intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Mỹ học: Môi trường thẩm mỹ trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính, luận án nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường thẩm mỹ trong các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội, đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng môi trường thẩm mỹ ở cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Mỹ học: Môi trường thẩm mỹ trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH LA ĐỨC ĐẠI MÔI TRƯỜNG THẨM MỸ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: MỸ HỌC \ HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH LA ĐỨC ĐẠI MÔI TRƯỜNG THẨM MỸ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: MỸ HỌC Mã số: 9 22 90 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. VĂN ĐỨC THANH 2. TS. LÊ TRUNG KIÊN \ HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận trong luận án chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN La Đức Đại
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Tình hình nghiên cứu về môi trường và môi trường thẩm mỹ 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về môi trường và môi trường thẩm mỹ ở Thủ đô Hà Nội 20 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG THẨM MỸ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27 2.1. Lý luận về môi trường 27 2.2. Lý luận về môi trường thẩm mỹ 39 2.3. Lý luận về môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính 50 2.4. Các yếu tố tác động đến môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính 62 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƯỜNG THẨM MỸ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 68 3.1. Khái quát về môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay 68 3.2. Nhận diện môi trường thẩm mỹ trong các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội 74 3.3. Đánh giá chung 109 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG THẨM MỸ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 116 4.1. Phương hướng xây dựng môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính 116 4.2. Các giải pháp mang tính định hướng 117 4.3. Các nhóm giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả của việc xây dựng môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội 122 4.4. Khuyến nghị 147 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 162
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong những năm qua công tác cải cách hành chính được Chính phủ điều hành đã được triển khai trên diện rộng, đội ngũ cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành công việc được giao. Môi trường để đội ngũ cán bộ công chức làm việc là một yếu tố đang được quan tâm, nhất là môi trường thẩm mỹ. Đặc thù của công việc hành chính là giải quyết các thủ tục mang tính pháp lý, giúp cho hoạt động hành chính nhà nước hoạt động hiệu quả và vận hành thông suốt, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Việc tạo ra môi trường làm việc cho cán bộ công chức hiện nay cần được hiểu theo những tiêu chí đánh giá như: nội dung công việc, hình thức thể hiện, sự thân thiện của con người với môi trường xung quanh, cảm hứng sáng tạo, cảm hứng thẩm mỹ. Để đội ngũ cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ngoài những yếu tố về trình độ chuyên môn được đào tạo, có yếu tố rất quan trọng đó là vấn đề văn hóa trong đó bao hàm cả yếu tố văn hóa thẩm mỹ. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chủ trương: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân- thiện- mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [30, tr.126]. 1.2. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ và sôi động. Điều này đòi hỏi mỗi công dân nói chung và mỗi cán bộ công chức hành chính nói riêng cần phải nỗ lực không ngừng rèn luyện để phát triển toàn diện về trí lực, nhân cách, đạo đức đáp ứng yêu cầu của thời đại. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý và văn hóa trong ứng xử” [29, tr.126]. Vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay là phải xây dựng con người mới mang các yếu tố văn minh hiện đại, tiếp cận được khoa học công nghệ của thế giới, tiếp thu có chọn lọc và chuyển hóa những tinh hoa của nhân loại phù
  6. 2 hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc. Xây dựng lối sống, xây dựng văn hóa cộng đồng thể hiện tình cảm, đạo đức trong sáng, tình nghĩa giữa người với người tạo nên sự đoàn kết, thống nhất giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng tạo nên những giá trị cao đẹp chân - thiện - mỹ. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa và sự vận hành của nền kinh tế thị trường, nhiều yếu tố tiêu cực từ bên ngoài cũng thâm nhập, tác động không nhỏ đến tư tưởng, quan điểm, lối sống, đạo đức, nhân cách của con người nói chung và của mỗi cá nhân cán bộ hành chính nói riêng. Với những giá trị của cái đẹp, môi trường thẩm mỹ nói chung và môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính nói riêng sẽ tác động tới con người một cách tự nhiên, hình thành nên những phẩm chất thẩm mỹ mới, điều chỉnh hành vi của con người. Môi trường thẩm mỹ đánh thức con người không chỉ năng lực thẩm mỹ mà còn toàn bộ năng lực sáng tạo tiềm ẩn trong hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần. Nhờ đó, môi trường thẩm mỹ tác động đến thế giới tinh thần, tình cảm của con người, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của con người. 1.3. Trong quá trình hiện đại hóa đất nước, Thủ đô Hà Nội - trái tim của đất nước đang được xây dựng và phát triển một cách toàn diện để có được một diện mạo mới của văn hóa thủ đô hướng tới “năm 2020, Hà Nội phải trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực, phát huy tốt vai trò là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước” [88, tr.59]. Với chủ đề công tác năm 2017 của thủ đô là “Năm kỷ cương hành chính”, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, khóa XV (nhiệm kỳ 2016 - 2020) của Hội đồng nhân dân Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Thành phố quyết tâm tăng cường trật tự, kỷ cương hành chính, nâng cao vai trò nêu gương, đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ, ý thức, văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp tại công sở, nơi cư trú và nơi công cộng” [78]. Để làm được điều này, việc xây dựng môi trường thẩm mỹ nói chung và môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính nói riêng lại quan trọng hơn bao giờ hết. Xây dựng môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính ở Hà Nội không chỉ làm cho diện mạo của thủ đô văn minh - thanh lịch - hiện đại mà còn góp phần vào công tác giáo dục thẩm mỹ, tác động một cách trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách cho cán bộ công chức, đảm bảo sự phát triển bền vững
  7. 3 của Thủ đô, tạo nguồn lực nội sinh quan trọng thể hiện lòng tự hào của người dân thủ đô trước nhân dân cả nước và bè bạn năm châu. Với những kiến giải trên, chúng tôi chọn đề tài Môi trường thẩm mỹ trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Mỹ học với mong muốn góp phần vào việc xây dựng môi trường thẩm mỹ cho sự vận hành có hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính, luận án nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường thẩm mỹ trong các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội, đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng môi trường thẩm mỹ ở cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, góp phần làm rõ cơ sở lý luận về môi trường thẩm mỹ và môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội. Hai là, nhận diện về thực trạng môi trường thẩm mỹ tại một số cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội. Ba là, những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng môi trường thẩm mỹ tại cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội, các yếu tố tác động đến môi trường thẩm mỹ, thực trạng môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính, các quan hệ thẩm mỹ được biểu hiện thông qua chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và được gắn với các giá trị chân - thiện - mỹ.
  8. 4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những cơ quan hành chính nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội bao gồm: các Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Qua khảo sát thực tế tại Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao. Đây là những Sở được lựa chọn ngẫu nhiên theo phương pháp khảo sát xã hội học. Thời gian tiến hành khảo sát các Sở từ tháng 6/2017 đến tháng 8/2017. Môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội là một khái niệm rộng, bao hàm trong đó toàn bộ hoạt động thực thi công vụ trên cơ sở quản lý và phục vụ xã hội. Luận án tập trung nghiên cứu môi trường thẩm mỹ trong phạm vi cơ quan hành chính, các hoạt động hành chính, kết quả của hoạt động hành chính thông qua lăng kính thẩm mỹ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Về cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục và phát triển con người; Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin. 4.2. Về phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở phương pháp luận chung đó, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp lịch sử và logic như một phương pháp xuyên suốt của quá trình thực hiện, giải quyết các nhiệm vụ mà luận án cần giải quyết. Phương pháp phân tích, tổng hợp: làm rõ các quan điểm có liên quan đến môi trường thẩm mỹ trong lịch sử, dùng các thao tác phân tích, tổng hợp thành hệ thống để làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện. Phương pháp so sánh: nhận diện sự giống nhau và khác nhau giữa môi trường thẩm mỹ nói chung và môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính. Phương pháp liên ngành: luận án vận dụng những thành tựu của triết học, mỹ học, văn hóa học và lịch sử để đạt được mục đích đề ra. Phương pháp gắn lý luận với thực tiễn: Trên cơ sở lý luận về môi trường thẩm mỹ, luận án tập trung vào môi trường thẩm mỹ trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội, từ đó luận án phân tích thực trạng về
  9. 5 môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính để hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học: nội dung các câu hỏi tập trung phát hiện nhận thức, thái độ, hành vi của cán bộ công chức trong thực thi công vụ hành chính. Tiến hành điều tra, khảo sát ngẫu nhiên có chủ đích phù hợp với đối tượng khảo sát. Sử dụng phần mềm Spss 20.0 để sử lý số liệu. 5. Đóng góp mới của luận án - Tổng hợp những vấn đề về môi trường thẩm mỹ theo quan điểm mỹ học mácxít; - Làm rõ nội dung về môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính nhà nước và vai trò của nó đối với giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành và phát triển nhân cách, làm hình thành năng lực hành vi, hành động cao đẹp của mỗi cán bộ công chức trong cơ quan hành chính; - Khái quát thực trạng về môi trường thẩm mỹ trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội, từ đó bàn luận và khuyến nghị một số giải pháp xây dựng môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận về môi trường thẩm mỹ, cơ cấu, vai trò của nó và đặc trưng môi trường thẩm mỹ tại cơ quan hành chính nhà nước. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, xây dựng môi trường thẩm mỹ trong hoạt động hành chính trong quá trình cải cách hành chính. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn mỹ học, hành chính học và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức; đồng thời cung cấp cho các cơ quan hành chính những tài liệu tham khảo về lĩnh vực đã nêu trên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 14 tiết.
  10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG THẨM MỸ 1.1.1. Những nghiên cứu về môi trường xã hội, môi trường văn hóa Con người tồn tại không thể tách rời mối quan hệ với môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Đây là vấn đề không chỉ mang tính lý thuyết thuần túy, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nhận thức và tác động đến thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Trong một thời gian rất dài, con người đã quan tâm đến khai thác tài nguyên tự nhiên đến sự phát triển kinh tế. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhận thức rằng sự phát triển kinh tế không đi liền với phát triển văn hóa thì đó vẫn là sự phát triển một chiều, cho nên UNESCO đã phát động thập kỷ phát triển văn hóa để cho kinh tế và văn hóa có sự tương tác. Vào thập niên đầu của những năm 90, con người nhận thức rằng, thế hệ trước muốn thỏa mãn nhu cầu của mình thì phải chuẩn bị cho thế hệ sau cùng thỏa mãn tốt nhu cầu của mình, cho nên, UNESCO đã đề xuất khái niệm phát triển bền vững. Khái niệm này gắn liền với toàn bộ sự phát triển của con người đến môi trường. Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên của thế giới về môi trường và phát triển diễn ra ở Rio De Janeiro, Braxin (từ 3/6- 14/6/1992) đã đề cập toàn diện đến quan điểm chủ yếu, những vấn đề chủ yếu, các chính sách và giải pháp chủ yếu về mối quan hệ của môi trường với sự phát triển của hành tinh chúng ta. Các vấn đề này đã được Lê Quý An trình bày cụ thể trên các tạp chí Thông tin môi trường số 3 năm 1992 và Tạp chí Hoạt động khoa học số 3 và số 8 năm 1992. Bên cạnh việc Lê Quý An thông tin về những vấn đề toàn cầu của môi trường, ở nước ta trước đó và tiếp sau có rất nhiều học giả đã nghiên cứu sâu về các khía cạnh của môi trường. Trong các công trình nghiên cứu về môi trường nói chung, nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận theo hai khía cạnh: môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Các công trình nghiên cứu về môi trường sinh thái (môi trường tự nhiên) cần phải kể đến các công trình như: Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp của Phạm
  11. 7 Thị Ngọc Trầm [101]; Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội của Hồ Sĩ Quý [80]; Môi trường và ô nhiễm của Lê Văn Khoa [59]; Sinh thái và môi trường của Nguyễn Văn Tuyên [108];… Trong cuốn Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội [80], Hồ Sĩ Quý cho rằng, trước tình trạng ngày càng xấu đi của môi trường thì vấn đề xây dựng môi trường sinh thái càng được thế giới đặc biệt coi trọng; hơn thế, còn trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu của chiến lược phát triển bền vững. Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức môi trường tới thời điểm hiện nay, vẫn chưa thật sự được quan tâm như một vấn đề bức xúc. Từ đó, ông nhận định: đạo đức môi trường đang dần trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với các xã hội đi theo xu hướng phát triển bền vững. Phạm Thị Ngọc Trầm với công trình Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội - nhân văn [102] đã giải quyết những vấn đề cốt lõi nhất của vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Công trình đã khai thác vấn đề thực trạng môi trường sinh thái và những vấn đề bức xúc của môi trường sinh thái dưới góc nhìn triết học - xã hội gắn liền với sự phát triển bền vững. Tác giả cũng đưa ra những phân tích sâu sắc về vai trò của nhà nước và thực trạng của quản lý nhà nước đối với môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số quan điểm lý luận - phướng pháp luận về cơ sở xã hội - nhân văn trong quản lý Nhà nước đối với môi trường sinh thái dựa trên nền tảng mối quan giữa phát triển kinh tế, phát triển con người, xã hội với việc bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. Cuốn sách Văn hóa sinh thái - nhân văn của Trần Lê Bảo [8], trong đó đã đề cập đến khái niệm, thực chất của vấn đề môi trường sinh thái - nhân văn, cơ sở triết học - xã hội của mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, tác động của con người vào môi trường tự nhiên, truyền thống hòa hợp với thiên nhiên của người Việt Nam; Trần Lê Bảo đã đề cập đến tác động của con người vào môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái - nhân văn và sự phát triển bền vững, đạo đức sinh thái, truyền thống hòa hợp với thiên nhiên của người Việt Nam, thực trạng và thách thức về môi trường sinh thái - nhân văn ở nước ta hiện nay.
  12. 8 Năm 2002, Cục Môi trường đã cho xuất bản cuốn Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972 - 1992 [21], công trình này đã trình bày các tuyên bố của thế giới về môi trường và phát triển bền vững gắn liền với những giải pháp mang tính khả thi đảm bảo cho sự hài hòa giữa môi trường sinh thái với sự phát triển. Các công trình nghiên cứu về môi trường xã hội chủ yếu được các nhà khoa học diễn giải trên các phương diện như môi trường lao động, môi trường nông thôn, môi trường đô thị, môi trường văn hóa… trong đó, môi trường văn hóa được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú trọng. Tiêu biểu có các công trình Văn hóa - một số vấn đề lý luận của Trường Lưu [69], đã xem xét môi trường văn hóa trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, từ đó đặt ra yêu cầu trong hoạt động xây dựng môi trường văn hóa cần có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhằm phát triển toàn diện con người, qua đó tác động tới sự phát triển của văn hóa, xã hội. Hoàng Vinh trong cuốn Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay [112] nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở - bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Từ việc đi sâu nghiên cứu khái niệm, bản chất, chức năng của văn hóa, Trần Văn Bính trong Đề cương bài giảng lý luận văn hóa cho hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh [9], xem môi trường văn hóa được hình thành bởi các giá trị mà hoạt động của con người tạo ra. Trong công trình nghiên cứu Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học [49], Đỗ Huy đã tiếp cận môi trường văn hóa theo thước đo giá trị lịch sử - xã hội, làm hiện diện bản chất của môi trường văn hóa như một di sản có nhiều năng lượng quý hiếm mà tất cả các thế hệ tiếp nối đều phải gìn giữ và sáng tạo tiếp. Từ đó đề ra việc đánh giá môi trường văn hóa phải được dựa vào một hệ chuẩn nhất định. Ngoài chương mở đầu và kết luận, công trình đã trình bày một cách cô đọng môi trường văn hóa Việt Nam vận động một cách logic từ quá khứ
  13. 9 đến hiện tại và xuyên suốt tương lai. Đó là các vấn đề về xây dựng môi trường văn hóa nông thôn truyền thống và hiện đại; sự vận động của môi trường văn hóa nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; môi trường văn hóa đô thị ở nước ta hiện nay; môi trường văn hóa gia đình… Tiếp cận văn hóa như một tổng thể chiều sâu, bề rộng, tầm cao của các giá trị mang tính nhân văn, Văn Đức Thanh trong cuốn Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở [87] đã đặt ra yêu cầu nhận thức và vận dụng đúng đắn những vấn đề phương pháp luận trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa cơ sở. Công trình Con người, môi trường và văn hóa là tập hợp các bài viết (có bổ sung, sửa chữa) về chủ đề trên của Nguyễn Xuân Kính đã công bố trong các hội thảo, tạp chí từ năm 1991 đến nay [65]. Thông qua cuốn sách, người đọc sẽ hình dung về người Việt Nam trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với chính mình. Con người Việt Nam với những kiểu dạng cụ thể: người nông dân, người thành thị, người thợ thủ công, người buôn bán, nhà nho, người trí thức tân học… với các khía cạnh ẩm thực, trang phục, đi lại và làm lụng, với một số biểu hiện của văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần, được tác giả đặt trong những thời kì, giai đoạn lịch sử cụ thể. Bên cạnh những kiểu người thuộc tầng lớp dân chúng, người đọc còn thấy thấp thoáng chân dung của vua chúa, quan chức thời quân chủ độc lập qua những chính sách, việc làm, phát ngôn của họ; thấy cả hậu quả của chủ nghĩa thực dân Pháp và vai trò của văn hóa Pháp đối với nước ta từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngoài ra, nhiều tác giả không trực tiếp đề cập đến môi trường văn hóa mà đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa như: Văn hóa và đổi mới của Phạm Văn Đồng [33]; Vấn đề văn hóa và phát triển của tác giả Hoàng Trinh [103]; Quản lý hoạt động văn hóa của Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú và Hoàng Sơn Cường [56]; Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Nguyễn Khoa Điềm [31]; Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại của tác giả Bùi Khái Vinh [113]... Đây thực sự là những công trình nghiên cứu có giá trị, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu toàn diện về môi trường văn hóa.
  14. 10 Một số tác giả cũng đã nghiên cứu về môi trường thẩm mỹ, môi trường nghệ thuật như một biểu hiện đặc trưng của môi trường văn hóa. Trong đó, phải kể đến các công trình tiêu biểu của Đỗ Huy như: Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học [51]; Văn hóa Việt Nam trên con đường giải phóng, đổi mới, hội nhập và phát triển vì chủ nghĩa xã hội [52]; Các giá trị văn hóa Việt Nam chuyển từ truyền thống đến hiện đại [53]… Các công trình của Đỗ Huy đã phân tích sâu giá trị của môi trường thẩm mỹ với tư cách là một bộ phận của môi trường văn hóa ở nước ta xoay quanh hệ giá trị của cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Tác giả cho rằng, tiếp cận giá trị học về môi trường văn hóa không thể tách rời khỏi cái đẹp. Cái chân, cái thiện, cái mỹ trên môi trường văn hóa có mối quan hệ không thể tách rời. Cái đẹp làm cho môi trường văn hóa luôn luôn sinh động và sống động. Nhà nghiên cứu còn nêu rõ, trong mọi hoàn cảnh khó khăn, Đảng ta luôn luôn coi cái đẹp có gốc rễ từ lao động, từ đấu tranh, từ xây dựng cuộc sống. Vì thế, cái đẹp có ở ngay trong hoạt động lao động, trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, để xây dựng môi trường văn hóa thì chúng ta cần phải tích cực xây dựng môi trường thẩm mỹ trên cơ sở của cái đẹp bên cạnh cái đúng và cái tốt. 1.1.2. Những nghiên cứu về môi trường thẩm mỹ Vào những năm 70 của thế kỷ XX, đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế tập thể, ưu tiên phát triển công nghiệp, những vấn đề môi trường đặc biệt là môi trường thẩm mỹ đã được nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu chú ý. Trên tạp chí Thanh niên số 11 năm 1973 đã xuất hiện các bài viết về Cái đẹp và môi trường sáng tạo; số 12 năm 1973 có những bài viết về Nhân tố thẩm mỹ của sản phẩm lao động; số 8 năm 1977 có bài viết về Đưa cái đẹp vào lao động sản xuất. Trên tạp chí Triết học số 3 năm 1977 có bài viết Đưa cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày. Trên tạp chí Công đoàn số 109, tháng 8 năm 1989 cũng đã đề cập đến vấn đề văn hóa thẩm mỹ trong quản lý lao động. Ngoài ra, có rất nhiều cuốn sách của các tác giả chuyên nghiên cứu về mỹ học, mỹ thuật công nghiệp đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề phức tạp của môi trường thẩm mỹ. * Nhóm công trình nghiên cứu về thẩm mỹ Trên phương diện khái niệm cũng như bản chất và biểu hiện của lĩnh vực thẩm mỹ đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu mỹ học, nghệ thuật học trong và ngoài
  15. 11 nước. Các giáo trình, sách chuyên khảo nước ngoài có đề cập vấn đề chung về lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thẩm mỹ phải kể đến những công trình khoa học nghiên cứu như: Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin của IU. Lukin, V.C. Xcacherơsiccốp [68] đã nghiên cứu bản chất của lĩnh vực thẩm mỹ, coi cái thẩm mỹ là một phương diện quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhân cách con người. Ngoài ra công trình còn trình bày về biểu hiện của cái thẩm mỹ thông qua ba phương diện bao gồm khách thể thẩm mỹ với cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả trong đó cái đẹp giữ vị trí trung tâm; chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Đến những năm 80 - 90 của thế kỷ XX ở Liên Xô xuất hiện nhiều công trình: Mỹ học Mác - Lênin và việc giáo dục bộ đội của Ax. Milôviđốp và B. Xaphrônốp [73]; Mỹ học Mác - Lênin là một khoa học của P.S. Tơrôphimốp; Mỹ học - khoa học diệu kỳ của B. A. Eren Grôx; Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (1984) của M.B. Khraptrenco; Mỹ học cơ bản và nâng cao (2001) của Ốpxiannhicốp… Những công trình này đều bàn về các yếu tố, cung bậc ý thức thẩm mỹ của chủ thể như: tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ... được đề cập trong quan hệ với khách thể thẩm mỹ. Đồng thời, các công trình cũng đề cập đến sự cải biến khách thể gắn với ý thức thẩm mỹ của chủ thể trong lĩnh vực sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật. Mỹ học cơ bản và nâng cao (Ốpxiannhicốp chủ biên, 2001) đã đề cập các vấn đề cơ bản của mỹ học như đối tượng, nhiệm vụ của mỹ học; đặc trưng, bản chất của nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật và các khách thể thẩm mỹ như cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. Tác giả đưa ra định nghĩa và tính phổ biến của cái thẩm mỹ trong đời sống xã hội và nghệ thuật. Những công trình khoa học trong nước, nổi bật là công trình của Đỗ Huy nghiên cứu về Cái đẹp - một giá trị, đã phân tích cơ chế đánh giá của chủ thể thẩm mỹ và khẳng định: “Không có chủ thể thẩm mỹ, sẽ không có đánh giá, thưởng thức và sáng tạo những giá trị thẩm mỹ. Không có chủ thể thẩm mỹ không có cái gì được gọi là cái bi, cái hài, cái đẹp và cái giá trị” [43, tr.183]. Theo tác giả, các phạm trù thẩm mỹ là sản phẩm tất yếu của sự đánh giá, thưởng thức và sáng tạo những giá trị thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ dựa trên trình độ, năng lực thẩm mỹ và những kinh
  16. 12 nghiệm thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn. Theo tác giả, cái thẩm mỹ mặc dù có cội nguồn là thế giới hiện thực nhưng chỉ có thể xuất hiện với tư cách là sản phẩm phức hợp của sự tương tác biện chứng trực tiếp giữa chủ thể thẩm mỹ với khách thể thẩm mỹ. Công trình nghiên cứu Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống của Nguyễn Chương Nhiếp [74] đã đề cập đến phạm trù thẩm mỹ thông qua việc lý giải và phân tích về thị hiếu thẩm mỹ trong cấu trúc của nhận thức thẩm mỹ. Trong khi luận giải vai trò của thị hiếu thẩm mỹ đối với đời sống thẩm mỹ, tác giả đã chỉ ra: thị hiếu thẩm mỹ với tư cách vừa là nhân tố chủ đạo trong thưởng thức thẩm mỹ, vừa là yếu tố quan trọng trong hoạt động đánh giá của chủ thể, vừa là một yếu tố cấu thành năng lực sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ. Vì vậy, yếu tố thẩm mỹ rất cần thiết đối với mọi hoạt động của con người. Sách Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật của Nguyễn Văn Phúc [77] đã phân tích tính đặc thù của cái thẩm mỹ, đồng thời làm rõ sự khác biệt của chủ thể về mặt nhận thức thẩm mỹ (tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ) trong so sánh với cái đạo đức và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Điều này chứng tỏ rằng, cái thẩm mỹ biểu hiện ở nhận thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, ý chí thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ... không thể tách rời các khía cạnh khác của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, đạo đức - pháp quyền, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo... của từng thời đại, từng cộng đồng, từng tập đoàn xã hội nhất định, thêm vào đó là cả những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội cũng như điều kiện sống riêng của từng cá nhân. Tiếp cận theo hướng này là rất cần thiết đối với luận án khi nghiên cứu về mối quan hệ và biểu hiện của mối quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cơ quan hành chính nhà nước. Bàn về Sự biến đổi của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Vũ Thị Kim Dung [24] đã luận giải đặc điểm cơ bản của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong môi trường văn hoá thẩm mỹ là nằm trong cấu trúc chủ thể thẩm mỹ, có sự tham gia tổng hợp của các yếu tố: xúc cảm, tình cảm, quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ... Tác giả đã đề cập đến trình độ phát triển của ý thức thẩm mỹ với
  17. 13 tư cách năng lực đánh giá thẩm mỹ. Từ đây, Vũ Kim Dung cũng phân tích về sự chuyển đổi mang tính lệch pha của các chuẩn mực về đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Đây là một công trình có giá trị đánh giá về môi trường thẩm mỹ trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay ở nước ta. + Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ Văn hóa thẩm mỹ là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, khái niệm văn hóa thẩm mỹ chỉ được đề cập và sử dụng phổ biến bắt đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX trong giới nghiên cứu triết học, mỹ học và văn hóa học ở Liên Xô. Tiêu biểu là các công trình: - Văn hóa thẩm mỹ của con người Xô viết của M.X.Cagan [12] đã trình bày bản chất của văn hóa thẩm mỹ, xem giáo dục thẩm mỹ như là một phương diện hình thành nhân cách và khẳng định vai trò to lớn của môi trường văn hóa thẩm mỹ trong việc phát triển con người toàn diện. - Giáo trình Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin của A.I.Ácnônđốp [2] đã dành cả chương XV để trình bày về môi trường văn hóa thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa. Trong chương này, tác giả đã trình bày những quan điểm chung nhất về môi trường văn hóa thẩm mỹ, chức năng và lĩnh vực biểu hiện của nó. Tác giả cho rằng, môi trường văn hóa thẩm mỹ có vai trò to lớn trong mọi hoạt động nhận thức, đánh giá, sáng tạo của con người theo chuẩn mực Chân - Thiện - Mỹ. - Công trình Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới của Nguyễn Văn Huyên đã đưa ra quan niệm: Văn hoá thẩm mỹ là một thể thống nhất hữu cơ các giá trị thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của con người đang hiện thực hoá những năng lực thẩm mỹ của họ, đồng thời văn hoá thẩm mỹ còn là một hệ thống độc đáo xuyên suốt tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, khoa học… đến các quan hệ, các giao tiếp của con người [55, tr.52]. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu cũng xem xét ý thức thẩm mỹ cá nhân là một phương diện, thành tố của môi trường văn hoá thẩm mỹ - môi trường văn hoá thẩm mỹ cá nhân, và được biểu hiện ở những cấp độ khác nhau: Cấp độ hoạt động
  18. 14 - thực tiễn; Cấp độ tâm lý - cảm xúc; Cấp độ lý tính... công trình cũng đề cập đến sự thể hiện vai trò của môi trường văn hoá thẩm mỹ trong nhận thức, đánh giá và sáng tạo của con người, những luận giải và cách tiếp cận đó gợi mở cho đề tài có cách nhìn biện chứng về vai trò của môi trường văn hoá thẩm mỹ với văn hóa thẩm mỹ cá nhân (mô thức hiện thực hoá và giá trị hoá môi trường văn hóa thẩm mỹ chung ấy). Nghiên cứu Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách của Lương Quỳnh Khuê xác định năng lực thẩm mỹ là một yếu tố cơ bản nằm trong cấu trúc nội tại của văn hoá thẩm mỹ, đó là một năng lực tinh thần - thực tiễn, là phẩm chất bậc cao của “những lực lượng bản chất của con người” [60]. Lương Quỳnh Khuê đã trình bày và phân tích sâu mối quan hệ giữa môi trường văn hóa thẩm mỹ với sự phát triển nhân cách thể hiện các những năng lực thẩm mỹ của con người bao gồm năng lực nhận thức - đánh giá và sáng tạo. Từ góc độ tiếp cận chung về môi trường văn hoá thẩm mỹ và vai trò của nó đối với phát triển nhân cách, Lê Thị Thuỳ Dung đã vận dụng để phân tích Vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay [23]. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng lại ở hai phương diện lớn trong vai trò của môi trường văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách là: định hướng giá trị, bồi dưỡng năng lực cảm xúc, hoàn thiện năng lực tư duy và phát triển năng lực sáng tạo. Trong khi đó, nói tới vai trò của môi trường văn hoá nói chung và môi trường văn hóa thẩm mỹ nói riêng đối với phát triển nhân cách là nói tới tiềm năng cung cấp tri thức sống có văn hoá, có thẩm mỹ của cộng đồng đến hình thành nhân cách, cùng sức mạnh điều tiết bằng chân - thiện - mỹ của nó đối với quá trình phát triển nhân cách thông qua hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động vui chơi giải trí... trong môi trường nhà trường, đồng thời còn nhất thiết phải đề cập tới những nét bản sắc độc đáo về lối hành xử thẩm mỹ. Công trình nghiên cứu: Phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay của Nguyễn Xuân Trường [104] đã đề cập đến vai trò của văn hoá và giáo dục giá trị văn hoá trong phát triển ý thức thẩm mỹ sĩ quan trẻ, thông qua việc luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp phát
  19. 15 triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan trẻ hiện nay. Điều đó liên quan đến giải pháp xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ, làm cơ sở cho phát triển ý thức thẩm mỹ của đội ngũ sĩ quan trẻ trong tương lai. + Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ thông qua môi trường lao động Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng con người mới. Vì vậy, nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở nước ta. Các thành tựu nghiên cứu ở nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, tiêu biểu phải kể đến các công trình: Mỹ học Mác - Lênin với việc giáo dục bộ đội của A.X. Milôviđốp, B.V. Xaphrônốp [73]; Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin của IU. Lukin, V.C. Xcacherơsiccốp [68] đã nghiên cứu bản chất của giáo dục thẩm mỹ, coi giáo dục thẩm mỹ thông qua môi trường lao động là một phương diện quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhân cách con người. Các công trình Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin của Acnônđốp [2]; Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin của đồng tác giả IU.Lukin, V.C. Xcacherơsiccốp [68] đã trình bày những quan niệm về bản chất, nội dung cũng như nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ trong môi trường lao động. A.X. Milôviđốp và B.V. Xaphrônốp về Mỹ học Mác - Lênin với việc giáo dục bộ đội [73] đã đề cập khá toàn diện đến giáo dục thẩm mỹ thông qua môi trường lao động như con đường trực tiếp, cơ bản và quan trọng bậc nhất nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ. Đặc biệt, công trình đã gắn trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ trong môi trường hoạt động quân sự bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng tư cách và nếp sống của quân nhân Xô-viết. Đây là tiền đề quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa, phát triển trong đề xuất giải pháp của luận án. Sách Tâm lý văn nghệ của Chu Quang Tiềm [95] tuy không phải là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục thẩm mỹ nhưng đã nghiên cứu công phu về giáo dục thẩm mỹ thông qua môi trường lao động từ góc độ tâm lý học. Nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ như là quá trình hình thành thẩm mỹ, công trình đã cung cấp cơ sở lý luận cho hoạt động giáo dục thẩm mỹ khi hướng dẫn mọi hoạt động đối với chủ thể thẩm mỹ.
  20. 16 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về giáo dục thẩm mỹ là rất đa dạng và phong phú, trong đó cần nói tới các công trình sau: Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Đỗ Huy [44]; Giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cho thanh niên thông qua hệ thống thiết chế nhà văn hoá của Trần Quốc Bảng [7]; Đưa cái đẹp vào cuộc sống của Như Thiết [90]; Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay của Vĩnh Quang Lê [66]; Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống văn hoá cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay của Lương Thanh Tân [85]; Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ của Trần Tuý [107]; Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay của Trần Ngọc Tăng [86]; Giáo dục thẩm mỹ - Món nợ lớn đối với thế hệ trẻ của Đỗ Xuân Hà [38]; Một số hiểu biết cơ bản về văn hoá nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ của Tổng cục Chính trị [99]. Trong công trình Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đỗ Huy quan niệm: “Giáo dục thẩm mỹ vừa là một thể thống nhất giữa các hình thức hoạt động khác nhau của con người, chịu sự tác động của toàn bộ quan hệ xã hội lại vừa có mục tiêu, phương tiện và nội dung riêng biệt” [44, tr.31] và trình bày bản chất giáo dục thẩm mỹ thông qua môi trường lao động là bồi dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa xã hội - con người - tự nhiên, nâng cao năng lực thụ cảm và sáng tạo của con người, làm cho con người phát triển hài hoà trong hoạt động lao động cũng như nghỉ ngơi, trong quan hệ gia đình cũng như xã hội. Tuy nhiên, bản chất của giáo dục thẩm mỹ phải là sự thống nhất giữa hoạt động định hướng, truyền thụ thẩm mỹ của chủ thể giáo dục từ bên ngoài với vai trò tự định hướng của chủ thể thẩm mỹ trong lĩnh hội, lựa chọn, tiếp nhận giá trị thẩm mỹ nhằm chuyển hoá nhân cách theo mô hình xác định. Theo đó, giáo dục thẩm mỹ vừa là quá trình giáo dục để hình thành, phát huy năng lực bản chất người theo quy luật cái đẹp, vừa là quá trình hoạt động tự giác, có chủ đích của các chủ thể nhằm xây dựng và phát triển năng lực thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ cho con người. Sách Mấy vấn đề đạo đức và thẩm mỹ trong thời kỳ quá độ ở nước ta của Viện Triết học [111] là một công trình chuyên khảo tập hợp các bài tham luận của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
45=>0