Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam" nhằm làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, luận án nêu quan điểm, đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ PHƢƠNG ANH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2023
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ PHƢƠNG ANH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN THỊ BÁO 2. PGS,TS. TRẦN QUANG HIỂN HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Đỗ Phƣơng Anh
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BCH : Ban Chấp hành BĐG : Bình đẳng giới BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BNN : Bệnh nghề nghiệp CEDAW : Công ƣớc xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ dƣới mọi hình thức HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KVPCT : Khu vực phi chính thức NCS : Nghiên cứu sinh NLĐ : Ngƣời lao động NSDLĐ : Ngƣời sử dụng lao động TNLĐ : Tai nạn lao động UBND : Ủy ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 21 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam 27 2.2. Nội dung pháp luật và hình thức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam 41 2.3. Điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam 53 2.4. Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn một số nƣớc trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam 61 Chƣơng 3: YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM 71 3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam 71 3.2. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam 79 3.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam 93 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM 120 4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam 120 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam 127 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 164
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Lực lƣợng lao động 6 tỉnh Bắc Trung Bộ phân theo khu vực/giới tính 73 Bảng 3.2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng theo giá hiện hành phân theo nguồn thu (cả nam và nữ) 74 Bảng 3.3. Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 79 Bảng 3.4. Các nguồn thông tin mà phụ nữ tiếp cận 101 Bảng 3.5. Tổng hợp số liệu phụ nữ ở nông thôn tham gia bảo hiểm xã hội ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ 102 Bảng 3.6. Số tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội của các đơn vị sử dụng lao động ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 109 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số lao động nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ 77 Biểu đồ 3.2. Sự tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc/bảo hiểm xã hội tự nguyện của phụ nữ các tỉnh Bắc Trung Bộ 112 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp thai sản 113 DANH MỤC CÁC HỘP Trang Hộp 3.1. Kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia bảo hiểm xã hội 102 Hộp 3.2. Vi phạm điển hình của đơn vị sử dụng lao động ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ 108 Hộp 3.3. Khó khăn trong quản lý đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ 109
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) đƣợc hiểu là sự bảo đảm hoặc thay thế cho những thu nhập bị mất hoặc bị giảm của ngƣời lao động khi thai sản, về già hoặc khi gặp rủi ro (nhƣ ốm đau, tai nạn lao động (TNLĐ), chết...) trên cơ sở đóng quỹ của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động (NSDLĐ) cho cơ quan BHXH trƣớc khi xảy ra những biến cố đó. Để tổ chức triển, khai có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH cho ngƣời lao động (NLĐ), thì việc ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về BHXH là một trong những biện pháp, cách thức quan trọng mà bất kỳ Nhà nƣớc nào cũng phải tiến hành nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Trên bình diện quốc tế, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên một số quyền của phụ nữ ở nông thôn trong đó có quyền tham gia BHXH chƣa đƣợc bảo đảm đầy đủ, còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và với phụ nữ ở khu vực thành thị. Khuyến nghị chung số 34 về quyền của phụ nữ ở nông thôn cũng chỉ rõ: “Quyền và lợi ích của phụ nữ ở nông thôn không đƣợc ghi nhận trong các luật, các chính sách quốc gia hoặc ngay cả khi đã có quy định trong hệ thống pháp luật thì cũng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ trên thực tế” [100]. Vì vậy, phụ nữ ở nông thôn đƣợc coi là một trong những đối tƣợng yếu thế trong xã hội. Ở Việt Nam, BHXH đƣợc coi là “một trong những trụ cột của chính sách an sinh xã hội (ASXH), góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội” [8]. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách ASXH, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nƣớc, thể hiện tính ƣu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ASXH nói chung, BHXH nói riêng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng nhƣ: Hệ thống chính sách pháp luật về BHXH từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp với thực tế đất
