Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam" nhằm nhận diện đầy đủ nội dung của lý luận về vật quyền; sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam; Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản để tiếp thu tối đa giá trị, tinh hoa của lý luận về vật quyền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ HOÀNG THANH LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2022
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ HOÀNG THANH LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐINH TRUNG TỤNG 2. TS. ĐẶNG VŨ HUÂN HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lê Thị Hoàng Thanh
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................. 7 1.2. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................... 20 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN TRONG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ.................................................................................................. 25 2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên tắc của vật quyền trong pháp luật dân sự ..................................................................................... 25 2.2. Nội dung của vật quyền trong pháp luật dân sự ...................................... 39 2.3. Vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, kinh nghiệm các nước và bài học đối với Việt Nam ........................................................................................................ 64 Chương 3: SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN TRONG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM .............. 87 3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 87 3.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân .............................................. 111 Chương 4: KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN TRONG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ............................................................................. 150 4.1. Bối cảnh và định hướng của việc tiếp tục vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam ............... 150 4.2. Các giải pháp tiếp tục vận dụng lý luận vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự ................................................... 160
- KẾT LUẬN .................................................................................................. 181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................. 183 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 185
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự QPPL : Quy phạm pháp luật UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa KTTT : Kinh tế thị trường
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Chỉ số quyền sở hữu tài sản của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonessia và Malayssia giai đoạn 1995-2020 .............................................151 Biểu đồ 4.2: Chỉ số quyền sở hữu tài sản năm 2019 theo WEF .............................152 Biểu đồ 4.3: Bảng thứ hạng các quốc gia về chỉ số quyền sở hữu từ 2015- 2019 theo WEF .......................................................................................................152 Bảng 4.1: Bảng điểm về chỉ số quyền sở hữu của các quốc gia từ 2015 đến 2019 theo WEF .......................................................................................................152
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật mỗi một quốc gia, trong đó có hệ thống pháp luật dân sự các chuyên gia, nhà lập pháp luôn quan tâm tìm hiểu tư tưởng, lý luận, học thuyết về nhà nước và pháp luật. Việc lựa chọn, tiếp thu, học hỏi, vận dụng các lý luận kinh điển về nhà nước và pháp luật làm cơ sở, nền tảng để xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể. Vật quyền là một phạm trù cơ bản của lý luận pháp luật dân sự, triết lý về vật quyền từ lâu đã được các học giả nghiên cứu, hình thành hệ thống các luận điểm có tính định hướng trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự, có vai trò giúp các nhà lập pháp thiết kế các chế định về sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Việc vận dụng lý luận về vật quyền mang lại những lợi ích to lớn cho hệ thống pháp luật, từ phương diện bảo đảm tính trong sáng, logic trong cấu trúc lập pháp, đến việc thiết kế nội dung các quy phạm, bảo đảm hiệu quả thực thi và được nhiều quốc gia trong hệ thống pháp luật thành văn như Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc áp dụng. Ở nước ta, quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự đã có sự nghiên cứu, xem xét, tiếp cận một cách nhất định các nguyên lý về vật quyền (Ở mức độ nhất định, phần 2 về tài sản và quyền sở hữu tại BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 của nước ta được coi là chứa đựng một số nội dung của vật quyền). Bộ luật Dân sự hiện hành đã có bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận thông lệ chung của pháp luật dân sự các nước trên thế giới (Như: thiết kế lại nội dung chế định quyền sở hữu (hoàn thiện quy định về các hình thức sở hữu; sắp xếp các quy định về quyền chiếm hữu với tính chất là tình trạng pháp lý thành một mục ngoài nội dung của quyền sở hữu); hoàn thiện, bổ sung quy định về quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản (hoàn thiện quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, chính thức ghi nhận quyền hưởng dụng, bổ sung quy định về quyền bề mặt; bổ sung vật quyền bảo đảm gồm quyền cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu, bổ sung quyền quyền truy đòi tài sản của bên nhận bảo đảm...). Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển chế định về quyền đối với tài sản ở nước ta xuất phát chủ yếu từ nhu cầu của thực tiễn đời sống xã hội trong khi nền tảng lý luận khoa học còn có những điểm chưa hoàn toàn theo kịp, trong đó phải kể tới việc nắm vững lý luận về vật quyền. Cho đến nay, ở nước ta, nhiều tài liệu nghiên cứu đã đề cập, giới thiệu sơ
- 2 lược về lý thuyết vật quyền nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu nhận diện một cách đầy đủ, toàn diện lý thuyết này cũng như đánh giá mức độ tiếp thu của hệ thống pháp luật trong nước. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự của nước ta thời gian qua đã cho thấy, việc tiếp thu lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật dân sự ở nước ta còn có một số điểm hạn chế như: (1) việc ghi nhận các vật quyền hạn chế trong hệ thống pháp luật dân sự hiện hành còn ít (BLDS năm 2015 mới chỉ dừng lại việc ghi nhận chính thức 3 loại vật quyền khác là địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt), một số vật quyền hạn chế như quyền thuê đất dài hạn, quyền ưu tiên… chưa được nghiên cứu và đề cập đến; (2) còn tồn tại những "khoảng trống" trong cơ chế pháp lý điều chỉnh quan hệ phát sinh; chưa đảm bảo các tài sản được khai thác tối đa và phát huy giá trị trong nền kinh tế; (3) việc bóc tách các tầng lớp quyền đối với tài sản chưa được nghiên cứu làm rõ, như mối quan hệ của chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu trong bối cảnh các chủ thể này đều có vật quyền đối với một tài sản; tính chất pháp lý, phạm vi quyền (về không gian, thời gian, giới hạn) của các chủ thể cùng có vật quyền trên cùng một tài sản. Ở góc độ nghiên cứu, việc nhận diện nội dung lý luận về vật quyền, đánh giá mức độ ứng dụng và khả năng ứng dụng ở mức độ sâu sắc hơn trong hệ thống pháp luật nước ta là điều hết sức cần thiết để đưa pháp luật nước ta tiếp cận gần hơn với nguyên lý cơ bản của khoa học pháp lý, góp phần hoàn thiện quy định về quyền đối với tài sản minh bạch, rõ ràng, khai thác giá trị tài sản trong nền KTTT ở nước ta. Với mong muốn nghiên cứu nền tảng lý luận về vật quyền nhằm góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật dân sự ở nước ta, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam" làm chủ đề nghiên cứu ở bậc đào tạo tiến sĩ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện đầy đủ nội dung của lý luận về vật quyền; sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. - Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản để tiếp thu tối đa giá trị, tinh hoa của lý luận về vật quyền.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của Luận án là đi sâu nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: - Phân tích để làm rõ và hệ thống một cách tổng thể lý luận về vật quyền (khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên tắc, nội dung vật quyền) trong các học thuyết về vật quyền và trong hệ thống pháp luật dân sự của các nước. - Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về việc xây dựng chế định vât quyền trong pháp luật dân sự các nước, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Đánh giá sự vận dụng lý luận về vât quyền trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam thông qua phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, chỉ ra được những kết quả, hạn chế của thực trạng pháp luật về vật quyền ở Việt Nam hiện nay. -Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam từ góc độ lý luận về vật quyền. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các nội dung cơ bản của lý luận về vật quyền dưới góc độ nghiên cứu lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật và sự vận dụng, tiếp thu trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của chủ đề nghiên cứu và dung lượng của Luận án, tác giả Luận án xác định phạm vi nghiên cứu như sau: - Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản hiện tại đang có hiệu lực tại Việt Nam. Tương tự, việc nghiên cứu pháp luật các nước cũng đề cập đến chế định vật quyền hiện hành của các nước. Luận án có đề cập đến chế định vật quyền trong pháp luật La Mã cổ đại với tính chất là cơ sở của các vấn đề nghiên cứu lý luận. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam và một số quốc gia tiêu biểu theo hệ thống pháp luật thành văn gồm Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Do điều kiện về dung lượng của Luận án, khả năng tiếp cận tài liệu nên Luận án chưa có điều kiện nghiên cứu sâu pháp luật các nước theo hệ thống pháp luật án lệ.
- 4 - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của lý luận về vật quyền (khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của vật quyền, nội dung các loại vật quyền); đánh giá sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật dân sự ở nước ta và kiến nghị hoàn thiện trong thời gian tới. Những nội dung nghiên cứu về thực tiễn thực thi có được đề cập đến tại Luận án ở mức độ nhất định. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án dựa trên quan điểm duy vật biện chứng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT; bảo đảm quyền sở hữu, các quyền của người không phải là chủ sở hữu và hiệu quả thực thi các quyền này. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luật học truyền thống (legal dogmatics) [1]: phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp, giải thích, làm rõ và đánh giá nội dung của một hay các điều luật (chế định pháp luật), hệ thống hóa các điều luật (chế định pháp luật) đó, và dự đoán (thậm chí là có thể đề xuất) sự phát triển của điều luật (chế định pháp luật) đó cũng như các hoạt động phân tích, tổng hợp, giải thích, làm rõ, đánh giá, hệ thống hóa và dự đoán các vấn đề liên quan tổ chức thi hành pháp luật. Phương pháp này được thực hiện thông qua các hoạt động mô tả (description), phân tích, giải thích (explanation), đánh giá (evaluation), dự đoán (prediction), tổng hợp và phân tích tình huống đối với các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Chương 2, Chương 3 của Luận án sử dụng phương pháp này. - Phương pháp so sánh luật (comparison) [149]: Phương pháp này được áp dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và lựa chọn những hạt nhân hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng đối với tình hình thức tiễn của Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh pháp luật giữa các quốc gia (truyền thống pháp luật) hay thậm chí trong cùng một quốc gia. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong Chương 2 của Luận án. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp tổng hợp được thực hiện trên cơ sở hệ thống vấn đề, nhóm vấn đề, tóm tắt nội dung, nêu nội dung chính và đánh giá khái quát, tổng kết thực tiễn. Phương pháp phân tích được thực hiện trên cơ
- 5 sở luận giải, lý giải, làm sang tỏ vấn đề - từ đó xác định các đề xuất, kiến nghị cho việc hoàn thiện thể chế pháp luật và thực thi pháp luật. Các phương pháp này được sử dụng ở cả 4 chương của Luận án, trong phần tóm lược nội dung của từng mục, các kết luận của từng chương trong Luận án. - Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích tài liệu sơ cấp, tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng có liên quan, các báo cáo, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền, cũng như tư liệu tác giả có được từ thực tiễn công tác. Tài liệu thứ cấp bao gồm sách chuyên khảo, bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật, số liệu thống kê đánh giá chính thức của các tổ chức quốc tế. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3, Chương 4 của Luận án. Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo, chọn lọc kế thừa các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến lĩnh vực Luận án đề cập. 5. Những đóng góp về khoa học của Luận án Luận án có những đóng góp mới sau đây: - Phân tích, hệ thống hóa tương đối đầy đủ lý luận về vật quyền, đặc biệt là các loại vật quyền được ghi nhận trong pháp luật dân sự của các nước và Việt Nam. Luận án ngoài việc phân tích một cách logic, khoa học khái niệm, đặc điểm, phân loại nguyên tắc của vật quyền còn hệ thống hóa các loại vật quyền theo mức độ từ các loại vật quyền phổ biến (như quyền sở hữu, địa dịch, quyền hưởng dụng) còn đề cập đến khoảng 10 loại vật quyền đang tồn tại. - Nghiên cứu, đánh giá về sự vận dụng lý luận về vật quyền trong pháp luật các nước theo hệ thống pháp luật thành văn gồm Đức, Pháp, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu khung pháp luật các nước về quyền đối với tài sản (từ đạo luật chung đến một số đạo luật chuyên ngành); phân tích về sự ghi nhận của pháp luật các nước về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, quan điểm của các nhà lập pháp để từ đó đánh giá về sự ảnh hưởng của lý luận về vật quyền và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Đánh giá sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam - qua đó làm rõ được những bất cập hạn chế của hệ thống pháp luật dân sự; những khó khăn vướng mắc trong thực thi pháp luật và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
- 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa các lý luận về vật quyền ở mức độ cao; nhận diện tổng thể lý luận về vật quyền - một trong những vấn đề được đánh giá là khó hiểu, khó tiếp cận đối với các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Tác giả luận án cũng đã nêu một số định nghĩa như vật quyền, quyền sở hữu; khẳng định các quyền như quyền bề mặt, tính chất của một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vật quyền; khái quát mô hình vật quyền trong hệ thống pháp luật các nước…Các nội dung này góp phần quan trọng trong việc nhận thức đầy đủ và toàn diện lý luận vật quyền; là dữ liệu khoa học đáng tin cậy đối với các cơ quan, cá nhân nghiên cứu, xây dung chính sách pháp luật. Nội dung của Luật án góp phần hoàn thiện các văn bản QPPL như BLDS, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp… theo hướng tiếp tục tiếp thu đúng đắn các giá trị, tinh hoa của học thuyết về vật quyền và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam trong bối cảnh hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN với trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản theo chủ trương của Đảng thể hiện tại các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2. Lý luận về vật quyền và vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Chương 3. Sự vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam Chương 4. Kiến nghị về việc tiếp tục vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về vật quyền Các công trình nghiên cứu về vật quyền ở nước ngoài mà tác giả Luận án tiếp cận được tập trung vào các nghiên cứu về lý luận vật quyền. Trước hết phải kể tới là các công trình nghiên cứu về pháp luật La Mã cổ đại. Các công trình nghiên cứu khoa học này đã đặt nền móng căn bản cho các học giả ở các thế hệ sau tiếp tục phát triển lý luận về vật quyền. Nghiên cứu lý luận vật quyền cũng được thể hiện trong các công trình nghiên cứu về pháp luật so sánh cũng như các công trình về nghiên cứu về xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự của các nước. Có thể nói các công trình nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc làm rõ thêm nội dung lý luận vật quyền và thực tiễn ứng dụng ở một số quốc gia trên thế giới. 1.1.1.1. Về tài sản - đối tượng của vật quyền Nhiều tài liệu, sách chuyên khảo mà tác giả Luận án tiếp cận đã nghiên cứu kỹ lưỡng về tài sản, đối tượng của vật quyền, có thể kể đến một số công trình sau: - Sách chuyên khảo A Theory of Property (Lý thuyết về tài sản) của tác giả Abraham Bell và Gideon Parchomovsky [140]: tác giả đã đưa ra lý thuyết thống nhất về tài sản dựa trên sự hiểu biết rằng luật tài sản được tổ chức xung quanh việc tạo lập và bảo vệ giá trị vốn có trong quyền sở hữu. Tác giả đưa ra luận điểm cho rằng việc nghiên cứu theo cách tập trung vào giá trị của quyền sở hữu ổn định kết hợp chặt chẽ các lý thuyết phân tán hiện đang gây khó khăn cho các học giả trong việc xác định ý nghĩa, khái niệm, mô tả về quyền với tài sản và xây dựng các QPPL cho hiệu quả. Tác giả cho rằng bất lý thuyết tài sản mạch lạc và toàn diện nào cũng phải giải quyết bốn câu hỏi pháp lý: (1) quyền lợi hợp pháp nào đủ điều kiện được công nhận hợp pháp là quyền tài sản?; (2) ai áp dụng các quyền?; (3) nội dung của quyền tài sản, chẳng hạn loại quyền tài sản nào thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu? và (4) các biện pháp khắc phục hành vi xâm phạm quyền sở hữu là gì? Sau đó, bằng cách tập trung vào giá trị vốn có trong quyền sở hữu, tác giả giải quyết toàn diện
- 8 bốn câu hỏi này, cho thấy cách luật tài sản nhận ra và giúp tạo mối quan hệ ổn định giữa người và tài sản. Cuốn sách đã phân tích và chỉ ra rằng xu hướng của pháp luật hiện đại là làm rõ và chỉ ra giới hạn quyền của những người không phải là chủ sở hữu nhằm bảo vệ chủ sở hữu. - Sách chuyên khảo Principles of Property Law (Nguyên tắc của Luật tài sản) của tác giả Alison Clarke [141]: tác giả cho rằng tài sản có thể được hiểu là những gì cụ thể hoàn toàn thuộc về một chủ thể (người) và hiểu rộng hơn về mặt pháp lý là toàn bộ những quyền của một chủ thể đối với một "vật" nhất định được nhà nước đảm bảo và bảo vệ, khái niệm tài sản được dùng đối với bất cứ loại lợi ích hay quyền có giá trị nào (Property is about the rights we have in things). - Sách chuyên khảo Legalism: Property and Ownership (Chủ nghĩa pháp luật: tài sản và quyền sở hữu) của tác giả Georgy Kantor, Tom Lambert và Hannah Skoda [153]: các tác giả nêu quan điểm dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ "tài sản" không dùng để chỉ một vật hữu hình hay vô hình; nó chỉ phản ánh quan hệ pháp lý gắn với vật đó, tức các mối quan hệ giữa một người với một vật. - Bài viết ''Property rights and the ways of protecting entitlements - an interdisciplinary approach'' (Quyền tài sản và cách thức bảo vệ - tiếp cận liên quan), Maria Tereza Leopardi Melloa [161]: bài viết này thảo luận về khái niệm tài sản với tính chất là đối tượng của quyền theo quan điểm liên ngành (Luật và Kinh tế) để soạn thảo một khung khái niệm phân tích cho các vấn đề liên quan đến khả năng chấp nhận liên quan đến hàng hóa công cộng và phân tích tài nguyên chung Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây có khả nhiều đề tài nghiên cứu về tài sản và các vấn đề đặt ra, chẳng hạn Đề tài khoa học cấp Bộ Hoàn thiện thể chế nhằm thực hiện đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân của Nguyễn Thanh Tú [121]. Đề tài có những phân tích sâu sắc về khái niệm tài sản, đối tượng của nhiều quan hệ kinh tế- xã hội nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tại Việt Nam đã có một số công trình được công bố bàn về vấn đề tài sản trong môi trường kỹ thuật số và những vấn đề pháp lý đặt ra. Có thể kể đến một số cuốn sách chuyên khảo như: Một số vấn đề pháp lý về tài sản mã hóa, tiền mã hóa, Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thanh Tú [72]; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp
- 9 đặt ra, Phan Chí Hiếu, Nguyễn Văn Cương [73]; sách chuyên khảo Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Nguyễn Minh Oanh (chủ biên) [94] … Các sách này đề cập đến các vấn đề pháp lý về quyền đối với "tài sản" mới cũng như tài sản truyền thống (như quyền SHTT) trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các cuốn sách này đều chung nhận định rằng tài sản trong môi trường kỹ thuật số, trong bối cảnh phát triển của CMCN 4.0 là các vấn đề pháp lý mới, bởi vậy, cách tiếp cận chủ yếu chỉ dừng ở các định hướng hoặc nêu những vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau. 1.1.1.2. Về các loại vật quyền Các nghiên cứu về lý luận và các loại vật quyền trong nước và nước ngoài tương đối phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể: - Sách chuyên khảo A manual of the principles of Roman Law relating to persons, property, and obligations (Cẩm nang về các nguyên tắc của Luật La Mã liên quan đến người, tài sản và nghĩa vụ), R.D. Melville [169]: cuốn sách đã phân tích cách tiếp cận của pháp luật La Mã về quyền đối với vật. Theo đó, một chủ thể có thể có được tài sản, xác lập quyền sở hữu đôi với tài sản bằng nhiều cách thức khác nhau. Khi đã là chủ tài sản, người này có toàn quyền, có thể thực hiện các hành vi tác động vào tài sản. Quyền sở hữu là quyền tuyệt đối và có phạm vi rộng. Tuy nhiên, ngay trong thời kỳ này, người La Mã đã quan niệm, quyền đối với tài sản không chỉ là quyền sở hữu của chủ tài sản đối với tài sản của mình mà còn có thể có quyền của chủ thể khác đối với tài sản đó. Nói cách khác, trong một số trường hợp nhất định, quyền tuyệt đối của chủ sở hữu tài sản có thể bị hạn chế, giới hạn bởi quyền của chủ thể khác, theo đó các chủ thể này cũng có quyền trực tiếp đối với tài sản trong phạm vi nhất định. Cuốn sách đã chỉ ra rằng, theo pháp luật La Mã, có 4 loại quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản là địa dịch; quyền bề mặt; quyền canh tác; quyền cầm cố, thế chấp. Sách chuyên khảo On Law and Justice (Về pháp luật và tư pháp), Alf Ross [142]: chương bảy cuốn sách đề cập đến quyền đối vật và quyền đối nhân. Nội dung chương này đã phân tích về sự phân biệt trong luật từ thời cổ đại về hai nhóm quyền liên quan đến tài sản là quyền đối vật và quyền đối nhân. Các học thuyết về sự phân tách này có thể phát triển theo các cách chi tiết khác nhau nhưng điều cốt lõi không thay đổi là sự kết nối giữa quyền và bảo vệ quyền. Các học thuyết về quyền đối vật
- 10 và quyền đối nhân có những điểm khác nhau phụ thuộc vào cách phân biệt theo nội dung bảo vệ, có thể tổng hợp như sau: (1) quyền đối vật là quyền mà theo đó nội dung quyền bao trùm lên vật và bởi vậy cung cấp sự bảo vệ cho vật; (2) quyền đối nhân là quyền mà theo đó nội dung của quyền cung cấp sự bảo vệ cho người; (3) người có quyền đối vật có quyền xử lý đối với tài sản trong khi người có quyền đối nhân chỉ có quyền yêu cầu. Từ các điểm khác biệt đó, tác giả chứng minh pháp luật dân sự của các nước được xây dựng dựa trên nền tảng của sự phân tách về quyền đối vật và quyền đối nhân. - Bài viết "Property rights and the ways of protecting entitlements - an interdisciplinary approach" (Quyền tài sản và cách thức bảo vệ - tiếp cận liên quan), Maria Tereza Leopardi Melloa [161]: Tác giả giải mã những quyền được gọi là quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Theo pháp luật Brazin, vật quyền được khẳng định bằng quyền trực tiếp và ngay lập tức với vật, gồm vật chất hoặc không phải vật chất, động sản hoặc bất động sản. Theo đó, người có quyền không cần sự can thiệp hay trung gian nào từ bên thứ ba; sự tồn tại của quyền đặt ra đối với đối tượng của nó liên quan trực tiếp đến người nắm giữ quyền. Quyền sở hữu được coi là một bó quyền gồm các quyền cơ bản được gọi tên gồm quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt. Những quyền này, có thể hoặc không thuộc về cùng một chủ sở hữu. Vật quyền luôn đòi hòi phải được ghi nhận bằng luật trước đó, ngăn chặn các cá nhân tạo ra hoặc sửa đổi nội dung của các quyền đó thông qua các thỏa thuận riêng tư. Vật quyền không chỉ quyền sở hữu mà còn là phân nhánh của quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, hưởng dụng); quyền trực tiếp đối với tài sản của bên nhận thế chấp, bên nhận cầm cố. Từ cách tiếp cận liên ngành luật pháp và kinh tế, tác giả đã khằng định để phát triển kinh tế, hệ thống pháp luật cần giải quyết được những vấn đề sau: (1) Cần giao các quyền khác nhau cho các chủ thể khác nhau ngay cả đối với tài sản công; ở khía cạnh đối xứng, hệ thống tài sản tư nhân cũng có thể bị giới hạn bởi các quyền khác hoặc theo quy định của nhà nước trên cơ sở những nguyên tắc luật định - chế độ tài sản phải được hiểu theo sự đa dạng của chúng từ cả hai quan điểm pháp lý và kinh tế; (2) Các loại quyền khác nhau có mức độ bảo vệ khác nhau, cách thức khác nhau có thể được tạo ra và những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh tế; (3) Việc ghi nhận các loại vật quyền trong hệ thống pháp lý cần đặt trong bối
- 11 cảnh phân tích giá trị kinh tế: (i) lợi ích kinh tế có được bảo vệ về mặt pháp lý hay không, nó có ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của quyền hay không; (ii) cách bảo vệ lợi ích của một người (quyền, quyền tự do, v.v.) có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ với ý nghĩa phân phối quan trọng. Bài viết "The numerus clausus Principle and the Type Restriction - Influence and Expression of These Principles. Demonstrated in the Area of Common Ownership and Servitudes" ("Nguyên tắc vật quyền luật định và hạn chế quyền - ảnh hưởng và biểu hiện của các nguyên tắc này - Chứng minh trong lĩnh vực sở hữu chung và dịch quyền"), Kaupo Paal [160, tr.32-39]: trên cơ sở phân tích lý thuyết về vật quyền luật định, nguyên tắc hạn chế quyền; so sánh pháp luật các nước như Đức, Thụy Sỹ với cách thức tiếp cận của Luật tài sản của Estonia, tác giả đã làm rõ nội hàm của nguyên tắc vật quyền luật định, giá trị, những tác động của nguyên tắc này đối với pháp luật dân sự các nước. Ở khía cạnh nghiên cứu về lý luận vật quyền, tác giả đã phân tích nguyên tắc vật quyền luật định được coi là các nguyên tắc có ảnh hưởng rộng rãi đối với luật tài sản, khác với nguyên tắc trừu tượng và tách biệt, nguyên tắc vật quyền luật định và hạn chế quyền phải được quy định bởi luật. Khác với nguyên tắc tự do hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ của mình, nguyên tắc vật quyền luật định được định nghĩa rằng vật quyền được xác định bởi luật và các bên ký kết không thể tạo thêm các vật quyền mới cũng như không thể tái phát triển hoặc tiếp tục phát triển nội dung của các vật quyền hiện có. Một vật quyền được luật ghi nhận có thể được hình thành từ hợp đồng nhưng nội dung của vật quyền ấy phải được quy định bởi luật mà không phải do các bên thỏa thuận tạo nên - điều này hạn chế việc hình thành vô số loại vật quyền và nội dung vật quyền khác nhau trong quan hệ đối với tài sản. Vật quyền cũng không thể được hình thành tư phán quyết của tòa án bởi nội dung vật quyền là cố định. Bài viết khẳng định các nhà nghiên cứu và lập pháp có sự nhất trí cao về nội dung của nguyên tắc vật quyền luật định bởi lý do sâu xa hơn là nỗ lực để đảm bảo thông qua các hạn chế nói trên chủ sở hữu của vật sẽ không thể trao quyền sở hữu đi trên phạm vi rộng lớn. Do đó, chỉ có thể có vật quyền với nội dung rõ ràng và bắt nguồn từ luật, không thể phát triển các vật quyền theo cách không bị hạn chế, ngay cả khi có sự đồng thuận. Điều này có nghĩa là không thể sáng tạo loại vật quyền mới
- 12 hoặc phát triển nội dung vật quyền đã được ghi nhận. Trường hợp các bên thỏa thuận, cho phép hình thành quyền của chủ thể này đối với tài sản của chủ thể khác thì quyền này được thực thi theo cơ chế luật về nghĩa vụ, hay nói cách khác là trái quyền. Ngoài ra, các cuốn sách như An Introduction to Property Theory (Giới thiệu lý thuyết về tài sản), Gregory S. Alexander & Eduardo M. Peñalver [155]; Property Law (Luật tài sản) của Roger J. Smith [170]; Property Law Guidebook (Sách hướng dẫn về Luật tài sản) của Chris Davies [146]… có những nội dung giới thiệu chung về quyền đối với tài sản, sở hữu; về các nguyên tắc, vấn đề cơ bản của pháp luật về quyền đối với tài sản trong lịch sử và hiện nay; so sánh pháp luật về quyền đối với tài sản. Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở nước ngoài còn có nhiều công trình khoa học trong nước nghiên cứu về lý thuyết vật quyền, có thể nêu một số công trình sau: Luận án tiến sĩ Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam của Lê Đăng Khoa [83]: Luận án đã phân tích khái niệm vật quyền, luận giải đối tượng tác động, đặc tính pháp lý cơ bản, nguyên tắc (bao gồm nguyên tắc luật định, nguyên tắc công khai, nguyên tắc tin cậy), phân loại vật quyền (chia vật quyền thành hai loại là vật quyền gốc và vật quyền phái sinh dựa theo tiêu chí trình tự và quá trình hình thành vật quyền); làm rõ nội dung một số vật quyền cơ bản như: quyền sở hữu, quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền địa dịch, vật quyền bảo đảm; mối quan hệ giữa các vật quyền (bao gồm mối liên hệ giữa vật quyền gốc - quyền sở hữu với các vật quyền khác, mối liên hệ giữa các vật quyền trong cùng nhóm với nhau và mối liên hệ chung của các vật quyền); lợi ích về việc áp dụng lý luận về vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam. Luận án tiến sĩ "Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam" có nhiều đóng góp trong việc làm rõ một số vấn đề lý luận về vật quyền như phân tích các khái niệm, phân loại vật quyền. Tuy nhiên, Luận án chưa phân tích nhiều hệ thống các vật quyền khác đang tồn tại trong pháp luật dân sự các nước như quyền thuê đất dài hạn, quyền ưu tiên, nợ điền địa…; việc so sánh pháp luật các nước chưa được chú trọng. Luận án tiến sĩ Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành của Vũ Thị Hồng Yến [136]: Luận án tập trung nghiên cứu về biện pháp thế chấp nói chung và nghiên cứu làm rõ bản chất
- 13 pháp lý của biện pháp thế chấp tài sản tiếp cận ở góc độ thế chấp là một trong các loại vật quyền bảo đảm nói riêng, xây dựng các khái niệm khoa học, đặc điểm pháp lý về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Luận án đã khẳng định bán chất của thế chấp là "một biện pháp có tính chất vật quyền nhằm bảo đảm cho quan hệ trái quyền". Tuy nhiên, trong phạm vi chủ đề nghiên cứu, Luận án chưa phân tích về tổng thể hệ thống vật quyền; liên quan đến vật quyền bảo đảm, Luận án cũng chưa phân tích kỹ nội dung, đặc thù, tính chất theo đuổi, truy đòi của vật quyền thế chấp; nội dung các loại vật quyền bảo đảm như cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu trong hệ thống vật quyền bảo đảm. Đề tài khoa học cấp Bộ về Nghiên cứu so sánh chế định sở hữu và hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam và Trung Quốc, Lê Hồng Hạnh (chủ nhiệm) [58], đề tài này nghiên cứu so sánh pháp luật thực định của Việt Nam theo BLDS năm 2005 với pháp luật Trung Quốc, hay kinh nghiệm của pháp luật La Mã. Tuy nhiên, đề tài này tập trung vào chế định quyền sở hữu mà chưa nghiên cứu kỹ các vật quyền khác theo quy định của pháp luật Trung Quốc. Bên cạnh đó, các văn bản QPPL của Việt Nam và Trung Quốc được so sánh đối chiếu tính đến thời điểm hiện nay đã hết hiệu lực, do BLDS Việt Nam năm 2005 đã được thay thế bởi BLDS năm 2015, Luật vật quyền của Trung Quốc đã được thay thế bởi BLDS năm 2020. Đề tài khoa học cấp Bộ về Hoàn thiện thể chế nhằm thực hiện đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, Nguyễn Thanh Tú (chủ nhiệm) [121]. Đề tài đã phân tích nội hàm vấn đề "quyền sở hữu tài sản" (property rights) hay quyền đối với tài sản có thể được tiếp cận ít nhất dưới 3 cách sau đây: Thứ nhất, theo nghĩa rộng nhất, quyền sở hữu tài sản là bất kỳ quyền nào liên quan đến tài sản, nhưng không phải là quyền nhân thân; xét theo nghĩa này thì quyền sở hữu bao gồm cả vật quyền (trong đó có quyền sở hữu) và trái quyền. Nếu theo nghĩa này thì quyền sở hữu tài sản tương đương "quyền có tính chất tài sản" hay "quyền tài sản" theo nghĩa rộng; theo đó, đây là "những quyền định giá được bằng tiền, là quan hệ giữa các chủ thể mà có đối tượng là một giá trị tài sản. Có những quyền được thực hiện trực tiếp trên một vật cụ thể (gọi là quyền đối vật); có những quyền tương ứng với những nghĩa vụ mà người khác phải thực hiện (gọi là quyền đối nhân)". Thứ hai, quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, là vật quyền. Thứ ba, theo nghĩa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại
171 p | 49 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
210 p | 57 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973-2013
253 p | 23 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
178 p | 12 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
25 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ Thuật: Dạy học phần Cơ sở kỹ thuật theo hướng quy nạp trong đào tạo ngành cơ khí trình độ cao đẳng
168 p | 44 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay
290 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
182 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015
243 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
13 p | 87 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng
199 p | 21 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 6 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Sự chuyển biến hình thức trong thiết kế bao bì thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam (1995 - 2020)
238 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam
28 p | 46 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học văn học trung đại Việt Nam
28 p | 11 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
38 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
27 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát ca khúc Việt Nam cho sinh viên giọng soprano ngành Thanh nhạc tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn