intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc: Hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991

Chia sẻ: Lin Yanjun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là làm rõ thực trạng hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991: những thành tựu đạt được, những vấn đề đặt ra; từ đó rút ra những nhận xét, đồng thời chỉ ra những đóng góp của Đảng Cộng sản Pháp đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc: Hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH THẢO HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Mã số: 922 90 12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS THÁI VĂN LONG 2. TS NGUYỄN VĂN DU HÀ NỘI - 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Minh Thảo
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 7 1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ................................ 7 1.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ................................................... 24 Chương 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 ......................................................................................................................... 27 2.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 27 2.2. Những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 ................................................................................. 31 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 ............................................................................................ 59 3.1. Hoạt động lý luận ......................................................................................... 60 3.2. Hoạt động tổ chức ........................................................................................ 71 3.3. Các hoạt động khác ...................................................................................... 79 3.4. Nhận xét về hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp (1945-1991) ................. 104 Chương 4: ĐÓNG GÓP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP ĐỐI VỚI PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 . 113 4.1. Đóng góp về mặt lý luận của Đảng Cộng sản Pháp ................................... 113 4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn của Đảng Cộng sản Pháp................................ 124 4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp (1945- 1991) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam........................................................... 138 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 149 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 162
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Viết đầy đủ (Tiếng Anh/ Tiếng (Tiếng Việt) Pháp) BCHTW Ban chấp hành trung ương CGT Confédération générale Tổng liên đoàn lao động du travail CHDC Cộng hòa dân chủ CHLB Cộng hòa liên bang CNCS Chủ nghĩa cộng sản CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội CSCN Cộng sản chủ nghĩa ĐCS Đảng Cộng sản ĐQ Đế quốc ĐQCN Đế quốc chủ nghĩa FGDS Fédération de la gauche Liên minh cánh tả dân chủ và démocrate et socialiste XHCN FN Le Front national Mặt trận quốc gia FNDIP La Fédération Nationale Liên hiệp quốc gia của những des Déportés et Internés người yêu nước bị lưu đày và Patriotiques bị giam giữ FP Front populaire Phong trào Mặt trận nhân dân GCCN Giai cấp công nhân GCTS Giai cấp tư sản GCVS Giai cấp vô sản FNDIRP Fédération Nationale des Liên hiệp quốc gia của những Déportés et Internés người yêu nước bị lưu lưu đày Résistants Patriotiques và những người kháng chiến yêu nước bị giam giữ MRP Mouvement républicain Phong trào cộng hòa bình dân populaire
  5. NATO North Atlantic Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Organization Dương PCF Parti Communiste Đảng Cộng sản Pháp Francais POF Parti ouvrier francais Đảng Công nhân Pháp PS Parti socialiste Đảng Xã hội PTCN Phong trào công nhân PTCNQT Phong trào công nhân quốc tế PTCS Phong trào cộng sản PTCSQT Phong trào cộng sản quốc tế PTCS,CN Phong trào cộng sản và công nhân PTCS,CNQT Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế RPF Rassemblement du Đảng Tập hợp nhân dân Pháp peuple français SFIO Section francaise de Chi bộ Pháp của Quốc tế công l’Internationale ouvrière nhân SI Socialist International Quốc tế xã hội TBCN Tư bản chủ nghĩa TBPT Tư bản phát triển UDR Union des démocrates Liên minh những người dân pour la République chủ vì nền Cộng hòa UJRF Union de la jeunesse Liên đoàn thanh niên cộng hòa républicaine de France Pháp XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Là một trong số những đảng cộng sản (ĐCS) được thành lập sớm ở châu Âu cũng như trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ĐCS Pháp đã luôn kiên trung trong cuộc đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thực của giai cấp công nhân và của các tầng lớp nhân dân lao động; phấn đấu vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Qua nhiều thế hệ trưởng thành và phát triển từ cái nôi di sản cách mạng, vững vàng trong kháng chiến chống phát xít, luôn trung thành với cuộc đấu tranh vì công lý, tự do, đoàn kết, hòa bình, ĐCS Pháp đã tôi luyện nên một bản sắc cộng sản của riêng mình, luôn thể hiện mong muốn thúc đẩy và phát huy tiềm năng của người lao động trong xã hội. Hơn nữa từ năm 1945 đến năm 1991, ĐCS Pháp là một trong số những tổ chức đảng ở châu Âu đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân (PTCN) đấu tranh chống lại giới chủ tư bản nhằm bảo vệ những lợi ích thiết thực của người lao động, phấn đấu vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, ĐCS Pháp đã giành được vị trí đứng đầu trong lực lượng cánh tả và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của PTCN Pháp nói riêng, PTCN châu Âu nói chung. Có thể nói rằng, những điều chỉnh của giới chủ tư bản đối với người lao động tại các nước châu Âu nói chung, ở Pháp nói riêng từ năm 1945 đến năm 1991 có một phần nguyên nhân từ cuộc đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân lao động ở đây và sự đóng góp của ĐCS Pháp. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 sẽ góp phần làm giàu thêm nhận thức và kinh nghiệm lãnh đạo của ĐCS trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (GCCN) trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và nhân loại.
  7. 2 Thực tiễn đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng theo hướng đa phương của Việt Nam cho thấy, việc nghiên cứu về hệ thống chính trị, về đảng chính trị… của các nước trên thế giới, nhất là một đảng chính trị như ĐCS Pháp (ra đời ở đất nước đã áp đặt chế độ thực dân tại Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ), nhằm có cách nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về bản chất của các nhà nước tư sản hiện đại, của hệ thống chính trị cũng như các đảng chính trị ở các nước tư bản phương Tây… để từ đó đúc rút kinh nghiệm nhằm vận dụng trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một việc làm cần thiết. Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991" để viết luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Mục đích của luận án là làm rõ thực trạng hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991: những thành tựu đạt được, những vấn đề đặt ra; từ đó rút ra những nhận xét, đồng thời chỉ ra những đóng góp của ĐCS Pháp đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế (PTCS,CNQT). 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. - Phân tích hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. - Nhận xét về hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. - Phân tích những đóng góp của ĐCS Pháp đối với PTCS,CNQT thể hiện trước hết và trực tiếp nhất qua những đóng góp đối với phong trào cộng sản, công nhân (PTCS,CN) Tây Âu, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với ĐCS Việt Nam.
  8. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 trên ba nội dung chính: hoạt động lý luận, hoạt động tổ chức và các hoạt động khác (bao gồm: đấu tranh nghị trường, hoạt động trong phong trào công nhân và công đoàn, đấu tranh cho hòa bình, tiến bộ xã hội, giải phóng dân tộc); những đóng góp đối với PTCS,CNQT (thể hiện qua đóng góp với PTCS,CN Tây Âu và rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với ĐCS Việt Nam). Về không gian: ĐCS Pháp là đảng chính trị có ảnh hưởng lớn trong PTCS,CN Tây Âu, luôn chủ trương ủng hộ, đoàn kết, mở rộng hợp tác với GCCN và nhân dân lao động ở các nước Tây Âu và thế giới trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, độc lập, giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991, luận án tập trung trọng điểm nghiên cứu ở các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) Tây Âu và mở rộng vào hai quốc gia thuộc địa cũ của đế quốc Pháp là Việt Nam, Angiêri, trong đó tập trung một dung lượng nhất định cho mối quan hệ của ĐCS Pháp với ĐCS Việt Nam thời kỳ này. Về thời gian: Luận án giới hạn sự nghiên cứu từ năm 1945 (là thời điểm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai) đến năm 1991 (là thời điểm ĐCS Liên Xô giải tán và PTCS,CNQT lâm vào khủng hoảng trầm trọng). Tuy nhiên, luận án cũng khái quát hoạt động của ĐCS Pháp từ khi ra đời (năm 1920) đến trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai (năm 1945) làm cơ sở phân tích cho thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1991.
  9. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, những nhận định đánh giá của ĐCS Việt Nam về PTCS,CNQT; các chủ trương, chính sách nêu trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết và các phát biểu của lãnh đạo ĐCS Pháp. Tác giả coi đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý luận, khoa học và thực tiễn giúp cho việc định hướng tư tưởng khi nghiên cứu đề tài luận án. Mọi nhận định, đánh giá trong luận án sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tích, khái quát những dữ kiện thực tế, những văn kiện, tư liệu gốc và tư liệu từ các nguồn trích dẫn tin cậy, đồng thời luận án kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án. 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện theo cách tiếp cận chuyên ngành lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử - logic, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận thực tiễn, phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, đối chiếu, thống kê,… Các phương pháp được vận dụng thích hợp đối với việc nghiên cứu từng nội dung cụ thể để trình bày nội dung luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Về mặt khoa học, trên cơ sở phân tích có hệ thống những hoạt động chủ yếu của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991, đặt trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng mạnh mẽ đến PTCN và hoạt động của các lực lượng cánh tả Pháp, luận án chỉ rõ những thành tựu mà ĐCS Pháp đã đạt được, những hạn chế phải khắc phục, lý giải nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó. Qua đó, luận án khẳng định
  10. 5 rằng, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức lớn và còn những hạn chế chưa được khắc phục, song ĐCS Pháp đã chứng tỏ là lực lượng đi đầu tất cả các lực lượng dân chủ và yêu nước thời kỳ này trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ các quyền lợi của GCCN và nhân dân lao động, kiên trì giữ vững nguyên tắc quốc tế vô sản ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử - Về mặt thực tiễn, trên cơ sở những dữ liệu khoa học được thực hiện thời kỳ này và các nghiên cứu mới của các nhà sử học mácxít cũng như của các nhà lãnh đạo và các nhà lý luận, các nhà sử học của ĐCS Pháp, luận án khẳng định ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 đã trở thành một trong những ĐCS hàng đầu khu vực Tây Âu, có nhiều đóng góp quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trước hết là đối với PTCS,CN Tây Âu, và rộng hơn là đối với PTCS,CNQT. Đồng thời, luận án chỉ rõ, đối với Việt Nam, thực tiễn hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 cũng đem lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng đảng, trong hoạt động công đoàn và trong việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế vô sản. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Tính chất đa dạng của những yếu tố tác động vào cuộc đấu tranh của GCCN, những điều kiện không giống nhau ở mỗi nước, sự đan xen giữa các tình huống khác nhau ở trong nước và quốc tế, tất cả những điều đó đã tác động sâu sắc đến PTCS,CN Tây Âu nói chung và quá trình phát triển của ĐCS Pháp nói riêng từ năm 1945 đến năm 1991. Thông qua nghiên cứu của mình, tác giả phân tích quá trình hoạt động của ĐCS Pháp, chỉ ra những khuynh hướng chính yếu, quyết định nhất trong hoạt động của đảng cũng như những đóng góp của đảng đối với PTCS,CN ở Tây Âu thời kỳ này. Kết quả nghiên cứu đạt được của luận án là đóng góp vào việc tìm hiểu một cách cơ bản, hệ thống về hoạt động của ĐCS Pháp, trên cơ sở đó thấy rõ hơn vai trò động lực của ĐCS Pháp trong PTCN Pháp, ảnh hưởng và vị thế
  11. 6 của đảng trong lực lượng cánh tả Pháp nói riêng và lực lượng cộng sản, cánh tả Tây Âu nói chung từ năm 1945 đến năm 1991. Luận án góp phần khẳng định mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa ĐCS Pháp và ĐCS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về PTCS,CNQT, trong nghiên cứu hệ thống đảng chính trị phương Tây và quan hệ của ĐCS Việt Nam với ĐCS các nước tư bản phát triển Tây Âu nói chung, với ĐCS Pháp nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án có kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết. Cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: Trong chương này, luận án tập trung làm rõ hai nội dung sau: Một là, những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu; Hai là, những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu. Chương 2: Một số khái niệm và những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991: Trong chương này, luận án làm rõ 2 nội dung chính sau: Một là, một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án; Hai là, những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. Chương 3: Thực trạng hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991: Luận án trình bày nội dung các hoạt động chủ yếu sau: (1) Hoạt động lý luận (2) Hoạt động tổ chức, (3) Các hoạt động khác. Từ đó luận án đưa ra nhận xét về các hoạt động chủ yếu của ĐCS Pháp từ năm 1945 đến năm 1991. Chương 4: Đóng góp của Đảng Cộng sản Pháp đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991: Trong chương này, luận án làm rõ những đóng góp về lý luận và thực tiễn của ĐCS Pháp đối với PTCS,CNQT, thể hiện tập trung và trước hết qua những đóng góp đối với PTCS,CN Tây Âu; đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
  12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Có thể nói, nghiên cứu về ĐCS Pháp là một đề tài được nhiều học giả, nhiều lãnh tụ cách mạng, nhiều chính đảng trong và ngoài nước Pháp quan tâm. Tuy vậy, có rất ít tài liệu, công trình nghiên cứu về hoạt động của ĐCS Pháp trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1991 được “số hóa” và công bố trên các trang web của ĐCS Pháp, của các trung tâm lưu trữ và thư viện lớn. Đây là trở ngại lớn đối với nghiên cứu sinh trong quá trình tìm kiếm tư liệu, tuy nhiên nghiên cứu sinh vẫn quyết tâm khắc phục khó khăn để tiếp cận nhiều nhất các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài. Về công việc sưu tầm và xử lý tài liệu phục vụ nghiên cứu luận án, song song với việc tìm kiếm tư liệu trên các trang web chính thống của ĐCS Pháp, nghiên cứu sinh đã nỗ lực khai thác các ấn phẩm xuất bản ở trong nước và nước ngoài, đồng thời coi đây là nguồn tư liệu trích dẫn ưu tiên hàng đầu. Trên cơ sở các nguồn tư liệu tiếp cận được, nghiên cứu sinh sắp xếp theo hai nội dung lớn: một là những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu và hai là những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, cụ thể như sau: 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tình hình thế giới và lịch sử nước Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 Ở nước ngoài, có một số công trình tiêu biểu như sau: Cuốn Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000 của chuyên gia nghiên cứu Kinh tế học và Lịch sử kinh tế người Pháp Michel Beaud [2]. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1981 và được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đây là công trình nghiên cứu công phu, phân tích sắc sảo về quá trình hình thành, phát triển, sự vận hành của chủ nghĩa tư bản (CNTB) thế giới từ thế kỷ XV đến nửa cuối thế kỷ XX. Cuốn sách cung
  13. 8 cấp cho luận án những phân tích sâu về hệ thống tư bản chủ nghĩa (TBCN) thế giới, đặc biệt là những chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế của các nước tư bản phát triển (TBPT) Tây Âu và nguồn số liệu thống kê tin cậy và phong phú về sự phát triển của CNTB nói chung và ở Tây Âu nói riêng. Đặc biệt là những nội dung trong chương 6 và chương 7, phần nói về sự phát triển, khủng hoảng và đổi mới của CNTB trong thế kỷ XX. Cuốn Understanding International Conflicts ("Tìm hiểu về xung đột quốc tế") của tác giả Joseph S. Nye [108]: Chương 5 của cuốn sách với tựa đề The Cold War ("Chiến tranh lạnh") có độ dài hơn 40 trang (từ trang 115 đến trang 156) đề cập đến 3 trường phái quan điểm xung quanh nội hàm Chiến tranh Lạnh để trả lời các câu hỏi: Tại sao trong quan hệ quốc tế lại diễn ra thời kỳ “chiến tranh lạnh”; Mục tiêu, chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ qua từng thời kỳ ra sao và nó ảnh hưởng đến cán cân quyền lực thế giới, đặc biệt là tới Tây Âu - một nhân tố chủ chốt trong hệ thống quyền lực quốc tế, như thế nào? Cuốn sách đưa ra cách phân tích các diễn biến lịch sử dưới góc độ của nhà phân tích tư sản dựa trên số lượng lớn dữ kiện lịch sử của thời kỳ này. Cuốn Sác-lơ Đờ Gôn (Charles De Gaulle) của tác giả Pierre Miquel [34] đã khắc họa chân dung Charles De Gaulle từ anh thanh niên đầy tham vọng tới vị tướng tài ba và vị Tổng thống có ảnh hưởng lớn nhất đối với lịch sử nước Pháp trong thế kỷ XX. Cuốn sách cung cấp nguồn dữ liệu tin cậy và phong phú về sự vận động của đời sống chính trị nước Pháp thời kỳ từ Chiến tranh thế giới thứ Hai đến cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, đặc biệt là sự ra đời của Nền Cộng hòa thứ Năm và những dấu ấn của Chính quyền De Gaulle đối với nền chính trị Pháp. Ngoài ra phải kể đến một số công trình nghiên cứu khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu được luận án tham khảo như: cuốn Lịch sử quan hệ quốc tế của hai tác giả người Nga Bogaturov Aleksey Demosfenovich và Averkov Viktor Vicktorovich [3]; cuốn Trật tự thế giới mới thứ hai - Những
  14. 9 vấn đề đại - chính trị nan giải của tác giả Nhicolai Zlobin [60]; cuốn La Guerre d’Algérie et les Francais ("Chiến tranh Algérie và những người Pháp") của tác giả Jean-Pierre Rioux [99]; … Ở trong nước, có một số công trình tiêu biểu sau: Cuốn Lịch sử thế giới hiện đại (1917-1995) (tái bản lần thứ 9) của tác giả Nguyễn Anh Thái (chủ biên) [45] được sử dụng như một nguồn tài liệu khung cho luận án để nghiên cứu về bối cảnh lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1995, trong đó đặc biệt là giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1995. Tác phẩm cung cấp những thông tin khái quát nhất, những dẫn chứng tiêu biểu nhất về lịch sử thế giới thời kỳ hiện đại. Đặc biệt, các nội dung ở chương VI về PTCS,CNQT từ năm 1917 đến năm 1945 và chương XVII nói về PTCS,CNQT từ năm 1945 đến năm 1995 được luận án sử dụng như là nguồn tài liệu tra cứu quan trọng trong nghiên cứu và phân tích bối cảnh khu vực và quốc tế. Cuốn Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010 (tái bản lần thứ nhất) của tác giả Vũ Dương Ninh [36] trình bày những nét cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại và các diễn biến chính trong quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước của từng thời kỳ. Luận án sử dụng tài liệu này để làm sâu sắc thêm các phân tích về bối cảnh quốc tế, tình hình cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc của của Đảng và Nhân dân Việt Nam và về mối quan hệ truyền thống, hữu nghị giữa hai ĐCS và nhân dân hai nước Pháp và Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu như: cuốn Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945 của tác giả Lê Văn Quang [39], cuốn Địa - Chính trị thế giới của các tác giả Nguyễn Thị Quế và Ngô Thúy Hiền [42], cuốn Cộng hòa Pháp - bức tranh toàn cảnh của tác giả Nguyễn Quang Chiến [4],…
  15. 10 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào cộng sản, công nhân các nước tư bản Tây Âu. Ở nước ngoài: Liên quan đến PTCS,CNQT thời kỳ này trước hết phải kể đến Bộ sách gồm 8 tập với tiêu đề Phong trào công nhân quốc tế - Những vấn đề lịch sử và lý luận được Nxb Chính trị quốc gia biên soạn từ nguyên gốc bản tiếng Nga do Nxb Tư tưởng (Mátxcơva) xuất bản trong những năm 70-80 của thế kỷ XX. Đây là công trình nghiên cứu công phu của các nhà nghiên cứu lịch sử Liên Xô, đứng đầu là Tiến sĩ X.X. Xa-lư-trép. Bộ sách khái quát về lịch sử PTCNQT, nghiên cứu một cách hệ thống cuộc đấu tranh cách mạng của GCCN và PTCSQT từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Bộ sách là một trong những cơ sở cung cấp thông tin, dữ liệu về bối cảnh quốc tế nói chung và bối cảnh châu Âu nói riêng, đặc biệt là những ảnh hưởng của cách mạng Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đến sự vận động của PTCS ở Tây Âu trong thế kỷ XX. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng được luận án sử dụng trong nghiên cứu, đặc biệt là về quá trình phát triển của PTCS,CN Tây Âu, những ảnh hưởng của ĐCS Liên Xô và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đến PTCS Tây Âu nói chung và ĐCS Pháp nói riêng cũng như trong trích dẫn các dữ liệu thông sử và các số liệu liên quan đến ĐCS Pháp và PTCN Pháp từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX. Tác phẩm Les grèves en France en mai - juin 1968 ("Các cuộc bãi công ở Pháp trong tháng Năm và tháng Sáu 1968") của tác giả Bruno Astarian do Nxb Échanges et Mouvement ấn hành năm 2003 [63]là nguồn tài liệu phong phú, chi tiết về một số cuộc biểu tình tiêu biểu tại một số nhà máy (như Pentecôte, Renault-Flins, Peugeot-Sochaux,…) trong thời kỳ cao trào đấu tranh của nhân dân Pháp năm 1968 với những số liệu và chi tiết chân thực tái
  16. 11 hiện lại bức tranh về cuộc đấu tranh của công nhân và người lao động Pháp thời kỳ này. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu và bài viết có liên quan đến PTCS,CN Pháp như: cuốn Fils du peuple ("Những người con của nhân dân") của Maurice Thorez [102]; cuốn Maisons rouges. Les partis communistes francais et italien de la Libération à nos jours (“Những ngôi nhà đỏ. Các đảng cộng sản Pháp và Italia từ thời kỳ Giải phóng đến nay”) của tác giả Marc Lazar [88]; bài viết Le Parti communiste français depuis la chute du Mur de Berlin: agonie ou mutation? (“ĐCS Pháp từ khi bức tường Berlin sụp đổ: suy tàn hay chuyển đổi?”) của Stéphane Courtois đăng trên tạp chí Problèmes politiques et sociaux (“Những vấn đề chính trị và xã hội”) số 830- 831/1999 [73]; bài viết 1968: chronologie des évènements ("1968: biên niên các sự kiện") của tác giả Nicolas Devers-Dreyfus đăng trên Báo L'Humanité (“Nhân đạo”) số ra ngày 20/9/2008 [75]; bài Mai 68: quelle fut l'ampleur de la grève ouvrière? Le face à face ("Tháng Năm 68: quy mô của cuộc bãi công của công nhân như thế nào? Phỏng vấn trực tiếp") của tác giả Juliette Loir đăng trên Báo L'Humanité (“Nhân đạo”) số ra ngày 3/5/2008 [89]; bài Henri Martin, militant de la libération humaine ("Henri Martin, người chiến sĩ đấu tranh cho giải phóng nhân loại") của Alain Ruscio, đăng trên Báo L'Humanité (“Nhân đạo”) ngày 18/02/2015 [162]; Bài trả lời phỏng vấn của Ông Pierre Zarka, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Pháp, Giám đốc Báo L'Humanité (“Nhân đạo”), đăng trên Báo Le Figaro ngày 20/4/1996 [105]; bài phỏng vấn ông Roger Martelli về cuốn sách L’empreinte communiste dans la société francaise (1920-2010) (“Dấu ấn cộng sản trong xã hội Pháp (1920-2010)”) do Marco Di Marggio thực hiện, đăng trên tạp chí Cahiers d’histoire. Revue d’histoire critique [En ligne], số 112-113/ 2010 [90]; bài The fertile ground of french communism (“Thịnh suy của chủ nghĩa cộng sản Pháp”) của Marc Lazar đăng trên tờ New York Times ngày 15/5/2017 [107];…
  17. 12 Ở trong nước: Liên quan đến PTCS,CN thế giới nói chung, PTCS,CN Tây Âu nói riêng, luận án sử dụng một số tác phẩm sau đây làm cơ sở chính yếu để tiếp cận và phân tích nội dung nghiên cứu: Cuốn Phong trào cộng sản ở một số nước Liên minh châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh của tác giả Nguyễn Thị Quế [41] đưa ra những phân tích sâu sắc về cuộc khủng hoảng sâu sắc trong PTCS Tây Âu, đặc biệt là ĐCS Pháp thời kỳ hơn 1 thập niên đầu sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Luận án coi đây là nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu nhận diện về PTCS Tây Âu, đặc biệt là về những phát triển trong quan điểm và đánh giá của các ĐCS Tây Âu nói chung, ĐCS Pháp nói riêng về chủ nghĩa Mác - Lênin, về sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu và tác động của sự kiện nay đối với PTCSQT, cũng như về con đường đi lên CNXH và về vai trò lãnh đạo của ĐCS. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các tư liệu về quan hệ của ĐCS Việt Nam với ĐCS Pháp được đề cập tới trong tác phẩm. Cuốn Sự phối hợp hoạt động của các đảng cộng sản và cánh tả trên thế giới hiện nay của tác giả Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên) [17] đã phân tích sâu sắc sự thay đổi của tương quan lực lượng thế giới và của PTCSQT thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh so với trước đó và những ảnh hưởng sâu sắc của nó đến việc thay đổi về các nội dung các hoạt động quốc tế và hình thức phối hợp hoạt động của các ĐCS và cánh tả trên thế giới nói chung và của ĐCS và cánh tả châu Âu trong hai thập niên đầu thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Luận án đặc biệt chú ý tới Chương 4 của cuốn sách, phần về sự phối hợp hoạt động của các ĐCS và công nhân ở các nước TBPT và chương 7 phần về khả năng phối hợp hoạt động của PTCSQT. Ngoài ra, luận án còn tham khảo một số công trình khoa học khác, như: cuốn Lược khảo lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế do tác giả Nguyễn Xuân Phách chủ biên [37], cuốn Cống hiến khoa học của Ph.
  18. 13 Ăngghen cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân của tác giả Bùi Ngọc Chưởng [6],… 1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống chính trị, đảng chính trị Phương Tây và Cộng hòa Pháp Ở nước ngoài: Cuốn Các đảng dân chủ xã hội châu Âu: Cải cách và thách thức của các tác giả Wolfgang Merkel, Christoph Egle, Alexander Petring, Christian Henkes [31] đã đưa ra nghiên cứu so sánh đặc điểm của các đảng dân chủ xã hội, các quan điểm chính trị, chính sách của các đảng dân chủ xã hội châu Âu cũng như triển vọng cải cách dân chủ xã hội trước những thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Những nghiên cứu về quan điểm chính trị và chính sách của Đảng Xã hội Pháp được sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo quan trọng. Bài viết Sự chuyển biến mang tính lịch sử về hình thái tổ chức của đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa của tác giả Nhiếp Vận Lân được biên tập tiếng Việt từ nguồn Tạp chí Nghiên cứu CNXH (Trung Quốc), số 6/2007 và đăng tải trên ấn phẩm Thông tin Những vấn đề lý luận (phục vụ lãnh đạo) của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 9 (5-2008) [27]. Bài viết phân tích sự chuyển biến về hình thái tổ chức của ĐCS, đặc biệt là những đặc trưng cơ bản của chính đảng mang tính quần chúng hiện đại ở các nước TBCN hiện nay, nguồn gốc lịch sử và xã hội của sự chuyển đổi về hình thức tổ chức đảng ở các nước TBCN. Trong đó liên quan trực tiếp đến luận án có nội dung về những nguyên lý chủ yếu của trào lưu “cộng sản chủ nghĩa châu Âu” và phân tích về những nhân tố thúc đẩy sự thay đổi của các ĐCS ở các nước TBCN như sự thay đổi cơ cấu giai cấp xã hội, đổi mới về trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của GCCN, sự lựa chọn con đường cách mạng dân chủ hòa bình và xu thế phát triển của chính đảng trên thế giới.
  19. 14 Ngoài ra phải kể đến một số công trình nghiên cứu khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu được luận án tham khảo như: cuốn La Gauche et la Ve République (“Cánh tả và Nền Cộng hòa thứ Năm”) của tác giả Olivier Duhamel [79]; cuốn Le Siècle des communismes (“Thế kỷ của các chủ nghĩa cộng sản”) của tác giả Michel Dreyfus [77]; cuốn Histoire des gauches en France (“Lịch sử cánh tả ở Pháp”) của hai tác giả Pháp Jean-Jacques Becker, Gilles Candar [65]; bài viết Cánh tả xã hội chủ nghĩa và con đường nghị trường của tác giả David Mandel [30] và bài viết Vai trò của nhà nước và các đảng phái chính trị đối với sự phát triển bền vững của tác giả Thomas Meyer (bản dịch tiếng Việt đăng trên tờ Những vấn đề chính trị - xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [32] ;… Ở trong nước: Liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận án tiếp cận một số công trình đáng chú ý sau: Cuốn Đảng chính trị phương Tây và cộng hòa liên bang Đức của tác giả Lương Văn Kế [26] có nội dung phần thứ nhất đề cập đến hệ thống chính trị của các nước phương Tây, đặc biệt tập trung làm rõ khái niệm về chính đảng (political party), các đặc trưng chung, cơ bản, cấu trúc, đặc điểm, phương thức cầm quyền cơ bản của hệ thống chính đảng Tây Âu. Đây là tài liệu quan trọng góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ sở về đảng chính trị ở các nước TBPT nói chung, ở Pháp nói riêng. Cuốn Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (mô hình tổ chức và hoạt động) của tác giả Nguyễn Văn Huyên [24] là nguồn tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu quá trình hình thành, mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ, đặc biệt là những nội dung về mô hình tổ chức của hệ thống chính trị trong đó có hệ thống đảng phái của mỗi nước, cơ chế đảng chính trị tham gia vào hoạch định chính sách và các hoạt động của chính quyền thông qua bầu cử. Riêng đối với phần nghiên cứu về hệ thống chính trị của Pháp, thông tin về Hiến pháp năm 1958 (đánh dấu sự ra đời của Nền
  20. 15 Cộng hòa thứ Năm của Pháp) là nguồn tham khảo quan trọng để hiểu nền tảng pháp lý và hoạt động của hệ thống chính trị Pháp đương đại, đặc biệt là những quy định của Hiến pháp 1958 liên quan trực tiếp đến tính hợp hiến, địa vị chính trị - pháp lý và khuôn khổ hoạt động của các đảng trong hệ thống chính trị nước Pháp. Cuốn Thể chế chính trị các nước châu Âu của các tác giả Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương [46] gồm 2 phần: Phần một giới thiệu khái quát về tổ chức, hoạt động của Nhà nước và thể chế chính trị các nước châu Âu. Đó là hiến pháp, các hình thức nhà nước, nghị viện, nguyên thủ quốc gia, chính phủ, hệ thống tư pháp, chính quyền địa phương, đảng chính trị và các nhóm lợi ích tại các nước châu Âu. Phần hai giới thiệu chi tiết thể chế chính trị của một số quốc gia châu Âu (Anh, Pháp, Italia, Ba Lan, Phần Lan, Rumani, Síp). Phần nội dung liên quan đến nước Pháp giới thiệu mô hình chính thể cộng hoà của nền Cộng hòa thứ Năm, việc phân bổ quyền lực và chức năng của các cơ quan trong các thể chế chính trị và một số thông tin cơ bản về địa lý, lịch sử, dân số, kinh tế của Pháp. Bên cạnh đó, luận án còn tham khảo một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau: Giáo trình cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập 6: Xây dựng Đảng [19], cuốn Thể chế chính trị thế giới đương đại do các tác giả Dương Xuân Ngọc và Lưu Văn An đồng chủ biên [35]; cuốn Đảng Dân chủ xã hội Đức: Lịch sử, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn do các tác giả Nguyễn Văn Sáu, Cao Đức Thái đồng chủ biên [43]; cuốn Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay của tác giả Hồ Văn Thông [47];… 1.1.4. Những công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1945 đến năm 1991 Ở nước ngoài: Đây là nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án và được tập trung vào nhóm tác giả là những nhà lãnh đạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2