intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cách mạng tháng tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

106
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Cách mạng tháng tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ" với mục tiêu nghiên cứu nhằm tái hiện có hệ thống và toàn diện về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cách mạng tháng tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> <br /> ĐỖ MẠNH HÙNG<br /> <br /> CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945<br /> Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ<br /> <br /> Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam<br /> Mã số: 62.22.03.13<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ<br /> <br /> HUẾ - NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Người hướng dẫn khoa học<br /> 1. PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ<br /> 2. TS. NGUYỄN VĂN HOA<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án<br /> cấp Đại học Huế tại:<br /> Vào hồi ....giờ..... ngày ..... tháng .... năm 2016<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Đại học Sư phạm Đại học Huế<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br /> LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> 1. Đỗ Mạnh Hùng (2013), “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở<br /> Việt Nam qua sự nhìn nhận, đánh giá của một số nhà nghiên<br /> cứu Pháp”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quan hệ Việt - Pháp:<br /> Quá khứ và hiện tại, Hội Hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Thừa<br /> Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa<br /> học - Đại học Huế, (tháng 4-2013), tr.106-109.<br /> 2. Đỗ Mạnh Hùng (2014), “Phong trào yêu nước và cách mạng<br /> Quảng Bình 30 năm đầu thế kỉ XX”, in trong Báo cáo khoa<br /> học Hội thảo Quốc gia về Quảng Bình 410 năm hình thành và<br /> phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.456-467.<br /> 3. Đỗ Mạnh Hùng (2014), “Đặc điểm Cách mạng tháng Tám năm<br /> 1945 ở Quảng Bình”, in trong Báo cáo khoa học Hội thảo<br /> Quốc gia về Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển,<br /> Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.500-512.<br /> 4. Đỗ Mạnh Hùng (2014), “Khởi nghĩa giành chính quyền tháng<br /> 8-1945 ở Hà Tĩnh”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 272, tr.22-26.<br /> 5. Đỗ Mạnh Hùng (2015), "Các cuộc thương lượng với quân đội<br /> Nhật trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh<br /> Bắc Trung Bộ", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 285, tr.12-17.<br /> 6. Đỗ Mạnh Hùng (2016), "Vai trò của Việt Minh Nguyễn Tri<br /> Phương đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm<br /> 1945 ở Thừa Thiên Huế", Tạp chí Khoa học Đại học Huế (đã<br /> nhận đăng).<br /> 7. Đỗ Mạnh Hùng (2016), "Thừa Thiên Huế trong cuộc vận động<br /> Cách mạng tháng Tám năm 1945", Đề tài cấp Đại học Huế<br /> (đang chờ nghiệm thu).<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời cận hiện đại, Cách mạng tháng<br /> Tám năm 1945 là một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại, đánh dấu một<br /> bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Cách mạng tháng Tám đã tạo ra những<br /> tiền đề cho sự phát triển và thắng lợi của dân tộc Việt Nam từ 1945 đến nay.<br /> Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một vấn đề khoa học được nhiều<br /> nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và đã đạt được nhiều thành<br /> tựu đáng kể. Bên cạnh những vấn đề chung của Cách mạng tháng Tám, một<br /> số công trình mang tính khu vực và địa phương đã được tiếp cận. Cuộc vận<br /> động Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh đã được nghiên cứu nhưng chủ yếu<br /> còn dưới dạng mô tả, vấn đề nêu đặc điểm gần như chưa được đề cập. Cách<br /> mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ là một vấn đề quan trọng nhưng<br /> chưa được các nhà sử học nghiên cứu toàn diện và có hệ thống.<br /> Đóng góp vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có các<br /> tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây là địa bàn chiến lược của xứ Trung Kì. Bộ máy cai trị<br /> cũng như lực lượng quân sự của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở đây tương<br /> đối mạnh. Vì vậy, Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm cách mạng của<br /> cả nước.<br /> Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tỉnh Bắc<br /> Trung Bộ có một vị trí, vai trò quan trọng. Đây là một trong những khu vực<br /> diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi sớm nhất ở tỉnh lị, trực<br /> tiếp chấm dứt chế độ phong kiến lạc hậu và Chính phủ Trần Trọng Kim.<br /> Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ có nét<br /> sáng tạo về tập hợp lực lượng, phương thức khởi nghĩa và hình thái giành<br /> chính quyền. Vì vậy, nghiên cứu Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các<br /> tỉnh Bắc Trung Bộ là việc làm có ý nghĩa về mặt khoa học và có giá trị thực<br /> tiễn sâu sắc.<br /> Vì những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở<br /> các tỉnh Bắc Trung Bộ” làm đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt<br /> Nam.<br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là<br /> Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.<br /> 2.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Về không gian: Khu vực Bắc Trung Bộ đặt dưới lãnh đạo của Xứ<br /> ủy Trung Kì, bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng<br /> Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên.<br /> - Về thời gian: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 26-8-1945, là thời gian<br /> trực tiếp chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh.<br /> <br /> 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu: Tái hiện có hệ thống và toàn diện về<br /> cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.<br /> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Tổng quan về vấn đề nghiên cứu để xác định các vấn đề cần tiếp tục<br /> nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.<br /> - Phân tích bối cảnh lịch sử của cuộc vận động Cách mạng tháng<br /> Tám ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.<br /> - Trình bày công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các<br /> tỉnh Bắc Trung Bộ từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945.<br /> - Làm sáng tỏ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm<br /> 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.<br /> - Trên cơ sở đó, phân tích đặc điểm; ưu điểm, hạn chế; vai trò và bài<br /> học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung<br /> Bộ.<br /> 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu<br /> - Nguồn tài liệu thành văn<br /> + Tài liệu đã công bố<br /> + Tài liệu lưu trữ<br /> - Nguồn tài liệu khảo sát điền dã<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực<br /> cách mạng, xây dựng Đảng, vận động quần chúng, xây dựng lực lượng vũ<br /> trang, đặc biệt là khởi nghĩa giành chính quyền.<br /> - Trong luận án, chúng tôi kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp<br /> lôgic và các phương pháp cụ thể của chuyên ngành như miêu tả, phân tích,<br /> tổng hợp; đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và các phương<br /> pháp liên ngành như điền dã, phỏng vấn nhân chứng...<br /> 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN<br /> Thứ nhất, tái hiện toàn cảnh bức tranh lịch sử về Cách mạng tháng<br /> Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.<br /> Thứ hai, rút ra đặc điểm đặt trong mối quan hệ đối sánh Cách mạng<br /> tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh đồng bằng Bắc<br /> Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ; nêu lên ưu điểm,<br /> hạn chế; vai trò và bài học kinh nghiệm.<br /> Thứ ba, cung cấp hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về Cách<br /> mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.<br /> Thứ tư, luận án là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và học tập Cách<br /> mạng tháng Tám năm 1945 ở bậc đại học và cao đẳng; góp phần giáo dục<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2