Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ giới trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ
lượt xem 11
download
Luận án "Đặc điểm ngôn ngữ giới trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định những điểm tương đồng, khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ giới của NĐT, NKGĐT qua việc áp dụng các chiến lược lịch sự (CLLS) trong các HĐNT thỏa mãn yếu tố lịch sự và hành động đe doạ thể diện ở từng giai đoạn của chương trình phiên bản Mỹ và Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ giới trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- HOÀNG THU BA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- HOÀNG THU BA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU MÃ SỐ: 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ THỊ THANH HƯƠNG TS. BÙI THỊ NGỌC ANH HÀ NỘI, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả của luận án Hoàng Thu Ba i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các thầy cô Khoa Văn hóa-Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội. Đặc biệt dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương và TS. Bùi Thị Ngọc Anh, tôi đã nhận được nhiều kiến thức quý giá & kinh nghiệm nghiên cứu để hoàn thiện thật tốt công trình khoa học này. Đó cũng là những hành trang giúp tôi vững vàng và tự tin hơn trên con đường nghiên cứu và giảng dạy sau này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy/ cô trong ngành, các anh chị em học viên NCS, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Thương mại, những người đã luôn trao lời khuyên, góp ý quý báu giúp luận án có được hướng phát triển tối ưu. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân luôn bên tôi chia sẻ và ủng hộ tôi hết mình trong thời gian thực hiện công trình này. Xin chân thành cảm ơn! HOÀNG THU BA ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii DANH MỤC BIỂU BẢNG ..................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... xi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .......................................................................... xiii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................2 2.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................2 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu.......................................3 4.1 Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................3 4.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................4 5. Đóng góp mới của luận án .............................................................................6 6. Ý nghĩa của luận án .......................................................................................7 6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận ..............................................................................7 6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn ...........................................................................8 7. Bố cục của luận án .........................................................................................8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................................10 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................10 iii
- 1.1.1 Đặt vấn đề ...............................................................................................10 1.1.2 Tổng quan về đặc điểm ngôn ngữ giới ...................................................10 1.1.3 Tổng quan về đặc điểm ngôn ngữ giới trên truyền hình ........................21 1.1.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới và đàm phán ...........24 1.1.5 Xác định khoảng trống nghiên cứu.........................................................29 1.2 Cơ sở lý luận .............................................................................................30 1.2.1 Khái niệm giới và giới tính trong nghiên cứu ngôn ngữ ........................30 1.2.2 Các trường phái tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ và giới ..........................31 1.2.3 Ngôn ngữ truyền hình và thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank ................................................................................................................34 1.2.4 Lý thuyết hành động ngôn từ ..................................................................43 1.2.5 Lý thuyết lịch sự .....................................................................................46 1.3 Tiểu kết ......................................................................................................52 CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARKTANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ TỪ GÓC ĐỘ SỬ DỤNG HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ ............................................................54 2.1 Đặt vấn đề..................................................................................................54 2.2 Cấu trúc cuộc thoại đàm phán trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ và số liệu thống kê các HĐNT sử dụng . ................................................55 2.3 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Mở đầu trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ .....................................................56 2.3.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ ............................................................................................56 2.3.2 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Mở đầu của Thương vụ bạc tỷ.........................................................................................66 2.3.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ...........................................71 2.4 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Trao đổi thông tin trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. .............................75 iv
