intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

36
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Đặc điểm lời chúc của người Việt" là nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt, xây dựng các mô hình chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với các đặc trưng văn hóa của người Việt… Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tìm hiểu về nghi thức giao tiếp nói chung, các nghi thức giao tiếp trong tiếng Việt nói riêng; góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ______________________________ LÃ XUÂN THẮNG ĐẶC ĐIỂM LỜI CHÚC CỦA NGƯỜI VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ______________________________ LÃ XUÂN THẮNG ĐẶC ĐIỂM LỜI CHÚC CỦA NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 9229020 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: GS.TS. Nguyễn Văn Khang 2: PGS.TS. Đặng Thị Hảo Tâm HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi sau những nỗ lực học tập và nghiên cứu. Các số liệu đưa ra trong luận án là trung thực; các trích dẫn trong luận án có nguồn trích dẫn rõ ràng; những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình của tác giả nào khác. Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2023 Tác giả luận án Lã Xuân Thắng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đặng Thị Hảo Tâm đã tận tình, tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cấp lãnh đạo, Ban Chủ nhiệm và các thầy cô Bộ môn Ngôn ngữ - Khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới mẹ; xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi để hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2023 Tác giả luận án Lã Xuân Thắng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẲT, KÝ HIỆU ..................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .............................................................. ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT .......................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lời chúc ở nước ngoài .............................. 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lời chúc ở trong nước ............................ 13 1.1.3. Hướng nghiên cứu lời chúc của luận án ................................... 15 1.2. Cơ sở lí thuyết .................................................................................. 15 1.2.1. Giao tiếp ngôn ngữ.................................................................... 15 1.2.2. Phương ngữ xã hội và sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ ................................................................................................................... 32 1.2.3. Một số vấn đề lí thuyết về hành vi ngôn ngữ (speech act) ....... 42 1.2.4. Chúc và các khái niệm liên quan .............................................. 49 Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 54 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA LỜI CHÚC TRONG TIẾNG VIỆT ............................................................................................................... 56 2.1. Mục đích của lời chúc trong giao tiếp và cách phân loại lời chúc .. 56 2.1.1. Mục đích của lời chúc trong giao tiếp ...................................... 56 2.1.2. Phân loại lời chúc...................................................................... 59 2.2. Các thành phần của lời chúc trong tiếng Việt .................................. 61 2.2.1. Thành phần người chúc (SP1) .................................................. 61 2.2.2. Thành phần động từ ngữ vi ....................................................... 61
  6. iv 2.2.3. Thành phần đối tượng tiếp nhận lời chúc (SP2) ....................... 62 2.2.4. Thành phần nội dung chúc (P) .................................................. 62 2.3. Các mô hình lời chúc của người Việt .............................................. 64 2.3.1. Các mô hình lời chúc khi lời chúc là một phát ngôn độc lập ... 64 2.3.2. Các mô hình lời chúc khi lời chúc là một thành phần của phát ngôn ................................................................................................................. 72 2.4. Đặc điểm lời chúc của người Việt trong một số sự kiện tiêu biểu .. 79 2.4.1. Lời chúc trong dịp năm mới (chúc Tết) .................................... 79 2.4.2. Lời chúc trong nghi lễ cưới hỏi ................................................ 84 2.4.3. Lời chúc sinh nhật ..................................................................... 87 2.4.4. Lời chúc tân gia......................................................................... 91 2.4.5. Lời chúc khai trương ................................................................. 93 Tiểu kết Chương 2................................................................................... 95 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM LỜI CHÚC CỦA NGƯỜI VIỆT DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI ...................................................... 97 3.1. Giới hạn vấn đề ................................................................................ 97 3.2. Đặc điểm lời chúc của người Việt từ góc độ giới ............................ 97 3.2.1. Chủ đề lời chúc từ góc độ giới .................................................. 97 3.2.2. Tần suất sử dụng lời chúc từ góc độ giới................................ 103 3.2.3. Phong cách ngôn ngữ giới trong lời chúc ............................... 110 3.2.4. Các chiến lược chúc từ góc độ giới ........................................ 111 3.3. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ tuổi .................... 114 3.3.1. Chủ đề chúc từ góc độ tuổi ..................................................... 115 3.3.2. Tần suất sử dụng lời chúc từ góc độ tuổi ................................ 120 3.3.3. Các chiến lược chúc từ góc độ tuổi......................................... 126 3.3.4. Kính ngữ trong lời chúc từ góc độ tuổi................................... 131 3.4. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ địa vị xã hội ...... 133 3.4.1. Ảnh hưởng của yếu tố địa vị xã hội tới lời chúc của người Việt . 133 3.4.2. Khảo sát trường hợp: Lời chúc giữa hai cấp trên và dưới ...... 136 3.5. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ nghề nghiệp....... 140
  7. v 3.5.1. Nhận xét chung ....................................................................... 140 3.5.2. Khảo sát trường hợp: Lời chúc giới nghệ sĩ và người dẫn chương trình (MC) ..................................................................................................... 142 3.6. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ tôn giáo ............. 146 3.6.1. Từ ngữ tôn giáo trong lời chúc ............................................... 147 3.6.2. Khuôn giao tiếp của tôn giáo trong lời chúc........................... 148 3.7. Đặc điểm lời chúc của người Việt xét từ góc độ thời đại .............. 150 3.7.1. Nhận xét chung ....................................................................... 150 3.7.2. Chủ đề và nội dung lời chúc qua một số giai đoạn lịch sử ..... 151 3.7.3. Cấu trúc của lời chúc qua một số giai đoạn lịch sử ................ 155 Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 159 KẾT LUẬN .................................................................................................. 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................ 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 167 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẲT, KÝ HIỆU Từ viết tắt Giải thích ĐTNV Động từ ngữ vi ĐT Động từ NTGT Nghi thức giao tiếp Các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force IFIDs : indicating divices) SP1 Người nói; người chúc SP2 Người nghe; người tiếp nhận lời chúc P Nội dung lời chúc
  9. vii DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 0.1 Một số thông tin về các cộng tác viên tham gia khảo sát PL1 2.1 Một số mô hình lời chúc Tết 81 2.2 Một số nội dung lời chúc Tết 83 2.3 Một số mô hình lời chúc trong nghi lễ cưới hỏi 86 2.4 Một số mô hình lời chúc sinh nhật 88 2.5 Một số nội dung lời chúc sinh nhật 90 2.6 Một số nội dung chúc lời chúc tân gia 92 2.7. Một số mô hình lời chúc tân gia 93 3.1 Một số chủ đề khi chúc người cùng giới 98 3.2 Một số chủ đề khi chúc người khác giới 98 Một số từ chỉ trạng thái tâm lí tích cực xuất hiện trong lời 3.3 100 chúc của nam và nữ Tần suất sử dụng lời chúc của nam giới trong một số sự 3.4 104 kiện 3.5 Tần suất sử dụng lời chúc của nữ giới trong một số sự kiện 104 111- 3.6 Các chiến lược chúc hai giới sử dụng 112 3.7 Một số chủ đề chúc được lựa chọn ở các nhóm tuổi 114 3.8 Tần suất sử dụng lời chúc ở nhóm 18-34 tuổi PL1 3.9 Tần suất sử dụng lời chúc ở nhóm 35-55 tuổi PL1 3.10 Tần suất sử dụng lời chúc ở nhóm trên 55 tuổi PL1 Các chiến lược chúc sử dụng ở các nhóm tuổi trong một số 3.11 PL1 tình huống cụ thể 3.12 Các chiến lược chúc được các nhóm tuổi sử dụng 127 Các mô hình chúc đơn sử dụng trong tình huống "chúc 127- 3.13 người quen (ít tuổi hơn) báo tin tổ chức đám cưới" 128
  10. viii Các mô hình chúc đơn sử dụng trong tình huống "chúc 3.14 128 người quen (bằng tuổi) về nhà mới" Các mô hình chúc đơn sử dụng trong tình huống "chúc 3.15 129 người quen (hơn tuổi) được đi nước ngoài" 3.16 Tần suất sử dụng kính ngữ ở các nhóm tuổi PL1 3.17 Các chiến lược chúc giữa hai cấp trên và dưới 137 3.18 Các mô hình chúc khi chúc cấp dưới và chúc cấp trên 139 Một số mẫu lời chúc tiếng Anh thường sử dụng trong giao 3.19 158 tiếp
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên hình vẽ, biểu đồ Trang hình vẽ, biểu đồ 1.1 Sơ đồ phân loại khái quát các loại hình giao tiếp 19 1.2 Tác động của các nhân tố xã hội tới giao tiếp của người Việt 35 Tần suất sử dụng lời chúc của nam giới trong dịp Tết 3.1 105 Nguyên đán Tần suất sử dụng lời chúc của nữ giới trong dịp Tết Nguyên 3.2 105 đán Tần suất sử dụng lời chúc của nam giới trong các ngày lễ 3.3 106 có nguồn gốc nước ngoài Tần suất sử dụng lời chúc của nữ giới trong các ngày lễ có 3.4 106 nguồn gốc nước ngoài Tần suất sử dụng lời chúc của nam giới trong các ngày lễ 3.5 106 tôn vinh nghề nghiệp Tần suất sử dụng lời chúc của nữ giới trong các ngày lễ tôn 3.6 106 vinh nghề nghiệp Tần suất sử dụng lời chúc của nam giới trong một số ngày 3.7 107 kỉ niệm của cá nhân Tần suất sử dụng lời chúc của nữ giới trong một số ngày kỉ 3.8 107 niệm của cá nhân Tần suất sử dụng lời chúc của nam giới trong các sự kiện 3.9 108 trọng đại Tần suất sử dụng lời chúc của nữ giới trong các sự kiện 3.10 108 trọng đại Tần suất sử dụng lời chúc của nam giới khi đạt thành tích, 3.11 108 giành thắng lợi Tần suất sử dụng lời chúc của nữ giới khi đạt thành tích, 3.12 108 giành thắng lợi 3.13 Các chiến lược chúc khi chúc người cùng giới 113 3.14 Các chiến lược chúc khi chúc người khác giới 113
  12. x 3.15 Một số chủ đề chúc được lựa chọn ở các nhóm tuổi 120 Tần suất sử dụng lời chúc ở các nhóm tuổi dịp Tết Nguyên 3.16 121 đán Tần suất sử dụng lời chúc ở các nhóm tuổi trong các ngày 3.17 122 lễ có nguồn gốc nước ngoài Tần suất sử dụng lời chúc ở các nhóm tuổi trong các ngày 3.18 122 lễ tôn vinh nghề nghiệp Tần suất sử dụng lời chúc ở các nhóm tuổi trong các ngày 3.19 123 lễ kỉ niệm Tần suất sử dụng lời chúc ở các nhóm tuổi trong các sự kiện 3.20 124 trọng đại Tần suất sử dụng lời chúc ở các nhóm tuổi khi người khác 3.21 124 đạt được thành tích, thắng lợi 3.22 Tần suất sử dụng lời chúc ở các nhóm tuổi (tính trung bình) 125
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong mọi ngôn ngữ đều có các nghi thức giao tiếp như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, tự giới thiệu,... và các nghi thức này gắn với các nhân tố văn hóa xã hội của mỗi dân tộc, lưu giữ và phản ánh các đặc trưng văn hóa của dân tộc. Chúc là một trong những nghi thức phổ quát trong giao tiếp của nhân loại. Lời chúc – một sản phẩm của nghi thức chúc và hành động chúc gắn với quan hệ liên cá nhân, thể hiện trình độ ngôn ngữ, sự hiểu biết văn hóa cũng như khả năng giao tiếp ứng xử của người sử dụng. Xuất phát từ một nền văn hoá có truyền thống trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, lời chúc đã ra đời và qua thời gian dần trở nên không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt. Lời chúc rất thân thuộc, gắn với hoạt động giao tiếp và nhiều lễ nghi văn hóa của người Việt. Con người được đón nhận và sử dụng lời chúc trên suốt những chặng đường đời: từ lời chúc lúc mới lọt lòng, thôi nôi đến khi trưởng thành dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, lúc dựng nhà, lập nghiệp... Có thể nói, ai cũng có thể sử dụng lời chúc như một thói quen trong giao tiếp, ứng xử nhưng nói sao cho hay, cho đúng và cần lưu ý gì khi sử dụng lời chúc lại là câu hỏi không dễ trả lời. Thiết nghĩ, nghiên cứu về lời chúc của người Việt là vấn đề cần được đặt ra. 1.2. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ, không chỉ ở các lĩnh vực như kinh tế, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục,… mà còn thấm sâu và lan tỏa tới lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa. Trong bối cảnh các quốc gia, dân tộc đang ngày càng xích lại gần nhau, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đang càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đặt lời chúc của người Việt trong một bối cảnh xã hội để xem xét tác động của những nhân tố văn hóa - xã hội đến lời chúc là một vấn đề nghiên cứu đáng được quan tâm. Điều này có thể giúp nhận diện và nắm bắt được sự vận động của ngôn ngữ, đồng thời thấy được sự liên quan mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc trong lịch sử phát triển trên con đường
  14. 2 hòa nhập cùng thế giới. Nghiên cứu lời chúc của người Việt là cách thức góp phần để người Việt thêm yêu quý, trân trọng những giá trị cội nguồn của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc; đó cũng là cơ hội để người nước ngoài có thể tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ Việt và văn hóa Việt. 1.3. Giao tiếp ngôn ngữ được coi là một quá trình lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh giao tiếp, nên việc sử dụng ngôn ngữ trong lời chúc cũng là một sự lựa chọn ngôn ngữ gắn với bối cảnh ngôn ngữ - xã hội - văn hóa: ở phạm vi rộng là khu vực; phạm vi hẹp là quốc gia dân tộc; hẹp hơn nữa là vùng miền, một khu vực địa lí trong phạm vi một quốc gia, dân tộc, hay một cộng đồng giao tiếp cụ thể. Ngôn ngữ học xã hội cho rằng có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phương ngữ xã hội. Giao tiếp của con người chịu tác động của các nhân tố xã hội như: tuổi, giới, quyền lực, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, vùng miền... Lời chúc của người Việt gắn với người sử dụng và cộng đồng ngôn từ (community of speech) của người sử dụng, theo đó tầng lớp xã hội khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, tuổi khác nhau, giới khác nhau... thì lời chúc sử dụng trong giao tiếp cũng có những đặc điểm ngôn ngữ khác nhau. Qua các tài liệu tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy, số lượng các công trình nghiên cứu ở về lời chúc là chưa nhiều, chưa có chuyên khảo hay luận án tiến sĩ nào nghiên cứu lời chúc; các công trình nghiên cứu về chúc chỉ có một số luận văn thạc sĩ và một vài bài báo của một số tác giả. Hiện nay, theo chúng tôi được biết, chưa có công trình nào nghiên cứu lời chúc theo đường hướng ngôn ngữ học xã hội, tức là nghiên cứu lời chúc trong quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội. Theo hướng này, với tư cách là biến thể, chúc được xem xét dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, địa vị xã hội... của người chúc. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đặc điểm lời chúc của người Việt” làm đề tài luận án.
  15. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt, xây dựng các mô hình chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với các đặc trưng văn hóa của người Việt… Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc tìm hiểu về nghi thức giao tiếp nói chung, các nghi thức giao tiếp trong tiếng Việt nói riêng; đồng thời góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về lời chúc ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở phần tổng quan, xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án. - Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trong lời chúc của người Việt; miêu tả các mô hình lời chúc của người Việt gắn với các chủ đề chúc. - Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của của lời chúc của người Việt dưới tác động của một số nhân tố xã hội như: tuổi, giới, nghề nghiệp, tôn giáo, thời đại. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án này là lời chúc của người Việt trong các hoạt động giao tiếp. Như đã biết, hoạt động giao tiếp bao gồm hoạt động giao tiếp ngôn từ (verbal communication) và phi ngôn từ (nonverbal communication). Tuy nhiên, luận án này chỉ tập trung vào lời chúc bằng ngôn từ; các yếu tố phi ngôn từ (phi lời) như bắt tay, mỉm cười, ôm hôn,... không được xem xét đến. Lí do là vì, một phần do hạn chế về thời gian và một phần về dung lượng, nên luận án chỉ tập trung chuyên sâu nghiên cứu về lời chúc bằng ngôn từ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu lời chúc của người Việt trên cơ sở các ngữ liệu thu được từ một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, phim truyền hình, chương
  16. 4 trình truyền hình từ những thập niên 1990, 2000 trở lại đây, từ các phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT (Discourse Completion Test)… và những ghi chép từ hội thoại hàng ngày. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Tư liệu mà luận án thu thập chủ yếu theo bằng hai nguồn là giao tiếp nói và giao tiếp viết. Đối với tư liệu từ giao tiếp nói, luận án tiến hành thu thập tư liệu bằng cách quan sát ghi chép các cuộc hội thoại trong giao tiếp hàng ngày; tiến hành phỏng vấn, trò chuyện với các cộng tác viên. - Quan sát: Khi giao tiếp hàng ngày, chúng tôi chú ý, quan sát, ghi chép lại các lời chúc xuất hiện trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. - Phỏng vấn sâu, trò chuyện: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, trò chuyện với cộng tác viên để thu thập thông tin về lời chúc. Gặp cộng tác viên, chúng tôi sẽ đưa ra câu hỏi và đề nghị họ trả lời. Cách thu thập ngữ liệu bằng việc tiến hành bằng cách thức phỏng vấn và trò chuyện có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn với câu hỏi: “Ở thời của ông/bà/cô/ chú… sống, người ta thường chúc nhau như thế nào?”… cộng tác viên sẽ phải nhớ lại và đưa ra câu trả lời. Ngữ liệu thu được dựa trên việc tái hiện lại kí ức nên mức độ chính xác có thể sẽ không cao như kì vọng. Luận án sử dụng tư liệu từ 24 bộ phim, kịch và 16 chương trình truyền hình, các trò chơi truyền hình phát sóng trên các kênh VTV1, VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam. Chúng tôi theo dõi các phim, trò chơi truyền hình, tiến hành ghi chép và thống kê những lời chúc xuất hiện; các phim và chương trình đã dừng phát sóng được chúng tôi theo dõi qua ứng dụng YouTube. Đối với tư liệu từ giao tiếp viết, luận án tiến hành thu thập tư liệu từ các báo điện tử, các website, blog, mạng xã hội, các phản hồi của người đọc trên các diễn đàn trực tuyến và một số tác phẩm văn học Việt Nam. Các lời chúc (dạng viết) sẽ được nhận diện, ghi chép và thống kê lại.
  17. 5 Bên cạnh đó luận án cũng tiến hành thu thập ngữ liệu thông qua các phiếu DCT. Đối tượng khảo sát gồm 535 người (gồm 265 nữ - 270 nam), độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi, thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau: công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, dịch vụ, buôn bán nhỏ... Sở dĩ chúng tôi lựa chọn các nhóm đối tượng khác nhau là vì muốn có một cái nhìn đa chiều trong việc đánh giá cách thức sử dụng lời chúc. Thông tin cụ thể về các cộng tác viên được thể hiện trong bảng thống kê tại Phụ lục 1. Cách thức khảo sát: chúng tôi sử dụng hình thức phát phiếu DCT trực tiếp và gửi cho các cộng tác viên qua ứng dụng Google Docs để thu thập ngữ liệu. Phiếu DCT gồm 06 câu hỏi với 02 phần: 03 câu hỏi đóng có sẵn các phương án trả lời để cộng tác viên lựa chọn và 03 câu hỏi mở để cộng tác viên đưa ra lời chúc và thể hiện ý kiến của riêng mình. Số lượng lời chúc thu được từ câu trả lời là tương đối lớn nên luận án chỉ lựa chọn một số lượng nhất định các lời chúc thu được để tiến hành nghiên cứu. Do dung lượng của luận án có giới hạn nên chúng tôi không thể đưa toàn bộ các lời chúc thu được từ các phiếu DCT vào phần Phụ lục. Tổng số lời chúc luận án khảo sát, thống kê, để đưa ra những nhận định và đánh giá là 2464 lời chúc. Số lượng lời chúc thu được từ các nguồn tư liệu cụ thể như sau: - Ghi chép các đoạn hội thoại, trao đổi và tài liệu khác: 36; - Các chương trình truyền hình: 92; - Các bộ phim truyền hình: 70; - Một số tác phẩm văn học: 145; - Phản hồi của độc giả trên các báo điện tử, diễn đàn trực tuyến: 109; - Các trang facebook cá nhân và các website: 65; - Các phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT: 1947. 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu - Phương pháp miêu tả: được sử dụng trong quá trình miêu tả các thành tố của lời chúc, miêu tả các cấu trúc, mô hình chúc.
  18. 6 - Phương pháp phân tích hội thoại: được sử dụng trong quá trình phân tích các ngữ liệu (ngôn bản, đoạn thoại...) có chứa phát ngôn chúc trong mối tương quan với bối cảnh giao tiếp. - Thủ pháp thống kê phân loại: được sử dụng để thu thập và xử lí ngữ liệu và số liệu thu được. - Thủ pháp phân tích và hệ thống hóa: được sử dụng trong phân tích ngữ liệu, số liệu để khái quát những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của hành vi chúc. - Các thủ pháp điều tra, khảo sát của ngôn ngữ học xã hội: phỏng vấn sâu, quan sát và điều tra bằng các bảng hỏi. Bên cạnh đó, luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành (ngôn ngữ học với văn hóa học, xã hội học và dân tộc học). 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lí luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào nghiên cứu những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ nói chung và giao tiếp tiếng Việt nói riêng dưới tác động của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ. Việc nghiên cứu lời chúc gắn với các yếu tố văn hóa và xã hội có thể được mở rộng để nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ khác; góp phần nghiên cứu dân tộc học giao tiếp. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu lời chúc có thể thấy được sự vận động trong ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của người Việt trong giao tiếp. Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn cho việc sử dụng lời chúc trong giao tiếp một cách có hiệu quả; có thể vận dụng các kết quả nghiên cứu này vào việc biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người Việt cũng như người nước ngoài theo định hướng giao tiếp; biên soạn cẩm nang về ứng xử ngôn ngữ, nghi thức giao tiếp của người Việt; là tư liệu cho những ai quan tâm tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nguồn
  19. 7 ngữ liệu trích dẫn, Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Trong chương này, luận án trình bày hai nội dung: thứ nhất là tổng quan tình hình nghiên cứu, thứ hai là các vấn đề lí thuyết cơ bản là cơ sở để triển khai nghiên cứu lời chúc như: giao tiếp ngôn ngữ, nghi thức giao tiếp, một số vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học xã hội liên quan đến giao tiếp ngôn ngữ, một số vấn đề lí thuyết hành vi ngôn ngữ; xác định khái niệm lời chúc với các khái niệm khác có liên quan. Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ của lời chúc trong tiếng Việt Trong chương này, luận án trình bày mục đích sử dụng của lời chúc trong giao tiếp; miêu tả các thành phần của lời chúc trong tiếng Việt, các mô hình lời chúc gắn với nội dung chúc, trình bày đặc điểm lời chúc của người Việt trong một số sự kiện tiêu biểu. Chương 3: Đặc điểm lời chúc của người Việt dưới tác động của các nhân tố xã hội Trong chương này, luận án sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu đặc điểm lời chúc của người Việt dưới tác động của các nhân tố xã hội, trong đó tập trung vào những nhân tố như: giới, tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội, tôn giáo và ảnh hưởng của yếu tố thời đại tới lời chúc.
  20. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lời chúc ở nước ngoài Theo các nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, các nghiên cứu về lời chúc ở nước ngoài đi theo một số đường hướng như sau: nghiên cứu lời chúc dưới góc độ cấu trúc hệ thống, nghiên cứu lời chúc như một chiến lược giao tiếp, nghiên cứu lời chúc dưới góc độ văn hóa và giao văn hóa. Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt trình bày các hướng nghiên cứu này. 1.1.1.1. Nghiên cứu lời chúc dưới góc độ cấu trúc hệ thống Ở khuynh hướng nghiên cứu này có thể kể đến các nghiên cứu của Hawraa Hassan Oraiby [1], Svetlana Kochovska [2]. Các tác giả đã tập trung miêu tả cấu trúc ngữ pháp của lời chúc: cấu trúc câu, các phương tiện từ vựng, ngữ pháp thể hiện trong lời chúc. Hawraa Hassan Oraiby, trong công trình [1] đã nghiên cứu khả năng nhận biết và sử dụng lời chúc trong những tình huống khác nhau của 30 sinh viên năm thứ 4 Khoa Tiếng Anh của Trường Đại học Thiqar, Iraq. Tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc nhận biết và sử dụng lời chúc. Các sinh viên nữ tỏ ra xuất sắc hơn sinh viên nam trong việc nhận biết các tình huống và đưa ra lời chúc phù hợp trong các tình huống cho trước. Các sinh viên người Iraq ưa thích sử dụng những lời chúc mang tính công thức: (kiểu như Happy birthday! Happy New year!…) hơn là các lời chúc mang tính nghi thức, vì họ cho rằng lời chúc ngắn gọn hơn thì chân thành hơn. Tác giả cũng thống kê, phân loại và miêu tả 8 mô hình lời chúc thường được các sinh viên sử dụng. Svetlana Kochovska [2] nghiên cứu biểu thức chúc mừng trong các bức thư của Marcus Tullius Cicero - một triết gia, nhà hùng biện, chính khách, nhà lí luận chính trị La Mã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2