intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

38
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÊ THỊ HẰNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÊ THỊ HẰNG ĐỀ TÀI XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9380102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Bùi Thị Đào 2. PGS.TS. Vũ Thư HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này../. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Hằng
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Thị Đào- người hướng dẫn 1 và PGS.TS Vũ Thư- người hướng dẫn 2. Luận án đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, tận tình và đầy tâm huyết của Cô, Thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Pháp luật hành chính nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, các Thầy Cô đã có những giúp đỡ, góp ý khoa học quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài của Luận án. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các Thầy/cô tại Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án này tại Nhà trường. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và các bạn bè, đồng nghiệp trong Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, nơi tôi đang công tác, đã có nhiều chia sẻ, động viên, giúp đỡ bản thân trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chồng và các con, mẹ, anh chị em gia đình hai bên nội, ngoại đã kiên trì, thầm lặng dành cho tôi thời gian, sự quan tâm, động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu!. Tác giả luận án Lê Thị Hằng
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 VPHC Vi phạm hành chính 2 XL Xử lý 3 XP Xử phạt 4 BVMT Bảo vệ môi trường 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 TN&MT Tài nguyên và môi trường 7 CCTHQĐ Cưỡng chế thi hành quyết định 8 PCTP Phòng chống tội phạm 9 VPPL Vi phạm pháp luật 10 ĐMT Đánh giá tác động môi trường 11 ĐMC Đánh giá tác động môi trường chiến lược 12 QLHCNN QLHCNN 13 ÔNMT Ô nhiễm môi trường 14 ÔNMTNT Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 3.1. Nguyên nhân của hình thức XLVPHC trong lĩnh vực BVMT không phù hợp 89 Bảng 3.2. Thực hiện thẩm quyền XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ...................... 110
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số vụ VPHC trong lĩnh vực BVMT từ năm 2012-2018 ................... 103 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nhóm hành vi VPHC phổ biến .............................................. 105 Biểu đồ 3.3. Đánh giá của công chức về nguyên nhân hạn chế của XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ...................................................................................................... 123
  8. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ....................................................... 3 2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3 3.1. Phương pháp luận ............................................................................................ 3 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................. 7 7. Kết cấu luận án ................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......................... 9 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án ................................................... 9 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................................... 25 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................................................. 31 2.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................. 31 2.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. ........................ 43 2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................................................................... 77
  9. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 83 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................................... 84 3.1. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................................................................... 84 3.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ............. 103 3.3. Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ... 110 3.4. Nguyên nhân kết quả đạt được và hạn chế của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................................. 122 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.......... 133 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .......................................................................................................... 133 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .......................................................................................................... 139 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ........................................................................................ 160 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 177 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ................................... 178 PHỤ LỤC
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Tăng cường hiệu quả đấu tranh đối với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một đất nước là một yêu cầu cấp thiết, vừa là mục tiêu và một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam diễn ra khá phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn bằng tội phạm hình sự nhưng với số lượng nhiều và ngày càng gia tăng, vi phạm hành chính đang gây tổn hại không nhỏ cho môi trường. Cũng cần khẳng định rằng, nếu đấu tranh với các vi phạm hành chính kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường càng tăng về số lượng và tính chất, ảnh hưởng khá lớn đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 của Đảng đã khẳng định "Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường,...” và “hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm”. Xử lý vi phạm hành chính là biện pháp pháp lý của Nhà nước có tác dụng to lớn trong đấu tranh với vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước ta đã chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và từng bước nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này trên thực tiễn. Trong đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,...được coi là hạt nhân cơ bản của hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  11. 2 Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho thấy còn bộc lộ nhiều thiếu sót, có không ít những quy định về vi phạm hành chính, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn chồng chéo, không phù hợp, gây khó khăn cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên thực tế [122, tr. 47]. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường, tích cực tham gia xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức chưa cao; chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; công tác phối hợp trong xử lý chưa chặt chẽ; phương tiện kỹ thuật phục vụ cho xử lý vi phạm hành chính chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; việc xử lý mới tập trung áp dụng hình thức xử phạt tiền, chưa quan tâm áp dụng hình thức khắc phục hậu quả, cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính nên đã làm giảm hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mặt khác, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước phải có trách nhiệm kiểm soát môi trường, mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều phải bị xử lý nghiêm minh để bảo đảm cho người dân được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm quyền lợi tự nhiên của con người nhằm góp phần phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này, Nhà nước phải hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên thực tế. Việc nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện về lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam là yêu cầu cấp thiết đối với nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Đó là lý do, tác giả lựa chọn vấn đề “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” để làm luận án tiến sỹ luật học.
  12. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ chính sau: - Phân tích lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như: khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét và phân tích các vấn đề. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về phát triển bền vững, xây dựng nhà nước pháp quyền; về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật để nghiên cứu. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận án sử dụng các loại phương pháp sau đây: - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đây là nhóm các phương pháp được sử dụng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài dưới góc độ luật học với phương pháp tiếp cận
  13. 4 hệ thống chuyên ngành như Luật Môi trường, Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Xã hội học pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính,...Những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành liên quan đến vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quan điểm, các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa học về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm đưa ra được giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp nghiên cứu này sẽ được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. - Phương pháp mô tả và phân tích thuần tuý quy phạm pháp luật chủ yếu được sử dụng trong quá trình làm rõ những quy định của pháp luật về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, các biện pháp chế tài, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lý, số liệu khi nghiên cứu tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu liên quan đề tài; tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam,...phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 1, Chương 3. - Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam và các nước trên thế giới; mức độ hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính và thực tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam,...Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1, Chương 3, Chương 4. - Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm tại chương 2, các nhận định về thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam tại Chương 3 và các quan điểm,
  14. 5 đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Chương 4 của luận án. - Phương pháp điều tra bằng ankét được sử dụng ở Chương 3 với hai mẫu điều tra xã hội học: 200 phiếu dùng cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; công chức ngành Tài nguyên và Môi trường, chiến sỹ cảnh sát phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; 200 phiếu dùng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, trong đó 100 phiếu dùng cho cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, 100 phiếu dùng cho người dân sống trong các địa bàn có vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Sử dụng phiếu điều tra xã hội học nhằm mục đích thu thập những cứ liệu phục vụ cho việc đánh giá đúng thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua. Sử dụng phần mềm SPSS Window 16.0 để xử lý số liệu thu được. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: hệ thống hóa, lý giải những vấn đề lý luận xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đánh giá thực trạng pháp luật mà chủ yếu là các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam; đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
  15. 6 - Phạm vi không gian: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam với việc khảo sát trực tiếp ở một số tỉnh, thành phố điển hình trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng. - Phạm vi thời gian: Luận án khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2012-2018. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Điểm mới nổi bật của luận án được khẳng định, đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học Luật hành chính nước ta đã đề cập khá toàn diện và có hệ thống về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt nam. Luận án có những đóng góp mới sau: - Xây dựng khái niệm về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và làm rõ những đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phân tích, góp phần làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như cơ sở, thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử lý, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phân tích sâu sắc hơn và đánh giá một cách toàn diện những thành tựu, hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt nam. Từ đó, rút ra nguyên nhân hạn chế của vấn đề. - Xây dựng luận cứ về quan điểm và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Đề xuất sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐCP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bổ sung thêm đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính và
  16. 7 hành vi vi phạm hành chính; tăng mức phạt tiền đối với những hành vi có mục đích lợi nhuận; tăng thẩm quyền cho các chủ thể trực tiếp thực thi công vụ; nâng cao nhận thức của người dân về tham gia xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đổi mới tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực cho đội ngũ chủ thể xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam là công trình nghiên cứu quy mô, mới, từ góc độ khoa học pháp lý, trên cơ sở các quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan. Luận án nghiên cứu làm rõ các vấn đề từ lý luận, pháp lý đến thực tiễn về quá trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,...Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam, đối chiếu pháp luật hiện hành với pháp luật một số nước trên thế giới để phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, bất cập. Từ đó, đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo tốt các cơ quan lập pháp, lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Luận án có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo cao học, đại học, cao đẳng chuyên ngành luật. Luận án cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan thực tiễn trong quá trình thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  17. 8 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Chương 2. Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Chương 3. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành ở Việt Nam Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
  18. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu này, nghiên cứu sinh tổng hợp tình hình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề sau: 1.1.1. Các nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường, bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.1.1.1. Các nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường, bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Môi trường có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người và sinh vật. Bảo vệ môi trường bằng các biện pháp khác nhau là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Do vậy, việc tổng quan các công trình nghiên cứu về môi trường, bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ tạo cơ sở nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Về môi trường và bảo vệ môi trường nói chung đã được nhiều công trình ở trong nước như [108] [113] [65] [49] [64] [96] [2] [119] [120] và nước ngoài [135] [136] [140] [144] nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau từ lý luận đến thực tiễn. Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, (2002): “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [120. Tr.618]. Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người"[127].
