VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
PHẠM VĂN ĐÀM<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN<br />
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Kinh tế<br />
Mã số: 62.38.01.07<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.<br />
Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các<br />
luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu<br />
của Luận án chưa từng được công bố trong công trình nào<br />
khác.<br />
TÁC GIẢ LUẬN ÁN<br />
<br />
Phạm Văn Đàm<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU… ............................................................................................................. 1<br />
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ<br />
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................. 9<br />
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 9<br />
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 25<br />
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM<br />
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH ....... .30<br />
2.1. Khái quát về biện pháp bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng ...................... 30<br />
2.2. Tổng quan pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp<br />
bảo lãnh .................................................................................................................. 52<br />
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP<br />
ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH Ở VIỆT NAM ............... 75<br />
3.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh thực hiện hợp<br />
đồng tín dụng ......................................................................................................... 75<br />
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng<br />
biện pháp bảo lãnh ................................................................................................. 89<br />
3.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm<br />
thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh ........................................ 113<br />
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ<br />
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO<br />
LÃNH Ở VIỆT NAM .......................................................................................... 125<br />
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng<br />
bằng biện pháp bảo lãnh ở Việt Nam… .............................................................. 125<br />
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng<br />
biện pháp bảo lãnh ở Việt Nam ........................................................................... 136<br />
KẾT LUẬN… .................................................................................................... .147<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO… .................................................... .150<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Tín dụng là một trong những chức năng cơ bản trong hoạt động của ngân<br />
hàng và các tổ chức tín dụng, đồng thời là một loại hình đáp ứng hiệu quả nhu cầu<br />
cung cấp vốn cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng thực chất là quan hệ mà một<br />
bên chủ thể là ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay tiền tệ nhằm đáp ứng các yêu<br />
cầu về vốn hoặc nhu cầu khác của mọi chủ thể trong đời sống kinh tế - xã hội.<br />
Cho đến thời điểm hiện nay, tín dụng ngân hàng thông qua hoạt động của các<br />
ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng vẫn là nguồn cung cấp vốn quan trọng,<br />
có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế so với các hình thức cung cấp vốn khác.<br />
Trong những năm qua, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng<br />
thương mại, tổ chức tín dụng được hình thành và phát triển, tuy nhiên, cùng với<br />
sự lớn mạnh về quy mô, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hiện nay vẫn<br />
đang tiềm ẩn những yếu kém, rủi ro nhất định, như rủi ro tín dụng và rủi ro thanh<br />
khoản khá lớn, tính ổn định, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh chưa cao.<br />
Nhiều tổ chức tín dụng hoạt động thiếu công khai, minh bạch. Nguyên tắc thị<br />
trường trong hoạt động ngân hàng chưa được đề cao.<br />
Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng ngân hàng là hợp đồng tín dụng.<br />
Hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản được quy định<br />
trong Bộ luật Dân sự, tuy nhiên, bên cạnh việc chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân<br />
sự, nó còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tín dụng ngân hàng. Hợp đồng tín<br />
dụng có những đặc trưng riêng, mà một trong số đó là thường có biện pháp bảo<br />
đảm đi kèm nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay, đề phòng các trường hợp<br />
rủi ro có thể xảy ra. Về bản chất, các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín<br />
dụng là những biện pháp để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng tín<br />
dụng, nó có thể là điều kiện bắt buộc trong một số trường hợp theo quy định của<br />
<br />
1<br />
<br />
pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên nhằm bảo đảm cho việc thu hồi vốn<br />
vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nhằm tạo cơ chế pháp lý phù hợp<br />
đảm bảo an toàn cho các giao dịch dân sự, kinh tế và thương mại, thời gian qua,<br />
Nhà nước đã quan tâm xây dựng và liên tục bổ sung, hoàn thiện các quy định của<br />
pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và giao dịch bảo đảm<br />
nói riêng. Bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay phát sinh từ hợp đồng tín dụng là<br />
loại quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tuy nhiên, pháp luật về<br />
các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nói chung và các quy định về<br />
bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh nói riêng mặc dù có những<br />
đặc thù nhất định, nhưng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ và dựa trên nền tảng của<br />
pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.<br />
Trong số các biện pháp bảo đảm tín dụng, bảo đảm thực hiện hợp đồng tín<br />
dụng bằng biện pháp bảo lãnh là biện pháp đối nhân, phụ thuộc vào uy tín của bên<br />
bảo lãnh. Bảo lãnh cũng có thể được sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ của ngân<br />
hàng và các tổ chức tín dụng với tư cách là một hoạt động cấp tín dụng. Quá trình<br />
xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật về vấn đề này đã có những thay đổi<br />
nhất định về tư duy lập pháp cũng như cách hiểu về bản chất của biện pháp bảo<br />
lãnh. Điều này chi phối thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh để bảo đảm thực<br />
hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng và đã phát sinh những bất cập nhất định.<br />
Theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và Nghị định số<br />
178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ<br />
chức tín dụng, biện pháp bảo lãnh là bảo lãnh đối vật, bên bảo lãnh chỉ được bảo<br />
lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng và bên<br />
bảo lãnh có thể thoả thuận biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh để<br />
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.<br />
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như Bộ luật Dân sự năm<br />
2015 và hệ thống các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện hành,<br />
2<br />
<br />