- 2 nƣớc và thông lệ quốc tế; đối tƣợng tham gia BHXH ngày càng đƣợc mở rộng, số ngƣời đƣợc hƣởng BHXH không ngừng tăng lên; năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về BHXH đƣợc nâng lên; việc giải quyết chế độ, chính sách cho ngƣời lao động có nhiều tiến bộ. Đối với, phụ nữ ở nông thôn là lực lƣợng lao động đông đảo, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Riêng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, lực lƣợng lao động nữ ở nông thôn chiếm chiếm tỷ lệ 79,28% và cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nƣớc (67,6%) [77]. Những năm qua, việc thực hiện pháp luật về BHXH đối với nhóm lao động nữ ở nông thôn đã đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng quan tâm chỉ đạo thực hiện. Do đó, phụ nữ nông thôn đã có cơ hội tiếp cận và tham gia hệ thống BHXH; Nhà nƣớc đã thực hiện khá đầy đủ và kịp thời các chế độ BHXH, bảo đảm quyền của phụ nữ, góp phần quan trọng trong thực hiện bình đẳng giới (BĐG), phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị/nông thôn, đồng bằng/miền núi. Tuy nhiên, hiện nay, việc tham gia và thụ hƣởng chế độ BHXH của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam nói chung, các tỉnh Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn, rào cản do: pháp luật về BHXH còn nhiều khoảng trống chƣa đảm bảo đƣợc các quyền ASXH cơ bản của phụ nữ ở nông thôn; việc tổ chức thực hiện pháp luật về BHXH chƣa có biện pháp đặc thù cho lao động nữ ở nông thôn; các chủ thể thực hiện pháp luật về BHXH chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình; tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH còn xảy ra khá phổ biến... Thời gian qua, vấn đề quyền con ngƣời, quyền bình đẳng và quyền bảo đảm ASXH cho phụ nữ ở nông thôn; thực hiện pháp luật BHXH đã đƣợc các cơ quan quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, song đến nay vấn đề thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam nói chung, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng vẫn còn là khoảng trống cần đƣợc quan tâm nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết; đánh giá thực trạng và đƣa ra các quan điểm giải pháp nhằm bảo đảm cho phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng đầy đủ các quyền về BHXH, góp phần ổn định, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bảo đảm BĐG, công bằng và tiến bộ xã hội cho phụ nữ ở nông thôn.
- 3 Từ những lý do trên cho thấy, việc lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật là có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, luận án nêu quan điểm, đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án: tình hình nghiên cứu trong nƣớc, ở nƣớc ngoài, rút ra những vấn đề đã đƣợc các công trình nghiên cứu làm rõ có thể kế thừa trong luận án và những vấn để luận án cần tiếp tục nghiên cứu. Hai là, nghiên cứu cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về BHXH: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn một số nƣớc trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Ba là, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam: chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng, ƣu điểm, hạn chế của pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; ƣu điểm, hạn chế của hình thức thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ và nguyên nhân. Bốn là, nêu các quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
- 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là thực hiện pháp luật về BHXH đối phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Bảo hiểm xã hội là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam dƣới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với ngành lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam gồm 06 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn từ khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016, các số liệu đƣợc thu thập, phân tích, xử lý và đánh giá từ năm 2016 đến 09 tháng đầu năm 2022. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc ta về pháp luật, thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội; bảo đảm quyền con ngƣời, quyền ASXH cho ngƣời dân; bảo đảm quyền của phụ nữ và các đối tƣợng yếu thế trong xã hội; bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng nông thôn và đô thị, trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời vận dụng các lý thuyết về BHXH để phân tích, luận giải khái niệm về thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn Việt Nam; đặc điểm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; vai trò thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn...)
- 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp logic; phƣơng pháp lịch sử; phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp điều tra xã hội học. Cụ thể: - Phương pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để phân tích tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp, đƣa ra nhận xét đánh giá về tình hình nghiên cứu tại Chƣơng 1; nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về BXH đối với phụ nữ ở nông thôn; các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn tại Chƣơng 2; phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ và nguyên nhân; tổng hợp các số liệu về thực hiện pháp luật BHXH của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ tại Chƣơng 3. - Phương pháp logic đƣợc sử dụng để đảm bảo tính logic của các nội dung nghiên cứu trong suốt 04 chƣơng của luận án. Chƣơng 1 từ một khảo cứu tổng quan các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ; Chƣơng 2, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò; nội dung pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật; các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn. Trên cơ sở đó, tại Chƣơng 3, luận án đánh giá điều kiện về tự nhiên; điều kiện về kinh tế - văn hóa - xã hội; tổ chức bộ máy BHXH ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; đánh giá ƣu điểm, hạn chế của pháp luật về BHXH; ƣu điểm, hạn chế của hình thức thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn và nguyên nhân. Từ đó đƣa ra các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam tại Chƣơng 4. - Phương pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam từ năm 2016 đến nay; làm rõ bối cảnh hiện nay khi đời sống của phụ nữ ở nông
- 6 thôn chịu ảnh hƣởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nền kinh tế suy thoái... - Phương pháp thống kê đƣợc sử dụng chủ yếu ở Chƣơng 3 để tính toán, phân tích, tổng hợp các số liệu về dân cƣ, lao động, thu nhập, việc làm; số phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ tham gia, chƣa tham gia BHXH; số liệu về thu, chi, xử lý vi phạm, số tiền nợ quỹ BHXH... từ các báo cáo thực hiện nhiệm vụ hàng năm của cơ quan BHXH các tỉnh Bắc Trung Bộ. Từ đó có những nhận định đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn bảo đảm khách quan, toàn diện. - Phương pháp điều tra xã hội học đƣợc sử dụng để thu thập thông tin từ 600 phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ (gồm những phụ nữ đang tham gia BHXH; chƣa tham gia BHXH) nhằm nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng, vƣớng mắc, khó khăn trong quá trình đóng và thụ hƣởng chế độ BHXH; từ đó chứng minh, luận giải sâu sắc thực trạng đã nêu ở Chƣơng 3; tiếp nhận những ý kiến, sáng kiến của NLĐ để đƣa ra các quan điểm, giải pháp đảm bảo tính khả thi ở Chƣơng 4. Có thể nói, luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu và kết hợp, linh hoạt các phƣơng pháp trong mỗi chƣơng để giải quyết thấu đáo các vấn đề nêu trong luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Dƣới góc độ lý luận chung về Nhà nuớc và Pháp luật, Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Luận án có những đóng góp mới về khoa học, đó là: - Luận án đã xây dựng đƣợc khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; phân tích làm rõ nội dung pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn; các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn, Việt Nam. - Luận án phân tích, đánh giá một cách toàn diện những ƣu điểm, hạn chế của pháp luật về BHXH; ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
- 7 - Luận án đƣa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH đối với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện lý luận về thực hiện pháp luật về BHXH nói chung, đối với phụ nữ ở nông thôn nói riêng; chỉ rõ thực trạng thực hiện pháp luật về BHXH với phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam; đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách, pháp luật về BHXH của Đảng và Nhà nƣớc; bảo đảm quyền ASXH cho ngƣời dân nói chung, cho các đối tƣợng yếu thế trong đó có phụ nữ ở nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. - Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH, cơ quan BHXH các tỉnh Bắc Trung Bộ; các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về BHXH; góp phần thực hiện tốt hơn chính sách, pháp luật về BĐG, bảo đảm quyền của phụ nữ ở nông thôn; đồng thời có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo chuyên môn có liên quan đến đề tài. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án đƣợc kết cấu gồm 04 chƣơng, 11 tiết.
- 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở NÔNG THÔN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu lý luận có liên quan đến đề tài luận án theo mức độ từ xa tới gần và ở nhiều chuyên ngành khác nhau nhƣ các nghiên cứu về bảo đảm quyền cho phụ nữ ở nông thôn Việt Nam; về thực hiện BHXH (gồm chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện); thực hiện pháp luật về BHXH cho NLĐ nói chung, cho lao động ở khu vực phi chính thức (KVPCT) nói riêng... Tuy nhiên, do yêu cầu về dung lƣợng nên Luận án chỉ tập trung đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận ở các nhóm công trình về bảo đảm quyền của phụ nữ ở nông thôn và thực hiện chế độ BHXH đối với lao động ở KVPCT. Các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, bài báo, tạp chí... đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết khá hoàn chỉnh về phụ nữ ở nông thôn nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vai trò; các điều kiện/yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp cận và thụ hƣởng quyền của phụ nữ ở nông thôn. - Cuốn sách “Xây dựng Nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Vũ Văn Phúc là chủ biên, PGS, TS Nguyễn Linh Khiếu có bải viết “Thực trạng về phụ nữ nông dân, nông thôn khi tiến hành xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay” quan niệm phụ nữ nông thôn là những ngƣời phụ nữ sinh sống và làm việc ở nông thôn; với thành phần đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau; hoạt động lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, kinh doanh dịch vụ và các ngành nghề thủ công truyền thống [56], từ đó, chỉ rõ đặc điểm phụ nữ nông thôn. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2017) đã kế thừa và phân tích sâu sắc hơn khái niệm phụ nữ ở nông thôn bằng việc làm rõ nông thôn là gì? Từ đó đi đến khái niệm: “Phụ nữ ở nông thôn là một cộng đồng ngƣời phong phú và đa dạng
- 9 về sắc tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ; sinh sống ở khu vực lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn; lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống” [54]. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Thoa về “Vị thế vai trò của phụ nữ trong gia đình nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Qua nghiên cứu tại tỉnh Nam Định) chuyên ngành Xã hội học, chỉ ra vai trò của phụ nữ nông thôn trong hoạt động lao động sản xuất, đó là: (1) Phần lớn các khâu trong sản xuất nông nghiệp và chăm sóc con cái do ngƣời phụ nữ đảm nhiệm; (2) Điều kiện lao động không tƣơng xứng với vai trò, vị thế của phụ nữ ở nông thông; (3) Phụ nữ nông thôn là ngƣời đảm nhận chính việc chăm sóc thành viên gia đình. (4) Thời giờ làm việc cao nhƣng thu nhập thấp; (5) Ngoài hoạt động nông nghiệp mang tính thời vụ, trong thời gian nông nhàn, phụ nữ nông thôn thƣờng làm thêm nghề phụ để tăng thêm thu nhập [69]. Nghiên cứu lý luận về đặc trƣng lao động nữ ở KVPCT, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện đối với lao động ở KVPCT thuộc nhiều chuyên ngành nghiên cứu khác nhau. Theo đó, các công trình đã xây dựng khung lý thuyết và làm rõ các cơ sở lý luận liên quan đến tổ chức, thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện ở KVPCT. Cụ thể là: - Đề tài “Nghiên cứu, khảo sát lao động phi chính thức” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, năm 2017 [87] chỉ ra rằng: Lao động phi chính thức là một bộ phận lớn thứ hai trong tổng lực lƣợng lao động. Lao động phi chính thức có những đặc điểm rất đa dạng và đặc thù riêng về lao động, việc làm đồng thời rất “nhạy cảm” trƣớc những thay đổi của kinh tế, xã hội và thị trƣờng lao động. Tình trạng việc làm dễ bị tổn thƣơng: công việc và thu nhập bấp bênh và không ổn định, điều kiện làm việc kém, không có hợp đồng lao động nên không đƣợc bảo vệ bởi hệ thống pháp luật về lao động; không đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội nên không đƣợc đảm bảo về việc làm và thu nhập khi gặp rủi ro trong việc làm và cuộc sống, nhất là không có thu nhập khi hết tuổi lao động... Trong khi đó lao động cao tuổi, phụ nữ, ngƣời có chuyên môn kỹ thuật thấp chiếm tỷ trọng rất cao trong nhóm lao động phi chính thức. Từ đó rút ra kết luận: Lao động phi chính thức cần đƣợc đối xử một cách bình đẳng trong các chính sách lao động, việc làm và ASXH.
- 10 - Đề tài khoa học cấp bộ (2019): “Nghiên cứu giải pháp mở rộng diện bao phủ BHXH đối với lao động khu vực phi chính thức tại Việt Nam”, do TS Bùi Sỹ Lợi làm chủ nhiệm đã chỉ rõ đặc trƣng của lao động KVPCT là: (1) trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề thấp và yếu kém; (2) việc làm không ổn định, điều kiện làm việc thƣờng không đƣợc bảo đảm (3) thu nhập thấp; (4) không có hợp đồng lao động nên không thuộc diện bao phủ của BHXH bắt buộc; (5) nếu có tham gia BHXH tự nguyện thì chế độ BHXH cũng không đầy đủ. Đặc biệt, đề tài chỉ rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao động KVPCT gồm: chính sách pháp luật; điều kiện kinh tế - xã hội; tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện; khả năng tài chính của lao động KVPCT; nhận thức và thái độ của lao động KVPCT đối với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện [42]. - Đề tài cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, nông dân có mức thu nhập từ trung bình trở xuống” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, năm 2012 [86] cho biết rằng: Ngƣời nghèo và ngƣời dân tộc thiểu số thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện không đủ khả năng tài chính để tham gia. Hộ có lao động trên 45 tuổi thì có tiềm lực tài chính tốt hơn và nguồn thu nhập từ làm công ăn lƣơng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia BHXH tự nguyện của hộ. Đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu thuộc hộ gia đình khá giả và giàu có, ngƣời nghèo, ngƣời thu nhập thấp không tiếp cận đƣợc chính sách này. - Cuốn sách “Bảo hiểm xã hội cho người nông dân ở một số nước Châu Âu: Lý luận và thực tiễn” do PGS, TS Đặng Minh Đức chủ biên đã cung cấp hệ thống lý luận về BHXH cho ngƣời nông dân ở Châu Âu gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò; một số tiêu chí đánh và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến BHXH cho nông dân gồm: Mô hình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập khu vực; thực hiện chính sách nông nghiệp chung; nhận thức của nông dân trong việc tham gia BHXH; thu nhập của ngƣời nông dân; áp dụng ngƣỡng tối thiểu [27]. - Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” chuyên ngành nông nghiệp của Phạm
- 11 Thị Lan Phƣơng năm 2015 [58]; luận án tiến sĩ “Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” chuyên ngành kinh tế của tác giả Hà Văn Sỹ, năm 2016 [67]... đã nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của công tác phát triển BHXH tự nguyện. Trong đó, luận án chỉ ra các hoạt động triển khai chính sách BHXH tự nguyện bao gồm: xây dựng tổ chức bộ máy; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; quản lý ngƣời tham gia BHXH tự nguyện; tổ chức thu - chi và đầu tƣ tăng trƣởng; đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra, kết quả triển khai BHXH. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của ngƣời lao động, bài viết của Cao Hồng Liên, Nguyễn Thị Thanh Thúy về “Nhân tố ảnh hưởng quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh” đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hƣởng gồm: (1) Nhận thức về ASXH; (2) Thái độ; (3) Hiểu biết về bảo hiểm xã hội; (4) Thu nhập và (5) Truyền thông; bài viết “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của Bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp” của Nguyễn Thị Hƣờng, trên tạp chí Công thƣơng, số 3 năm 2019, cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời dân về chất lƣợng dịch vụ BHXH gồm: (1) sự tin cậy, (2) sự đáp ứng, (3) năng lực phục vụ, (4) sự đồng cảm, (5) phƣơng tiện hữu hình, (6) qui trình thủ tục hành chính. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Một số cuốn sách chuyên khảo, tham khảo về phụ nữ ở nông thôn đã nghiên cứu khá đầy đủ về vấn đề mà phụ nữ nông thôn đang phải đối mặt nhƣ: - Cuốn sách “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970). Theo tác giả, cho đến những năm 1970, những nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù phụ nữ thƣờng là những ngƣời có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực thi chính sách phát triển, hầu hết các dự án phát triển đều bỏ qua phụ nữ, đặc biệt là những dự án về kỹ thuật tinh xảo đã hạn chế các cơ hội, sự tự chủ về kinh tế của phụ nữ. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra những cơ hội đào tạo về kỹ thuật mới, tiên tiến thƣờng chỉ dành cho nam giới. Điều đó có nghĩa là những dự án "hiện đại" chỉ cải thiện cơ
- 12 hội và kiến thức cho nam giới và đã làm giảm sự tiếp cận của phụ nữ với kỹ thuật và công việc làm [93]. - Cuốn sách (2012), Rural Women's Health (Sức khỏe của phụ nữ ở nông thôn) của Beverly D. Leipert [94] tích hợp quan điểm của nhiều nhóm dân cƣ ở Canada về sức khỏe của phụ nữ ở nông thôn theo góc độ nghiên cứu liên ngành. Cuốn sách đã chỉ rõ vai trò của phụ nữ nông thôn: Ở các vùng nông thôn, phụ nữ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của gia đình và cộng đồng, tuy nhiên sức khỏe của phụ nữ thƣờng bị gạt ra ngoài lề hoặc bị bỏ qua... Cuốn sách đã xác định các vấn đề ƣu tiên cần phải giải quyết để đảm bảo sức khỏe của phụ nữ ở nông thôn; nghiên cứu các yếu tố quyết định tới sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn. Từ đó, đƣa ra các ý tƣởng lý thuyết và phƣơng pháp luận sáng tạo để cải thiện sức khỏe cho phụ nữ vùng nông thôn [94]. - Cuốn sách, Rural Women's Sexuality, Reproductive Health, and Illiteracy (vấn đề tình dục, sức khỏe sinh sản và tình trạng mù chữ của phụ nữ nông thôn) của Gisele Maynard-Tucker (2014) [97], dựa trên 25 năm điều tra thực địa về tình dục, sức khỏe sinh sản và vấn đề mù chữ của phụ nữ nông thôn ở một số nƣớc đang phát triển đã kết luận: Những ngƣời phụ nữ này phải đối mặt với nhiều yếu tố: bất BĐG, bạo lực từ đối tác và thiếu độc lập về kinh tế [97]. - Cuốn sách Why Has Development Neglected Rural Women? (Tại sao sự phát triển phụ nữ nông thôn bị lãng quên?) của Nici Nelson (2015), cuốn sách trình bày chi tiết về khái niệm phát triển và tầm quan trọng của việc xem xét vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển. Tiếp theo là thảo luận về các tài liệu còn tồn tại về vai trò của phụ nữ trong đời sống và kinh tế nông thôn; phân tích kiến thức đƣơng đại về phụ nữ nông thôn. Trên cơ sở đó, thảo luận về các lĩnh vực chung hoặc nghiên cứu cần đƣợc xem xét trong tƣơng lai [99]. Các nghiên cứu lý luận thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn gồm: - Nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan đến sự vận hành của hệ thống bảo hiểm xã hội, Paulette Castel (2013) cho rằng: các nhà hoạch định chính sách thƣờng kỳ vọng nếu kinh tế tăng trƣởng nhanh, nhóm ngƣời lao động hƣởng lƣơng sẽ tăng, đồng thời đạt đƣợc thành tựu cho việc mở rộng phạm vi
- 13 BHXH. Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi bảo hiểm có thể sẽ gặp thách thức liên quan đến việc thiết kế và vận hành của hệ thống, chẳng hạn nhƣ: Ngƣời lao động bán thời gian, theo mùa vụ không đƣợc bảo hiểm; Các chƣơng trình thƣờng yêu cầu thời gian đóng góp dài và mức đóng góp cao; Mối liên hệ lỏng lẻo giữa đóng góp và lợi ích phổ biến trong nhiều chƣơng trình có vẻ không khuyến khích việc đóng góp; Việc quản lý thông tin yếu kém, tính không đáng tin cậy và thiếu công bằng của hệ thống có ảnh hƣởng lớn đến quyết định của ngƣời dân tham gia BHXH (Forteza và cộng sự, 2009). - Bài viết của Castel P. (2008), Voluntary Defined Benefit Pension System Willingness to Paticipate the Case of Vietnam [95], đã chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến sự quyết định tham gia BHXH hƣu trí tự nguyện của NLĐ ở KVPCT ở Việt Nam, bao gồm: mức thu nhập của NLĐ, trình độ văn hóa, khoản tiền tiết kiệm, địa bàn sinh sống, khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng, hiểu biết về pháp luật BHXH, kế hoạch lâu dài cho tƣng lai. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra yếu tố có tính chất quan trọng là cơ chế chính sách liên quan đến thời gian, mức đóng, quyền lợi đƣợc hƣởng. - Bài viết của Landis MacKellar (2009), Pension Systems for the Informal Sector in Asia (Hệ thống hƣu trí cho khu vực phi chính thức ở châu Á). Bài viết đã phân tích những vấn đề cụ thể nhƣ: Tình hình châu Á, mở rộng phạm vi hệ thống hƣu trí, chính sách tiền lƣơng hƣu và khó khăn, thách thức đối với NLĐ KVPCT ở Ấn độ, Thái Lan, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines. Từ đó rút ra một số bài học trong việc phát triển đối tƣợng tham gia hệ thống hƣu trí cho NLĐ KVPCT [96]. - Nghiên cứu của Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế (ISSA), Văn phòng khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng, New Delhi, Ấn Độ (1993), với đề tài: “Hệ thống bảo hiểm xã hội nông dân trong các nước đang phát triển”, đề cập đến những vấn đề cần đƣợc bảo hiểm cho NLĐ nhƣ vấn đề về bảo hiểm y tế (BHYT); cung cấp thuốc men; sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ sơ sinh; kế hoạch hóa gia đình; bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm gia súc [32]… - Báo cáo “An sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam” giai đoạn 2002-2012 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thƣơng
- 14 binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên hiệp quốc về BĐG và Trao quyền cho phụ nữ xây dựng nhằm mục tiêu xác định những vấn đề và thách thức về khía cạnh BĐG trong hệ thống chính sách ASXH hiện hành. Về lý luận, báo cáo rà soát chính sách ASXH hiện hành trên khía cạnh đảm bảo tiếp cận, tham gia, thụ hƣởng một cách bình đẳng cho các nhóm phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là nhóm phụ nữ nông thôn, phụ nữ nghèo, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Các chính sách phân thành 4 nhóm: Bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; trợ giúp xã hội; dịch vụ xã hội cơ bản [88]. 1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ ở nông thôn 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước - Đánh giá về thực trạng chính sách, pháp luật về BHXH và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH đối với lao động KVPCT tham gia BHXH giai đoạn 2009 - 2017, TS Bùi Sỹ Lợi cung cấp nhiều số liệu để minh chứng cho thực trạng phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện; về thủ tục, hồ sơ quy trình tham gia BHXH tự nguyện; công tác hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tham gia BHXH tự nguyện; hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện; thực trạng công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện. Từ đó đi đến kết luận: Chính sách BHXH tự nguyện là chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Các quy định pháp luật về BHXH tự nguyện đƣợc xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết, có tính phù hợp và ƣu việt hơn so với quy định trƣớc đây, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai thực hiện, hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển BHXH một cách mạnh mẽ; mở ra cơ hội đƣợc tham gia BHXH tới đông đảo ngƣời dân. Mặc dù vậy, nhƣng chính sách BHXH tự nguyện chƣa thật hấp dẫn do chỉ thực hiện 2 chế độ là hƣu trí và tử tuất, trong khi nhiều ngƣời dân có nhu cầu tham gia nhiều chế độ hơn nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng [42]. - Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết rằng ngƣời nghèo và ngƣời dân tộc thiểu số thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện không đủ khả năng tài chính để tham gia. Hộ có lao động trên 45 tuổi thì có tiềm lực tài chính tốt hơn và nguồn thu nhập từ làm công ăn lƣơng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia BHXH tự nguyện của hộ. Đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu thuộc hộ gia đình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại
171 p | 55 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
210 p | 59 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Đánh giá kết quả học tập môn Tin học của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực
237 p | 25 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
178 p | 14 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
25 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ Thuật: Dạy học phần Cơ sở kỹ thuật theo hướng quy nạp trong đào tạo ngành cơ khí trình độ cao đẳng
168 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Đánh giá kết quả học tập môn Tin học của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực
27 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
182 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Sự chuyển biến hình thức trong thiết kế bao bì thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam (1995 - 2020)
238 p | 21 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015
243 p | 19 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
13 p | 89 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng
199 p | 21 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 7 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam
28 p | 48 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học văn học trung đại Việt Nam
28 p | 14 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
38 p | 12 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
27 p | 5 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát ca khúc Việt Nam cho sinh viên giọng soprano ngành Thanh nhạc tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
27 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn