Luận án Tiến sĩ Luật học: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
lượt xem 14
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc tiếp cận trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp, góp phần hoàn thiện lý luận và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tình hình tội này tại Việt Nam trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO TRUNG HIẾU TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH ĐA CẤP: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO TRUNG HIẾU TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH ĐA CẤP: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 93.80.105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hữu Tráng Người hướng Hà Nội, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đề cập trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chính xác. Tác giả luận án Đào Trung Hiếu
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 8 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 12 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................... 20 1.4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 24 1.5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 25 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 25 Chương 2: TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM ...................... 27 2.1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp ................................................................................... 27 2.2. Thực tiễn tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020 .............................................. 40 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 65 Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH ĐA CẤP .................................................................................................................... 67 3.1. Những lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp ........................................... 67 3.2. Thực tiễn nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020............... 71 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 101 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM .................................................................................................... 103 4.1. Những vấn đề lý luận về giải pháp phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp ......................................... 103 4.2. Thực tiễn triển khai phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam ................................................. 111
- 4.3. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam ................................................................................. 119 4.4. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp ................................................................................. 125 Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 164
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự BHĐC Bán hàng đa cấp BLHS Bộ luật hình sự CAND Công an nhân dân CĐTS Chiếm đoạt tài sản CSĐT Cảnh sát điều tra CT&BVNTD Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng CP Cổ phần KDĐC Kinh doanh đa cấp KDTPTĐC Kinh doanh phương thức đa cấp MLĐC Mạng lưới đa cấp NCS Nghiên cứu sinh NXB Nhà xuất bản PTKDĐC Phương thức kinh doanh đa cấp QLNN Quản lý Nhà nước QLTT Quản lý thị trường TAND Tòa án nhân dân THTP Tình hình tội phạm TNHS Trách nhiệm hình sự TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố VKSND Viện Kiểm sát nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ XX, phương thức kinh doanh đa cấp - (hình thức bán lẻ hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh), đã phát triển mạnh mẽ và được thừa nhận rộng rãi tại hơn 170 quốc gia. Năm 1998, phương thức kinh doanh này du nhập vào thị trường Việt Nam, nhưng phải tới năm 2004 mới được pháp luật thừa nhận và điều chỉnh tại Luật Cạnh tranh, Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005, sau đó là Nghị định số 42/2014 ngày 14/5/2014 và hiện nay là Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Quá trình hoạt động tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh đa cấp đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những phương thức bán lẻ phổ biến, tạo công ăn việc làm cho nhiều người và đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực này đã xảy ra nhiều hiện tượng biến tướng phức tạp, trong đó hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lợi dụng phương thức kinh doanh đa cấp đã và đang gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh, đồng thời tác động xấu đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Bằng cách đưa ra các thông tin gian dối, khuếch trương sai sự thật về lợi ích khi tham gia mạng lưới kinh doanh để kích thích lòng tham, tính hám lợi của con người, người phạm tội tổ chức ra một hệ thống gồm nhiều tầng, nhiều nhánh dưới danh nghĩa, “vỏ bọc” như kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ, sản phẩm thông tin số, nhận uỷ thác đầu tư, mua bán cổ phần, nhượng quyền kinh doanh…theo phương thức đa cấp, nhằm huy động tài chính từ người tham gia để chiếm đoạt. Mô hình biến tướng này rất giống với kinh doanh đa cấp hợp pháp ở chỗ cùng tổ chức và hoạt động trên cơ sở mạng lưới người tham gia. Sự khác biệt là mô hình này thu tiền của người tham gia dưới nhiều danh nghĩa, hình thức khác nhau. Số tiền đó người phạm tội chiếm hưởng sau khi trừ đi chi phí duy trì hệ thống và trích % nhất định để trả lãi cho các thành viên tuyến trên. Bù lại, người tham gia được quyền tuyển dụng người mới vào tuyến dưới của mình, để được hưởng thù lao, hoa hồng phát triển 1
- mạng lưới. Như vậy, bản chất của mô hình này là thu tiền của những người tuyến dưới để trả cho các cấp trên, lấy tiền của người vào sau trả cho người tham gia trước trong mạng lưới, hoàn toàn không hướng đến mục tiêu bán lẻ hàng hóa đến tay người tiêu dùng theo đúng nghĩa của kinh doanh đa cấp, không tạo ra bất kỳ giá trị gia tăng nào cho nền kinh tế. Chính vì vậy, mạng lưới kinh doanh đa cấp bất chính tất yếu sẽ đổ vỡ khi không còn tìm được người tham gia mới (do không có tiền để “nuôi” hệ thống và trả lãi cho người tham gia). Khi đó người phạm tội có thể tuyên bố phá sản, đóng cửa công ty, đánh sập trang web hoặc bỏ trốn cùng với tiền của các thành viên. Hậu quả là số đông những người tham gia ở các cấp thấp sẽ bị mất tiền. Trong giai đoạn 2011 - 2020, hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp còn thiếu chặt chẽ; hoạt động quản lý Nhà nước và công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, bất cập. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng xã hội về phương thức kinh doanh đa cấp còn khá mơ hồ. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho sự biến tướng, nhất là các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có môi trường thuận lợi để phát triển, gây ra những hậu quả, thiệt hại vô cùng nặng nề trong đời sống xã hội. Trong 10 năm, cả nước đã phát hiện và xử lý hình sự 21 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với hàng nghìn tỷ đồng của hàng triệu người dân đã bị chiếm đoạt và không có khả năng thu hồi. Điển hình như vụ án lừa đảo xảy ra tại Công ty Liên Kết Việt với khoảng 66.880 người tham gia, bị chiếm đoạt số tiền 1.121.000.000.000 đồng; vụ án tại Công ty TNHH nhượng quyền thương mại Thăng Long với khoảng 36.000 người tham gia, bị chiếm đoạt hơn 706.000.000.000 đồng... Không chỉ gây ra những thiệt hại kinh tế đặc biệt lớn, loại tội này còn là tác nhân góp phần làm băng hoại đạo đức xã hội. Nhiều người tham gia mạng lưới đa cấp bất chính mặc dù đã nhận ra bản chất gian dối, nhưng vì lợi ích vật chất nên vẫn tiếp tục dụ dỗ, lôi kéo người thân, bạn bè của mình tham gia. Kết quả là cả một dây chuyền lừa đảo được tổ chức công khai và ngày càng lan rộng theo cấp số nhân. Vấn nạn này đã tác động trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự, làm gia tăng các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, đồng thời làm suy giảm lòng tin của cộng đồng xã hội đối với một phương thức kinh doanh chứa đựng nhiều đặc điểm ưu việt. 2
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá và thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Lợi dụng những tiến bộ, thành tựu khoa học công nghệ, hành vi phạm tội này đã và đang có nhiều “biến thể” mới rất tinh vi, phức tạp, khó lường, như huy động vốn góp, nhận ủy thác đầu tư, bán cổ phần nội bộ theo phương thức đa cấp, đầu tư tài chính online, kinh doanh dịch vụ, sản phẩm thông tin số, kinh doanh ngoại hối, vàng ảo, tiền ảo, bất động sản, nhượng quyền kinh doanh… Với sức mạnh kết nối, lan tỏa không biên giới do công nghệ, Internet đem lại, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực này có thể xảy ra ở quy mô quốc gia, xuyên quốc gia, với số lượng nạn nhân, thiệt hại vật chất…là không có giới hạn. Do đó, nếu không có những giải pháp chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn, thì hậu quả của loại tội này đối với đời sống xã hội sẽ vô cùng nặng nề. Cho đến nay, những nghiên cứu khoa học đã công bố trong nước về lĩnh vực kinh doanh đa cấp chủ yếu dưới góc độ Kinh tế học hoặc Khoa học quản lý, luật Hành chính, luật Thương mại…theo hướng đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng đã có một số nghiên cứu ở cấp độ luận văn, đề tài khoa học về hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp, trên các phương diện như: tình hình, nguyên nhân - điều kiện và các giải pháp phòng ngừa tình hình tội này. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn, NCS lựa chọn đề tài: “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, để làm luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành “Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm”, mã số: 93.80.105. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc tiếp cận trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC, góp phần hoàn thiện lý luận và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tình hình tội này tại Việt Nam trong những năm tiếp theo. 3
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu ngoài nước, trong nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án, nhằm kế thừa và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án; Thứ hai, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC tại Việt Nam; phân tích các thông số về thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất để đánh giá thực tiễn tình hình tội này trong 10 năm (giai đoạn 2011 - 2020); Thứ ba, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC tại Việt Nam; Thứ tư, dự báo tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC và đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa tình hình tội này trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC, nguyên nhân và điều kiện của tình hình và giải pháp phòng ngừa tình hình tội này tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: phạm vi nghiên cứu của luận giới hạn ở tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 (BLHS 1999), nay là Điều 174 (BLHS năm 2015); giới hạn ở các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tình hình và các giải pháp phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC tại Việt Nam. - Về thời gian: luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu các hành vi phạm tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC đã bị xử lý hình sự trong 10 năm (giai đoạn 2011 - 2020). - Về đối tượng: phạm vi đối tượng khảo sát của luận án bao gồm người phạm tội, người bị hại, một số cộng đồng người, nhóm xã hội có liên quan đến hoạt động kinh doanh đa cấp, các chủ thể ban hành giải pháp (Chính phủ, Bộ Công thương…) và chủ thể thực hiện giải pháp phòng ngừa THTP (chính quyền các cấp, các bộ, ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các cơ quan điều tra, VKSND, TAND); - Về địa bàn nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu thực tiễn của luận án là địa bàn toàn quốc, tập trung khảo sát tại các đô thị lớn là địa bàn trọng điểm của loại tội này. 4
- 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Triết học Mác Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phòng ngừa THTP nói chung, phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC nói riêng. Trong luận án, cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội; đa ngành, liên ngành luật học được NCS sử dụng trong việc nghiên cứu các nội dung của đề tài. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Căn cứ nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trong từng chương của đề tài, NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống, nghiên cứu tài liệu: thu thập, hệ thống, nghiên cứu các văn bản pháp lý, các công trình khoa học, tài liệu đã công bố, các báo cáo sơ kết, tổng kết, các bản án, số liệu thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các ngành chức năng có liên quan đến đề tài luận án làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng nhiều nhất tại các Chương 1, 2, 3 của luận án; Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích: xây dựng hệ thống các biểu mẫu dựa trên việc thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thu thập từ các cơ quan chức năng, phục vụ việc phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân, điều kiện và thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC để đưa ra các đánh giá, luận cứ khoa học cho các giải pháp. Phương pháp này được sử dụng tại các Chương 2, 3, 4 của luận án; Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC với THTP lừa đảo CĐTS nói chung và các tội xâm phạm sở hữu; so sánh THTP tại các địa bàn khác nhau. Phương pháp này sử dụng chủ yếu tại Chương 2; Phương pháp nghiên cứu điển hình: sử dụng để nghiên cứu các vụ án lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC điển hình, nhằm làm rõ tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, động cơ phạm tội, phương thức thủ đoạn phạm tội, nhân thân người phạm tội, nạn nhân trong cơ chế hình thành tội phạm. Phương pháp này sử dụng chủ yếu tại các Chương 2, 3 của luận án; 5
- Phương pháp khảo sát thực tế: sử dụng để nghiên cứu các phương thức, thủ đoạn, phạm tội mới trong lĩnh vực KDĐC, khảo sát thực trạng tổ chức lực lượng và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại các Chương 2, 4; Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng để thu thập ý kiến từ các nhóm đối tượng người dân tại khu vực nông thôn, đô thị, sinh viên, người sử dụng mạng xã hội, người tham gia bán hàng đa cấp; người có chức danh tư pháp như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trong các cơ quan tiến hành tố tụng; người phạm tội trong những vụ án lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC…để làm rõ mức độ ẩn, nhân thân người phạm tội và nạn nhân tội phạm, và nguyên nhân, điều kiện của THTP; hiệu quả phòng ngừa đã đạt được cùng những hạn chế, thiếu sót trong phòng ngừa THTP này. Phương pháp này được sử dụng tại các Chương 2, 3. Số liệu điều tra xã hội học được NCS xử lý trên máy vi tính bằng chương trình (phần mềm) SPSS/PC (bộ chương trình thống kê cho Khoa học xã hội); Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: sử dụng để tổng kết và rút ra những vấn đề có tính quy luật của tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC và công tác phòng ngừa THTP, trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các báo cáo sơ kết, tổng kết, các báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KDĐC của các cơ quan chức năng. Phương pháp này chủ yếu áp dụng tại Chương 4. Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia: phỏng vấn, trao đổi với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lý luận và các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn công tác phòng ngừa tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC, để xác định những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế trong phòng ngừa THTP. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại các Chương 3, 4. 5. Những điểm mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống ở cấp độ tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm về tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC, với đóng góp mới về mặt khoa học, như: (i) Làm rõ tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC tại Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020; 6
- (ii) Làm rõ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; (iii) Dự báo tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC, đề xuất giải pháp phòng ngừa tình hình tội này trong những năm tiếp theo. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt khoa học Luận án góp phần bổ sung lý luận về THTP, nguyên nhân và điều kiện của THTP, phòng ngừa THTP nói chung và tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC nói riêng. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án có có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Tội phạm học và lĩnh vực Khoa học luật hình sự. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho cơ quan chức năng QLNN về hoạt động KDĐC, cơ quan thực thi pháp luật trong việc hoạch định chính sách, xây dựng các biện pháp phòng ngừa THTP nói chung và tình hình tội lừa đảo CĐTS trong lĩnh vực KDĐC nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Chương 4: Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. 7
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án, có thể phân chia thành nhóm các công trình nghiên cứu lý luận dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa THTP; nhóm công trình nghiên cứu về KDĐC và tội lừa đảo CĐTS. 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận Tội phạm học và phòng ngừa tình hình tội phạm 1.1.1.1. Nghiên cứu lý luận về tình hình tội phạm Sách chuyên khảo: “Crime situation in France from 1840 to 1886 - Dynamics and causes” (dịch: THTP ở Pháp từ năm 1840 đến năm 1886 - động thái và các nguyên nhân) của tác giả người Pháp Paul Lafargue. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu về THTP tại Pháp với khoảng thời gian khảo sát rất dài (47 năm). Bằng phương pháp của khoa học thống kê tư pháp và nghiên cứu tổng quan rất kỹ lưỡng, tác giả đã tiếp cận khảo sát và tiến hành đánh giá THTP gắn với đặc điểm tình hình xã hội. Tài liệu này đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển của khoa học Tội phạm học Mác xít [136]. 1.1.1.2. Nghiên cứu lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm Sách chuyên khảo: “Why did they commit crimes? The state of juvenile deliquency in capitalist countries” - (dịch: Vì sao họ phạm tội? Tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội ở các nước tư bản chủ nghĩa) [133]. Đây là nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, tiếp cận từ yếu tố thu nhập, xem xét mối liên hệ giữa nhu cầu cá nhân với yếu tố thu nhập, hoàn cảnh sống, phân tầng xã hội, hố cách biệt giàu nghèo, những tác động tiêu cực của văn hóa suy đồi, bạo lực, sử dụng vũ khí…đối với việc hình thành các đặc điểm tâm lý người phạm tội…là những nội dung cơ bản trong nghiên cứu của tác giả Melinikova E.B; Luận án tiến sĩ: “Examining Violent and Property Crimes in the Provinces of Turkey for the Years of 2000 and 2007” - (dịch: Phân tích tội phạm có sự dụng bạo lực và xâm phạm tài sản ở một số tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ từ 2000 đến 2007) của Mus Ekrem [128]. Tác giả cho rằng hoàn cảnh sống (gia đình, cộng đồng) và tình trạng 8
- kinh tế là hai yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến nguyên nhân của tội phạm xâm phạm sở hữu và bạo lực. Theo đó, tình trạng gia đình có ảnh hưởng mạnh nhất đến tội phạm liên quan đến bạo lực, còn hoàn cảnh kinh tế là chỉ báo quan trọng, nhất của tội phạm liên quan đến sở hữu; Công trình chuyên khảo: “An introduction to Crime and Criminology” (dịch: Giới thiệu về tội phạm và tội phạm học) của các tác giả Hennessy Hayes và Tim Prenzler [129]. Nghiên cứu này chỉ ra nguyên nhân và điều kiện của tội phạm từ khía cạnh nạn nhân, từ môi trường sống, từ chính sách pháp luật của quốc gia, từ môi trường giáo dục tiêu biểu. Đó là kết quả nghiên cứu đúc kết từ thực tiễn và tổng hợp những quan điểm khác nhau tại Australia trong lĩnh vực nghiên cứu về THTP, nhân thân người phạm tội…; 1.1.1.3. Nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm Sách chuyên khảo: “Justification of crime prevention” (dịch: Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tình hình tội phạm), do Minkovskij G.M (chủ biên) [134] là nghiên cứu chuyên sâu về cơ sở lý luận của hoạt động phòng ngừa tội phạm. Theo tác giả, hoạt động phòng ngừa tội phạm bao gồm các biện pháp để loại trừ các hiện tượng tiêu cực, các điều kiện sống không lành mạnh và không ổn định…ra khỏi đời sống xã hội nhằm triệt tiêu những mầm mống làm nảy sinh tội phạm, giáo dục và cải tạo những người có thể phạm tội hoặc đã phạm tội, Bên cạnh đó phát triển các tiền đề cho việc nâng cao trình độ văn hoá của các thành viên trong xã hội, làm cho họ có thể phát huy được tính tích cực của mình. Hoạt động phòng ngừa tội phạm liên quan mật thiết với việc không ngừng hoàn thiện nguyên tắc pháp chế và bảo đảm sự điều chỉnh toàn diện của pháp luật, đồng thời phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và các cơ quan nhà nước. Những vấn đề cốt lõi của hoạt động phòng ngừa tội phạm đã được tác giả luận giải một cách sâu sắc trong công trình này, như vấn đề bảo vệ pháp chế XHCN và bảo vệ quyền công dân; phòng ngừa tội phạm phải mang tính đồng bộ, toàn diện, tổng hợp các biện pháp chung của toàn xã hội và các biện pháp đặc biệt kết hợp và phối hợp chặt chẽ với nhau, trong đó có xác định rõ phương hướng chủ đạo; kết hợp nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm với các nhiệm vụ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục; quần chúng tham gia rộng rãi và tích cực vào việc phòng ngừa tội phạm…; 9