- 2.4.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Trao đổi thông tin trong Shark Tank Mỹ..........................................................................75 2.4.2 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Trao đổi thông tin trong Thương vụ bạc tỷ ......................................................................83 2.4.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ ...........................90 2.5 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Thương lượng trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ ..........................................96 2.5.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Thương lượng trong Shark Tank Mỹ ..............................................................................96 2.5.2 Đặc điểm giới trong việc sử dụng các hành động ngôn từ ở giai đoạn Thương lượng trong Thương vụ bạc tỷ .......................................................... 104 2.5.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ .............................. 111 2.6 Tiểu kết .................................................................................................. 116 CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARKTANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỰ ........................................................................................................ 119 3.1 Đặt vấn đề............................................................................................... 119 3.2 Lịch sự và giới ........................................................................................ 119 3.3 Thảo luận phạm vi áp dụng quan điểm lịch sự vào nghiên cứu ....... 120 3.4 Lịch sự chiến lược theo mô hình của Brown và Levinson ................. 122 3.5 Mô hình khảo sát chiến lược lịch sự trên thể loại chương trình đàm phán Shark Tank. ............................................................................................. 126 3.6 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Mở đầu trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ........................................... 128 3.6.1 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ. ................................................................................. 129 v
- 3.6.2 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Mở đầu của thể loại Thương vụ bạc tỷ. ................................................................. 133 3.6.3 Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ............................... 135 3.7 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Trao đổi thông tin trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ................. 139 3.7.1 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ ................................................................... 139 3.7.2 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sưj ở giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ. ...................................................... 148 3.7.3 Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ............... 152 3.8 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Thương lượng trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. ....................... 157 3.8.1 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ. ................................................................ 157 3.8.2 Đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ. ............................................................ 158 2.8.3 Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới thể hiện qua chiến lược lịch sự ở giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ...................... 161 3.9 Tiểu kết ................................................................................................... 162 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 164 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................................... 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 171 PHỤ LỤC 1 THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NKGĐT, NĐT TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK MỸ VÀ VIỆT NAM ................................................... - 1 - PHỤ LỤC 2 BẢNG MÃ HÓA CÁC BIẾN TRÊN SPSS .................................. - 4 - PHỤ LỤC 3 PHÂN LOẠI HĐNT THEO SEARLE (1976) ............................. - 7 - vi
