![](images/graphics/blank.gif)
Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế: Giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng tòa án ở việt nam hiện nay
lượt xem 13
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế: Giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng tòa án ở việt nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------ NGUYỄN HỮU HƯNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------ NGUYỄN HỮU HƯNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI NGUYÊN KHÁNH Hà Nội, năm 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, thông tin được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bố. Những kết luận khoa học trong luận án là mới chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Người cam đoan Nguyễn Hữu Hưng
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Bùi Nguyên Khánh, người Thầy tâm huyết, đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu, học tập, dành thời gian quý báu để trao đổi, định hướng, cũng như động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận án tiến sĩ này. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô tại trường ĐH Kinh tế Luật tp. Hồ Chí Minh, ĐH Luật tp. Hồ Chí Minh, các đồng nghiệp tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hỗ trợ tìm kiếm tài liệu tôi hoàn thành luận án tiến sĩ này. Tôi vô cùng biết ơn người thân, bạn bè và đồng nghiệp luôn sát cánh bên tôi, động viên tôi để tôi duy trì nghị lực, luôn cảm thông và chia sẻ về thời gian, sức khỏe và các nguồn lực khác trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận án.
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 8 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .............. 19 1.3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................... 21 Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BẰNG TÒA ÁN ............................................................................. 26 2.1. Lý luận về tranh chấp trong công ty cổ phần ............................................ 26 2.2. Lý luận về giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án ............ 43 Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 70 3.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 71 3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần tại Tòa án ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 100 Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 127 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM ........................................................................... 129 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án ở Việt Nam ............................................................... 129 4.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án ở Việt Nam ...................................................... 132 Kết luận Chương 4 ................................................................................................ 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ....................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 150 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Công ty cổ phần CTCP Luật Doanh nghiệp LDN Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS Tố tụng dân sự TTDS Luật sở hữu trí tuệ LSHTT Bộ luật Dân sự BLDS Tòa án nhân dân TAND Tòa án nhân dân cấp cao TANDCC Tòa án nhân dân tối cao TANDTC Người quản lý công ty NQLCT Hội đồng quản trị HĐQT Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ Ban kiểm soát BKS Kinh doanh thương mại KDTM Trọng tài thương mại TTTM Quy phạm pháp luật QPPL Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp GCNĐKDN Điều lệ công ty ĐLCT
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Trong đó, công ty cổ phần với những ưu điểm về vốn, quản lý và tính linh hoạt là một trong những kênh quan trọng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế phát triển. Là một hiện tượng mang tính tất yếu của bất kỳ quan hệ xã hội nào, tranh chấp là hệ quả không mong muốn nhưng không thể nào tránh khỏi trong quá trình các cổ đông thỏa thuận thành lập, vận hành và chấm dứt hoạt động của công ty cổ phần. Là một quốc gia đang phát triển trong giai đoạn chuyển giao giữa nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về doanh nghiệp nói riêng dù đã có những bước tiến vượt bậc nhưng còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với hệ thống quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp trong CTCP. Nhìn vào số liệu chỉ số thuận lợi kinh doanh được đánh giá bởi Ngân hàng thế giới trong Báo cáo Doing Business, có thể thấy trong những năm qua, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung [148]. Để duy trì các chỉ số trên, bên cạnh các chính sách ưu đãi đầu tư mang tính vĩ mô, Việt Nam cần quan tâm cải thiện các quy định liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thương mại… Trong năm qua, Việt Nam đã có bước đột phá trong việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là những đạo luật quan trọng liên quan đến hoạt động giải quyết tranh chấp trong công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng, được đánh giá là có nhiều điểm tiến bộ, bảo đảm cân bằng lợi ích của nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước, cân bằng giữa lợi ích của cổ đông thiểu số trong công ty và đảm bảo hoạt động bình thường, thông suốt của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các văn 1
- bản này còn tồn tại nhiều thiếu sót cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp. Các khái niệm về nghĩa vụ trung thành, cẩn trọng của NQLCT được du nhập từ pháp luật các quốc gia phương tây chưa đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần. Các nghĩa vụ của NQLCT được quy định trong các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng và một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhưng các quy định này mới chủ yếu dừng ở việc đặt tên các nghĩa vụ, chưa có những nội dung cụ thể nên tính khả thi không cao. Việt Nam chưa có hệ thống các quy định, hướng dẫn và án lệ trong giải quyết các tranh chấp trong công ty cổ phần liên quan đến vấn đề này [147]. Bên cạnh đó, nguyên tắc đối xử công bằng giữa các cổ đông là một thực tế thường xuyên bị vi phạm trong công ty cổ phần nhưng chưa có cơ chế thỏa đáng để giải quyết [54]. Một số thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với công ty nói chung được giao cho Tòa án nhưng hiện nay còn bỏ ngõ và rất ít vụ án được giải quyết do nhiều tòa án vẫn còn lúng túng trong thủ tục thụ lý. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu chuyên sâu về giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án ở Việt Nam mang tính bức thiết, cần được tiếp cận dưới góc độ pháp luật công ty, pháp luật tố tụng dân sự để đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hướng đến giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xét xử các vụ án tranh chấp trong CTCP. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất các phương hướng, giải 2
- pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau: - Nghiên cứu đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài để rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án từ khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án, pháp luật áp dụng và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án; - Phân tích thực trạng từng bộ phận pháp luật giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án bao gồm pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng. Trong quá trình nghiên cứu, luận án tham khảo kinh nghiệm của pháp luật một số nước trên thế giới về giải quyết tranh chấp. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án (thông qua các bản án giải quyết tranh chấp trong CTCP của tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và các quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC do tác giả sưu tập thông qua phương tiện thông tin đại chúng và nhiều nguồn khác) liên quan đến những nội dung cơ bản trong giải quyết tranh chấp và áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với tính chất của luận án tiến sĩ luật học, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần thông thường và thực tiễn áp dụng tại Tòa án các cấp. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước 3
- trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, và Trung Quốc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, để gợi mở, tiếp thu, đề xuất giải pháp trong hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp CTCP ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài, tác giả nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các văn bản pháp luật có liên quan và thực tiễn giải quyết tranh chấp theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án nhân dân các cấp thông qua hệ thống pháp luật thực định và các bản án, quyết định giám đốc thẩm do tác giả thu thập qua nhiều nguồn khác nhau trong đó có nhiều bản án được đăng tải trên https://congbobanan.toaan.gov.vn/ 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án 4.1 Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác Lê-nin (khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, thực tiễn); tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước về hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch; các chính sách cải cách pháp luật, đổi mới, hội nhập trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu dự kiến được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp dự báo qua những tài liệu thứ cấp. Phương pháp phân tích xã hội - luật (socio- legal method), phân tích án lệ được các tác giả nước ngoài sử dụng trong các nghiên cứu có liên quan cũng sẽ được tác giả tìm hiểu, tiếp cận và vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4
- Để giải quyết nhiệm vụ và nghiên cứu đặt ra trong từng chương của đề tài, những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sẽ được tác giả áp dụng như sau: - Các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp luật học so sánh (so sánh đương đại), phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng chủ yếu trong chương 2 nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ cổ đông trong CTCP, các loại hình tranh chấp trong CTCP và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp sẽ được sử dụng để nghiên cứu các báo cáo, các bản án để nhằm đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án tại Việt Nam. Phương pháp tiếp cận liên ngành (lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế) cũng được sử dụng để đánh giá những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án tại Việt Nam tại chương 3. - Phương pháp phân tích và dự báo khoa học, phương pháp tiếp cận liên ngành được sử dụng chủ yếu trong việc xác định quan điểm, mục tiêu, đề xuất giải pháp hoàn thiện và khuyến nghị mô hình pháp luật về giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng tòa án tại chương 4. Bên cạnh đó phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích xã hội – pháp luật được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu này cũng những kết quả nghiên cứu thu được cũng được tác giả kế thừa, phát triển trong quá trình giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đặc biệt trong việc khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật đối với giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng tòa án tại Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết về giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần. Từ đó, Luận án xác định pháp luật liên quan 5
- đến giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án bao gồm 2 nhóm quy phạm: (1) Nhóm quy phạm xác định nội dung giải quyết tranh chấp; (2) Nhóm quy phạm quy định thủ tục tố tụng trong giải quyết tranh chấp. Thứ hai, luận án phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án ở Việt Nam hiện nay, trong đó chú trọng phân tích những hạn chế, thiếu sót trong quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp. Thứ ba, luận án phân tích những sai sót của hệ thống Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật nội dung và tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp trong công ty cổ phần. Thứ tư, luận án tham khảo các quy định về giải quyết tranh chấp công ty của một số quốc gia làm cơ sở kiến nghị hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam. Thứ năm, luận án đề ra những định hướng và giải pháp cụ thể để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong CTCP ở Tòa án hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và cập nhật về giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án. Với phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học, luận án góp phần hình thành luận cứ, tư duy đầy đủ về giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Những hạn chế, bất cấp trong thực tiễn giải quyết tranh chấp trong CTCP qua phân tích các bản án cụ thể đã được giải quyết tại Tòa án nhân dân các cấp (cụ thể là thông qua việc giải thích và áp dụng pháp luật nội dung và tố tụng, việc hủy sửa các bản án của cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm) có tính điển hình cao và là các bài học quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng Tòa án. 6
- Luận án có giá trị tham khảo trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo có chuyên môn liên quan đến đề tài. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2. Những vấn đề lý luận về tranh chấp trong công ty cổ phần và giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án Chương 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong CTCP bằng tòa án ở Việt Nam hiện nay. Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng tòa án ở Việt Nam 7
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận về giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án Các nghiên cứu về tranh chấp trong CTCP không phải là vấn đề mới bởi đây là vấn đề không thể thiếu trong quản trị công ty. CTCP càng phát triển đa dạng về số lượng và chủng loại thì tất yếu các tranh chấp càng xuất hiện nhiều, phong phú về loại hình và phức tạp về tính chất. Vấn đề giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với công ty hay giữa các cổ đông với nhau cũng thu hút sự nghiên cứu của giới luật học bởi đây chính là chìa khóa để giải quyết các mối quan hệ và hài hòa các quan hệ về lợi ích giữa các nhà đầu tư, người quản lý doanh nghiệp, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Ở cấp độ thạc sỹ có thể kể đến một số nghiên cứu sau: Trương Thị Mỹ Hạnh (2010), Tranh chấp nội bộ và giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay [48]; Lê Đình Ứng, Tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty ở Việt Nam, Viện Nhà nước Pháp luật [128]; Nguyễn Thị Mai Hoa (2010), Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam [65]. Ở cấp độ tiến sỹ có thể kể đến các nghiên cứu sau: Trần Trí Trung (2015), Tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, giữa thành viên với công ty theo pháp luật Việt Nam hiện nay [107], Nguyễn Thị Thu Hương (2014), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong Công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay [74]. Các công trình đã tổng hợp, phân tích và đưa ra các khái niệm về giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần, các nguyên tắc trong quản trị công ty, các tiêu chí phân loại tranh chấp trong công ty, nguyên nhân dẫn đến các xung đột lợi ích trong công ty cổ phần, hệ thống hóa các nguyên tắc và phương thức giải quyết tranh chấp, làm rõ bản chất của 8
- khái niệm giải quyết tranh chấp; đồng thời khái quát thực trạng tranh chấp trong công ty cổ phần hiện nay theo đối tượng tranh chấp, nội dung tranh chấp, quy mô và tính chất tranh chấp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu sâu và kết nối giữa quy định pháp luật với thực tế áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp trong CTCP tại Tòa án. Bên cạnh đó, sự ra đời của LDN 2020 cộng với quá trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ (đánh dấu bằng việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN, ASEM, APEC và WTO), cho thấy nhu cầu tất yếu và cấp bách cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp CTCP. Dù vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về giải quyết tranh chấp trong CTCP ở cấp độ tiến sỹ. Đồng thời, chưa có công trình nào chú trọng nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, tìm hiểu từ góc độ lý luận đến thực tiễn và giải pháp các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp CTCP. Liên quan đến vấn đề quản trị công ty, đầu tiên phải kể đến là những lý thuyết pháp lý về quản trị CTCP hiện đại đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước với những công trình nghiên cứu của Berler và Means. Mặc dù vậy, không có một định nghĩa duy nhất về quản trị công ty có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về quản trị công ty hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào các tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý. Các nghiên cứu điển hình cho vấn đề này có thể kể đến như: John Farrar (2005), Corporate Governance: Theories, Principles, and Practice, Oxford University Press [137]; Rechner.P và Dalton.D, CEO Duality and Organisational Performance: Longitudinal Study”, Strategic Management Journal, 12 (1991) [141]; Patra.ST, The Effects of Corporate Governance on the Informativeness of Earnings, Economics of Governanace (2007) [138];… Những lý thuyết này là cơ sở để luận án định hình và đi sâu 9
- phân tích các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cổ đông, đối tượng tranh chấp trong CTCP. Liên quan đến quyền cổ đông và tranh chấp về quyền cổ đông trong công ty cổ phần, trong nghiên cứu “Shareholder inspection rights”, tác giả William T. Blackburn đã tập trung phân tích bản chất, quy định pháp luật và những án lệ liên quan đến quyền giám sát của cổ đông đối với hoạt động của công ty từ đó đưa ra định hướng trong việc xây dựng các nguyên tắc đảm bảo quyền giám sát của cổ đông trong CTCP [147]. Tác giả Benjamin Means trong nghiên cứu “A contractual approach to shareholder oppression law” nghiên cứu các quy định về quyền khởi kiện của cổ đông đối với những vi phạm đối xử bất bình đẳng giữa cổ đông thiểu số và đa số trên cơ sở lý thuyết thỏa thuận hợp đồng trong công ty. Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề cổ đông thiếu số thường gặp phải do việc đối xử bất bình đẳng từ cổ đông đa số và cách thức Tòa án Anh – Mỹ tiếp cận đối với các vấn đề này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bảo vệ cổ đông thiểu số nếu chỉ dựa trên các quy định pháp luật là chưa đủ bởi tranh chấp trong công ty tồn tại đan xen giữa các mối quan hệ gia đình – bạn bè, các định kiến xã hội, các tác động kinh tế nên việc bảo vệ cổ đông thiếu số phải được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau [131]. Trong nghiên cứu “Shareholder meetings, voting rights and proxy solicitation”, tác giả Charles S. Crompton tập trung vào phân tích bản chất, quy định của pháp luật và những vi phạm của công ty trong việc bảo vệ quyền của cổ đông trong việc yêu cầu họp ĐHĐCĐ, quyền bỏ phiếu bầu các chức danh quản lý và quyết định các vấn đề quan trọng của công ty, kể cả trong trường hợp họ không có khả năng thực hiện quyền một cách trực tiếp mà phải thông qua ủy quyền [132]. Liên quan đến bảo vệ quyền cổ đông thiểu số, tác giả Virginie Leroy trong bài viết “Shareholder Rights in France and the UK in a European perpective” được đăng trên tạp chi European Business Law Review (Volume 18, 2007) đã phân tích và so sánh một cách hoàn chỉnh 10
- những điểm ưu và khuyết trong các quy định của 02 hệ thống pháp luật này liên quan đến quyền của cổ đông như quyền được đối xử công bằng, quyền tham dự đại hội cổ đồng và quyết định các vấn đề của công ty, quyền thông tin, quyền được hỏi và đưa các vấn đề thảo luận trong đại hội cổ đông và quyền khởi kiện (trong đó có khởi kiện phái sinh – quyền khởi kiện của cổ đông nhân danh công ty khởi kiện NQLCT). Ngoài ra, thông qua tổng hợp án lệ, bài viết cũng tập hợp các căn cứ của tòa án 02 quốc gia này trong việc xác định các hành vi liên quan đến vi phạm về đối xử không công bằng giữa các cổ đông [146]. Trong nghiên cứu “Minority shareholders protection in shareholding companies: A comparison between Vietnamese Enterprises Law and the United Kingdom Company Law”, tác giả Nguyễn Hoàng Thùy Trang (Trang Nguyen Hoang Thuy) cho rằng so với pháp luật vương quốc Anh, luật doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh việc thiếu các cơ chế để cổ đông thực thi quyền hợp pháp của mình, chưa trang bị cho cổ đông quyền khởi kiện giám đốc, NQLCT trong trường hợp họ vi phạm nghĩa vụ đối với công ty và gây tổn hại cho cổ đông [142]. Nghiên cứu “Directors’ powers and duties in Vietnam” của Jeremy Seymour Pearce cho rằng Việt Nam cần nghiên cứu sửa đổi pháp luật doanh nghiệp sao cho tương đồng với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trên cơ sở bảo vệ tốt cổ đông thiểu số, trong đó bao gồm việc đổi mới hệ thống giải quyết tranh chấp, tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế và tăng cường cơ chế hỗ trợ cổ đông trong việc khởi kiện đòi quyền lợi chính đáng của mình [143]. Liên quan đến quyền khởi kiện của cổ đông đối với những hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của công ty của NQLCT, công trình “The Derivative Action in Asia: A Comparative and Functional Approach”tập hợp bởi nhóm tác giả Dan W. Puchniak, Harald Baum, Michael Ewing-Chow, do nhà xuất bản Cambridge University Press được xuất bản lần đầu năm 2012 là tập hợp các nghiên cứu của các học giả trên thế giới về chức năng, nguồn gốc và thực 11
- tiễn áp dụng của quyền khởi kiện phái sinh và phân tích các quy định về quyền khởi kiện phái sinh như điều kiện nộp đơn, quá trình thẩm tra, hậu quả pháp lý… tại các quốc gia Châu Á, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Các nghiên cứu này cho phép đánh giá quy định pháp luật về quyền khởi kiện phái sinh ở các quốc gia Châu Á so với pháp luật các quốc gia phương Tây như Pháp, Đức, Anh, Mỹ ... và các học thuyết quản trị công ty hiện đang tồn tại trong khoa học pháp lý. Bên cạnh đó, công trình này cung cấp nền tảng hiểu biết cơ bản về quyền khởi kiện phái sinh dựa trên nền tảng quy định pháp luật của các quốc gia Châu Á, cho phép người đọc tiếp cận với quyền tự bảo vệ của cổ đông thiểu số thông qua khởi kiện phái sinh của một số nền kinh tế lớn và đánh giá lại việc quy định quyền này trong phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra những quan điểm về xu hướng phát triển của quyền khởi kiện phái sinh trong pháp luật của các quốc gia Châu Á, tiệm cận dần đến quyền được bảo vệ của cổ đông thiểu số được ghi nhận trong bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD [134]. Ngoài ra, quyền khởi kiện phái sinh cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Tác giả Ann M.Scarlett trong nghiên cứu “Imitation or Improvement? The evolution of shareholder derivative litigation in the United States, United Kingdom, Canada, and Australia” đã phân tích những quy định và quan điểm của giới nghiên cứu về chế định khởi kiện phái sinh của các nước Mỹ, Anh, Canada và Úc. Nghiên cứu đã cho thấy một góc nhìn đa chiều, đa phương diện trên các khía cạnh lợi ích tài chính, thủ tục pháp lý, chi phí tố tụng trong quy định về khởi kiện phái sinh của các quốc gia. Tác giả cho rằng khởi kiện phái sinh là công cụ tốt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện ngay cả đối với các quốc gia đã có lịch sử ứng dụng chế định này trong thực tiễn [130]. Nghiên cứu về chế định kiện phái sinh tại Trung Quốc, có thể kể đến các nghiên cứu sau: James Kirkbride, Steve Letza và Clive 12
- Smallman, “Minority shareholders and Corporate governance: Reflections on the derivative action in the UK, the USA and in China”, 28 Ariz. J. Int'l & Comp. L. 569 2011; Zhong Zhang, “The shareholder derivative action and good corporate governance in China: Why the excitement is actually for nothing”, Pacific Basin Law Journal, Vol. 28:174, 28 UCLA Pac.Basin L.J 174 2010-2011. Các nghiên cứu này cho rằng sự phát triển của chế định khởi kiện phái sinh là tất yếu và cần được hoàn thiện trên cơ sở cân bằng giữa việc bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số và phát huy được vai trò, tính năng động, tự chủ của NQLCT nhằm tránh tình trạng lạm dụng khiếu kiện, gây ảnh hưởng đến uy tín, công việc kinh doanh của công ty. Qua phân tích, so sánh Luật Công ty năm 2005 của Trung Quốc và thực tiễn áp dụng các quy định khởi kiện phái sinh, tác giả cho rằng việc yêu cầu cổ đông được phép khởi kiện phải sinh phải nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định (ở Trung quốc là 1%) là một hạn chế lớn. Chi phí khởi kiện cao cùng với việc những lợi ích của việc khởi kiện thường thuộc về công ty nên không tạo động lực thúc đẩy người khởi kiện. Bên cạnh đó, hệ thống tư pháp cần phải được cải tiến như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho thẩm phán thì mới có thể giải quyết tốt những vụ kiện phái sinh. Trong bài viết “Transplantation of Derivative Actions to Vietnam – Tip-offs from absence of academic debate”, tác giả Quánh Thúy Quỳnh (Quynh Thuy, Quach) cho rằng việc du nhập chế định khởi kiện phái sinh tại Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại. thứ nhất, đây là một cải cách từ trên xuống nhưng chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu thực tế cả về khía cạnh cổ đông cũng như trong giới nghiên cứu. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia theo hệ thống dân luật, pháp luật vốn rất khác với các nước theo hệ thống thông luật vốn là quê hương của chế định khởi kiện phái sinh. Cuối cùng, việc khởi kiện ra các cơ quan tài phán đối với các tranh chấp dân sự, KDTM nói chung nói chung, kể cả đối với những lợi ích trực tiếp (khởi kiện phái sinh là xuất phát từ lợi 13
- ích gián tiếp), không phải là phương thức giải quyết được ưa chuộng trong thực tiễn tại Việt Nam [158]. Nhìn chung, các nghiên cứu lý luận về giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần chủ yếu tập trung nghiên cứu riêng lẻ về - Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án Liên quan đến thẩm quyền và phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án nói chung, có thể kể đến một số nghiên cứu sau: Đào Văn Hội (2003), Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội [67]; Lê Quốc Hùng (2004), Thương lượng như thế nào để giải quyết tranh chấp có hiệu quả?, Tạp chí Thương mại (Số 35/2004) [69]; Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội [73]; Đặng Thị Bích Liễu (1998), Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội [76]; Dương Nguyệt Nga (2007), “Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật Việt Nam trong điều kiện kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 16/2007) [80]; Phan Chí Hiếu (2006), “Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước & pháp luật (tháng 12/2006) [62]; Nguyễn Văn Tiến, Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước Pháp luật [104]; Nguyễn Thị Hoài Phương, Pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM bằng tài phán ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010 [92]. Các nghiên cứu trên tập trung phân tích những hạn chế, bất cập trong cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của hệ thống tòa án và những ảnh hưởng của chúng đến việc giải quyết các tranh chấp KDTM nói chung, trong đó có tranh chấp trong CTCP. Từ đó, các nghiên cứu đã chỉ ra những giải pháp khắc phục như 14
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p |
650 |
179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
190 p |
388 |
126
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
12 p |
522 |
80
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
188 p |
174 |
30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p |
77 |
18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
197 p |
41 |
17
-
Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị hợp tác xã
186 p |
49 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
29 p |
151 |
16
-
Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay
182 p |
39 |
14
-
Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về doanh nghiệp đấu giá tài sản
284 p |
29 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Vi phạm hợp đồng hiệu quả
179 p |
72 |
11
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p |
52 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam
254 p |
17 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về quản lý đất rừng phòng hộ từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
187 p |
17 |
9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật: Pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam
28 p |
16 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế: Quy chế pháp lý về doanh nghiệp đấu giá tài sản
36 p |
22 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p |
16 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
26 p |
13 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)