Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế Nông nghiệp: Nghiên cứu các mối liên kết và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng ngành hàng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hiện trạng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng của ngành hàng cá tra từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cải tiến tổ chức sản xuất góp phần nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu và phát triển ổn định cho ngành hàng cá tra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế Nông nghiệp: Nghiên cứu các mối liên kết và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng ngành hàng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HUỲNH VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU CÁC MỐI LIÊN KẾT VÀ TIÊU THỤ THEO CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG NGÀNH HÀNG CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62620115 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HUỲNH VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU CÁC MỐI LIÊN KẾT VÀ TIÊU THỤ THEO CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG NGÀNH HÀNG CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62620115 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN SÁNH GS.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG 2020
- LỜI CẢM TẠ Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các Anh, Chị của các Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các địa phương đã hỗ trợ trong suốt thời gian thu thập số liệu của luận án này. Xin gửi lời cảm ơn đến các cơ sở nuôi cá tra, các NMCB và các chuyên gia đã hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các Anh, Chị cùng khóa học đã động viên và chia sẻ khó khăn trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và chỉ dạy tận tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Sánh và GS.TS. Nguyễn Thanh Phương. Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án quý Thầy đã hướng dẫn, hỗ trợ và động viên cho tôi rất nhiều trong việc học tập kiến thức và hỗ trợ kinh phí thu thập số liệu thông qua các đề tài, dự án đã và đang triển khai. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập tại Trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô và đồng nghiệp Khoa Thủy sản đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công việc tại đơn vị để dành nhiều thời gian trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt luận án. Cần thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2020. i
- TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích được hiện trạng các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng của ngành hàng cá tra trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cải tiến tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu và phát triển ổn định ngành hàng cá tra. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn các bên có liên bằng bảng phỏng vấn soạn sẵn. Tổng quan sát mẫu là 350 quan sát, trong đó 271 cơ sở nuôi cá tra, 10 cơ sở sản xuất giống, 20 cơ sở ương giống, 20 cơ sở kinh doanh thuốc và thức ăn nuôi cá tra, 15 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, 2 thương lái thu mua cá tra tiêu thụ nội địa và 12 cán bộ quản lý ở địa phương và chuyên gia về lĩnh vực thủy sản. Phương pháp phân tích mô hình hồi quy binary logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình liên kết, chứng nhận trong nuôi cá tra, mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật (TE) của các cơ sở nuôi cá tra. Ngoài ra, phương pháp phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành hàng và đề các chiến lược thích ứng nhằm cải tiến tổ chức sản xuất ngành hàng cá tra. Kết quả phân tích mô hình hồi quy binary logistic đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình liên kết gồm 3 yếu tố: (i) diện tích nuôi cá tra; (ii) trình độ học vấn của chủ cơ sở nuôi cá tra; (iii) Tin cậy vào mô hình liên kết. Tương tự thì các yếu tố ảnh hưởng tới nuôi cá tra chứng nhận chất gồm: (i) Kinh nghiệm nuôi cá tra; (ii) Vay vốn nuôi cá tra và (iii) diện tích nuôi cá tra. Kết quả ước lượng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas bằng phương pháp MLE xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật (TE) của mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL gồm: (i) mật độ thả giống; (ii) hệ số chuyển hóa thức ăn; (iii) số ngày công lao động; (iv) chi phí thuốc, hoá chất; (v) nhiên liệu) và (vi) chi phí khác. Trong đó, hệ số TE trong nuôi cá tra bình quân là 0,69 và hệ số TE của hình thức nuôi cá tra chứng nhận (0,77%) cao hơn so với hình thức nuôi cá tra chưa chứng nhận (0,65). Nghiên cứu này cũng xác định được các yếu tố kém hiệu quả trong sản xuất (32,9%) làm cho năng suất có thể mất đi trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi gồm: (i) số lần tập huấn; (ii) tỷ lệ diện tích ao lắng (trên diện tích ao nuôi); (iii) số ao nuôi cá tra và (iv) thời gian nuôi. Kết quả phân tích kênh phân phối đối với sản phẩm chứng nhận xuất khẩu Global GAP thì xuất khẩu 90,71% sang thị trường Mỹ tạo được lợi nhuận (GTGTT) là 9,2 nghìn đồng/kg cho toàn chuỗi, NMCB nhận 67,4% tổng GTGTT iii
- còn các cơ sở nuôi cá tra nhận được 32,6%. Sản phẩm chứng nhận ASC xuất khẩu 80,71% sản lượng sang thị trường Châu Âu tạo được GTGTT là 10,8 nghìn đồng/kg cho toàn chuỗi, NMCB nhận được 70,5% và các cơ sở nhận được 29,5%. Đối với sản phẩm chưa chứng nhận xuất khẩu (VietGAP và chưa chứng nhận) thì có 94,22% sản lượng xuất khẩu tạo được GTGTT là 5,7 nghìn đồng/kg cho toàn chuỗi và NMCB nhận 38,6% tổng GTGTT. Liên kết nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu hiện nay được hoạt động theo hình thức là NMCB đầu tư xây dựng vùng nuôi đạt chứng nhận xuất khẩu là chính, trong khi các hình thức liên kết ngang (HTX) và nuôi riêng lẻ thì chỉ áp dụng chứng nhận VietGAP. Do nuôi cá tra đạt chứng nhận xuất khẩu có giá bán tại ao không khác biệt so nuôi thông thường, bên cạnh đó thì sự phân phối chưa hợp lý của GTGTT cho các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng đối với kênh xuất khẩu. Do đó giải pháp cải tiến tổ chức sản xuất theo phân khúc thị trường gắn với mô hình liên kết theo tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị sản xuất của toàn ngành hàng cá tra cần được thực hiện. Cụ thể là tổ chức mô hình liên kết (HTX) sản xuất chuyên về một loại chứng nhận nhằm đáp ứng phân khúc từng thị trường và nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng mô hình liên kết theo sản phẩm hữu cơ để xuất khẩu sang thị trường cao cấp và giá trị cao. Chính sách hỗ trợ khâu vận chuyển và đầu tư công nghệ cao trong hoạt động nuôi cá tra theo hướng nâng cao chất lượng và nâng cao giá trị xuất khẩu. Từ khóa: Chuỗi cung ứng, hiệu quả kỹ thuật, liên kết, tiêu chuẩn chứng nhận (Global GAP, ASC). iv
- ABSTRACT This study was conducted to identify linkage of production and consumption based on quality certification of striped catfish as well as to propose the solutions for organizing production oriented increasing the product value of the whole striped catfish and contribute to the stable development of striped catfish in the Mekong Delta (MD). Secondary data and primary data was collected through to interviews related stakeholders using prepared questionaires. There are 350 surveyed samples, including 271 striped catfish farms, 10 hatcheries, 20 nursing sites, 20 trading sites of feed and drug for striped catfish, 15 processing and exporting companies of striped catfish, 2 traders of striped catfish for domestic consumption, and 12 managers and experts in the fishery sector. Binary logistic regression analysis method to identify factors affecting on linkages, quality certification in triped catfish faming, the Cobb-Douglas random frontier funtion used to indentify factors effecting technical efficiency (TE) of striped catfish farming. Additionally, SWOT used to analysis strengths, weakness, opportinities and threats of striped catfish chain and proposed some solutions to adptation to contribute to the stable development of striped catfish chain in MD. The analysis results of the binary logistic regression model have identified 4 factors affecting to the linkage model, i.e. (i) farming area; (ii) education level of owner of striped catfish farm and (iii) trust in the linkage model. Similarly, there were 3 factors affecting to certified striped catfish farming, i.e. (i) experience of the owner of striped catfish farms; (ii) loan for striped catfish production and (iii) farming area. The estimation results of the Cobb-Douglas random frontier funtion model by MLE method determined the factors affecting the technical efficiency (TE) of the striped catfish farming models in the MD, including: (i) stocking density; (ii) FCR; (iii) number of working days; (iv) cost of drugs and chemicals; (v) fuel); and (vi) other costs. In particularly, the average TE coefficient in striped catfish farming was 0.69 and the TE coefficient of the certified striped catfish farms (77.0%) was higher than that of the non-certified striped catfish farms (65.0%). The study also identifies factors affecting to inefficiency in production (32.9%) that can reduce productivity with the conditions of other variables being fixed, including (i) the number of training sessions; (ii) ratio of reservoir area (per grow- out pond area); (ii) number of striped catfish grow-out ponds; and (iv) farming period. v
- The analysis of distribution channels in supply chain of striped catfish in the MD for Global GAP certified products shows that there was 90.71% of production export to the US market to created a profit of 9.2 thousand VND/kg for the whole chain, the processing companies received 67.4% of the total value and the striped catfish farms received 32.6%. The ASC certified products export to the EU markets of 80.71% to created profit of 10.8 thousand VND/kg for the whole chain, the processing companies receives 70.5% and the striped catfish farms receive 29.5% of the total value. Regarding non-international certified products (VietGAP and non-certified products), there was 94.22% for export to created profit of 5.7 thousand VND/kg for the whole chain. Of which, the processing companies received 38.6% of the total NVA. Currently, linkages for striped catfish farming achieving international certifications is operated mainly under the form of processing conpanies investing in the farming areas. While horizontal linkages (cooperatives) and individual farmings are only applying VietGAP certification. The farm gate price ofinternational certified striped catfish products was not different from noncertified products. Moreover, the distribution of NAV was unreasonable amongst actors in the supply chain. Therefore, organizing production according to market segments accompanied to the linking model according to international certifications in order to improve the production value of the whole striped catfish industry should be implemented. Specifically, this is the organizational production acording to linkage model specializing in a certification to response for demand of each market segment and improve export efficiency. Beside, the linking model of organic products to export to high-end and high-value markets is very importance. It is necessary to have support policies in transportation and high-tech investment in striped catfish farming activities towards enhanging the quality and increasing export value. Keywords: Linkage model, quality certification (Global GAP, ASC), supply chian, technical efficiency. vi
- MỤC LỤC Danh mục Trang LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii TÓM TẮT iii ABSTRACT v MỤC LỤC vii DANH SÁCH BẢNG x DANH SÁCH HÌNH xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu 3 1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4 1.4.2 Phạm vi không gian 5 1.4.3 Phạm vi thời gian 5 1.5 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận án 5 1.5.1 Ý nghĩa khoa học 5 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án 6 1.5.3 Những đóng góp mới của luận án 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9 2.1 Tổng quan về thủy sản thế giới và Việt Nam 9 2.2 Tổng quan tình hình nuôi cá tra ở ĐBSCL 11 2.3 Tổng quan về mô hình nuôi cá tra theo tiêu chuẩn chứng nhận 12 2.4 Tổng quan về mô hình liên kết trong sản xuất 14 2.5 Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất 23 2.6. Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị 25 2.7 Tổng quan về thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam 27 2.8 Tổng quan về các chính sách có liên quan tới ngành hàng cá tra ở 29 đồng bằng sông Cửu Long CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 34 CỨU 3.1 Phương pháp luận trong nghiên cứu 34 3.1.1 Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu 34 3.1.2 Các chỉ tiêu tài chính sử dụng trong nghiên cứu 38 3.1.3 Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu 39 vii
- 3.2 Phương pháp nghiên cứu 53 3.2.1 Địa bàn nghiên cứu 53 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 53 3.2.3 Thời gian nghiên cứu 53 3.2.4 Cỡ mẫu và phương pháp thu mẫu 53 3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 55 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60 4.1 Phân tích hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình liên 60 kết và tiêu chuẩn chứng của các cơ sở nuôi cá tra ở ĐBSCL 4.1.1 Hiện trạng các hình thức liên kết trong sản xuất của các trại nuôi cá tra ở 60 ĐBSCL 4.1.2 So sánh khía cạnh kỹ thuật giữa các hình thức liên kết của các cơ 61 sở nuôi cá tra ở ĐBSCL 4.1.3 So sánh khía cạnh tài chính giữa các hình thức liên kết của các cơ 63 sở nuôi cá tra ở ĐBSCL 4.1.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết và chứng nhận của các 68 cơ sở nuôi cá tra ở ĐBSCL 4.2 Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở nuôi cá tra 75 đạt tiêu chuẩn chứng ở ĐBSCL 4.2.1 Phân tích khía cạnh kỹ thuật giữa tiêu chuẩn chứng nhận của các cơ 75 sở nuôi cá tra ở ĐBSCL 4.2.2 Phân tích khía cạnh tài chính giữa tiêu chuẩn chứng nhận của các 77 cơ sở nuôi cá tra ở ĐBSCL 4.2.3 Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở nuôi cá tra đạt 81 chứng nhận và chưa chứng nhận ở ĐBSCL 4.3 Phân tích chuỗi cung ứng và các chỉ tiêu tài chính của ngành 85 hàng cá tra ở đồng bằng sông cửu long 4.3.1 Mô tả các tác nhân trong kênh phân phối của chuỗi cung ứng ngành 85 hàng cá tra ở ĐBSCL 4.3.2 Phân tích chuỗi cung ứng ngành hàng cá tra 93 4.3.2.1 Kênh phân phối trong chuỗi cung ứng ngành hàng cá tra đạt 93 chứng nhận chất lượng Global GAP xuất khẩu 4.3.2.2 Kênh phân phối trong chuỗi cung ứng ngành hàng cá tra đạt 95 chứng nhận chất lượng ASC xuất khẩu 4.3.2.3 Kênh phân phối trong chuỗi cung ứng ngành hàng cá tra đạt 96 chứng nhận VietGAP và chưa chứng nhận chất lượng 4.3.3 Phân tích tài chính từng kênh phân phối trong chuỗi cung ứng 98 ngành hàng cá tra ở ĐBSCL 4.3.3.1 Phân tích tài chính kênh xuất khẩu trong chuỗi cung ứng của sản 98 phẩm chứng nhận GlobalGAP 4.3.3.2 Phân tích tài chính kênh xuất khẩu trong chuỗi cung ứng của sản 100 phẩm chứng nhận ASC 4.3.3.3 Phân tích tài chính kênh xuất khẩu trong chuỗi cung ứng của sản 102 viii
- phẩm cá tra chứng nhận VietGAP và chưa chứng nhận 4.3.3.4 Phân tích tài chính kênh tiêu thụ trong nước trong chuỗi cung ứng 103 của sản phẩm cá tra bao gồm chứng nhận xuất khẩu và chưa chứng nhận xuất khẩu 4.3.4 Giài pháp nâng cao giá trị và lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung 108 ứng ngành hàng cá tra ở ĐBSCL 4.3.4.1 Phân tích thuận lợi và khó khăn của ngành hàng cá tra 108 4.3.4.2 Các giài pháp nâng cao giá trị và lợi thế cạnh tranh cho ngành 114 hàng cá tra ở ĐBSCL 4.4 Giải pháp tổ chức sản xuất liên kết và tiêu thụ theo chứng nhận 119 chất lượng ngành hàng cá tra ở đồng bằng sông cửu long 4.4.1 Phân tích về thị trường xuất khẩu cá tra qua các năm 119 4.4.2 Các trường hợp nghiên cứu điển hình theo các hình thức sản xuất 124 của các cơ sở nuôi cá tra ở ĐBSCL 4.4.3 Các giải pháp tổ sản xuất theo hướng nâng cao giá trị ngành hàng 127 cá tra trong thời gian tới 4.4.3.1 Tổ chức sản xuất theo hướng liên kết 127 4.4.3.2 Tổ chức sản xuất theo hướng chứng nhận 128 4.4.3.3 Mô hình tổ chức sản xuất liên kết theo chứng nhận 129 4.4.3.4. Các cơ chế chính sách kèm theo để thực hiện mô hình liên kết và 132 chứng nhận chất lượng CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133 5.1 Kết luận 133 5.2 Đề xuất 135 5.2.1 Đối với các cơ sở nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL 135 5.2.2 Đối với các cơ quan ban ngành và hàm ý chính sách phát triển 136 ngành cá tra ở ĐBSCL 5.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 PHỤ LỤC 149 ix
- DANH SÁCH BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản và tiêu thụ thủy sản thế giới 10 Bảng 2.2.: Diện tích cá tra nuôi theo tỉnh/thành phố được cấp chứng 13 nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn Quốc tế Bảng 2.3: Lợi ích nuôi cá tra theo chứng nhận so với nuôi thông thường 14 Bảng 2.4.: Diện tích cá tra nuôi theo tỉnh/thành phố được cấp chứng 14 nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn Quốc tế Bảng 2.5: Thị trường và giá trị xuất khẩu của các thị trường của cá tra 28 Bảng 3.1: : Khung phân tích ma trận SWOT và các chiến lược 48 Bảng 3.2: Số quan sát thu thập theo các tác nhân trong nghiên cứu 52 Bảng 3.3: Các trường hợp điển hình được áp dụng trong nghiên cứu 52 Bảng 3.4: Các biến đề xuất trong nghiên cứu mô hình Binary Logictis 54 Bảng 3.5: Các biến đề xuất trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật 55 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật giữa các hình thức liên kết trong SX 60 Bảng 4.2: Chi phí và cơ cấu chi phí giữa các hình thức liên kết trong SX 62 Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tài chính giữa các hình thức liên kết trong SXt 64 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu kỹ thuật phân theo nhóm liên kết và theo 65 nhóm chứng nhận trong nuôi cá tra Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu tài chính phân theo nhóm liên kết và theo 66 nhóm chứng nhận trong nuôi cá tra 67 Bảng 4.6: Một số đặc điểm của cơ sở nuôi cá tra được sử dụng trong mô hình hồi quy binary logistic Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi qui binary logistic các yếu tố tác động 69 đến liên kết và chứng nhận Bảng 4.8: Mô phỏng xác suất liên kết của mô hình nuôi cá tra 70 Bảng 4.9: Mô phỏng xác suất mô hình đạt chứng nhận của các cơ sở 72 nuôi cá tra Bảng 4.10: Các chỉ tiêu kỹ thuật giữa các hình thức chứng nhận và chưa 74 chứng nhận của mô hình nuôi cá tra Bảng 4.11: Chi phí và cơ cấu chi phí giữa các tiêu chuẩn chứng nhận 76 Bảng 4.12: Các chỉ tiêu tài chính giữa các tiêu chuẩn chứng nhận 78 Bảng 4.13: Kết quả ước lượng hàm năng suất biên ngẫu nhiên (Dạng hàm 80 Cobb-Douglas) Bảng 4.14: So sánh các yếu tố về hiệu quả sản xuất giữa hình thức nuôi 82 cá tra chứng nhận và chưa chứng nhận Bảng 4.15: Các chỉ tiêu tài chính giữa thức nuôi cá tra chưa chứng nhận 86 và chưa chứng nhận xuất khẩu Bảng 4.16: Phân tích chi phí trung gian và chi phí tăng thêm của động 87 nuôi cá tra Bảng 4.17: Chi phí sản xuất bình quân của các doanh nghiệp chế biến cá 89 x
- tra Bảng 4.18: Hiệu quả tài chính trong hoạt động của nhà máy chế biến 91 96 Bảng 4.19: Phân tích tài chính của kênh xuất khẩu cá tra chứng nhận Glaobal GAP xuất khẩu sang Mỹ Bảng 4.20: Phân tích tài chính của kênh xuất khẩu cá tra chứng nhận 97 Glaobal GAP xuất khẩu sang các quốc gia khác Bảng 4.21: Phân tích tài chính của kênh xuất khẩu cá tra chứng nhận 99 ASC xuất khẩu sang Châu Âu Bảng 4.22: Phân tích tài chính của kênh xuất khẩu cá tra chứng nhận 100 Glaobal GAP xuất khẩu sang các quốc gia khác Bảng 4.23: Phân tích tài chính của kênh xuất khẩu của sản phẩm cá tra 101 nuôi VietGAP và chưa chứng nhận xuất khẩu 102 Bảng 4.24: Phân tích tài chính của kênh tiêu thụ nội đại của sản phẩm cá tra chứng nhận Global GAP đã qua chế biến Bảng 4.25: Phân tích tài chính của kênh tiêu thụ nội đại của sản phẩm cá 103 tra chứng nhận ASC đã qua chế biến Bảng 4.26: Phân tích tài chính của kênh tiêu thụ nội đại của sản phẩm cá 103 tra VietGAP và chưa chứng nhận đã qua khâu chế biến Bảng 4.27: Phân tích tài chính của kênh tiêu thụ nội đại của tất cả các 104 loại sản phẩm cá tra tươi sống Bảng 4.28: Phân tích ma trận SWOT ngành hàng cá tra 115 Bảng 4.29: Ghi nhận các chỉ tiêu kỹ thuật giữa các trường hợp 122 Bảng 4.30: Ghi nhận các chỉ tiêu tài chính giữa các trường hợp 123 Bảng 4.31: Các khoản chi phí giữa các trường hợp nghiên cứu 124 xi
- DANH SÁCH HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1: Diện tích nuôi cá tra phân theo từng đia phương 2008-2019 11 Hình 2.2: Sản lượng cá tra nuôi phân theo từng đia phương 2008-2019 13 Hình 2.3: Mô hình liên kết chuỗi ngắn hạn – doanh nghiệp CBXK là 21 chủ thể chính trong liên kết Hình 3.1: Hiệu quả sản xuất theo nguyên tắc kết hợp đầu vào 40 Hình 3.2: Hiệu quả sản xuất theo nguyên tắc kết hợp đầu ra 41 Hình 3.3: Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985) 43 Hình 3.4: Tiếp cận chuỗi giá trị theo phương pháp Filière 45 Hình 3.5: Mô hình tiếp cận chuỗi giá trị theo chức năng của chuỗi 46 Hình 3.6: Sơ đồ khung nghiên cứu của luận án 50 Hình 41.a: Mô hình liên kết trong nuôi cá tra ở ĐBSCL 73 Hình 41.b: Mô hình chứng nhận trong nuôi cá tra ở ĐBSCL 73 Hình 4.2: Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến cá tra được 90 khảo sát Hình 4.3: Sơ đồ kênh phân phối trong chuỗi cung ứng ngành hàng cá tra 92 đạt chứng nhận Global GAP xuất khẩu Hình 4.4: Sơ đồ kênh phân phối trong chuỗi cung ứng ngành hàng cá tra 94 đạt chứng nhận ASC xuất khẩu Hình 4.5: Sơ đồ kênh phân phối trong chuỗi cung ứng ngành cá tra 95 chứng nhận VietGAP và chưa chứng nhận Hình 4.6: Mô phỏng phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi 105 giá trị cá tra đạt chứng nhận xuất khẩu ở ĐBSCL Hình 4.7a: Cơ cấu thị trường XK cá tra Việt Nam theo giá trị (2015) 118 Hình 4.7b: Cơ cấu thị trường XK cá tra Việt Nam theo giá trị (2019) 118 Hình 4.8: Sàn lượng và giá trị xuất khẩu cá tra qua các năm 119 Hình 4.9: Giá xuất khẩu cá tra philê đông lạnh tại một số thị trường 120 (USD/kg) Hình 4.10: Xu hướng giá xuất khẩu của cá tra năm 2017-2018 121 Hình 4.11: Sản lượng nuôi cá tra Việt Nam và một số nước 121 Hình 4.12: Mô hình liên kết trong sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận 128 của ngành hàng cá tra theo hướng nâng cao giá trị xii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASC: Aquaculture Stewardship Council (Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản) BCT: Bộ công thương BĐ: Biến đổi BNN: Bộ nông nghiệp CĐ: Cố định CN: Chứng nhận ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long FAO: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp Quốc GlobalGAP: Global Good Agricultural Practice (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) GTGTT: Giá trị gia tăng thuần NMCB: Nhà máy chế biến QĐ: Quyết định SXG: Sản xuất giống TCTS: Tổng cục thủy sản TE: Technical efficency (hiệu quả kỹ thuật) TYTS: Thú y thủy sản VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters And Producers (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam) VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) xiii
- Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Tổng sản lượng thủy sản của thế giới năm 2018 là 178,5 triệu tấn trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 46,0%, mức tiêu thụ thực tế bình quân trên đầu người là 20,5 kg/người và dự báo đến năm 2050 nhu cầu thực phẩm thủy sản tăng cao trong đó ngành nuôi trồng thủy sản sẽ đóng góp 50% sản lượng toàn thế giới; Việt Nam luôn đứng vị trí trong nhóm 5 nước có sản lượng thuỷ sản cao nhất trên thế giới, tương đương với sản lượng 3,19 triệu tấn (FAO, 2020). Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có vai trò quan trọng đối với ngành thuỷ sản của Việt Nam nói chung và của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, sản lượng cá tra hàng năm là 1,42 triện tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,26 tỷ USD năm 2018 và giảm còn 2,0 tỷ USD năm 2019 tương ứng với mức giảm 11,5% (VASEP, 2018; VASEP, 2019). Những năm gần đây ngành hàng cá tra ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn trong sản xuất như giá cả đầu ra không ổn định, giá thành sản xuất tăng cao, bị đánh thuế bán phá giá tại Mỹ dẫn tới các trại nuôi thua lỗ nhiều vụ liền và có thể không tiếp tục sản xuất. Theo Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (2010) nếu giá bán cá tra giảm xuống dưới mức chi phí trung bình tương ứng với mức 15.458 đồng/kg thì các chủ trại nuôi cá tra sẽ bị thua lỗ và ngừng nuôi cá tra ngay hoặc trong dài hạn. Thực tế, những năm gần đây giá bán cá tra biến động lớn, năm 2011 giá cá thương phẩm loại kích cỡ trung bình 1 kg/con là 27.500 đồng/kg và tăng bất thường trong giai đoạn 2017-2018, năm 2018 có thời điểm là 31.500 đồng/kg (tháng 10/2018), nhưng năm 2019 thì giá giảm xuống khoảng 20.000 đồng/kg và hiện đang dao động 18.000-19.000 đồng/kg nên chỉ có 25% số cơ sở nuôi cá tra thu được lợi nhuận chủ yếu là nhờ vào nuôi gia công và có liên kết với doanh nghiệp (VASEP, 2020). Năm 2019 thị trường xuất khẩu cá tra đến 132 thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có 41 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát chất lượng và yêu cầu chứng nhận chất lượng (VietGAP, 2020). Một số thị trường trên thế giới đòi hỏi yêu cầu về các tiêu chuẩn chứng nhận về chất lượng trong ngành cá tra cũng như truy suất nguồn gốc sản phẩm thông qua các tiêu chuẩn chứng nhận như GlobalGAP và ASC. Năm 2019, diện tích nuôi cá tra được chứng nhận đạt 70% tổng diện tích nuôi bao gồm 1.900 ha chứng nhận VietGAP, 2.000 ha chứng nhận ASC và còn lại là các loại chứng nhận khác (VASEP, 2020). 1
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2020) ban hành Quyết định số 1802/QĐ-BNN-QLCL ngày 22/05/2020 về việc ban hành “Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá và các sản phẩm cá thuộc bộ Siluriformes xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ” trong đó qui định rõ về việc áp dụng quản lý và kiểm soát khâu cung ứng đầu vào, khâu sản xuất, khâu vận chuyển, khâu chế biến và quản lý chất lượng cá tra xuất khẩu. Tuy nhiên, khi áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận thì các cơ sở nuôi cá tra qui mô nhỏ (cá thể riêng lẻ) sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì sẽ trả thêm nhiều chi phí từ đó mô hình liên kết ngang (nhóm người nuôi) hình thành nhằm tiết kiệm nhiều chi phí và có nguồn nguyên liệu chất lượng cung ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngoài việc chủ động vùng nguyên liệu (theo các tiêu chuẩn chứng nhận) thì cần liên kết với người nuôi cá tra (liên kết dọc) nhằm đảm bảo ổn định nguyên liệu và giảm được chi phí hàng tồn kho. Trong những năm qua thì ngành hàng cá tra của Việt Nam còn đối mặt với những chính sách từ Mỹ (FarmBill 2014 và thuế chống phá giá) từ đó đòi hỏi ngành cần được tổ chức lại sản xuất có sự liên kết chặt chẽ theo chuỗi các ngành hàng một cách đồng bộ phù hợp với xu hướng phát triển mới về nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng. Từ thực trạng đó, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; đồng thời Bộ trưởng Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Năm 2019, Cục kiểm tra An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã thông báo về việc công nhận hệ thống kiểm tra, kiểm soát sản phẩm cá và cá Siluriformes xuất khẩu của 3 nước: Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan đủ điều kiện tương đương với Mỹ. Điều này cho thấy cá tra Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn khi xuất khẩu sang Mỹ và điều quan trọng nhất là cần đảm bảo tiêu chuẩn và tổ chức sản xuất một cách khoa học để giữ vững thị trường xuất khẩu quan trọng này. Trên thực tế thì chưa có những nghiên cứu về các mối liên kết theo chứng nhận chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường và đề ra các giải pháp tổ chức sản xuất ngành hàng cá tra cho phù hợp với xu hướng phát triển mới cũng như phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu các mối liên kết và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng ngành hàng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện. 2
- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích hiện trạng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ theo chứng nhận chất lượng của ngành hàng cá tra từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cải tiến tổ chức sản xuất góp phần nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu và phát triển ổn định cho ngành hàng cá tra. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể trong nghiên cứu a) Phân tích hiện trạng liên kết, tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến các loại hình liên kết và chứng nhân chất lượng của các cơ sở nuôi cá tra; b) Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật giữa hình thức nuôi đạt chứng nhận với chưa chứng chứng nhận chất lượng của các cơ sở nuôi cá tra; c) Phân tích chuỗi cung ứng và các chỉ tiêu tài chính của ngành hàng cá tra theo các loại chứng nhận chất lượng của các cơ sở nuôi cá tra; d) Đề xuất các giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo tiêu chuẩn chứng nhận gắn với phân khúc thị trường xuất khẩu để nâng cao giá trị ngành hàng cá tra và cơ chế chính sách góp phần phát triển ổn định ngành hàng cá tra trong tương lai. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 1. Các loại liên kết trong nuôi cá tra, hiệu quả sản xuất và các yếu tố nào ảnh hưởng tới liên kết và chứng nhận chất lượng trong nuôi cá tra hiện nay? 2. Hệ số hiệu quả kỹ thuật giữa nuôi cá tra tiêu chuẩn chứng nhận và chưa chứng nhận? Thị trường tiêu thụ và giá trị gia tăng thuần trong toàn chuỗi ngành hàng cá tra khác nhau thế nào giữa các loại tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu và thông thường (VietGAP và chưa chứng nhận)? 3. Cách thức tổ chức sản xuất liên kết theo chứng nhận chất lượng xuất khẩu để đáp ứng theo từng thị trường tiêu thụ cần cải tiến điểm nào? 1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 1. Nuôi cá tra theo các loại hình liên kết hiệu quả không khác nhau; 2. Nuôi cá tra áp dụng các loại chứng nhận chất lượng và chưa áp dụng chứng nhận chất lượng có các chỉ tiêu tài chính không khác nhau; 3
- 3. Hiệu quả kỹ thuật giữa nuôi cá tra áp dụng chứng nhận chất lượng và chưa chứng nhận chất lượng không khác nhau; 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngành hàng cá tra ở ĐBSCL, trong đó quan tâm các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ theo các loại tiêu chuẩn chứng nhận trong nuôi cá tra. Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết và hiệu quả kỹ thuật (TE) của các cơ sở nuôi và so sánh các chỉ tiêu tài chính của từng loại chứng nhận theo từng kênh trong chuỗi cung ứng. Thông qua đó, các giải pháp tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản xuất của ngành hàng cá tra ở ĐBSCL là mục tiêu quan trọng của luận án này. Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy binary logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất, sử dụng phương pháp tiếp cận tham số (SFA) dạng hàm Cobb-Douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng suất và so sánh hiệu quả kỹ thuật (TE) của các cơ sở nuôi cá tra chứng nhận và chưa chứng nhận. Nghiên cứu này còn sử dụng phương pháp phân tích chuỗi cung ứng và các chỉ tiêu tài chính trong toàn chuỗi để so sánh lợi nhuận từng kênh của sản phẩm nuôi theo các tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu và nuôi chưa chứng nhận xuất khẩu. Bên cạnh, nghiên cứu còn sử dụng số liệu từ các nghiên cứu điển hình (case study) từ ghi chép trong sản xuất thực tế tại nông hộ bao gồm trường hợp đối chứng (nuôi riêng lẻ); trường hợp 1 (nuôi cá tra đạt chứng nhận ASC); trường hợp 2 (nuôi cá tra đạt chứng nhận Global GAP); trường hợp 3 (nuôi cá tra đạt chứng nhận VietGAP và thành viên hợp tác xã). Vì vậy, đối tượng khảo sát của nghiên cứu này tập trung vào các tác nhân trong sản xuất của ngành hàng cá tra bao gồm: - Các cơ sở cung ứng vật tư đầu vào: cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản và sản xuất và ương giống. - Các cơ sở nuôi cá tra: bao gồm nuôi theo hình thức liên kết, không liên kết cũng như chứng nhận và chưa chứng nhận xuất khẩu. - Các cơ sở chế biến cá tra xuất khẩu. - Các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản và cán bộ quản lý ngành thủy sản của địa phương. 4
- 1.4.2 Phạm vi không gian Căn cứ vào báo cáo của Tổng cục Thủy sản, các báo cáo của Chi cục các địa phương về diện tích nuôi cá tra qua các năm và chọn số liệu năm 2017 để căn cứ xác định cỡ mẫu khảo sát trong luận án này. Căn cứ vào diện tích nuôi của địa bàn nghiên cứu gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ năm 2017 chiếm 80,5% diện tích nuôi cá tra của toàn vùng ĐBSCL. Vì vậy địa bàn nghiên cứu của luận án được lựa chọn mang tính khoa học và đại diện được cho vùng ĐBSCL. Giới hạn trong nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung các mối liên kết trong sản xuất và chứng nhận trong nuôi cá tra, khảo sát các loại chứng nhận áp dụng trong các cơ sở nuôi cá tra để làm cơ sở thu thập thông tin các tác nhân khác trong ngành hàng cùng tiêu chuẩn chứng chất lượng. Từ đó tính toán kênh phân phối và các chỉ tiêu tài chính của ngành hàng cùng tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng sẽ chính xác hơn. Ngoài ra cỡ mẫu của từng loại chứng nhận (ASC, Global GAP) còn quá ít (chỉ 20 cơ sở cho mỗi loại chứng nhận) nên chưa thể tính toán hệ số TE để xem xét mối quan hệ giựa TE và các chỉ tiêu tài chính trong chuỗi cung ứng, do đó đây là hạn chế mà đề tài nghiên cứu này. 1.4.3 Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu của luận án là tập trung thu số liệu sản xuất đồng nhất trong năm 2018. Thời gian khảo sát số liệu từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. 1.5 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận án 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Luận án này có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và và ngoài nước về ngành hàng cá tra ở Việt Nam và thế giới. Qua đó sẽ kế thừa được phương pháp tiếp cận và phương pháp phân tích số liệu để làm nền tảng trong quá trình thực hiện luận án. Luận án này cũng kế thừa và vận dụng những phương pháp phân tích mô hình hồi quy nhị phân (binary logistic) và phân tích hiệu quả kỹ thuật sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (dạng hàm Cobb-Douglas), phương pháp phân tích chuỗi cung ứng cũng như phương pháp phân tích trường hợp nghiên cứu điển hình (case study) và phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và cán bộ quản lý ngành của địa phương để đề ra một số cơ chế chính sách phù hợp. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
36 p | 483 | 175
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
226 p | 512 | 117
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
258 p | 276 | 69
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
29 p | 262 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình
220 p | 127 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển: Phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững
0 p | 116 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
208 p | 163 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
260 p | 95 | 17
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học: Nghiên cứu thống kê tác động các nhân tố đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ - Trường hợp tỉnh Bắc Ninh
158 p | 77 | 14
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học: Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
0 p | 107 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
34 p | 117 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế Quốc tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam
164 p | 61 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế quốc tế: Chính sách công nghiệp ở một số nước thành viên Liên minh Châu Âu trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
167 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
0 p | 112 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của sự công bằng tổ chức đến sự thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
52 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn