intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cù Lao Ré - quê hương của đội Hoàng Sa (Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)

Chia sẻ: Yumimi Yumimi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc khôi phục diện mạo lịch sử Cù Lao Ré trên tất cả các mặt đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, luận án góp một cái nhìn cụ thể và toàn diện về vai trò, vị trí và những đóng góp của cư dân Cù Lao Ré đối với hoạt động thực thi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cù Lao Ré - quê hương của đội Hoàng Sa (Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br /> ----------------<br /> <br /> DƯƠNG HÀ HIẾU<br /> <br /> CÙ LAO RÉ – QUÊ HƯƠNG CỦA ĐỘI HOÀNG SA<br /> (TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX)<br /> <br /> Chuyên ngành:<br /> <br /> Lịch sử Việt Nam<br /> <br /> Mã số:<br /> <br /> 62.22.03.13<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ<br /> <br /> HÀ NỘI – 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc<br /> PGS.TS. Đào Tố Uyên<br /> Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Tiến Sâm<br /> Viện Nghiên cứu Trung Quốc<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Lê Đình Sỹ<br /> Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà<br /> Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ<br /> Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Vào hồi giờ<br /> <br /> ngày tháng năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu Luận án tại:<br /> - Trung tâm thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Cùng những biến động lịch sử, biển đảo đã trở thành một bộ phận chặt chẽ<br /> trong không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam. Từ Cù Lao Ré và ở trong đất liền,<br /> cư dân Việt tiến ra khai thác vùng Biển Đông đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa và<br /> Trường Sa. Đây là cơ sở đặc biệt quan trọng để Nhà nước phong kiến Việt Nam xác<br /> lập và thực thi chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo này. Cùng xã gốc bên cửa<br /> biển Sa Kỳ, Cù Lao Ré trở thành không gian quê hương của đội Hoàng Sa – lực<br /> lượng thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ độc đáo của Việt Nam đối với hai quần<br /> đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là địa phương điển hình gắn bó máu thịt giữa đất liền và<br /> hải đảo.<br /> Cù Lao Ré với vị trí trọng yếu đã sớm được tách ra khỏi sự phụ thuộc từ các xã<br /> gốc trong đất liền và lập thành đơn vị hành chính độc lập dưới triều Nguyễn (1804).<br /> Sự đóng góp của các thế hệ cư dân Cù Lao Ré đối với sự ra đời và hoạt động của đội<br /> Hoàng Sa kéo dài đến giữa thế kỷ XIX đã nói lên vị trí, tầm quan trọng của cái nôi<br /> sinh ra lực lượng bảo vệ biển đảo này.<br /> Trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, việc nghiên cứu quá trình hình thành<br /> và phát triển của Cù Lao Ré gắn liền với hoạt động của “đội Hoàng Sa” trong quá<br /> trình gìn giữ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa<br /> và Trường Sa cũng được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.<br /> Xuất phát từ những nhận thức trên, tác giả quyết định chọn “Cù Lao Ré – quê<br /> hương của đội Hoàng Sa (Từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)” làm đề tài luận án<br /> tiến sĩ của mình.<br /> 2. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Đối tượng: Luận án nghiên cứu lịch sử Cù Lao Ré từ thế kỷ XVII đến giữa thế<br /> kỷ XIX với tư cách là quê hương của đội Hoàng Sa.<br /> Phạm vi<br /> + Về thời gian: Tác giả đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu Cù Lao Ré trên tất<br /> cả các mặt từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX.<br /> + Về không gian: Là Cù Lao Ré nay là huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.<br /> <br /> Mục tiêu: Thông qua khôi phục diện mạo lịch sử Cù Lao Ré trên tất cả các<br /> mặt, luận án góp một cái nhìn cụ thể và toàn diện về vai trò, vị trí và những đóng góp<br /> của cư dân Cù Lao Ré đối với hoạt động thực thi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia<br /> ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.<br /> Nhiệm vụ<br /> - Làm rõ vị trí tầm quan trọng của Cù Lao Ré trên tuyến hải thương quốc tế<br /> Biển Đông và mối quan hệ của Cù Lao Ré với đất liền;<br /> - Nghiên cứu về tổ chức bộ máy quản lý, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của cư<br /> dân Cù Lao Ré với tư cách là đơn vị hành chính cấp cơ sở đặc biệt, nơi tuyển quân, xuất<br /> phát của đội Hoàng Sa trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia;<br /> - Nghiên cứu về vai trò của cư dân Cù Lao Ré đối với sự ra đời, tổ chức và<br /> hoạt động của đội Hoàng Sa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền<br /> quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.<br /> 3. Nguồn tư liệu, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br /> Nguồn tư liệu<br /> - Các công trình lịch sử, địa lý và các bản đồ cổ của các cá nhân và Nhà nước<br /> Việt Nam thời phong kiến và thế giới đề cập đến Cù Lao Ré.<br /> - Nguồn tư liệu địa phương gồm các gia phả, địa bạ, sắc phong, văn khế mua<br /> bán ruộng đất, tờ trình nộp thuế của địa phương, lệ cúng tế và cách tổ chức lễ đình<br /> làng, văn bản bầu bán chức tước,…<br /> - Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và thế giới liên quan<br /> đến luận án.<br /> Hướng tiếp cận: Tác giả dựa trên quan điểm của lịch sử, khôi phục, nhìn nhận<br /> và đánh giá vấn đề dưới góc độ của khoa học lịch sử. Bên cạnh đó, giả sử dụng các<br /> hướng tiếp cận khác như khu vực học, văn hóa học, … nhằm giải quyết một cách<br /> khoa học, toàn diện vấn đề luận án đặt ra.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật<br /> lịch sử, quan điểm sử học macxit, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu<br /> chuyên ngành kết hợp với các phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm đưa ra các<br /> kết quả khoa học.<br /> <br /> 4. Đóng góp của luận án<br /> Trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận án hoàn thành có những đóng<br /> góp sau:<br /> - Luận án dựng lại bức tranh Cù Lao Ré từ quá trình lập làng, phát triển kinh tế<br /> đến quản lý xã hội trên đảo từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX.<br /> - Luận án cho thấy, Cù Lao Ré sớm trở thành một hậu cứ, bàn đạp để đội<br /> Hoàng Sa tiến ra Biển Đông thực hiện nhiệm vụ khẳng định và bảo vệ chủ quyền đối<br /> với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;<br /> - Luận án dựng lại đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Cù Lao<br /> Ré. Từ đó cho thấy, đời sống văn hóa của cư dân trên đảo gắn liền với hoạt động của<br /> đội Hoàng Sa cũng như đội Thủy quân đi lính Hoàng Sa trong lịch sử;<br /> - Luận án góp phần làm sáng tỏ về sự ra đời, hoạt động và nhiệm vụ của đội<br /> Hoàng Sa cũng những đóng góp của cư dân Cù Lao Ré trong công cuộc gìn giữ và<br /> bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc;<br /> - Góp thêm nguồn tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần<br /> đảo Hoàng Sa và Trường Sa.<br /> 5. Bố cục luận án<br /> Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận án có cấu trúc gồm<br /> 5 chương:<br /> Chương 1. Tổng quan các nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu<br /> Chương 2. Cù Lao Ré: Điều kiện tự nhiên và lịch sử tụ cư<br /> Chương 3. Đời sống kinh tế và tổ chức xã hội của cư dân Cù Lao Ré từ đầu thế<br /> kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX<br /> Chương 4. Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Cù Lao Ré<br /> Chương 5. Đội Hoàng Sa và hoạt động thực thi chủ quyền Việt Nam ở hai<br /> quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của cư dân Cù Lao Ré từ thế kỷ XVII đến giữa thế<br /> kỷ XIX<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2