intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

51
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng về quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ, mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất một số quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về NLĐNN làm việc ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ BÍCH NGA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI TỪ THỰC TIỄN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ BÍCH NGA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI TỪ THỰC TIỄN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Minh Đức 2. TS. Đinh Ngọc Thắng HÀ NỘI, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các tài liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Trần Thị Bích Nga
  4. LỜI CẢM ƠN , tôi , , ô , , bạ è ồng nghiệ . Đặc biệt, v i lòng biế ơ â ắ , ô x c gửi lời cảm ơ ng d n khoa h c: TS. Tr M Đức S. Đ Ng c Thắ n tâm và luôn ộng viên, khuyến k í , tôi trong su t quá trình th c hiện Lu n án. ô x ờ ảm ơ â các Th y giáo, Cô giáo tại H c viện Khoa h c xã hội, Hộ ồ ấ ảng dạy, góp ý, chỉ bảo và hỗ tr những kiến thứ ũ ệu quý báu cho tôi trong quá trình h c t p, nghiên cứ ề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơ â ến Ban Giám hiệ ờ Đại h c H ĩ ; ờ Đại h c ngân hàng Thành ph Hồ Chí Minh ồng nghiệp trong Khoa Lu t kinh tế ạ ều kiệ tôi trong thời gian tôi th c hiện Lu n án. Q â , ô ũ x c cảm ơ ô ô ê ạ , ồng hành và chia sẻ cùng tôi trên su t chặ ờng h c t p và nghiên cứu. Cảm ơ ạ è ệ , ộng viên tôi trong hành trình th c hiện Lu n án này. Hà Nội, ngày tháng ăm 2021 NGHIÊN CỨU SINH Trần Thị Bích Nga
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................... 7 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .... 18 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .............................................................. 20 Kết luận chương 1 ................................................................................... 23 Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI................................................ 25 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ............................................................................................... 25 2.2. Nội dung của quản lý quản lý nhà nước về NLĐNN ................... 40 2.3. Các yếu tố bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ............................................................................................... 54 2.4. Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN của một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam ................... 58 Kết luận chương 2 ................................................................................... 67 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI Ở CÁC KCN THUỘC VÙNG BẮC TRUNG BỘ CỦA VIỆT NAM................................................................ 68 3.1. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý lao động nước ngoài ...................................................................................... 68 3.2. Tình hình lao động nước ngoài ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ ................................................................................................. 86 3.3. Tình hình quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ ở Việt Nam hiện nay ........................... 97
  6. 3.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ ........................................ 116 Kết luận chương 3 ................................................................................... 125 Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ......................................................................................................... 126 4.1. Nhu cầu bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài nói chung và lao động nước ngoài ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ ................................................................................. 126 4.2. Một số quan điểm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam .................................................................. 129 4.3. Một số giải pháp bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ...................................................................................... 134 Kết luận chương 4 ................................................................................... 156 KẾT LUẬN .............................................................................................. 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................................................................................. 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 161 PHỤ LỤC ................................................................................................. 177
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo hiểm xã hội BHXH Bộ luật Lao động BLLĐ Giấy phép lao động GPLĐ Khu công nghiệp KCN Khu kinh tế KKT Lao động nước ngoài LĐNN Lao động - Thương binh và Xã hội LĐTB&XH Người lao động NLĐ Người lao động nước ngoài NLĐNN Người sử dụng lao động NSDLĐ Nhà xuất bản NXB Tổ chức Lao động quốc tế ILO Ủy ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 3.1. Số lượng lao động nước ngoài tại các KCN Bắc Trung Bộ ........ 88 Bảng 3.2. Một số KCN có số lượng lớn lao động nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ .......................................................................... 90 Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn của lao động nước ngoài tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ ........................................................ 91 Bảng 3.4: Tình hình cấp giấy phép lao động của lao động nước ngoài ...... 94 Biểu đồ Biểu đồ 3.1: LĐNN phân theo trình độ học vấn cao nhất đạt được tại một số KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ ............................... Error! Book Biểu đồ 3.2: Quy mô/doanh nghiệp tổ chức theo ngành nghề sản xuất - kinh doanh - dịch vụ ........................................................... 92 Biểu đồ 3.3: Vị trí làm việc của lao động nước ngoài ............................... 93
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mở cửa hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực là xu hướng tất yếu của các quốc gia. Theo đó, dòng di chuyển cư dân từ quốc gia này sang quốc gia khác có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, mở cửa hội nhập đã tạo điều kiện cho việc di chuyển người Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời cũng tăng số lượng người nước ngoài vào làm việc, đầu tư, cư trú, du lịch… tại Việt Nam. Điều này đã đặt ra nhu cầu về việc bảo đảm các quy định của pháp luật về quản lý người nước ngoài được nghiêm chỉnh thực hiện nhằm phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia và phục vụ đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, với sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 đã xác định chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài thông qua các quyền và nghĩa vụ dành cho mọi người. Trong đó, lần đầu tiên một số quyền trước đây chỉ dành cho công dân Việt Nam nay đã dành cho cả người nước ngoài. Điều này thể hiện sự nhận thức đầy đủ, tiến bộ và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và đang là thành viên về những quyền không chỉ dành cho riêng ai mà là quyền dành cho tất cả mọi người. Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý người nước ngoài trong đó có lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam, điều này làm tăng hiệu quả của quản lý nhà nước đối với người nước ngoài nói chung và NLĐNN nói riêng đi vào nề nếp. Bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật về quản lý người nước ngoài nói chung và quản lý NLĐNN tại các KCN hiện nay đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài nói chung. Điều này 1
  10. được phản ánh qua thực tiễn hoạt động quản lý NLĐNN tại các KCN, trong đó có các KCN ở khu vực Bắc Trung Bộ. Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế , là khu vực được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong những năm qua, Bắc Trung Bộ được đánh giá là khu vực có tốc độ công nghiệp hoá diễn ra khá nhanh với nhiều KCN ra đời và đi vào hoạt động tạo ra hiệu quả nhất định về kinh tế - xã hội lớn cho các địa phương và cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển các KCN ở khu vực này cũng kéo theo sự gia tăng về số lượng người nước ngoài đến đầu tư, làm việc, cư trú, từ đó làm phát sinh những khó khăn nhất định cho hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý đối với NLĐNN. Thực trạng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ trong những năm qua cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: việc áp dụng pháp luật vào quản lý nhà nước về NLĐNN nói chung và lao động nước ngoài làm việc trong các KCN còn tỏ ra lúng túng, thiếu sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước; năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý còn chưa đồng đều, một số địa phương còn có biểu hiện yếu kém về năng lực; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN chưa cao; ý thức pháp luật của một số doanh nghiệp sử dụng lao động còn hạn chế, thiếu sự phối hợp với chính quyền địa phương... Những hạn chế này đặt ra nhu cầu phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao vai trò của bộ máy quản lý nhà nước cũng như hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài trong thời gian tới. Cho đến nay, qua khảo cứu các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN, đặc biệt ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ thì vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn. Từ nhận thức đó, tác giả xin được lựa chọn vấn đề nêu trên để nghiên 2
  11. cứu và thực hiện luận án của mình với tên đề tài: "Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài từ thực tiễn các khu công nghiệp Bắc Trung Bộ" làm Luận án Tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật Hành chính với kỳ vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ vào việc xây dựng các quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về NLĐNN tại các KCN Bắc Trung Bộ nói riêng và ở nước ta hiện nay nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1.Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng về quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ, mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất một số quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về NLĐNN làm việc ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả xác định luận án có nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam, từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Thứ hai: Phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Thứ ba: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam thực từ thực tiễn các KCN thuộc Bắc Trung Bộ, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý lao động nước ngoài. Thứ : Xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam nói chung và lao động nước ngoài làm việc ở các KCN Bắc Trung Bộ nói riêng trong thời gian tới. 3
  12. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận của quản lý nhà nước bằng pháp luật về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở các KCN Bắc Trung Bộ hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài - Phạm vi về không gian nghiên cứu: KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 2012 và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ từ năm 2015 lại nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về lý thuyết quản lý, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. Để đảm bảo tính khoa học, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp hệ thống hoá, phương pháp phân tích, luận giải, phương pháp khái quát hoá, phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp lịch sử... để nghiên cứu những vấn đề thuộc về lý luận, pháp lí liên quan đến quản lý nhà nước về lao động nước ngoài. Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp này có thể sử dụng độc lập hoặc đan xen tùy thuộc vào việc triển khai các nội dung và vấn đề phân tích để nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 4
  13. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu và tương đối toàn diện về quản lý nhà nước về lao động nước ngoài làm việc ở các KCN ở Việt Nam hiện nay, luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau: - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các KCN như khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các KCN. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các KCN ở vùng Bắc Trung Bộ, trong đó làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế trong quản lý nhà nước về lao động nước ngoài và nguyên nhân của kết quả, hạn chế. - Đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ và ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý lu n: Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam, từ đó nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý nhà nước nước về lao động nước ngoài tại Việt Nam nói chung và ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ nói riêng. Bên cạnh đó, Luận án còn giúp củng cố nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại các KCN trong việc phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và công dân đối với công tác quản lý lao động nước ngoài tại các KCN. Về mặt th c tiễn: Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác nghiên cứu, giảng dạy môn học Luật hành chính, Quản lý hành chính nhà nước và một số môn học liên quan ở các cơ sở đào tạo. Đồng thời, luận án còn là tài liệu tham khảo các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá 5
  14. nhân sử dụng lao động và bản thân NLĐNN đang làm việc hoặc có dự định làm việc tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu gồm có 4 chương sau: C ơ 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu C ơ 2. Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lao động nước ngoài C ơ g 3. Thực trạng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở các KCN thuộc vùng Bắc Trung Bộ C ơ 4. Quan điểm, giải pháp bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 6
  15. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về lao động di trú Nhóm các công trình nghiên cứu về khái niệm ộng di trú: Lao động di trú có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở cả nước tiếp nhận và nước xuất khẩu lao động và ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Kể từ khi ILO ban hành một số điều ước về NLĐ di trú từ những năm 1930 đến nay đã có nhiều văn kiện quốc tế về vấn đề này, trong đó quan trọng nhất là Công ước ICRMW năm 1990 của Liên hợp quốc. Điều này thể hiện sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề lao động di trú và thực tiễn cấp bách của việc xây dựng khuôn khổ pháp luật về NLĐ di trú trên thế giới. Ở khu vực ASEAN, hiện nay mới chỉ có một số quốc gia tham gia Công ước ICRMW [70, tr.36], mặc dù vậy, vấn đề lao động di trú đang đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực để cùng giải quyết. Ở Việt Nam, thuật ngữ “NLĐ di trú” chủ yếu chỉ được sử dụng trong giới học thuật, nghiên cứu mà ít được sử dụng trong pháp luật và các văn bản khác của nhà nước. NLĐ di trú thường được nhắc đến với ý nghĩa NLĐ phổ thông của Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở các nước khác và ngược lại, và cũng có thể được sử dụng với những cách gọi khác nhau. Theo Nguyễn Bình Giang và tập thể tác giả - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Viện Khoa học xã hội Việt Nam tại cuốn sách chuyên khảo:“D ể ộng qu c tế”, NXB Khoa học xã hội, 2011, Hà Nội thì “di chuyể ộng qu c tế” chính là s di chuyển sứ ộng từ c khác nhằm tìm kiếm ơ ội việc làm và thu nh p t ơ ơ ở u”[71, tr 64]. Trong khi đó, nghiên 7
  16. cứu của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS) cho rằng: “ ể ộng dù ở cấ ộ qu , ơ ,k c hay toàn c ó ển c a NLĐ từ thị ờ ộ ến thị ờ ộng khác nhằm c l i ích (tiề ơ , ) ơ ộng c a h trong khu v c, ngành, liên ngành, liên qu c gia, giữa các doanh nghiệ , ũ ệc chuyển dị ơ m ệc. Quá trình di chuyển này thể hiện s ơ ề cung và c u c a thị ờ ộng. Di chuyể ộng là kết quả c a việ ơ mại hóa l ộng và là một biểu hiện tr c tiếp c a việc t ó giá trị c ộng. Nhìn chung, dòng chảy c ộng giữa các vùng, khu v c sẽ giúp thu hẹp khoảng cách tiề ơ ữa các vùng hay khu v c, tạo ra ộng l ẩy thị ờ ộng phát triển” [71, tr.65]. Bài viết “K ô khổ pháp lý qu c tế về bảo vệ NLĐ ” của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao hay cuốn sách “L ộng di trú: mộ x ng toàn c u, một nỗ l c toàn c u” của nhóm tác giả Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao đều có đề cập những nội dung quan trọng nhất của pháp luật quốc tế về lao động di trú đồng thời khái quát sự phát triển của pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động di trú; Tóm lược nội dung các văn kiện của Liên hiệp quốc, ILO về lao động di trú; Những vấn đề lao động di trú tại quốc gia và khu vực. Theo Từ điển tiếng Việt, “ ” có nghĩa là: (1) dời đến ở nơi khác, (2) (hiện tượng một số loài chim, thú) hàng năm chuyển đến sống ở nơi ấm áp, để tránh rét; “di cư” có nghĩa là: (1) dời đến ở một miền hay một nước khác để sinh sống, (2) như di trú [70]. Như vậy, “di trú” và “di cư” đều có nghĩa là đến ở nơi khác và có thể hiểu như nhau. Ngoài ra, khái niệm “di trú” mang tính tạm thời ở nơi khác, còn khái niệm “di cư” mang tính dứt khoát, đi ở nơi khác. Trên thực tế hai khái niệm “di trú” và “di cư” không có sự phân biệt rõ ràng. Cũng là thuật ngữ “Migrant worker” nhưng khi dịch sang tiếng Việt có hai cách dịch khác nhau [70, tr.76]. Theo Tổ chức di cư quốc tế tại Việt Nam “Migrant 8
  17. worker” được dịch là NLĐ di cư, bên cạnh đó theo nhiều sách nghiên cứu thì thuật ngữ này được dịch là NLĐ di trú. Theo Từ điển Oxford advanced learner’s dictionary, “Migrant” có nghĩa là một người chuyển từ nơi này đến nơi khác để tìm việc hoặc một loài chim, một loài động vật chuyển từ nơi này đến nơi khác theo mùa [70, tr.86]. Như vậy, “Migrant worker” dịch là NLĐ di trú sẽ hợp lý hơn, thể hiện tính tạm thời di chuyển của NLĐ để tìm việc, phân biệt với người di cư di chuyển để tìm nơi ở mới. Nhìn chung, về mặt ngôn ngữ, NLĐ di trú được hiểu là NLĐ tạm thời di chuyển từ vùng này sang vùng khác để tìm việc. Có thể là di chuyển từ vùng này đến vùng khác trong phạm vi biên giới của một quốc gia hoặc là di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác [70, tr.87]. Ở cấp độ quốc tế, khái niệm NLĐ di trú theo Công ước ICRMW được nhiều nước công nhận. Điều 2 Công ước ICRMW định nghĩa: NLĐ di trú (Migrant worker) là một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân [70, tr.81]. Như vậy, khái niệm NLĐ di trú trong Công ước ICRMW không bao hàm NLĐ đến làm việc ở nơi khác vẫn thuộc nước mà người đó là công dân. Điều này có thể do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, do Công ước ICRMW là văn bản pháp lý quốc tế. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Công ước chỉ liên quan đến những vấn đề mang tính chất quốc tế. NLĐ di chuyển trong phạm vi một quốc gia là vấn đề mang tính nội bộ của quốc gia đó nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Công ước. Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm của NLĐ di trú là những người dễ bị tổn thương khi họ phải xa tổ quốc để đến một nước khác làm việc. Họ không phải là công dân của nước đến nên không được hưởng các quyền công dân ở nước sở tại. Đồng thời, họ phải đối mặt với những khó khăn nảy sinh tại quốc gia nơi họ đến như bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, tập quán,… Ngay cả NLĐ di trú “sẽ” làm việc ở một nước khác cũng gặp phải những vấn đề khó khăn như: họ phải lo các chi phí học tiếng, học nghề, phương tiện đi 9
  18. sang nước khác làm việc, ký kết hợp đồng làm việc, đặt cọc tiền… Nhìn chung, khái niệm NLĐ di trú trong Công ước ICRMW khá rộng, nó không phụ thuộc vào NLĐ đó đã làm việc ở nước khác chưa, công việc họ làm là gì và việc làm đó có được pháp luật của các nước công nhận hay không. Điều này cho thấy sự quan tâm chủ yếu của Công ước là NLĐ di trú và các biện pháp bảo vệ họ hơn là các biện pháp để quản lý họ. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Cuốn sách chuyên khảo “L ộng di trú trong pháp lu t qu c tế và Việt Nam” đã chỉ ra: “D c tế vì việc làm là kết quả tất yếu và là một yêu c u c a quá trình toàn c u hóa về kinh tế. Nó mang lại nhiều l i ích cho nền kinh tế thế gi i nói chung, nền kinh tế c a nhiều qu ó ê , ũ ề , ê , ó ũ ềm ẩn nhữ k ók ă , ức mà các Chính ph và NLĐ di trú khắp nơ ả i mặ , ó ạng NLĐ bị phân biệ i xử, bị bóc lột và th m chí bị xâm phạm các quyền và l í ơ ản cả ở c gửi c nh ộng”. [71, tr.78]. Ngoài ra, Báo cáo nghiên cứu về tình hình di trú quốc tế ở Đông và Đông Nam Á cho rằng: Di cư quốc tế bao gồm lao động di trú là hiện tượng kinh tế - xã hội có tính quy luật, giữa các quốc gia có những điểm chung nhưng có những nét khác biệt giữa các nước và khu vực [143]. Lý thuyết hiện đại về di cư được thể hiện qua các số liệu nghiên cứu. Tác giả Mauro Testaverde, Harry Moroz, Claire H. Hollweg, Achim Schmillen (2017), “D â ể tìm kiếm ơ ộ V t rào cản dịch chuyể ộng ở Đô N m Á” cũng có đề cập đến sự dịch chuyển hiện nay của lao động Đông Nam Á; những rào cản và thách thức đối với di cư lao động; vấn đề cải thiện chính sách của các quốc gia… [181]. Như vậy, ở các nghiên cứu về lao động di trú đi trước, các tác giả đều có đồng quan điểm về tính tất yếu của lao động di trú diễn ra trên phạm vi toàn thế giới trong bối cảnh hội nhập trong đó có Việt Nam, đồng thời cho rằng: Lao động di trú là khái niệm dùng chỉ một người di trú từ nước này sang 10
  19. nước khác để làm việc vì lợi ích của chính mình và bao gồm bất kỳ người nào đã được thường xuyên thừa nhận là lao động di trú. Nhóm các công trình nghiên cứu về ịnh c a pháp lu t về lao ộng di trú: Bảo vệ quyền của lao động di trú được xem là vấn đề quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quyền của lao động di trú được bảo đảm và bảo vệ bởi pháp luật quốc tế và pháp luật của từng quốc gia. Công ước ICRMW có 46 thành viên [171], là văn kiện pháp lý quốc tế có ảnh hưởng rộng nhất trong việc giải quyết vấn đề NLĐ di trú. Các quy định của công ước được xem là nguyên tắc chung để xây dựng các văn bản pháp lý khác về cùng vấn đề NLĐ di trú; Quyền của NLĐ di trú được đề cập sâu sắc và trực tiếp hơn ở 02 Công ước của ILO, đó là: Công ước số 97 (năm 1951) về di trú vì việc làm và Công ước số 143 (năm 1973) về người di trú trong hoàn cảnh bị lạm dụng, về việc thúc đẩy cơ hội và sự đối xử bình đẳng với NLĐ di trú. Hai Công ước này khẳng định NLĐ di trú được đối xử bình đẳng với NLĐ bản địa, được hưởng các điều kiện lao động, các chế độ về an sinh xã hội, về giáo dục. Tuy nhiên, phạm vi của hai Công ước này chỉ áp dụng đối với lao động di trú hợp pháp. Tuy nhiên, toàn cầu hóa làm cho biên giới của các quốc gia trở nên rộng hơn nhưng không phải NLĐ di trú nào cũng đi qua biên giới ấy một cách hợp pháp [171]. Tác giả Lê Thị Hoài Thu (2011) trong bài viết “Quyền bình ẳng c a NLĐ di trú tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 284 cũng có đề cập đến các quyền bình đẳng của NLĐ di trú theo pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế, trong đó phân tích các điều kiện và phạm vi tham gia quan hệ lao động đối với NLĐ nước ngoài để được phép làm việc ở Việt Nam, quyền thành lập và tham gia tổ chức bảo vệ quyền lợi NLĐ theo pháp luật Việt Nam… Tác giả Bùi Thị Đào (2014) trong “Hoàn thiện pháp lu t về quyền c a 11
  20. NLĐ di trú ở Việt Nam” đã trình bày một cách khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền của NLĐ di trú theo quy định của pháp luật Việt Nam, qua đó đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền của NLĐ di trú. Nghiên cứu cũng đưa ra được những khái niệm cơ bản như khái niệm lao động di trú, pháp luật về lao động di trú, đặc điểm của lao động di trú… có giá trị tham khảo cho luận án. Tác giả Lê Phú Hà (2018), “Phòng, ch ng bứ ộng di trú theo pháp lu t Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22(374)/2018 có đề cập đến những quy định của pháp luật Việt Việt Nam về phòng, chống cưỡng bức lao động di trú trên có sở đó đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động di trú trong tình hình hiện nay... Hầu hết các nghiên cứu đều có đề cập đến những vấn đề hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật việc làm để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển thị trường lao động tại Việt Nam và đồng thời phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế. Tham khảo pháp luật của các quốc gia khác về quản lý NLĐ nước ngoài, PGS.TS. Phan Huy Đường có bài “Một s kinh nghiệm về quản lý lao ộ c ngoài tại Singapore và bài h c cho Việt Nam”; tác giả Phan Cao Nhật Anh có nhiều nghiên cứu về chế độ chính sách đối với lao động nước ngoài ở Nhật Bản qua hàng loạt bài viết như: “Th c trạ ộ ời c ngoài ở Nh t Bản hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 (122) năm 2011; “ ển dụng gián tiếp NLĐNN g c Nh t tại Nh t Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (128) năm 2011; tác giả Bùi Quang Sơn với sách chuyên khảo: “C í ộ ê mô c ngoài vào phát triển kinh tế c a một s c và bài h c kinh nghiệm cho Việt Nam”, NXB Lao động, 2015; tác giả Nguyễn Lê Thu (2020), với bài viết “Cơ chế h p tác pháp lý giữ c EU về an sinh xã hội ch ộng di trú - Kinh nghiệm cho Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 08 (408)/2020. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2