  19. 10 Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, quan điểm được ghi trong Giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học Luật Hà Nội hiểu “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [113, tr.9],… Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, tình trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa sự sinh tồn và phát triển của con người và sinh vật. Do vậy, bảo vệ môi trường ở các cấp độ cá nhân, cộng đồng, địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại. Theo kết quả Nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, Việt Nam nằm trong số 49 quốc gia có chất lượng môi trường thấp nhất [38]. Vấn đề BVMT đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà khoa học trên thế giới, các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới, Chương trình môi trường Liên hợp quốc,...đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc tài trợ cho nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề cụ thể của BVMT. Dưới góc độ pháp lý thì“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” [83, Điều 1]. Theo đó, BVMT không phải chỉ là hoạt động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường mà còn là hoạt động khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, hướng đến mục tiêu gìn giữ môi trường trong lành, sạch đẹp. BVMT phải được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau, trong đó các biện pháp pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Môi trường bị hủy hoại chủ yếu do sự phá hoại của con người, chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây tổn hại cho môi trường. Vì vậy, muốn BVMT trước hết phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các qui phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc BVMT. Các biện pháp pháp lý cơ bản được Nhà nước sử dụng để BVMT là qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức BVMT; ban
  20. 11 hành các tiêu chuẩn về BVMT; quy định các chế tài hình sự, dân sự, hành chính để xử lý đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thông qua các qui định về các biện pháp chế tài pháp lý này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy hiểm khỏi xã hội hoặc áp dụng những hậu quả vật chất, tinh thần tương ứng tỏ ra là biện pháp pháp lý hữu hiệu để buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường [113, tr.28] [70] [101] [67]. Xử lý vi phạm pháp luật là một dạng hoạt động của Nhà nước trong BVMT, đó là việc nhà nước (qua các cơ quan nhà nước) áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm nghĩa vụ pháp lý về BVMT phải chịu hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần tương ứng với vi phạm pháp luật đã thực hiện. Các biện pháp cưỡng chế đa dạng ngoài cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù,…còn sử dụng biện pháp đặc thù như: buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp BVMT cần thiết; cấm hoạt động; buộc di dời cơ sở,…[115, tr.73]. Xử lý vi phạm pháp luật về BVMT vừa được thực hiện theo hình thức chung của áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử lý vi phạm pháp luật nói chung, vừa bảo đảm tính chất của cưỡng chế trong một lĩnh vực chuyên ngành. Cơ sở của xử lý vi phạm pháp luật về BVMT là vi phạm pháp luật môi trường. Theo quan điểm của Trần Quốc Tỏ, Luận án tiến sỹ: Phòng ngừa vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì “Vi phạm pháp luật môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được pháp luật qui định do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội liên quan đến BVMT [104, tr.26]. Đặc điểm của vi phạm pháp luật về BVMT đều là hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập để BVMT; VPPL là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với quy định của pháp luật BVMT, được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động; hành vi VPPL về môi trường phải có lỗi; chủ thể thực hiện hành vi phải là cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật [104, tr. 25]. Nội dung của XLVPPL trong lĩnh vực BVMT bao gồm xử lý hành chính, hình sự, dân sự đối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2