- PHỤ LỤC 4 HỘI THOẠI VÀ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI HĐNT TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK.................................................................... - 9 - PHỤ LỤC 5 HỘI THOẠI VÀ PHÂN LOẠI CLLS TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK ................................................................................................... - 30 - PHỤ LỤC 6 PHÂN BỐ CLLS THEO GIỚI TÍNH CỦA NKGĐT, NĐT TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK ................................................. - 30 - PHỤ LỤC 7 BẢNG TÍNH CROSSTABULATION – GIỚI VÀ CLLS ĐƯỢC SỬ DỤNG BỞI NKGĐT, NĐT ......................................................................... - 31 - PHỤ LỤC 8 BẢN GHI CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TRONG HAI CHƯƠNG TRÌNH VÀ BẢNG NHẬP NGỮ LIỆU TRÊN SPSS ...................................... - 61 - vii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU LA Luận án NĐT Nhà đầu tư NKGĐT Người kêu gọi đầu tư HĐNT Hành động ngôn từ CLLS Chiến lược lịch sự YTLS Yếu tố lịch sự CLLS (+) Chiến lược lịch sự dương tính CLLS (-) Chiến lược lịch sự âm tính DT1 Chiến lược lịch sự dương tính 1 DT2 Chiến lược lịch sự dương tính 2 DT3 Chiến lược lịch sự dương tính 3 DT4 Chiến lược lịch sự dương tính 4 DT5 Chiến lược lịch sự dương tính 5 DT6 Chiến lược lịch sự dương tính 6 DT7 Chiến lược lịch sự dương tính 7 DT8 Chiến lược lịch sự dương tính 8 DT9 Chiến lược lịch sự dương tính 9 DT10 Chiến lược lịch sự dương tính 10 DT11 Chiến lược lịch sự dương tính 11 DT12 Chiến lược lịch sự dương tính 12 DT13 Chiến lược lịch sự dương tính 13 DT14 Chiến lược lịch sự dương tính 14 DT15 Chiến lược lịch sự dương tính 15 AT1 Chiến lược lịch sự âm tính 1 AT2 Chiến lược lịch sự âm tính 2 AT3 Chiến lược lịch sự âm tính 3 AT4 Chiến lược lịch sự âm tính 4 AT5 Chiến lược lịch sự âm tính 5 AT6 Chiến lược lịch sự âm tính 6 AT7 Chiến lược lịch sự âm tính 7 AT8 Chiến lược lịch sự âm tính 8 AT9 Chiến lược lịch sự âm tính 9 AT10 Chiến lược lịch sự âm tính 10 > Lớn hơn < Nhỏ hơn viii
- DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1.1: Quá trình đàm phán của Van Eemeren [56] .............................................39 Bảng 1.2: Mô hình đàm phán trong thể loại chương trình Thương vụ bạc tỷ và Shark Tank Mỹ ..........................................................................................................41 Bảng 2.1 Phân bố số lượng HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong thể loại Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ .......................................................................55 Bảng 2.2a: Phân bố HĐNT của NĐT, NKGĐT nam và nữ trong chương trình Shark Tank Mỹ ....................................................................................................................55 Bảng 2.2b: Phân bố HĐNT của NĐT, NKGĐT nam và nữ trong chương trình Thương vụ bạc tỷ ......................................................................................................56 Bảng 2.3: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn mở đầu của Shark Tank Mỹ ...................................................................................................56 Bảng 2.4: Phân bố HĐNT trình bày/ giới thiệu trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ .......................................59 Bảng 2.5: Phân bố HĐNT mời trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn mở đầu của Shark Tank Mỹ. ............................................................62 Bảng 2.6: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn mở đầu của Thương vụ bạc tỷ ................................................................................................66 Bảng 2.7: Phân bố HĐNT trình bày trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT trong phần mở đầu của Thương vụ bạc tỷ.................................................................68 Bảng 2.8: Phân bố HĐNT mời trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT trong phần mở đầu của Thương vụ bạc tỷ.................................................................69 Bảng 2.9: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ ....................................................................................76 Bảng 2.10: Phân bố HĐNT hỏi trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Trao đổi của Shark Tank Mỹ.....................................................................79 Bảng 2.11: Phân bố HĐNT khen theo cấu trúc của NĐT nam và nữ trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ .....................................................................82 Bảng 2.12: Phân bố HĐNT khen sử dụng yếu tố tình thái của NĐT nam và nữ trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ .....................................................83 Bảng 2.13: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ ..........................................................................83 ix
- Bảng 2.14: Phân bố HĐNT hỏi trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Trao đổi của Thương vụ bạc tỷ .................................................................86 Bảng 2.15: Phân bố HĐNT khen theo cấu trúc của NĐT nam và nữ trong giai đoạn Trao đổi của Thương vụ bạc tỷ .................................................................................89 Bảng 2.16: Phân bố yếu tố tình thái trong HĐNT khen của NĐT nam và nữ trong giai đoạn Trao đổi của Thương vụ bạc tỷ .................................................................90 Bảng 2.17: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn thương lượng của Shark Tank Mỹ ............................................................................96 Bảng 2.18: Phân bố HĐNT ĐIỀU KHIỂN trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ..................... 101 Bảng 2.19: Phân bố HĐNT theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ..................................................................... 104 Bảng 2.20: Phân bố HĐNT ĐIỀU KHIỂN trực tiếp và gián tiếp theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ .................. 108 Bảng 3.1: Các bước phổ biến trong thể loại chương trình Shark Tank ................. 127 Bảng 3.2: Phân bố CLLS trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ ................. 128 Bảng 3.3: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ ................................................................................................ 129 Bảng 3.4: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Mở đầu của Thương vụ bạc tỷ ............................................................................................. 133 Bảng 3.5: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ ................................................................................. 139 Bảng 3.6: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ ............................................................................. 148 Bảng 3.7: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ...................................................................................... 158 Bảng 3.8: Phân bố CLLS theo giới tính của NKGĐT, NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ .................................................................................. 158 x
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ .............................................................................58 Biểu đồ 2.2 : Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ .............................................................................60 Biểu đồ 2.3: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ ......................................................................61 Biểu đồ 2.4 : Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ ......................................................................65 Biểu đồ 2.5: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong phần mở đầu của Thương vụ bạc tỷ ..........................................................................67 Biểu đồ 2.6: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong phần mở đầu của Thương vụ bạc tỷ ...................................................................................69 Biểu đồ 2.7: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Mở đầu của Thương vụ bạc tỷ...................................................................70 Biểu đồ 2.8: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Mở đầu của Thương vụ bạc tỷ..........................................................................71 Biểu đồ 2.9: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ ............................................................77 Biểu đồ 2.10: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Trao đổi của Shark Tank Mỹ............................................................................78 Biểu đồ 2.11: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Trao đổi của Shark Tank Mỹ.....................................................................79 Biểu đồ 2.12: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ ............................................................82 Biểu đồ 2.13: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ ..................................................85 Biểu đồ 2.14: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ .........................................................85 xi
- Biểu đồ 2.15: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ ..................................................86 Biểu đồ 2.16: Phân bố HĐNT nhóm CAM KẾT theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ ..................................................88 Biểu đồ 2.17: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ .........................................................89 Biểu đồ 2.18: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ...........................................................98 Biểu đồ 2.19: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ..................................................................99 Biểu đồ 2.20: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ............................................... 100 Biểu đồ 2.21: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ........................................................ 100 Biểu đồ 2.22: Phân bố HĐNT nhóm CAM KẾT theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ............................................................... 102 Biểu đồ 2.23: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ........................................................ 103 Biểu đồ 2.24: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ ............................................................... 104 Biểu đồ 2.25: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ..................................................... 105 Biểu đồ 2.26: Phân bố HĐNT nhóm TÁI HIỆN theo giới của NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ..................................................................... 106 Biểu đồ 2.27: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ........................................... 106 Biểu đồ 2.28: Phân bố HĐNT nhóm ĐIỀU KHIỂN theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ..................................................... 107 xii
- Biểu đồ 2.29: Phân bố HĐNT nhóm CAM KẾT theo giới tính của NKGĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ..................................................... 109 Biểu đồ 2.30: Phân bố HĐNT nhóm CAM KẾT theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ............................................................ 110 Biểu đồ 2.31: Phân bố HĐNT nhóm BIỂU CẢM theo giới tính của NĐT trong giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ ............................................................ 111 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 3.1: Mô hình lịch sự của Brown và Levinson (Brown & Levinson, 1987) .. 122 xiii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ và giới có lịch sử hình thành và phát triển từ những năm 1960, quá trình này gắn liền với những biến đổi trong xã hội như các phong trào giải phóng phụ nữ, phong trào chống phân biệt giới v.v. Nó là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm như Lakoff, Coates, Deborah Tannen, v.v. và được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau. Đồng thời, nhiều công trình cũng đã chỉ ra sự vận động và biến đổi trong ngôn ngữ của mỗi giới ở từng giai đoạn lịch sử. Như vậy, câu hỏi đặt ra là: “Liệu có hay không những khác biệt về ngôn ngữ giới trong giao tiếp ngày nay?” – trong bối cảnh thay đổi vĩ mô về văn hóa, kinh tế, xã hội cùng những thay đổi về vai trò giới, quan điểm đối với giới và giới tính trong thời đại hiện nay. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ giới còn khá mới và không đáng kể so với các công trình trên thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu tiếp cận ngữ liệu từ các chương trình truyền hình – nơi có tầm ảnh hưởng và có tính định hướng xã hội chưa được tập trung nhiều. Do đó, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài về lĩnh vực này nhằm góp một mảnh ghép nhỏ vào bức tranh chung của ngôn ngữ học xã hội. Một yếu tố khác làm động lực để triển khai đề tài này là sức hút của chương trình Shark Tank – chương trình về những cuộc đàm phán thực trên truyền hình thực tế, hứa hẹn mang lại nguồn ngữ liệu thú vị cho nghiên cứu về giới và ngôn ngữ trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Ngoài ra, đứng ở góc độ giảng dạy ngôn ngữ, việc nghiên cứu ngôn ngữ giới và ngôn ngữ đàm phán trong chương trình truyền hình còn có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể áp dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành ở các trường Đại học nói riêng. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ giới trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ” để thực hiện LA tiến sĩ, qua đó đối chiếu một số đặc điểm ngôn ngữ giới tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt được sử dụng trong thể loại truyền hình thực tế. LA hy vọng sẽ có những đóng góp về 1
- mặt lý luận và thực tiễn cho ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu và ngôn ngữ học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích khái quát: Đối chiếu một số đặc điểm ngôn ngữ giới tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt được sử dụng trong thể loại chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. Mục đích cụ thể: - Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ giới của nhà đầu tư (NĐT) và người kêu gọi đầu tư (NKGĐT) từ góc độ sử dụng hành động ngôn từ (HĐNT) ở từng giai đoạn của chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. - Xác định những điểm tương đồng, khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ giới của NĐT, NKGĐT qua việc áp dụng các chiến lược lịch sự (CLLS) trong các HĐNT thỏa mãn yếu tố lịch sự và hành động đe doạ thể diện ở từng giai đoạn của chương trình phiên bản Mỹ và Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, LA thực hiện các nhiệm vụ như sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ giới, lý thuyết về thể loại chương trình truyền hình thực tế, mô hình đàm phán, lý thuyết về HĐNT, lý thuyết về lịch sự, lý thuyết so sánh đối chiếu, v.v., qua đó xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đề tài. (2) Khảo sát, thu thập, phân tích và miêu tả ngữ liệu từ các cuộc hội thoại theo cấu trúc thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ HĐNT và lịch sự. (3) Kiểm chứng mối quan hệ về giới và các đặc điểm ngôn ngữ của nhóm NĐT, NKGĐT nam và nữ từ góc độ HĐNT và CLLS, khảo sát tần suất xuất hiện 2