- Sách chuyên khảo: “Crime and Criminology in Japan” (dịch: Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản) của GS.TS Can Ueda. Tác giả cho rằng bản chất của hoạt động phòng ngừa tội phạm là làm suy yếu những yếu tố thúc đẩy hay thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm và tăng cường các yếu tố đối kháng với tội phạm [123, tr.150]. Tác giả phân tích các hiện tượng xã hội hiện nay như quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, sự di cư, tập trung dân cư do…đã những yếu tố gây ra sự xáo trộn trong xã hội, mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội, hạn chế sự đoàn kết dân cư trong khu vực về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Về chủ thể của hoạt động phòng ngừa tội phạm, tác giả cho rằng còn có cả các nhà khoa học, bên cạnh các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân; Sách chuyên khảo: “Preventing Crime: What Works, What Doesn’t, What’s Promising” (dịch: Phòng ngừa tội phạm: Các chương trình hiệu quả, chương trình không hiệu quả và chương trình tiềm năng) của Lawrence A.Sherman [132]. Tác giả cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác phòng ngừa tội phạm, đó là đánh giá hiệu quả đạt được trong từng mặt hoạt động phòng ngừa cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của THTP, xây dựng và tổ chức tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Việc đánh giá cần chỉ ra biện pháp nào khả thi cần tiếp tục nhân rộng, biện pháp nào không hiệu quả, cần rút kinh nghiệm và biện pháp nào có tiềm năng phát huy tính hiệu quả trong tương lai cần duy trì, thí điểm; Sách chuyên khảo: “The Oxford Handbook of Crime Prevention” (dịch: Sổ tay phòng ngừa tội phạm của đại học Oxford) của Brandon C. Welsh và David P. Farrington, các tác giả đã chỉ ra rằng việc phòng ngừa sớm THTP cần được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Nội dung của phòng ngừa tội phạm của suy cho cùng là việc áp dụng các biện pháp tối ưu để từng bước loại trừ hoàn toàn những yếu tố tiêu cực là nguyên nhân, điều kiện của THTP [122]. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh đa cấp và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh đa cấp có các cuốn sách tiêu biểu như “Làn sóng thứ ba - kỷ nguyên mới trong ngành kinh doanh theo mạng” của Richard Poe 10
- (2003); “Kinh doanh theo mạng từ A đến Z” của Don và Nancy Failla (2003); Armway Forever - The Amazing Story of a Global Business Phenomenon (dịch: Mãi mãi Armway - Câu chuyện về một hiện tượng kinh doanh toàn cầu)… của Kathyryn A.Jones (2013)…Các tác giả đã tiếp cận, làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động KDTPTĐC dưới nhiều khía cạnh như lịch sử hình thành và phát triển của PTKDĐC trên thế giới; bản chất, khái niệm và các vấn đề có liên quan đến kinh doanh theo mạng…Chẳng hạn, sách “Làn sóng thứ ba – kỷ nguyên mới trong ngành kinh theo mạng” của Richard Poe đã phân chia quá trình phát triển của phương thức bán hàng đa cấp thành ba giai đoạn chính. Tác giả cũng đã phân tích các đặc điểm đặc trưng của phương thức kinh doanh này, xu thế phát triển của phương thức bán hàng đa cấp trong tương lai [137]. Sách "Kinh doanh theo mạng từ A đến Z" của các tác giả Don và Nancy Failla mang đặc điểm của cuốn cẩm nang hướng dẫn kỹ năng cho người tham gia bán hàng đa cấp, trả lời cho những câu hỏi mà những khách hàng tiềm năng thường đặt ra; những vấn đề thường được những phân phối viên mới tham gia công việc quan tâm nhất; những phân phối viên nghiêm túc muốn phát triển mạng lưới của mình. Thông qua đó, cuốn sách đã phản ánh những vấn đề cốt lõi của phương thức kinh doanh này, làm rõ khái niệm và các vấn đề có liên quan đến kinh doanh theo mạng [126]. Sách: “Multilevel Marketing - Good or Bad” của Dan Farrell đã phân tích những ưu - nhược điểm của phương thức KDĐC, đặc biệt là mặt trái của phương thức kinh doanh này cũng những hệ lụy của nó đối với xã hội. Tác giả cũng khuyến nghị những cách thức để làm cho hình thức KDĐC trở nên có hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại [127]. Các nghiên cứu về hành vi lừa đảo CĐTS mà NCS có điều kiện tiếp cận, tham khảo chủ yếu phản ánh về loại tội này trên các lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, luận văn “Recognition and Reporting of Insurance Fraud in Comparison to Property Crimes” (dịch: Nhận dạng và trình báo tội lừa đảo bảo hiểm so với các tội về tài sản) của Aneta (2010) nghiên cứu về thủ đoạn phạm tội lừa đảo trong lĩnh vực bảo hiểm, nhưng cũng đề cập khá sâu về các đặc điểm nhân thân người phạm tội lừa đảo, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm lừa đảo [121]. Cuốn sách “Cyber crime and business: How not to caught by the online phisherman” (dịch: Tội phạm mạng và kinh doanh: làm thế nào để không bị mắc bẫy những kẻ câu thông tin trên mạng) của 11
- Nykodym.N., Kahle-Piasecki có nội dung phân tích tình hình tội lừa đảo CĐTS qua mạng internet ở Mỹ [135]. Thông qua việc phân tích những phương thức, thủ đoạn lừa đảo phổ biến đang diễn ra hiện nay trên không gian mạng, trong đó có đề cập đến thủ đoạn lừa đảo trên mạng kiểu Ponzi (lừa đảo huy động tài chính đa cấp), tác giả đã khuyến nghị những biện pháp bảo mật thông tin, phát hiện những nguy cơ trong quá trình sử dụng mạng Internet. Sách “Computer Crime” - (dịch: Tội phạm máy tính) của Catherine H.Conl và J.Thomas M Ewen [125] là tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm sử dụng máy tính, nhưng đề cập rất sâu về các hình thức lừa đảo CĐTS trên không gian mạng hiện nay. Các tác giả đã đưa ra khái niệm, mô tả về các phương thức, thủ đoạn của tội lừa đảo trên các hệ thống máy tính, như lừa đảo trên dịch vụ điện thoại; lừa đảo bằng các phương tiện chứa thông tin thanh toán giả; lừa đảo bằng các biện pháp tác động vào hệ thống dữ liệu để làm sai lệch nội dung thông tin, nhằm tạo sự nhầm tưởng của nạn nhân để CĐTS, huy động tài chính đa cấp qua mạng... 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án gồm sách giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo và đề tài khoa học, luận án, luận văn,…có thể phân chia thành các nhóm công trình nghiên cứu lý luận cơ bản của Tội phạm học và phòng ngừa tình hình tội phạm; nhóm công trình nghiên cứu dưới góc độ luật Hình sự làm rõ những đặc điểm pháp lý của tội lừa đảo CĐTS; nhóm tài liệu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về KDĐC và những thủ đoạn KDĐC bất chính; nhóm tài liệu nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và giải pháp đấu tranh phòng, chống tình hình tội lừa đảo CĐTS. 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận cơ bản của Tội phạm học và phòng ngừa tình hình tội phạm 1.2.1.1. Nghiên cứu lý luận về tình hình tội phạm THTP là khái niệm cơ bản đầu tiên, giữ vị trí cốt lõi, trung tâm, được sử dụng phổ biến trong tất cả các tài liệu ngành Tội phạm học. Đa số tác giả quan niệm THTP là tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm. Chẳng hạn, tác giả Võ Khánh Vinh trong “Giáo trình Tội phạm học” (2013) đã luận giải các vấn đề lý luận về THTP thông qua việc chuyển mức độ nhận thức từ sự kiện, hành vi và khái niệm tội phạm đơn nhất đến một khái niệm chung hơn, khái quát hơn, phức tạp hơn và phân tích các 12
- dấu hiệu và thuộc tính của THTP. Thông qua việc phân tích các dấu hiệu, các thuộc tính của THTP, tác giả đã đưa ra khái niệm: “THTP là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” [114, tr.60]. Các tác giả Phạm Văn Tỉnh, Lê Thế Tiệm và Phạm Tự Phả cũng đồng tình với quan điểm nhìn nhận THTP là hệ thống các tội phạm (nói chung). Chẳng hạn, Lê Thế Tiệm và Phạm Tự Phả viết: “Với tính cách là một hiện tượng xã hội - pháp lý, tình hình tội phạm hàm chứa trong nó tổ hợp các tội phạm và đối tượng gây ra các tội phạm ấy ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ - hành chính nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định” [95, tr.5]. Khác với quan điểm trên, tác giả Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng THTP là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm), đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định, chứ không phải là tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm [48, tr 252]. Ông cho rằng cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa tội phạm và THTP, đó là sự khác nhau giữa bản thân hiện tượng với trạng thái và xu thế vận động của hiện tượng đó, nên không thể đồng nhất 2 khái niệm này với nhau. Tác giả Nguyễn Xuân Yêm cũng coi THTP là trạng thái, xu thế vận động của hiện tượng tội phạm với định nghĩa: “Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định” [118, tr 24]. Trong bài: “Tọa đàm về một số thuật ngữ tội phạm học” đăng trên Tạp chí Luật học số 7/2009, tác giả Trần Hữu Tráng đã tổng thuật các quan điểm khác nhau của giới nghiên cứu về khái niệm THTP, phản ánh cách nhìn nhận dưới nhiều chiều cạnh, gợi mở tư duy sâu hơn, toàn diện hơn về các vấn đề cơ bản, cốt lõi của Tội phạm học [84, tr75-84]. Tuy còn những khác biệt trong cách hiểu về THTP, nhưng các tác giả đều thống nhất xác định THTP được biểu hiện qua các thông số (đặc điểm) về lượng và các thông số về chất của nó. Trong đó, yếu tố thực trạng (mức độ) và động thái (diễn biến) của THTP là những thông số (đặc điểm) về lượng, còn cơ cấu và tính chất của THTP là những thông số (đặc điểm) về chất của nó. 13
- Trong lý luận Tội phạm học, vấn đề “tội phạm rõ” và “tội phạm ẩn” chiếm vị trí quan trọng, được các tác giả tập trung luận giải. Chẳng hạn, trong bài: “Bàn về tội phạm rõ, tội phạm ẩn trong Tội phạm học” (2010), tác giả Dương Tuyết Miên cho rằng việc xác định tội phạm rõ phải dựa trên thông số về số vụ án xảy ra trên thực tế (chứ không phải là số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực tế) và chỉ khi làm như vậy mới phản ánh chính xác về thực trạng của THTP [65]. 1.2.1.2. Nghiên cứu lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm Nguyên nhân và điều kiện của THTP là một trong những nội dung nghiên cứu cốt lõi của Tội phạm học. Tác giả Trần Hữu Tráng cho rằng nguyên nhân của tội phạm là sự tác động qua lại giữa các yếu tố khách quan của môi trường sống với các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân con người [86, tr 43]. Theo tác giả Võ Khánh Vinh, nguyên nhân và điều kiện của THTP được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế - xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của THTP như là hậu quả của mình [114, tr.79]. Việc nghiên cứu nguyên nhân của tình hình tội phạm, có vị trí quan trọng trong lý luận Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Tác giả Trần Hữu Tráng viết: “…muốn làm giảm tội phạm, vấn đề quan trọng là phải phân tích làm rõ nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể xây dựng được hệ thống biện pháp phòng ngừa hữu hiệu góp phần làm hạn chế hoặc triệt tiêu các nguyên nhân này” [86, tr 43]. Tác giả Nguyễn Xuân Yêm cũng nhấn mạnh mọi sự giải thích không đúng, không khoa học bất kỳ nào về nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, sẽ dẫn đến sự sai lệch trong thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm [118, tr154]. Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, đa số tác giả khẳng định khi tìm hiểu về nó phải nghiên cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, cũng như sự tác động của nguyên nhân xã hội tới cá nhân, dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phát sinh tội phạm, vì tội phạm là hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội. Ngoài ra, cần tìm hiểu về tình huống cụ thể, bởi vì nhiều khi tình huống đóng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Trong nghiên cứu cơ chế hành vi phạm tội, việc xác định những yếu tố thúc đẩy một người trở thành nạn nhân của tội phạm có ý nghĩa rất lớn, nhưng đây là vấn đề còn 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
29 p | 270 | 59
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 206 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 66 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Người lao động cao tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện nay
183 p | 17 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 32 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
178 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 6 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
26 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn