vực thường xuyên và trực tiếp chịu sự tác động và ràng buộc của các quy định pháp luật quốc tế. Kết quả rà soát, tổng hợp sẽ là cơ sở pháp lý thực tiễn cho việc tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Bộ luật hàng hải Việt Nam, nhằm mục tiêu hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống pháp luật hàng hải quốc gia, đảm bảo năng lực hội nhập sâu rộng và toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế hiện nay trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế đã có thêm Công ước Rotterdam Rules 2009 là công ước tiến bộ nhất hiện nay giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Việt Nam có thể tham khảo công ước mới này cho mục tiêu sửa đổi và hoàn thiện Bộ luật hàng hải Việt Nam. Các tác giả cùng có quan điểm thống nhất là rà soát sửa đổi bổ sung Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 càng cụ thể chi tiết càng tốt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong hoạt động hàng hải. Các luận án, giáo trình Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học đã tiếp cận nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển : Luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Minh Loan (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam [53] . Theo tác giả quản lý hoạt động và phát triển đội tàu biển là một trong những nhu cầu thiết yếu của quốc gia có biển. Đối với nước ta hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển nhưng thị phần vận tải của đội tàu biển quốc gia trong những năm gần đây còn thấp. Theo tác giả nhà nước với vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật chuẩn mực, phù hợp sẽ có tác động quyết định đến sự phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2