- HĐNT, yếu tố lịch sự và mô tả các đặc điểm ngôn ngữ giới nổi bật trong thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. (4) So sánh, đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ giới trong hai khối liệu từ góc độ sử dụng HĐNT và lịch sự nhằm chỉ ra những nét tương đồng, khác biệt giữa đặc điểm ngôn ngữ của nhóm NĐT, NKGĐT nam, nữ trong hai chương trình thực tế trên; đồng thời thảo luận kết quả của LA dựa trên mối quan hệ với kết quả của các nghiên cứu trước đây. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của LA là HĐNT và CLLS được sử dụng trong phát ngôn của NĐT, NKGĐT nam và nữ ở từng giai đoạn của chương trình truyền hình Shark Tank Mỹ (mùa 9 phát sóng từ 7/10/2018 đến 12/5/2019 trên kênh truyền hình ABC) và Thương vụ bạc tỷ (mùa 3 phát sóng từ 24/7/2019 đến 6/11/2019 trên kênh VTV3). 3.2 Phạm vi nghiên cứu LA chọn cách tiếp cận đặc điểm ngôn ngữ giới trong phạm vi lý thuyết HĐNT của Searle và lý thuyết Lịch sự của Brown và Levinson, do đó LA chỉ tập trung xem xét HĐNT và CLLS trong phạm vi thể loại của chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ (phiên bản tiếng Anh Mỹ) trên kênh truyền hình ABC và Thương vụ bạc tỷ (phiên bản Shark Tank tiếng Việt) phát sóng trên kênh VTV3. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1 Ngữ liệu nghiên cứu Về chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ LA chọn ngữ liệu để phân tích là các phát ngôn chứa HĐNT và CLLS của NKGĐT và NĐT sử dụng trong chương trình Shark Tank Mỹ phát sóng trên đài truyền hình ABC của Mỹ mùa 9 từ 7/10/2018 đến 12/5/2019 và Thương vụ bạc tỷ mùa 3 phát sóng trên kênh VTV3 đài truyền hình Việt Nam từ 24/7/2019 đến 6/11/2019. (xem thông tin chương trình ở mục 1.2.3.3) 3
- Chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ được phát sóng hàng tuần (1 tập/ tuần), thời lượng phát sóng mỗi tập là 60 phút. Cấu trúc mỗi tập gồm 3 cuộc đàm phán đối với Thương vụ bạc tỷ, 4 cuộc đàm phán đối với Shark Tank Mỹ. Mỗi cuộc đàm phán kéo dài khoảng 15 - 20 phút. Số lượng người tham gia mỗi cuộc đàm phán là 5 NĐT (thường gồm 3 nam, 2 nữ) và 1 hoặc 1 nhóm NKGĐT. Lời thoại trong chương trình Shark Tank phiên bản tiếng Anh (Mỹ) đều có phụ đề tiếng Việt khi được tải về qua ứng dụng Netflix – dịch vụ truyền dữ liệu video theo yêu cầu trên toàn cầu của Mỹ. Về việc thu thập ngữ liệu Chúng tôi đã thu thập ngữ liệu chương trình được phát sóng trong hai năm 2018 và 2019 với tổng số 24 tập Shark Tank Mỹ mùa 9 (từ 7/10/2018 đến 12/5/2019) và 16 tập Thương vụ bạc tỷ mùa 3 (từ 24/7/2019 đến 6/11/2019). Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chọn ngẫu nhiên để gỡ băng 8 tập thuộc chương trình Shark Tank Mỹ mùa 9 và 11 tập thuộc chương trình Thương vụ bạc tỷ mùa 3. Số trang gỡ băng tương ứng là 159 trang A4 (chương trình phiên bản Mỹ) và 184 trang A4 (chương trình phiên bản tiếng Việt) (cỡ chữ 11 Time NewsRoman). Các cuộc đàm phán được mã hóa (phiên bản chương trình, tập phát sóng, cuộc đàm phán): AM_ _ (đối với Shark Tank Mỹ); VN_ _ (đối với Thương vụ bạc tỷ). Ví dụ AM0101 là phiên bản tiếng Mỹ, tập 1, cuộc đàm phán số 1. Sau khi gỡ băng, phát ngôn của NKGĐT, NĐT trong hai chương trình được nhận diện và phân loại theo lý thuyết HĐNT của Searle và lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson. LA đã nhận diện được 4.394 HĐNT trong chương trình Thương vụ bạc tỷ và 5.270 HĐNT thuộc chương trình Shark Tank Mỹ; với độ tin cậy 95% và mức sai số 5%. Đồng thời, khảo sát số lượng mẫu 1.972 yếu tố lịch sự trong chương trình Thương vụ bạc tỷ và 1.954 yếu tố lịch sự trong chương trình Shark Tank Mỹ xuất hiện kèm theo các hành động đe doạ thể diện và hành động thỏa mãn yếu tố lịch sự được khảo sát từ các nhóm HĐNT, với độ tin cậy 95% và mức sai số 5%. 4.2 Phương pháp nghiên cứu 4
- LA áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp phân tích thể loại, phương pháp miêu tả định tính; phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ nhằm xác định, phân loại và đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới trong thể loại chương trình Shark Tank phiên bản tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt. Cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu định lượng: là phương pháp chủ yếu được sử dụng xuyên suốt LA, nhằm tìm ra tác động của nhân tố giới đến việc sử dụng HĐNT và CLLS của các nhóm đối tượng NKGĐT, NĐT. LA đã sử dụng chương trình thống kê và xử lí số liệu định lượng SPSS 22. Các thao tác cụ thể được tiến hành như sau: (1) Ngữ liệu sau khi được gỡ băng được chúng tôi nhận diện và phân loại thành các nhóm HĐNT, CLLS của NKGĐT và NĐT nam, nữ theo lý thuyết về HĐNT của Searle và lịch sự của Brown & Levinson (cụ thể chúng tôi sẽ nêu ở phần cơ sở lý luận, mục 1.2). (2) Các HĐNT và CLLS trong phát ngôn của NKGĐT và NĐT nam, nữ được mã hóa và nhập vào chương trình SPSS 22. HĐNT và CLLS được coi là biến phụ thuộc; NKGĐT, NĐT nam và nữ là những biến độc lập (Xem phụ lục 2). (3) Kiểm định Chi bình phương nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc; cụ thể là kiểm định sự khác biệt giới trong việc sử dụng HĐNT và CLLS của NKGĐT, NĐT; đồng thời xem xét sự khác biệt về ngôn ngữ của nam hoặc nữ NKGĐT, NĐT trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. Kết quả trong bảng tính Chi-square Tests với giá trị Asymptotic Significance (2-side) hàng Pearson Chi-square (hay còn gọi là p) nhỏ hơn 0.05 (p≤ 0,005) được xác định để khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa hai biến được kiểm chứng, cụ thể là biến giới tính của NKGĐT, NĐT với HĐNT hoặc CLLS; và ngược lại. Từ đó, chúng tôi có thể xác định được sự khác biệt giới trong sử dụng đặc điểm ngôn ngữ cụ thể để thực hiện tiếp bước mô tả và so sánh các đặc điểm ngôn ngữ giới. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 158 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn