intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Các cuộc chiến tranh xâm lược Đông Nam Á của đế chế Mông Nguyên và tác động của nó đến tình hình Đông Nam Á (thế kỷ XIII-XIV)

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: trình bày một cách hệ thống, toàn diện về các cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA của đế chế Mông-Nguyên (từ năm 1258 đến 1301); đưa ra những phân tích, đánh giá về cuộc chiến tranh này; đồng thời tác giả cũng chứng minh rằng cuộc viễn chinh của Mông-Nguyên tuy không đạt được mục đích ở ĐNA, nhưng đã có tác động không nhỏ đến tình hình của toàn khu vực chứ không chỉ ở một vài quốc gia,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Các cuộc chiến tranh xâm lược Đông Nam Á của đế chế Mông Nguyên và tác động của nó đến tình hình Đông Nam Á (thế kỷ XIII-XIV)

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI THỊ ÁNH VÂN CÁC CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG NAM Á  CỦA ĐẾ CHẾ MÔNG­NGUYÊN  VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á  (THẾ KỶ XIII ­ XIV) Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 62.22.03.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
  2. Hà Nội – 2014 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Lịch sử, Trường Đại  học Sư phạm Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Ngô Văn Doanh 2. PGS. TS. Lại Bích Ngọc Phản biện 1: PGS. TS. Phạm Hồng Thái Tạp chí nghiên cứu Đông Băc Á Phản biện 2: GS. TS. Trân Thị Vinh  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. Lê Đình Sỹ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp  nhà nước họp tại  Vào hồi   giờ   ngày   tháng   năm 2014
  3. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ­ Thư viện  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ­ Thư viện Quốc Gia Việt Nam DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 1. Bùi Thị Ánh Vân, 2003, Về sự thay đổi bản đồ chính trị Đông Nam Á thế kỷ XIII,   Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, – Viện KHXH VN, Số tháng 3/ 2003, tr. 77 ­ 79. 2. Bùi Thị Ánh Vân, 2010, Làn sóng xâm lược của đế quốc Nguyên Mông xuống khu   vực Đông Nam Á (thế  kỷ  XIII), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện KHXH  VN, số 126 (tháng 9/2010), tr. 46 ­ 52. 3. Bùi Thị Ánh Vân, 2010, Những liên minh ở Đông Nam Á trong cuộc kháng chiến   chống xâm lược Nguyên Mông (Thế kỷ XIII), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, –  Viện KHXH VN, Số 129 (tháng 12/2010), Tr. 51 ­ 58. 4. Bùi Thị  Ánh Vân, 2011, Vai trò vương triều Môjôpahit trong lịch sử  Inđônêxia,   Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, – Viện KHXH VN, Số 132 (tháng 3/2011), Tr.   34 ­ 40. 5. Bùi Thị Ánh Vân, 2011, Cuộc chiến tranh xâm lược thế giới của đế quốc Nguyên   Mông (Thế  kỷ  XIII),  Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, – Viện KHXH VN, số  128   (tháng 5/2011), tr. 49 ­ 57 . 6. Bùi   Thị   Ánh   Vân,   2012,   Cuộc   chiến   tranh   xâm   lược   Inđônêxia   của   đế   quốc  Nguyên Mông (Thế  kỷ  XIII),  Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á  – Viện KHXH  VN, số 146 (tháng 5. 2012), tr. 51 ­ 58. 7. Bùi   Thị   Ánh   Vân,   2012,   Cuộc   chiến   tranh   xâm   lược   Myanmar   của   đế   quốc   Nguyên Mông (Thế kỷ XIII), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện KHXH VN,  số136 (tháng 6. 2012), tr. 32 ­ 43. 8. Bùi Thị  Ánh Vân, 2012, Tìm hiểu nguyên nhân những thắng lợi của đế  quốc   Nguyên Mông trong cuộc chiến tranh xâm lược thế  giới (Thế  kỷ  XIII),  Tạp chí   Nghiên cứu châu Âu – Viện KHXH VN, số142 ( tháng 7. 2012), tr. 62 ­ 72. 9. Bùi Thị Ánh Vân, 2012, Nguyên nhân người Thái Vân Nam – Trung Quốc di cư và  lập quốc ở Đông Nam Á lục địa (thế kỷ XIII), số 142 (tháng 10. 2012), tr. 71 – 78. 10. Bùi Thị Ánh Vân, 2012, Kertanagara – Người lãnh đạo đầu tiên cuộc kháng chiến   chống Nguyên Mông xâm lược  ở  Inđônêxia (Thế  kỷ  XIII),  Tạp chí Nghiên cứu   Đông Nam Á, Viện KHXHVN, số 153 (tháng 12. 2012), tr. 41 ­ 46. 11. Bùi Thị Ánh Vân, 2013, Sự thành lập các vương quốc Thái ở Đông Nam Á từ sau  
  4. chiến tranh xâm lược Nguyên Mông (thế kỷ XIII), số 164 (tháng 11. 2013), tr. 82 –  84. 12.  Bùi Thị Ánh Vân, 2014, Sự lớn mạnh của quân đội Mông Cổ (thế kỷ XIII), Tạp   chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện KHXHVN, số 158 (tháng 4. 2014), tr. 73 ­ 78.
