intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Luật học: Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

98
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu sinh tiến hành phân tích, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam. Đưa ra được những luận giải khoa học để xác định hướng tiếp cận phù hợp đối với pháp luật về KSTNCN trong các hướng tiếp cận khác nhau hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN để từ đó tìm kiếm các giải pháp phù hợp hoàn thiện pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận án“Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu, dẫn chứng được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng và được ghi rõ trong danh mục các tài liệu tham khảo. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học của tác giả nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên! Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận án NCS. Nguyễn Hải Ninh
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ các Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan liên quan. Bản luận án này sẽ không hoàn thành được nếu không có sự giúp đỡ quý báu của mọi người. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tuyến; PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Vân – người hướng dẫn khoa học, những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án; giúp tôi có thêm nghị lực để hoàn thành bản luận án đúng tiến độ. Những người thầy đã đem đến cho tôi những tri thức khoa học, lăng kính thực tiễn; luôn đồng hành và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong việc định hướng nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi rất trân trọng và gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các nhà khoa học thuộc các Hội đồng Khoa học các cấp gồm: PGS.TS. Trần Đình Hảo; PGS.TS Phạm Thị Giang Thu; PGS.TS Đinh Dũng Sỹ; PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền; PGS.TS Lê Thị Thu Thủy; TS. Võ Đình Toàn; TS. Nguyễn Minh Hằng; TS. Nguyễn Thị Lan Hương… cùng những nhà khoa học đầu ngành đã tham gia các hội đồng thẩm định, thẩm định độc lập luận án và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình NCS hoàn thiện luận án: Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu; Khoa Đào tạo Sau Đại học; Khoa Pháp Luật Kinh tế, Bộ môn Luật Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Pháp luật & CSYT cùng tập thể các Thầy giáo, cô giáo tại đơn vị NCS công tác cùng những bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, với công ơn sinh thành của cha,mẹ và công lao vô cùng to lớn của vợ cùng các con đã luôn chia sẻ, động viên kịp thời và giúp đỡ tôi về mọi mặt, là nguồn động lực to lớn khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận án NCS.Nguyễn Hải Ninh
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1. BĐS Bất động sản 2. CNTT Công nghệ thông tin 3. CSDL Cơ sở dữ liệu 4. DN Doanh nghiệp 5. DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân 6. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7. GTGC Giảm trừ gia cảnh 8. HKD Hộ kinh doanh 9. HLV Huấn luyện viên 10. IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế 11. IRS Cục thu Thuế nội địa Liên Bang Hoa Kỳ 12. KSTN Kiểm soát thu nhập 13. KSTNCN Kiểm soát thu nhập cá nhân 14. KT-XH Kinh tế - xã hội 15. MST Mã số thuế 16. MSTCN Mã số thuế cá nhân 17. NCS Nghiên cứu sinh 18. NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 19. NHTM Ngân hàng thƣơng mại 20. NNT Ngƣời nộp thuế 21. NPT Ngƣời phụ thuộc 22. NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 23. OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 24. POS (Point of Sale) Máy chấp nhận thanh toán qua thẻ 25. QPPL Quy phạm pháp luật 26. TMS Hệ thống quản lý thuế tập trung 27. TNCN Thu nhập cá nhân 28. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 29. TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt 30. WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài luận án ........................ 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài luận án....................... 13 1.2. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài luận án ....................................................................................................................... 25 1.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 25 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 26 1.2.3. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 26 Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 26 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .......................... 28 2.1. Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân ..... 28 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kiểm soát thu nhập cá nhân .................... 28 2.1.2. Những điều kiện để thực hiện kiểm soát thu nhập cá nhân ............................ 36 2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân .......................................... 37 2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân và thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ..................................... 44 2.2.1. Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân .............................................................................................................. 44 2.2.2. Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ............. 46 2.2.3. Một số mô hình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kiểm soát thu nhập cá nhân trên thế giới và bài học cho Việt Nam ................................................ 53 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 70
  5. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................... 72 3.1. Cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 72 3.1.1. Các quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân ..................................... 72 3.1.2. Các quy định về phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân .................................... 74 3.1.3. Các quy định về phƣơng thức kiểm soát thu nhập cá nhân ............................ 75 3.2. Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay ..................................................................... 77 3.2.1. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua việc thực hiện các thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân .............................. 77 3.2.2. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua việc thực hiện quy định về khấu trừ tại nguồn chi trả thu nhập ................................ 78 3.2.3. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thông qua quản lý mã số thuế và xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế tập trung, thống nhất.............................. 80 3.2.4. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thông qua quy định hạn mức sử dụng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt ............................................... 85 3.2.5. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thông qua việc thực hiện quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập đối với những ngƣời nộp thuế là ngƣời có chức vụ quyền hạn ................................................................................................ 91 3.2.6. Kết quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thông qua công cụ pháp luật thuế tài sản ................................................................................................................. 92 3.3. Những hạn chế, bất cập trong kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 94 3.3.2. Những hạn chế, bất cập của quy định về kiểm soát thu nhập thông qua cơ chế tự khai, tự nộp và khấu trừ tại nguồn ......................................................................105 3.3.3. Những hạn chế, bất cập của quy định về kiểm soát thu nhập thông qua hạn mức sử dụng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt .....................................107 3.3.6. Những hạn chế, bất cập trong quy định về kiểm soát thu nhập cá nhân từ tiền lƣơng tiền công ........................................................................................................119 3.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân về việc kiểm soát thu nhập chịu thuế ......................................................................126 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................130
  6. Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƢỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM .....................132 4.1. Mục tiêu và yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ..........................................132 4.1.1. Mục tiêu kiểm soát thu nhập trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam .................................................................................................132 4.1.2. Những yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ..................................................133 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ..........................................................136 4.2.1. Các giải pháp về phƣơng diện chính sách, pháp luật thuế thu nhập cá nhân và kiểm soát thu nhập cá nhân .....................................................................................136 4.2.2. Các giải pháp về phƣơng diện tổ chức thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ..................................................................................151 Kết luận chƣơng 4 ...................................................................................................155 KẾT LUẬN .............................................................................................................156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau ba mƣơi năm đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế theo mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, với phƣơng châm công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, tạo nên hình ảnh đầy sức thuyết phục về một Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Đóng góp vào thành công chung đó, có một phần không nhỏ từ công cuộc cải cách hệ thống thuế do Nhà nƣớc thực hiện. Các sắc thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nói riêng đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra. Trong tiến trình cải cách hệ thống thuế, chính sách thuế TNCN đã ngày càng đƣợc cải tiến theo hƣớng bao quát đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế, động viên hợp lý thu nhập của dân cƣ, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nƣớc (NSNN) và góp phần kiểm soát thu nhập (KSTN) dân cƣ. Vai trò đó càng đƣợc thể hiện rõ nét trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, phát sinh các dạng thu nhập từ nhiều nguồn ngày càng phong phú và đa dạng. Luật Thuế TNCN đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2009, đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều năm 2012. Quá trình này không chỉ đánh dấu sự hoàn thiện trong hệ thống pháp luật thuế mà còn thể hiện bƣớc đổi mới quan trọng trong tƣ duy lập pháp ở Việt Nam theo hƣớng ngày càng tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế. Việc triển khai Luật thuế TNCN vào thực tiễn cuộc sống đã bƣớc đầu góp phần kiểm soát đƣợc các nguồn thu nhập của ngƣời dân, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có một công cụ hữu hiệu để kiểm tra, kiểm soát thu nhập của dân cƣ. Thực tế áp dụng Luật Thuế TNCN tại Việt Nam trong 6 năm qua cho thấy, để các quy định của pháp luật thuế TNCN thực sự đi vào cuộc sống thì trƣớc hết các quy định của luật phải bắt nguồn từ chính đời sống xã hội, phải có “hơi thở cuộc sống”. Trải qua hơn 6 năm thực hiện, Luật thuế TNCN đã thu đƣợc những thành tựu và kết quả đáng khích lệ. Trong công tác quản lý thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thông tin ngƣời nộp thuế đã đƣợc xây dựng. Số lƣợng ngƣời nộp thuế đƣợc cấp mã số thuế cá nhân cùng với số
  8. 2 tiền thuế TNCN thu đƣợc qua mỗi năm đều tăng cao [62], [95]. Về cơ bản, các khoản thu nhập từ tiền công tiền lƣơng đã đƣợc kiểm soát… Tuy nhiên, hệ thống thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay mới chỉ chủ yếu đánh thuế dựa trên thu nhập qua bảng lƣơng của ngƣời lao động, trong khi thuế đánh trên vốn lại rất thấp [35]. Thực tế cho thấy, còn nhiều khoản thu nhập không phải là tiền lƣơng của tầng lớp ngƣời giàu chƣa đƣợc kiểm soát hiệu quả để đánh thuế thu nhập cá nhân. Điều này thể hiện rõ thông qua bản danh sách những ngƣời giàu nhất trên sàn chứng khoán đƣợc công bố thƣờng niên ở Việt Nam lại không tƣơng thích với bản danh sách do cơ quan quản lý thuế công bố về những ngƣời có đóng góp thuế TNCN nhiều nhất [146]. Trên thực tế, tỷ lệ thất thoát NSNN do chƣa thể kiểm soát đƣợc nguồn thu của cá nhân ngƣời nộp thuế TNCN vẫn còn không nhỏ. Dƣờng nhƣ hiện nay các cơ quan chức năng ở Việt Nam mới chỉ có thể kiểm soát thu nhập (KSTN) của những ngƣời làm công ăn lƣơng có thu nhập rõ ràng, ổn định thông qua cơ quan chi trả thu nhập, còn một số lƣợng không nhỏ những cá nhân kinh doanh ẩn thuế, tránh thuế do pháp luật thuế TNCN hiện tại mới chỉ có thể kiểm soát đƣợc các khoản thu nhập trên bảng lƣơng (thu nhập danh nghĩa) mà chƣa thể kiểm soát đƣợc tổng nguồn thu (thu nhập thực tế) của NNT. Thực tế này cho thấy hiện đang tồn tại một khoảng trống lớn trong các quy định pháp luật về kiểm soát thu nhập cá nhân (KSTNCN). Dù còn nhiều vấn đề gây tranh cãi xung quanh việc thực thi đạo luật này nhƣng có lẽ việc KSTN của cá nhân ngƣời nộp thuế nhƣ thế nào để khắc phục tình trạng trốn, lậu thuế, thông qua đó nhằm thu đúng, thu đủ số thuế TNCN và đảm bảo công bằng giữa những ngƣời nộp thuế vẫn là vấn đề nổi cộm nhất, cần đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo. Một cách tổng quát, có thể khẳng định rằng “chìa khóa” quyết định thành công trong thực thi pháp luật thuế TNCN ở mọi quốc gia trên thế giới chính là vấn đề KSTN của cá nhân. Ở các nƣớc phát triển, do hầu hết các giao dịch dân sự, kinh tế phát sinh trong đời sống kinh tế xã hội đều thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng, hạn chế tối đa việc dùng tiền mặt nên vấn đề KSTN của cá nhân khá thuận lợi và dễ dàng. Tuy nhiên, đối với một quốc gia mà ở đó tình trạng thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch dân sự, kinh tế vẫn còn phổ biến nhƣ Việt Nam thì vấn đề KSTNCN sẽ trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Đây chính là một trong những “rào cản” lớn đối với quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
  9. 3 Những lý do nêu trên cho thấy sự cần thiết và cấp bách phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN, dƣới cả hai giác độ lý luận và thực tiễn pháp lý. Xuất phát từ nhận thức nhƣ vậy, nghiên cứu sinh cho rằng việc lựa chọn vấn đề “Kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu sinh tiến hành phân tích, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam. Đƣa ra đƣợc những luận giải khoa học để xác định hƣớng tiếp cận phù hợp đối với pháp luật về KSTNCN trong các hƣớng tiếp cận khác nhau hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN để từ đó tìm kiếm các giải pháp phù hợp hoàn thiện pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam; - Đánh giá tính hiệu quả của các quy định hiện hành về kiểm soát thu nhập cá nhân trong thực tiễn thi hành pháp luật thuế TNCN thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thuế TNCN thời gian qua, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm KSTN của ngƣời nộp thuế theo pháp luật một số nƣớc và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết và hữu ích cho Việt Nam trong điều kiện hiện tại; - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam trên cả hai phƣơng diện: hoàn thiện cơ sở pháp lý và tổ chức thực hiện pháp luật vì mục tiêu phòng, chống hiện tƣợng thất thoát thuế, trốn thuế, lậu thuế TNCN, từ đó đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo sự công bằng giữa những ngƣời nộp thuế ở Việt Nam.
  10. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án tập trung nghiên cứu các quan điểm lý luận về KSTN của ngƣời nộp thuế trong pháp luật thuế TNCN và các quy định pháp luật có liên quan; các quy định pháp luật về KSTNCN của Việt Nam và của một số quốc gia phát triển; thực tiễn pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung nghiên cứu của đề tài luận án: Vấn đề kiểm soát thu nhập cá nhân là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau nhƣ : kinh tế học, tài chính học và luật học. Trong lĩnh vực luật học, vấn đề KSTNCN cũng là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành luật khác nhau nhƣ luật kinh tế; luật hành chính công, công pháp quốc tế nghiên cứu về KSTN của ngƣời có chức vụ quyền hạn gắn với mục tiêu phòng chống tham nhũng. Tiếp cận dƣới góc độ chuyên ngành luật kinh tế, phạm vi nghiên cứu của đề tài này tập trung vào các vấn đề chủ yếu nhƣ: lý luận và thực tiễn về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN; lý luận về điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN và thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện các quy định này ở Việt Nam. Về không gian thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài: các vấn đề cần triển khai nghiên cứu của luận án đƣợc giới hạn chủ yếu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ một số nghiên cứu có liên quan đến quy định về KSTN cá nhân ở nƣớc ngoài. Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế hiện hành, qua đó làm cơ sở đánh giá chính xác thực trạng pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận Đề tài luận án đƣợc triển khai nghiên cứu từ cách tiếp cận là một công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng. Vì vậy, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng chủ yếu nhằm đạt tới mục đích cuối cùng là làm rõ cơ sở lý thuyết của việc áp dụng các biện pháp kiểm soát thu nhập cá nhân trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực
  11. 5 kiểm soát thu nhập cá nhân của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Là một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý và có tính ứng dụng, để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề tài đặt ra, NCS đã sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của đề tài nhƣ: phƣơng pháp hệ thống hóa; tiếp cận lịch sử; phân tích, tổng hợp khái quát hóa; diễn dịch và quy nạp; so sánh, đối chiếu pháp luật; khảo sát thống kê… Các phƣơng pháp này đƣợc vận dụng để nghiên cứu làm rõ từng nội dung cụ thể, nhằm đạt đƣợc những nhiệm vụ đã xác định của luận án. Cụ thể là: - Phƣơng pháp tiếp cận lịch sử, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa; diễn dịch và quy nạp… đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề có tính lý luận về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN và điều chỉnh pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân; - Phƣơng pháp hệ thống hóa, phân tích bình luận, so sánh đối chiếu pháp luật và khảo sát, thống kê… đƣợc sử dụng để đánh giá thực trạng pháp luật về KSTN và thực tiễn thực hiện việc KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật cũng nhƣ các khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam; - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa đƣợc sử dụng để xây dựng định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Là công trình nghiên cứu về một chủ đề mới và chuyên sâu của khoa học pháp lý, luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn nhƣ sau: Thứ nhất, về mặt lý luận, Luận án đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về KSTN của NNT trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN nhƣ: (i) xây dựng đƣợc khái niệm về KSTNCN bao quát đầy đủ các dấu hiệu cũng nhƣ phƣơng thức thực hiện của KSTNCN; (ii) Nhận diện và làm rõ những vấn đề thuộc bản chất pháp lý về KSTNCN; (iii) Nhận diện và xác định rõ pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN là một bộ phận quan trọng cấu thành của pháp luật quản lý thuế
  12. 6 TNCN; Nhận diện và làm rõ các bộ phận cấu thành pháp luật về KSTNCN; (iv) Nhận diện và chỉ rõ các phƣơng thức KSTNCN của NNT ở Việt Nam; (v) Làm rõ các yếu tố chi phối, tác động đến pháp luật về KSTNCN của NNT trong quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam; Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc trong thực tiễn KSTNCN của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam; làm rõ những bất cập, hạn chế trong thực tiễn KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam và chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế đó. Đây là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về KSTNCN của NNT ở Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nƣớc; Thứ ba, luận án đề xuất đƣợc định hƣớng và các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; đảm bảo yêu cầu kiểm soát nguồn thu và chống thất thoát thuế. Các giải pháp này tập trung vào các vấn đề trọng tâm nhƣ: ban hành một đạo luật riêng về kiểm soát thu nhập cá nhân; áp dụng biện pháp kiểm soát thu nhập của NNT thông qua tài khoản cá nhân duy nhất tại ngân hàng gắn liền với MST cá nhân NNT; KSTNCN thông qua quy định hạn mức thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM; KSTNCN thông qua khấu trừ tại nguồn tại đơn vị chi trả thu nhập; KSTNCN thông qua hệ thống quản lý thông tin dữ liệu NNT tập trung; KSTNCN thông qua quy định nghĩa vụ giải trình và chứng minh thu nhập đối với cá nhân ngƣời nộp thuế… Thứ tư, những phát hiện, đóng góp mới của luận án còn thể hiện ở chỗ, đây cũng là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ luận án tiến sĩ Luật học nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về vấn đề KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam cả về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn pháp lý. Thứ năm, các kết quả nghiên cứu và kết luận khoa học trong luận án có thể coi là nguồn tƣ liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong hoàn thiện pháp luật về KSTNCN ngƣời nộp thuế ở Việt Nam.
  13. 7 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án đƣợc thiết kế gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân và pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân. Chƣơng 3: Thực trạng kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Chƣơng 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.
  14. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài luận án Trên thế giới, thuế TNCN là một trong những loại thuế xuất hiện từ khá sớm (năm 1797 ở Hà Lan). Trong lịch sử tồn tại lâu dài của mình, có rất nhiều nghiên cứu về thuế và pháp luật thuế TNCN đã đƣợc công bố. Tuy nhiên, những công trình có đề cập trực tiếp đến vấn đề KSTNCN thì không nhiều. Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế TNCN và KSTNCN trong thực thi pháp luật thuế TNCN nhƣ sau: Các nghiên cứu về thực trạng thuế thu nhập cá nhân Năm 2004, các tác giả Hugh J.Ault, Boston College Law School &Brian J.Arnold, Goodmans, LPP, Toronto là chủ biên đã công bố cuốn sách: Phân tích cơ cấu thuế thu nhập dưới góc độ so sánh” (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Comparative Income Taxation: A Structural Analysis. Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về thuế thu nhập cá nhân do những chuyên gia hàng đầu về chính sách thuế của các trƣờng đại học và học viện uy tín trên thế giới nhƣ: Harvard Law School, Boston College Law School, University of Pari II, University of Cambridge… [168]. Bằng việc nghiên cứu phân tích, so sánh nội dung, cấu trúc thuế thu nhập cá nhân của 9 nƣớc có nền kinh tế phát triển có những đặc điểm chung trong quá trình xây dựng luật thuế thu nhập, các tác giả đã phân tích, so sánh và bình luận về các giải pháp khác nhau đƣợc đƣa ra bởi các quốc gia nói trên trong việc xây dựng và thực hiện thuế thu nhập với mục đích kiểm soát nguồn thu và đảm bảo công bằng giữa những NNT. Cuốn sách có giá trị tham khảo rất lớn trong việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam. Năm 2006, tác giả Bert Brys and Christopher Heady thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách và quản lý thuế OECD đã công bố cuốn sách “Cải cách cơ bản thuế thu nhập cá nhân ở các nước OECD: những xu hướng và kinh nghiệm mới nhất, (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Fundamental reform of personal income tax in OECD countries: trends and recent experiences). Công trình này nghiên cứu xem xét các xu thế hiện nay trong hệ thống thuế TNCN của các nƣớc thành viên tổ chức
  15. 9 OECD. Đóng góp của công trình nghiên cứu này đƣợc thể hiện ở chỗ: (i) công trình nghiên cứu đã đƣa ra cái nhìn đa chiều về chính sách thuế TNCN dƣới hình thức so sánh thuế TNCN của một số nƣớc; (ii) chỉ ra xu hƣớng đánh thuế TNCN gần đây của các nƣớc OECD và chỉ ra mục tiêu chính của việc cải cách thuế hiện nay của một số nƣớc thuộc OECD đó là kiểm soát nguồn thu, tạo nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo công bằng trong thuế TNCN...; (iii) chỉ rõ cải cách thuế là vấn đề phức tạp để đáp ứng đƣợc yêu cầu kiểm soát nguồn thu nhập và công bằng trong thuế TNCN [162]. Năm 2005, tác giả Luis Fernando Wasilewki - NCS tại Đại học Quốc Gia Yokohama đã công bố công trình nghiên cứu có tên gọi: “Các phân tích dưới góc độ kinh tế về thuế thu nhập cá nhân của Nhật Bản” (tên nguyên bản tiếng Anh là Economic Analysis of The Japanese Individual Income Tax). Tiếp cận dƣới góc độ kinh tế, những đóng góp chủ yếu của công trình này thể hiện ở chỗ: (i) tác giả đã tập trung phân tích về thuế TNCN của Nhật Bản, khẳng định vai trò của biện pháp khấu trừ tại nguồn luôn chiếm một phần quan trọng trong tổng số thu về thuế TNCN và chiếm tỷ lệ 82%; (ii) tác giả đã đề xuất: các ƣu đãi về thuế đối với thu nhập từ vốn nên dần đƣợc bãi bỏ; điều chỉnh mức thuế suất đƣợc xem nhƣ một cách khôi phục lại vai trò của Luật thuế TNCN Nhật Bản với vai trò là một công cụ nhằm điều tiết lại thu nhập dân cƣ, KSTN cá nhân, giảm xói mòn thuế…[173]; (iii) tác giả đƣa ra lập luận rằng hệ thống hợp tác trong thu thuế TNCN của Nhật Bản là một ví dụ về cách hợp tác có thể làm giảm bớt gánh nặng cho NNT và tăng hiệu quả kiểm soát thu thuế. Đóng góp quan trọng nhất về mặt khoa học của nghiên cứu này là ở chỗ, các tác giả đã chỉ ra biện pháp khấu trừ tại nguồn luôn là một trong những biện pháp KSTNCN hiệu quả không chỉ với Nhật bản mà còn với các quốc gia khác. Các nghiên cứu về quản lý thuế thu nhập cá nhân Một số công trình đề tài đã tập trung nghiên cứu về các khía cạnh trong quản lý thuế TNCN, trong đó nội dung ít nhiều có đề cập đến vấn đề quản lý, KSTN trong thực thi pháp luật thuế TNCN. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau: Năm 1987, hai tác giả VitoTanzi and Milka Casanegra de Jantscher thuộc IMF đã công bố nghiên cứu: “Đánh thuế thu nhập hợp lý – các phương diện quản lý, hiệu quả và công bằng” (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Presumptive Income Taxation-Administrative, Efficiency and Equity Aspects).
  16. 10 Tiếp cận dƣới góc độ tài chính công, nghiên cứu này đã đánh giá thu nhập trên cơ sở các chỉ số hiệu quả, trong đó kết quả nghiên cứu khẳng định phương pháp thuế thu nhập khoán được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Các tác giả lập luận rằng cần sự chú ý nhiều hơn tới các tác động hiệu quả của phƣơng pháp thuế khoán [180]. Đóng góp của nghiên cứu này đƣợc thể hiện qua phân tích những hệ quả tích cực do việc áp dụng hình thức thuế khoán mang lại cho cơ quan quản lý thuế ở các quốc gia. Với NCS khi nghiên cứu đề tài luận án thì phƣơng pháp thuế thu nhập khoán đƣợc cho là một trong những giải pháp hỗ trợ trong công tác KSTN của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân. Năm 1992, các tác giả Richard M.Bird và Milka Casanegra de Jantscher thuộc IMF đã công bố nghiên cứu: “Hoàn thiện quản lý thuế ở các nước đang phát triển” (tên nguyên bản tiếng Anh: Improving Tax Administration in Developing Countries. Nghiên cứu về xu hƣớng phát triển cải cách chính sách thuế, chú trọng tới các quy định hành chính thuế, kết quả cải cách thuế ở một số nƣớc (Bolivia, Uruguay, Colombia, Trinidat…), đề xuất giải pháp phù hợp đối với NNT, đƣa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sự tuân thủ của NNT qua đó góp phần kiểm soát thu nhập của NNT [177]. Năm 1990, các tác giả Richard M.Bird và Oliver Oldman biên soạn và công bố cuốn sách: “Thuế ở các nước đang phát triển” (tên nguyên bản tiếng Anh: Tax in Developing Countries) ấn bản lần 4, NXB Johns Hopkins phát hành năm 1990. Tại chƣơng 36 về “cải thiện tuân thủ thuế”, nghiên cứu này đã góp phần khẳng định:“trốn thuế không chỉ là vấn đề hạn chế trong một số ít các quốc gia kém phát triển; và những khảo sát trước đó đã cho thấy tình trạng chỉ thu được một nửa hay ít hơn số thuế thu nhập tiềm năng không phải là tình trạng cá biệt. Tại nhiều nước, người ta đã nghe nhiều đến vấn đề có vô số những người giàu có - các nhà buôn, các nhà chuyên môn... lại hoàn toàn nằm ngoài phạm vi quản lý của thuế thu nhập. Mặt khác, nghiên cứu còn cho thấy rằng vấn đề trốn thuế của những ngƣời hoàn toàn không đƣợc hệ thống thuế biết đến thì ít hơn so với những ngƣời nằm trong hệ thống thuế nhƣng lại kê khai thu nhập một cách nhạo báng. Trong trƣờng hợp này, biện pháp chế ngự mà các tác giả đƣa ra không phải là tiếp tục bổ sung thêm tên tuổi của những ngƣời này vào danh sách đóng thuế, mà đúng hơn là cần phải ra sức cải thiện sự tuân thủ của những ngƣời hiện đang là“người đóng thuế danh nghĩa” [178].
  17. 11 Đóng góp về mặt khoa học của nghiên cứu này là ở chỗ, các tác giả đã chỉ ra thực trạng chung ở các nƣớc, đó là tình trạng ngƣời nộp thuế mới chỉ đóng thuế dựa trên thu nhập danh nghĩa, còn cơ quan thuế vẫn chƣa thể xác định đƣợc thu nhập thực tế của họ để đánh thuế. NCS cho rằng việc cải thiện sự tuân thủ thuế của những NNT là một việc làm rất quan trọng giúp NNT kê khai đúng số thuế phải nộp, qua đó tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế trong việc KSTNCN. Lý thuyết này cũng tạo cơ sở lý luận giúp cho NCS nghiên cứu những nội dung thuộc về bản chất pháp lý của vấn đề KSTCN. Các nghiên cứu về kiểm soát thu nhập cá nhân của ngƣời nộp thuế Về vấn đề kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân, đã có một số công trình tiêu biểu nhƣ: Năm 2006, tác giả Stephan Vasak ESQ đã công bố cuốn sách có tiêu đề: Phân tích và Kiến nghị cho Cộng hòa Latvia “Chế độ kiểm soát thu nhập đối với công chức và tự nhiên nhân” (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Analysis and Recomendations for The Republic of Latvia Income control system for public officials and natural persons) tác giả Stephan Vasak ESQ, 6/2006; với các tiếp cận từ phƣơng diện pháp luật hành chính công. Đây là công trình nghiên cứu thuộc nhóm dự án cải cách chính sách thuế do Ngân hàng thế giới World Bank tài trợ. Tác phẩm này là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tác giả, trong vai trò là một luật sƣ cao cấp về thuế với những đóng góp rất lớn nhƣ: (i) tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân ở Latvia (các chƣơng III về kiểm soát thu nhập của các quan chức, chƣơng V về khai báo thu nhập và kê khai tài sản thu nhập, chƣơng VI về kiểm soát thu nhập của các cá nhân); (ii) đƣa ra những khuyến nghị cho việc điều chỉnh cơ chế KSTN của ngƣời dân nƣớc Cộng hoà Latvia. Do đƣợc tiếp cận nghiên cứu dƣới phƣơng diện pháp luật hành chính công nên nhiều vấn đề pháp lý về KSTNCN đƣợc tác giả tập trung phân tích kỹ, có chất lƣợng và giá trị tham khảo, với nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi hoàn thiện pháp luật về KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN [179]. Năm 2005, tác giả Anita Brauna đã công bố bài báo “Kiểm soát thu nhập của các cá nhân ở Lát-vi-a”, đƣợc đăng trên trang: www.policy.lv, tháng 3 năm 2005 (tên nguyên bản bằng tiếng Anh: Controlling the income of individuals in Latvia) của tác giả, 3/2005 [161]. Bài viết “Kiểm soát thu nhập đối với các cá nhân ở Lát-
  18. 12 vi-a” đã phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế kiểm soát thu nhập ở nƣớc Cộng hoà Latvia trƣớc và sau khi Quốc hội và Chính phủ nƣớc này đặt dƣới sự hỗ trợ về kỹ thuật của Ngân hàng thế giới WB, quyết định ban hành Luật về kiểm soát thu nhập đối với công dân của nƣớc mình. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy trƣớc đó (từ 2005 trở về trƣớc) Nhà nƣớc hoàn toàn không kiểm soát đƣợc thu nhập của dân cƣ, đặc biệt là thu nhập của các quan chức. Tiếp cận dƣới góc độ pháp lý, những đóng góp của nghiên cứu này trong lý luận pháp lý về kiểm soát thu nhập cá nhân đƣợc thể hiện ở chỗ, tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến việc kiểm soát thu nhập cá nhân thiếu hiệu quả là, chẳng hạn nhƣ: (i) Do cơ quan quản lý thuế (SRS) không có thẩm quyền kiểm soát và áp đặt thuế, nộp thuế, phạt thuế đối với những ngƣời kê khai không trung thực, trốn thuế trong thời hạn 3 năm; (ii) Do các cá nhân không phải nộp tờ khai thuế và cũng không có nghĩa vụ phải lƣu giữ tất cả các tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập; (iii) Việc các cá nhân chỉ kê khai các giao dịch và tiết kiệm bằng tiền mặt là không đủ; (iv) Các biện pháp trừng phạt đối với hành vi trốn thuế, kê khai không trung thực đƣợc phát hiện là quá khoan dung; (v) Thiếu các giả định pháp lý đối với tình huống phát sinh thuế; các cá nhân không có nghĩa vụ phải chứng minh tính hợp pháp đối với thu nhập của mình. Tuy nhiên, kể từ khi ban hành Luật về kiểm soát thu nhập cùng với các đề xuất: mở rộng quyền của cơ quan thuế trong việc KSTN cá nhân; quy định nghĩa vụ khai thuế hàng năm bắt buộc; đặt ra quy định bắt buộc khai thu nhập đối với những cá nhân có thu nhập ở một ngƣỡng nhất định (từ 10.000 LATS hoặc các khoản tiết kiệm từ 5.000 LATS trở lên) thì tình trạng này đã từng bƣớc đƣợc khắc phục. Cơ quan quản lý thuế đã kiểm soát đƣợc thu nhập của một bộ phận lớn dân cƣ Latvia. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp NCS trong quá trình nghiên cứu về thực trạng KSTN của ngƣời nộp thuế TNCN ở Việt Nam, đặc biệt trong việc nghiên cứu các biện pháp KSTN của ngƣời nộp thuế. Qua nghiên cứu các công trình khoa học nƣớc ngoài đƣợc công bố, NCS nhận thấy, trong chừng mực nhất định, các bài viết nêu trên đã nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng quản lý thuế TNCN và đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề kiểm soát nguồn thu nhập của ngƣời nộp thuế TNCN. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mang tính lý luận pháp lý về vấn đề KSTNCN đều đƣợc tiếp cận dƣới
  19. 13 góc độ pháp luật hành chính công và công pháp quốc tế với mục đích nhằm ngăn chặn các nguồn thu nhập bất hợp pháp. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài luận án Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thuế TNCN, quản lý thuế TNCN và các vấn đề liên quan đã đƣợc công bố khá nhiều, đặc biệt là từ thời điểm ban hành Luật thuế TNCN, góp phần đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định của Luật thuế này trong cuộc sống. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu có nội dung đề cập đến vấn đề quản lý thu thuế, KSTN của ngƣời nộp thuế thì chƣa nhiều. Một cách khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài này ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Các nghiên cứu về thực trạng thuế thu nhập cá nhân Năm 2002, các tác giả Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh đã công bố cuốn sách chuyên khảo về “Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam” do NXB. Tài chính, Hà Nội phát hành [51]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về thuế TNCN trong nền kinh tế thị trƣờng, phân tích quy định thuế TNCN của một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm áp dụng ở Việt Nam, đƣa ra những đánh giá thực trạng áp dụng và định hƣớng áp dụng thuế TNCN. Có thể nói, đây là tài liệu đầy đủ nhất có liên quan đến thuế TNCN. Tuy nhiên, do các nghiên cứu đƣợc thực hiện trƣớc khi Luật Thuế TNCN năm 2007 ban hành nên trong phần đánh giá và kiến nghị, các tác giả chủ yếu đánh giá và định hƣớng về pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao. Mặt khác, do các nghiên cứu đƣợc tiếp cận từ góc độ kinh tế khi đánh giá tính hiệu quả của thuế TNCN nên hầu nhƣ không có những đánh giá về khía cạnh pháp luật, do đó cũng không đƣa ra đƣợc những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN nhằm KSTNCN của ngƣời nộp thuế dƣới góc độ pháp lý. Năm 2006, trƣớc những thảo luận sôi nổi trong giới học thuật nhằm góp ý cho dự thảo luật thuế TNCN đƣợc đƣa ra lấy ý kiến ở Việt Nam; các tác giả Shigeki Kunieda (Đại học Hitotsubashi) và Đỗ Ngọc Huỳnh (Bộ Tài chính) đã nghiên cứu và công bố công trình có tên gọi:“Vietnamese Personal Income Tax Reform”(Cải cách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam). Nghiên cứu này đã đánh giá tình hình cải cách thuế TNCN ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất đề cƣơng cho một chính sách thuế thu nhập hiện đại áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn trung và
  20. 14 dài hạn. Chính sách thuế TNCN trong nghiên cứu này cũng đƣợc thiết kế nhằm tập trung chủ yếu vào tính đơn giản và khả thi trong bao quát nguồn thu nhập chịu thuế. Do tiếp cận nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế với mục đích đánh giá chính sách thuế TNCN nên đề tài đã không đƣa ra đƣợc các kiến nghị xây dựng pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Năm 2007, các tác giả Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Phƣơng Nam, công bố bài báo “Vận dụng nguyên tắc công bằng trong ban hành thuế thu nhập cá nhân” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2/2007. Trong bài viết này, các tác giả đã đƣa ra những kiến nghị về quản lý thuế TNCN nhằm đảm bảo công tác hành thu nhƣ khấu trừ tại nguồn, sửa đổi một số quy định về giảm trừ gia cảnh, mức khởi điểm chịu thuế… tại dự thảo Luật thuế TNCN năm 2007. Mặc dù trong bài viết các tác giả đã đề cập đến việc thực hiện khấu trừ tại nguồn nhƣ là một trong những biện pháp nhằm KSTN, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phân tích các nội dung của dự thảo Luật thuế TNCN 2007 mà chƣa nêu đƣợc những mặt tích cực và hạn chế của biện pháp khấu trừ tại nguồn trong hoạt động KSTN cá nhân. Năm 2007, tác giả Trần Vũ Hải với bài báo “Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện” đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2007 đã đƣa ra nhận định, việc quản lý thu nhập của cá nhân ngƣời nộp thuế hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó cơ quan thuế hầu nhƣ không có khả năng kiểm soát tốt TNCN dẫn đến tình trạng thất thoát thuế, trốn thuế, lậu thuế ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Tác giả cũng đã chỉ ra đƣợc một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc KSTNCN còn nhiều hạn chế là do hiện nay ở nƣớc ta chƣa có một hệ thống các quy định pháp lý cần thiết để minh bạch thu nhập. Tuy nhiên, do bài viết chỉ đánh giá thực tiễn thi hành và chỉ ra những hạn chế của thuế TNCN đối với ngƣời có thu nhập cao (đã hết hiệu lực), do vậy đến nay các kiến nghị này không còn nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn [77]; [109]. Các nghiên cứu “Những vấn đề đặt ra khi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu Thủy đăng trên tạp chí Luật học tháng 4/2009 “Luật thuế thu nhập cá nhân với việc đánh trùng và bỏ lọt thuế”, của Đào Ngọc Báu, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18, 9/2009; Trần Minh Đức, “Cơ sở xác định thu nhập chịu thuế trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân dưới góc độ công bằng”,Tạp chí nhà nƣớc và pháp luật, số 2/2012; Hà Hƣơng Lan (2012) “Luật thuế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2