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Trong khoa học lịch sử, đã xuất hiện những công trình có  giá trị khi nghiên cứu về  cuộc chiến tranh xâm lược thế  giới của  Mông – Nguyên. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Nam  Á (ĐNA) của đế chế này vẫn chưa được đề cập đến như một đối  tượng độc lập trong các nghiên cứu đi trước.  2. Các cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA (1258 – 1301) của   Mông­Nguyên đã có những tác động để lại nhiều hệ lụy lịch sử  ở  khu vực. Tìm hiểu về tình hình ĐNA từ sau cuộc chiến tranh này,   góp phần làm sáng tỏ  nhiều khía cạnh lịch sử  ­ chính trị  diễn ra   trong khu vực cuối thế kỷ XIII – đầu thế kỷ XIV.  3. Nghiên cứu về  cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA của đế  chế  Mông­Nguyên không chỉ  đơn thuần giải đáp những vấn đề  khoa học dưới góc độ lịch sử, mà còn mang lại những tư liệu hữu  ích về  việc nghiên cứu lịch sử  chính trị  của ĐNA trong mối quan  hệ giữa các nước cùng khu vực và sự tác động từ cuộc chiến tranh   xâm lược của Mông­Nguyên. Trong đó, nổi bật là những tác động  trên phương diện chính trị, bao gồm: sự  thay đổi bản đồ  chính trị  khu vực, sự liên kết các quốc gia ĐNA trước họa xâm lăng. Điều  đặc biệt là, những tác động đó không chỉ ở một vài nước mà diễn   ra trên toàn khu vực ĐNA và nó xảy ra không chỉ  sau khi cuộc   chiến tranh kết thúc mà ngay khi sự kiện này sắp diễn ra và đang  diễn ra.  4. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các nước ĐNA đang sát  cánh bên nhau, cùng bảo vệ  những lợi ích chính đáng của dân tộc  trước những diễn biến căng thẳng và ngày càng leo thang  ở  Biển   Đông do Trung Quốc gây ra, đang rất cần những sợi dây liên kết từ  quá   khứ.   Sự   đoàn  kết   giữa  các  quốc  gia  ĐNA   trong  chiến  hào  chống xâm lăng Mông­Nguyên ở thế kỷ XIII, chính là nền tảng, là  cơ sở để củng cố mối quan hệ tốt đẹp truyền thống giữa các nước   1
  6. trong khu vực  ở hiện tại và tương lai, khiến họ  xích lại gần nhau   hơn, cùng đối phó với nguy cơ chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm từ  chính "người láng giềng khổng lồ". Có thể  thấy rằng, nghiên cứu  về cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA của đế chế Mông­Nguyên (từ  nửa cuối thế  kỷ  XIII đến những năm đầu thế  kỷ  XIV) và những   tác động của nó đến tình hình chính trị  khu vực, không chỉ  cần   thiết cho việc nhận thức lịch sử một cách đơn thuần mà còn mang  ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống đương đại.  5. Ngày nay, việc giảng dạy về  lịch sử  ĐNA  ở  các trường  Cao đẳng, Đại học và nhà trường Phổ  thông đang rất cần những  tư  liệu chuyên sâu về  khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu về  cuộc   chiến tranh xâm lược ĐNA của Mông­Nguyên sẽ  mang lại một   nguồn tài liệu vô cùng ý nghĩa đối với việc giảng dạy các nội dung   về lịch sử ĐNA, đặc biệt về lịch sử thời kì cổ ­ trung đại.  Xuất phát từ  những lý do trên, tôi chọn vấn đề  “Các cuộc  chiến tranh xâm lược Đông Nam Á của đế  chế  Mông­Nguyên  và tác động của nó đến tình hình Đông Nam Á (thế  kỷ  XIII ­   XIV)” làm đề tài Luận án.  2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu mà Luận án hướng tới là  tình hình khu vực ĐNA thời gian trước, trong, sau chiến tranh xâm  lược của Mông­Nguyên và các cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA   của đế chế này.  Phạm vi: ­ Thời gian: Thế kỷ XIII – XIV. ­ Không gian: Khu vực ĐNA.  ­ Nội  dung  vấn đề  nghiên cứu trong luận  án là  phân tích   những mưu đồ chiến lược của Mông­Nguyên đối với các quốc gia  ĐNA;   nghiên   cứu   về   diễn   biến,   kết   quả   các   cuộc   chiến   tranh  Mông­Nguyên xâm lược ĐNA ở phương diện chung của khu vực.  2
  7. Tác động của các cuộc chiến tranh này đến lịch sử  ĐNA diễn ra  trên tất cả  các phương diện, tuy nhiên luận án chỉ  đề  cập những   tác động đến tình hình chính trị của khu vực. 3
  8. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu Mục  tiêu của luận án là trình bày một cách hệ  thống, toàn  diện về  các cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA của đế  chế  Mông­ Nguyên (từ năm 1258 đến 1301); đưa ra những phân tích, đánh giá  về cuộc chiến tranh này. Đồng thời tác giả cũng chứng minh rằng  cuộc viễn chinh của Mông­Nguyên tuy không đạt được mục đích ở  ĐNA, nhưng đã có tác động không nhỏ đến tình hình của toàn khu  vực chứ  không chỉ   ở  một vài quốc gia. Tác động của cuộc chiến   tranh tới ĐNA thể  hiện  ở  nhiều phương diện, nhưng trong nội   dung luận án, tác giả  chủ yếu đi sâu phân tích những tác động tới   tình hình chính trị của khu vực. Tác giả cũng hi vọng luận án có thể góp phần thúc đẩy việc  nghiên cứu toàn diện về  cuộc chiến tranh xâm lược của đế  chế  Mông­Nguyên đến ĐNA cũng như các khu vực khác và những tác  động lịch sử do cuộc chiến tranh này gây nên. * Nhiệm vụ  Để  thực hiện những mục tiêu trên, luận án tập trung giải   quyết các nhiệm vụ sau:  ­ Làm rõ những yếu tố đưa đến các cuộc xâm lược ĐNA của  đế chế Mông­Nguyên.  ­ Trình bày diễn biến và kết quả cuộc chiến tranh xâm lược  ĐNA   của  đế   chế   Mông­Nguyên  theo  từng  giai   đoạn  và   đưa   ra   những nhận xét, đánh giá ở phương diện chung của khu vực. ­ Phân tích để  làm rõ những tác động cơ  bản từ cuộc chiến   tranh   xâm   lược   ĐNA   của   đế   chế   Mông­Nguyên   đến   tình   hình  chính trị khu vực. 4. Nguồn tài liệu Để thực hiện các mục tiêu của luận án, tác giả  đã sử  dụng  những   nguồn   sử   liệu  của  Trung  Quốc,   Việt   Nam   và   các   nước  4
  9. ĐNA; đồng thời tham khảo kết quả của các công trình nghiên cứu  đi trước của học giả nước ngoài và Việt Nam.  5
  10. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong  quá trình thực hiện đề  tài, tác giả  đã  vận dụng các  phương pháp  nghiên cứu cơ  bản của khoa học lịch sử: phương   pháp duy vật biện chứng; phương pháp lịch sử, phương pháp logic,  phương pháp liên ngành  và  phương pháp khu vực học… để  làm  sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận án. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài luận án được thực hiện sẽ mang lại những đóng góp  nhất định về mặt khoa học và thực tiễn: 1. Trình bày một cách hệ  thống về  những cuộc chiến tranh  xâm lược các nước ĐNA của đế  chế  Mông­Nguyên ở góc độ  khu  vực ­  điều mà trước đây chưa được đề  cập tới một cách đầy đủ  trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam. 2. Góp phần làm sáng tỏ  tác động từ  cuộc chiến tranh xâm   lược của Mông­Nguyên đối với tình hình chính trị ĐNA. Tác động  của cuộc chiến tranh này đến ĐNA thì nhiều, nhưng tác giả  tập  trung đề cập những tác động để lại hệ quả cho cả khu vực.  3. Luận án có thể  sẽ  là tư  liệu tham khảo cho việc nghiên  cứu và giảng dạy về  lịch sử  ĐNA, về  mối quan hệ  ngoại giao   giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc thời phong kiến.  7. Bố cục luận án:  Ngoài phần mở  đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ  lục,  luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Tình hình Đông Nam Á thế  kỷ  XIII và âm mưu   xâm lược của đế chế Mông ­ Nguyên. Chương 3: Các cuộc chiến tranh xâm lược Đông Nam Á của   đế chế Mông ­ Nguyên. Chương 4: Tác động từ  cuộc chiến tranh xâm lược của đế  chế  Mông ­ Nguyên đến tình hình Đông Nam Á (thế  kỷ  XIII –  6
  11. XIV). Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án của tác  giả  được công bố  trong  12  bài báo trên các tạp chí  khoa học  trong  nước. 7
  12. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài  Ngay   từ   thời   Pháp   thuộc,  đặc   biệt   là   sau   sự   ra   đời   của  trường Viễn Đông Bác cổ (EFEO), việc nghiên cứu về lịch sử khu  vực ĐNA đã được các học giả quan tâm chú ý. Từ giữa thế kỷ XX,  nhiều học giả Nga cũng đã có các công trình nghiên cứu về lịch sử  ­ văn hóa khu vực ĐNA mang giá trị cao.  Nghiên cứu về lịch sử ĐNA có thể kể đến những công trình  gắn với tên tuổi của G. Coedès, D.G.E. Hall, C.C. Berg, Pigeaud   T.G.T, L.A. Xê­đốp, E.O. Bec­din… Trong cuốn sách nổi tiếng Cổ  sử  các quốc gia  Ấn độ  hóa  ở  Viễn Đông, dù chỉ   ở  mức độ  khái  quát về các cuộc viễn chinh của người Mông Cổ đến một số nước   ĐNA, nhưng G. Coedès đã dành cả một chương nói về một số hệ  quả   từ   những   chiến   tranh  này   đối   với   khu   vực.   Tuy   không   hệ  thống hóa về  các cuộc chiến tranh xâm lược của đế  chế  Mông­ Nguyên, nhưng cuốn Lịch sử Đông Nam Á của D.G.E. Hall đã phần  nào phân tích được một số tác động của sự kiện này đến tình hình   chính   trị   ĐNA.   Bên   cạnh   đó,   có   nhiều   tác   phẩm   khác,   như  Le  Royaume de Champa  của Geogres Maspero,   History of Siam  của  W.A.R. Wood,  Lịch sử  Thái Lan tóm lược  của E.O. Bec­din;  Đế  quốc Angco của L.A. Xê­ đốp; các tác giả  Édouard Huber với  La  fin de la dynastie de Pagan, Paul J. Bennet với The Fall of Pagan:   continuity   and   change   in   14th  century   Burma,   I.V.   Mô­day­cô   và  A.N. U­ đi­a­nốp với  Lịch sử  Miến Điện…  đã tái hiện phần nào  những trang sử của các quốc gia ĐNA trong thời kỳ trước, trong và   sau khi bị đế chế Mông­Nguyên xâm lược. Trên   các   tạp   chí   quốc   tế   chuyên   ngành   về   ĐNA   (như:   8
  13. Journal of the Siam Society,  Journal of Southeast Asian Studies…)  có nhiều bài viết cũng đề  cập khá sâu sắc về  một số vấn đề  lịch   sử   ở  ĐNA trong thời gian Mông­Nguyên xâm lược cũng như  một  số tác động của cuộc chiến tranh này đến lịch sử khu vực.  1.1.2. Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam Việc nghiên cứu về  lịch sử  của ĐNA  mấy chục năm gần  đây đã thu hút được sự  quan tâm của nhiều học giả Việt Nam và  họ đã có những đóng góp đáng kể đối với sự nghiệp nghiên cứu về  lịch sử ­ văn hoá của khu vực.  Điểm chung của các tác phẩm này là đều nghiên cứu  ở  góc   độ  kháng   chiến  khi   viết   về   cuộc  chiến   tranh   xâm   lược   Mông­ Nguyên   ở   ĐNA.   Tác  phẩm  Việt   Nam   và   Đông   Nam   Á  thời   kỳ   chống xâm lược Nguyên Mông (thế  kỷ  XIII)  của Nguyễn Thị  Thu  Thủy đã có những phác thảo ban đầu về  cuộc kháng chiến chống  Mông­Nguyên   của   một   số   nước   ĐNA.   Tác   phẩm  Cuộc   kháng   chiến  chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn  và Phạm Thị Tâm, Việt Nam ba lần đánh quân Nguyên toàn thắng   của Nguyễn Lương Bích, đã   viết rất rõ ràng về  bối cảnh, diễn   biến và nguyên nhân thắng lợi của ba cuộc kháng chiến chống  Mông­Nguyên của Đại Việt thế kỷ XIII; đồng thời các tác giả này   cũng dành một số  trang viết về  cuộc kháng chiến của nhân dân  Champa. Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chống Mông­Nguyên cũng  hiện lên với những nét cơ  bản trong các công trình nghiên cứu về  lịch sử  từng quốc gia ĐNA cũng như  những bài viết trên các tạp   chí chuyên ngành (như Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí nghiên   cứu Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên   cứu Đông Bắc Á, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu…). 1.2.   Những   vấn   đề   đã   được   giải   quyết   và   chưa   được   giải   quyết 9
  14. 1.2.1. Những vấn đề đã được giải quyết ­ Các nghiên cứu đã trình bày những nét cơ  bản về  kháng  chiến của ĐNA chống Mông­Nguyên xâm lược trong mối quan hệ  với các diễn biến lịch sử khác.  ­ Đã có một số ý kiến bàn luận, nhận xét về các cuộc chiến  tranh xâm lược Mông­Nguyên, nhưng ở góc độ riêng lẻ từng quốc   gia.  Ở  Việt Nam, đã có công trình chuyên khảo về  đề  tài cuộc   kháng chiến của Đại Việt chống Mông­Nguyên xâm lược, hoặc   cuộc kháng chiến ở một vài quốc gia ĐNA.  ­ Tình hình chính trị  ĐNA trong và sau khi chiến tranh xâm   lược của Mông­Nguyên diễn ra đã được các nhà nghiên cứu đề  cập đến trong mối quan hệ với những diễn biến lịch sử khác ở thế  kỷ XIII­ XIV. 1.2.2. Những vấn đề chưa được giải quyết Những vấn đề  còn chưa được nghiên cứu chuyên sâu và hệ  thống, đó là: ­ Âm mưu và những thủ  đoạn trong việc xâm lược và nô  dịch các nước ĐNA của đế chế Mông­Nguyên. ­ Phân tích bối cảnh chung của các nước ĐNA trước khi bị  xâm lược, từ đó có những lý giải đúng đắn về  những kết quả  mà   sau này đế  chế  Mông­Nguyên thu nhận được trong các giai đoạn  tấn công ĐNA sau này. ­ Hệ thống hóa quá trình Mông­Nguyên xâm lược ĐNA theo  các giai đoạn và trình bày  ở  góc độ  khu vực, đánh giá ý nghĩa khu  vực của các thắng lợi của các cuộc kháng chiến  ở  mỗi quốc gia   dân tộc ĐNA. ­ Phân tích tác động của cuộc chiến tranh xâm lược của đế  chế Mông­Nguyên đến tình hình chính trị ĐNA trong thế kỷ XIII –   XIV.  Dựa vào các nguồn tài liệu gốc (sử liệu Trung Quốc và Đông  Nam Á) và kết quả  từ  những công trình nghiên cứu của các học  10
  15. giả  đi trước  ở  trong và ngoài nước,  tác giả  sẽ  cố  gắng  đi vào   nghiên cứu để  giải quyết các vấn đề  còn bỏ  ngỏ  nói trên trong   luận án của mình. 11
  16. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ XIII VÀ ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ CHẾ MÔNG­NGUYÊN _______________________ 2.1. Bối cảnh chính trị ­ xã hội Đông Nam Á thế kỷ XIII Thế  kỷ  XIII là một dấu mốc nổi bật trong giai đoạn phát  triển  của các quốc gia ĐNA. Mặc dù vậy, sự  phát triển của một   số  nước vẫn chưa thực sự   ổn định.   Đối phó với nguy cơ  Mông­ Nguyên xâm lược, tất cả các vương quốc ĐNA cần duy trì sự phát   triển,  khắc phục tình trạng bất  ổn  định để  tập trung cho cuộc   chiến tranh vệ quốc.  2.2. Đế  chế  Mông­Nguyên và âm mưu bành trướng khu vực   ĐNA 2.2.1. Sự lớn mạnh của đế chế Mông­Nguyên  Năm 1206, một nhà nước phong kiến quân sự  độc tài tập  quyền ra đời  ở  Mông Cổ. Bắt đầu từ  đây, đế  chế  này đã đẩy  mạnh những cuộc chiến tranh xâm lược và nô dịch các dân tộc   khác trên thế  giới. Sau khi tiêu diệt xong Nam Tống (1271), các  cuộc chiến tranh bành trướng đã được gắn liền với triều đại nhà  Nguyên và từ  đây Mông Gôn được sử  sách nhắc đến với một tên  gọi nữa: Đế chế Mông­Nguyên. Công cuộc bành trướng đã đem lại  cho đế chế này một lãnh thổ rộng lớn trải dài từ châu Á sang châu  Âu. 2.2.2. Âm mưu bành trướng ĐNA của đế chế Mông – Nguyên Gần nửa thế kỷ (1258 – 1301), Mông­Nguyên tiến hành xâm   lược ĐNA nhằm mở rộng bản đồ  của đế chế, sáp nhập các nước   này   vào   hệ   thống   cống  nạp  –   thần  thuộc   (“ Tribute   system   and   depends”) của chúng. Sự  giàu có về  tài nguyên, sự  phồn thịnh do  kinh tế  nông nghiệp và thương mại đem lại của các nước ĐNA  chính là một trong những điều hấp dẫn đế chế này. Hơn nữa ĐNA   còn là vùng đệm, kết nối Trung Quốc với  Ấn Độ  ­ một nước có  12
  17. diện tích rộng lớn, sở  hữu nguồn tài nguyên giàu có và nền văn   minh rực rỡ, lâu đời. Việc đánh chiếm ĐNA có kết quả sẽ giúp đế  chế   Mông­Nguyên tấn công đất  nước  Nam  Á rộng lớn này dễ  dàng hơn. Đồng thời, chiếm được ĐNA cũng có nghĩa là hoàng đế  Mông­Nguyên đã sở hữu được một vị  trí chiến lược quan trọng  ở  giữa Biển Đông, từ  đó nắm được “con đường thương mại quan   trọng từ  Trung Nguyên đến khu vực Nam Á, mà xa hơn là Trung   Đông và Bắc Phi”. Rõ ràng mưu đồ  thôn tính ĐNA  của  Mông­Nguyên không  đơn thuần chỉ  là áp đặt sự  nô dịch của một đế  chế  lên một khu   vực, mà nó mang tầm chiến lược có tính   toàn cầu. Việc chinh  phục  và  thâu tóm  trọn  vùng  ĐNA  là  một  trong những  điều mà   hoàng đế  Mông ­ Nguyên nhận thức cần phải hoàn thành trên con   đường thực hiện tham vọng thống trị thế giới. 2.3. Các hoạt động chuẩn bị thôn tính ĐNA của Mông­Nguyên  2.31. Mông Cổ xâm lược Đại Lý  và Nam Tống Năm 1253, Mông Cổ đánh chiếm Đại Lý (Nam Chiếu). Việc  thôn tính được quốc gia này vào năm 1257, đã giúp quân xâm lược   thuận lợi hơn trong việc đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến tranh xâm   lược Nam Tống đang dở  dang (1236 – 1271); đồng thời chúng đã   tạo lập được bàn đạp trong việc chinh phục quốc gia đầu tiên  ở  ĐNA là Đại Việt (1258). 2.3.2.   Đế   chế     Mông­Nguyên   chiêu   dụ   các   nước   ĐNA   thần   phục Để  đỡ hao tổn binh lực, trước khi dụng binh đánh ĐNA, đế  chế Mông­Nguyên đã cử các đoàn sứ  giả  đi chiêu dụ  các quốc gia   này thần phục. Tuy nhiên, sự  kiên cường của các dân tộc ĐNA  khiến cho những âm mưu này bị thất bại. Tiểu kết chương 2 Từ thế kỷ X ­ XV, nhìn chung các nước trong khu vực ĐNA   đều đang  ở  giai đoạn phát triển ; thậm chí một số  vương quốc   được các học giả  gọi là đế  chế  (Chân Lạp, Srivijaya, Pagan). Tuy  13
  18. nhiên, xen lẫn trong sự phát triển, đã có những dấu hiệu ban đầu  của sự khủng hoảng, suy yếu  ở một số quốc gia. Cùng thời điểm  đó tại Bắc Á, đế  chế  Mông­Nguyên ngày càng lớn mạnh bởi việc   tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thế giới. Chúng đã có   nhiều hoạt động đe dọa độc lập – chủ  quyền của các quốc gia   ĐNA, hòng mở  rộng bản đồ  của đế  chế  và lấy khu vực này làm   bàn đạp cho các cuộc chiến tranh xâm lược những khu vực khác. CHƯƠNG 3  CÁC CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG NAM Á  CỦA ĐẾ CHẾ MÔNG ­ NGUYÊN  3.1. Những cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA thời kỳ  đế  chế  Mông Cổ  (cuối những năm 50 – cuối những năm 70 của thế  kỷ XIII) 3.1.1. Âm mưu của đế chế Mông Cổ Cả  hai cuộc tấn công đầu tiên  ở  ĐNA (Đại Việt ­ 1258 và  Pagan ­ 1277) của Mông Cổ đều diễn ra trong khoảng thời gian mà   chúng đang dồn lực lượng tiến đánh và bình định Nam Tống (1236  – 1271). Nếu chiếm được Đại Việt và Pagan, không những Mông   Cổ thuận lợi trong việc tiêu diệt nhà Tống mà chúng còn tạo dựng   được bàn đạp cho các cuộc tấn công ĐNA  ở  giai đoạn sau. Âm   mưu của Mông Cổ  là rất rõ ràng, nhưng lúc này chúng vẫn chưa  phác họa một kế hoạch cụ thể để tiến đánh toàn bộ khu vực ĐNA.  3.1.2. Diễn biến các cuộc chiến tranh xâm lược 3.1.2.1. Mông Cổ xâm lược Đại Việt (1258) Cuối     năm   1257,   hai   vạn   rưỡi   quân   Mông   Gôn   do   Ngột  Lương Hợp Thai chỉ  huy tiến đánh Đại Việt. Do gặp nhiều khó  khăn về  hậu cần và liên tục bị quân dân nhà Trần tập kích, Mông  Cổ buộc phải rút quân khỏi Đại Việt vào đầu năm 1258.  14
  19. 3.1.2.2. Mông Cổ xâm lược Pagan (1277)  Năm   1277,  Mông   Cổ   xâm   lược   Pagan   và   đã   dành   được  quyền kiểm soát được một vùng tương đối rộng  ở  biên giới. Tuy   nhiên, khí hậu khắc nghiệt đã khiến Hốt Tất Liệt quyết định từ bỏ  những thành quả đạt được ở Pagan và rút quân về nước.  3.1.3. Kết quả các cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA thời kỳ đế   chế Mông Cổ Hai cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA thời kỳ  đế  chế  Mông   Cổ  đều thất bại và cũng vì thế, mưu đồ  đánh Tống từ  phía Nam   lên cũng không thực hiện được. Nhưng qua các cuộc giao chiến   với Đại Việt và Pagan, Mông Cổ  đã xác định được phần nào sức  mạnh, tiềm lực kháng chiến của mỗi nước. Điều này sẽ  là cơ  sở  để  chúng đưa ra những kế  hoạch quân sự  mới cho các cuộc tấn   công xâm lược ĐNA trong giai đoạn sau.  3.2. Những cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA thời kỳ  đế  chế  Mông Cổ  lập nên nhà Nguyên trên đất Trung Hoa (từ  những   năm 80 của thế kỷ XIII đến những năm đầu thế kỷ XIV) 3.2.1. Kế hoạch thôn tính ĐNA của đế chế Mông­Nguyên Năm 1279, sau khi đã hoàn thành công cuộc bình định đối với   Trung Quốc, Hốt Tất Liệt tiếp tục triển khai các hoạt động quân  sự   ở  ĐNA. Trong những năm 80 của thế  kỷ  XIII, quân xâm lược  dồn dập tiến  đánh ĐNA ở cả  hai phía: Tây (Pagan) và Đông (Đại  Việt), hòng tạo lập thế hai gọng kìm đối với các quốc gia ở ĐNA   lục địa, rồi từ đây sẽ  đánh tỏa xuống những nước ĐNA hải đảo.   Nhưng   sự   thất   bại   của   kế   hoạch   này   đã   buộc   Mông­Nguyên  chuyển xuống tấn công phía Nam (Singosari  ở Java) và vùng trung  tâm (các tiểu quốc Thái) của ĐNA để  tạo dựng bàn đạp đánh các   nước còn lại trong khu vực.  15
  20. 3.2.2. Diễn biến đợt 1 cuộc chiến tranh xâm lược ĐNA của đế   chế Mông­ Nguyên (1282­1287) 3.2.2.1. Mông Nguyên xâm lược Champa (1282 – 1285) và đe dọa   chủ quyền của Campuchia (1282 – 1283) Cuối năm 1282, quân Nguyên do Toa Đô dẫn đầu vượt biển   đến Champa, hòng lấy quốc gia này làm bàn đạp tấn công Đại  Việt từ  phía Nam. Nhưng sự  kéo dài của cuộc chiến tranh khiến  quân xâm  lược gặp nhiều khó khăn. Khi  cuộc chiến tranh xâm   lược   Đại   Việt   hoàn   toàn   thất   bại   (giữa   năm   1285)   thì   Mông­ Nguyên mới hoàn toàn rút quân ra khỏi vương quốc Champa. Trong thời gian đánh Champa, Toa Đô đã cử  một đội quân   sang Campuchia (1282 – 1283) vừa chiêu dụ vừa đe dọa, hòng buộc  quốc gia này hàng phục. Tuy nhiên đội quân này đã không hoàn   thành   sứ   mệnh   bởi   sự   kiên   quyết   từ   chối   của   quốc   vương  Campuchia. Do đang vướng bận bởi chiến tranh  ở Champa và Đại  Việt, nên Hốt Tất Liệt đã không thể huy động thêm lực lượng để  trừng phạt vương quốc này.  3.2.2.2. Mông­Nguyên xâm lược Đại Việt (1285) Đầu năm 1285, quân Nguyên tấn công xâm lược Đại Việt từ  hai hướng: một cánh quân từ phía Bắc (Trung Quốc) kéo xuống do  Thoát Hoan chỉ huy và một đội quân từ phía Nam (Champa) do Toa   Đô kéo lên. Cuộc chiến đấu đã diễn ra rất ác liệt giữa hai bên. Tuy  nhiên, thời gian chiến tranh kéo dài khiến quân xâm lược gặp phải  những bất lợi về  lương thực và khí hậu nóng cùng dịch bệnh.   Giữa   năm   1285,   Đại   Việt   tiến   hành   phản   công   và   giành   được  những   thắng   lợi   quan   trọng   ở   Tây   Kết,   Hàm   Tử   và   Chương  Dương. Trước tình cảnh hiểm nghèo, Thoát Hoan ra lệnh rút quân  về nước.  16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1