Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu giới từ chỉ không gian
lượt xem 10
download
Luận án hướng tới mục đích chỉ rõ đặc điểm ngữ nghĩa giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức (đối chiếu với tiếng Việt). Trên cơ sở đó chúng tôi chỉ ra những đặc điểm về văn hóa, tư duy của người Đức trong sự so sánh với người Việt. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận án này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu giới từ chỉ không gian
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NƢƠNG ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ CHỈ KHÔNG GIAN “AUF/ IN” TRONG TIẾNG ĐỨC VỚI “TRÊN/ TRONG” TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NƢƠNG ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ CHỈ KHÔNG GIAN “AUF/ IN” TRONG TIẾNG ĐỨC VỚI “TRÊN/ TRONG” TRONG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9.22.90.24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ KIM BẢNG HÀ NỘI, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu, dẫn chứng nêu trong luận án là trung thực và không trùng khớp cũng như chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2021. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nương
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện, lãnh đạo Khoa Ngôn ngữ học, cùng toàn thể cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện đề tài luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Kim Bảng - tập thể các thầy giáo, cô giáo hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y Tế Hà Đông đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cảm ơn gia đình thương yêu, bạn bè, đồng nghiệp quý mến đã luôn quan tâm, là điểm tựa, động viên và đồng hành với tôi, tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 10 1.1.1. Những nghiên cứu nói chung trên thế giới về giới từ định vị không gian ............................................................................................... 10 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về giới từ định vị không gian trong tiếng Việt .................................................................................................. 13 1.2. Một số lý thuyết về không gian trong ngôn ngữ học tri nhận ............ 15 1.2.1. Khái niệm cơ bản về tri nhận và về không gian ........................... 15 1.2.2. Sự định vị và các đặc điểm định vị không gian trong ngôn ngữ học . 18 1.2.3. Vị trí, hướng và các trục định vị không gian ................................ 19 1.2.4. Những quan điểm đa nghĩa về không gian trong ngôn ngữ học tri nhận .................................................................................................... 20 1.2.5. Tri nhận nghiệm thân .................................................................... 21 1.2.6. Các mô hình của ngôn ngữ học tri nhận ....................................... 24 1.2.7. Ẩn dụ ý niệm và sự ý niệm hóa không gian ................................. 25 1.2.8. Sự tri nhận không gian với “con người là trung tâm” vũ trụ ........ 27 1.2.9. Những chiến lược định vị và định hướng trong không gian......... 28 1.3. Một số lý thuyết về giới từ trong tiếng Đức và tiếng Việt .................. 29 1.3.1. Khái niệm “giới từ” trong tiếng Đức ............................................ 29 1.3.2. Khái niệm “giới từ” trong tiếng Việt ............................................ 34 1.3.3. Nghĩa của giới từ trong ngữ nghĩa học truyền thống và ngữ nghĩa học tri nhận ............................................................................................... 37 1.3.4. Hệ thống các giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt .. 38 1.4. Một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu .................................. 50 1.4.1. Khái niệm ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu ................................ 50
- 1.4.2. Các bình diện đối chiếu ngôn ngữ ................................................ 52 1.4.3. Về nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa và tương đương về ngữ nghĩa của từ giữa các ngôn ngữ ............................................................. 53 1.4.4. Mọt sô vấn đề về ngon ngư học so sánh đôi chiêu và đôi chiêu ngon ngữ ................................................................................................................. 53 1.5. Tiểu kết .................................................................................................... 55 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CÁC GIỚI TỪ CHỈ KHÔNG GIAN “AUF/ IN” TRONG TIẾNG ĐỨC ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT . 57 2.1. Giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức ............................................... 57 2.2. Giới từ “auf/in” trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt .................. 58 2.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa giới từ định vị không gian “auf” đối chiếu với tiếng Việt ............................................................................................ 60 2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa giới từ tri nhận không gian “in” trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt .......................................................... 79 2.3. Nhận xét .................................................................................................. 95 2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 97 Chƣơng 3: ĐỐI CHIẾU CƠ SỞ TRI NHẬN KHÔNG GIAN CỦA GIỚI TỪ “AUF/IN” TRONG TIẾNG ĐỨC VỚI TIẾNG VIỆT ............. 99 3.1. Sự đa dạng của tri nhận......................................................................... 99 3.1.1. Một vài biểu hiện của sự đa dạng tri nhận trong phạm vi không gian ngôn ngữ học ................................................................................. 100 3.1.2. So sánh về tri nhận định vị không gian ....................................... 101 3.2. Sự tri nhận không gian của giới từ “auf/ in ” trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt ...................................................................................... 105 3.2.1. Sự giống nhau ............................................................................. 105 3.2.2. Sự khác nhau giữa giới từ “auf/ in” trong tiếng Đức với “trên/trong” trong tiếng Việt ................................................................. 106
- 3.3. Đối chiếu giới từ auf/in với các giới từ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt nhìn từ góc độ tri nhận ....................................................................... 115 3.3.1. Về nội dung định vị có tính tôpô ................................................ 115 3.3.2. Sự khác biệt về nội dung định vị ................................................ 116 3.3.3. Giới từ “auf” nhìn từ góc độ tri nhận đối chiếu với tiếng Việt ... 120 3.3.4. Giới từ “in” nhìn từ góc độ tri nhận đối chiếu với tiếng Việt ..... 123 3.4. Nhận xét ................................................................................................ 126 3.5. Tiểu kết .................................................................................................. 128 Chƣơng 4: KHẢO SÁT THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC GIỚI TỪ “AUF” VÀ “IN” TRONG TÁC PHẨM “ĐO THẾ GIỚI” VỚI BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT .................................................................................... 131 4.1. Nghiên cứu thực tiễn ............................................................................ 131 4.1.1. Nghiên cứu định lượng .............................................................. 131 4.1.2. Phân tích bản dịch sang tiếng Việt của những giới từ chỉ địa điểm ....................................................................................................... 133 4.2. Một số nhận xét .................................................................................... 143 4.2.1. Ảnh hưởng của khái niệm “hình thái tiêu chuẩn”....................... 143 4.2.2. Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý .................................................. 144 4.2.3. Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội ................................................. 145 4.2.4. Ảnh hưởng của khái niệm “đường bao” ..................................... 145 4.2.5. Sự khác nhau chi tiết khi nhận thức về không gian .................... 145 4.2.6. Thói quen khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm ................................ 146 4.3. Tiểu kết .................................................................................................. 147 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
- DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 ĐTĐV Đối tượng định vị 2 ĐTQC Đối tượng quy chiếu 3 TR (trajector) - ĐVDC Định vị dịch chuyển 4 LM (Landmark) - MĐV Mốc định vị 5 GTĐV Giới từ định vị 6 ĐVKG Định vị không gian
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN Danh mục bảng Bảng 4.1: Bản dịch bị ảnh hưởng bởi khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” ................135 Bảng 4.2: Bản dịch bị ảnh hưởng bởi đặc điểm địa lý ............................................139 Bảng 4.3: Bản dịch bị ảnh hưởng bởi khái niệm “đường bao” ...............................141 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 4.1: Tổng quan về giới từ địa điểm “auf - trên” và “in - trong” trong văn thể ..................................................................................................................... 131 Biểu đồ 4.2: Tổng quan từ giới từ địa điểm “auf” trong văn bản ........................... 132 Biểu đồ 4.3: Tổng quan từ giới từ địa điểm “in” trong văn bản ............................. 132 Biểu đồ 4.4: Tổng quan về các bản dịch giới từ chỉ phương hướng chuyển động “auf” trong văn bản ................................................................................................. 133 Biểu đồ 4.5: Tổng quan về các bản dịch giới từ chỉ phương hướng chuyển động “in” trong văn bản ................................................................................................... 133 Biểu đồ 4.6: Tổng quan về các phần dịch giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “auf” trong văn bản ........................................................................................................... 134 Biểu đồ 4.7: Tổng quan về các phần dịch giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại “in” trong văn bản .................................................................................................................... 134
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Mô hình khối lập phương .............................................................................38 Hình 2: a. vor (trước) b. hinter (sau) ................................................................39 Hình 3: c. unter (dưới) d. auf (trên) e. über (trên, bên trên) ..................40 Hình 4: f. in (trong) g. an (sát cạnh) h. neben (cạnh) .....................40 Hình 5: i. zwischen (giữa) .........................................................................................40 Hình 6: vor - trước cái bàn ........................................................................................41 Hình 7: trước - vor.....................................................................................................42 Hình 8: trước nhà - vor ..............................................................................................42 Hình 9: sau gốc cây - hinter ......................................................................................42 Hình 10: trước gốc cây - vor .....................................................................................43 Hình 11: an - trên ......................................................................................................43 Hình 12: an - vào tường ............................................................................................44 Hình 13: an - trên trần nhà ........................................................................................44 Hình 14: auf - trên bàn ..............................................................................................44 Hình 15: über - trên bàn ............................................................................................45 Hình 16: über - trên chiếc bàn ...................................................................................45 Hình 17: unter - dưới bàn ..........................................................................................45 Hình 18:unter - dưới cốc ...........................................................................................45 Hình 19: unter - giữa những người bạn .....................................................................46 Hình 20: unter - dưới bàn ..........................................................................................46 Hình 22: neben- bên cạnh tôi ....................................................................................48 Hình 23: zwischen - ở giữa bố và con trai ................................................................49 Hình 24: zwischen - giữa đèn và máy tính ................................................................49 Hình 25: auf - trên ....................................................................................................67 Hình 26: auf - trên bàn ..............................................................................................71 Hình 27: unter - dưới bàn ..........................................................................................72 Hình 28: unter - giữa khán giả ..................................................................................72 Hình 29: in - trong .....................................................................................................80
- Hình 30: Vandeloise, 1994: 172................................................................................83 Hình 31: “in” chuyển động từ ngoài vào trong .........................................................93 Hình 32: Mô hình định vị/ định hướng theo trực chỉ theo Bernd Heine (87 tr.129) .................................................................................................................................100 Hình 33: auf (trên) in (trong) ..........................................................................106 Hình 34: đường bao .................................................................................................113 Hình 35: “auf” và “über” - trên ...............................................................................114
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế, tiếng Đức trở thành một ngôn ngữ và phương tiện thật sự quan trọng và cần thiết. Ngôn ngữ của mỗi quốc gia đều có những nét tương đồng và khác biệt với những ngôn ngữ khác và hàm chứa những nét văn hóa đặc trưng. Chính những sự khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ, đặc biệt khi chúng ta dùng các giới từ chỉ không gian để nói về sự vật sự việc là rào cản ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp hoặc trong văn bản và dịch thuật. Vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu so sánh đặc điểm các ngôn ngữ nhằm mục đích chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp. Đồng thời, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, việc này giúp cho người đọc và người học nhận thấy cách sử dụng đúng trong câu cũng như hiểu rõ được các loại hình giới từ, cấu trúc câu, cấu tạo từ, chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ. Qua đó, việc nghiên cứu về những nét tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ cũng giúp người dùng tránh dùng sai giới từ trong tiếng Đức và phân biệt được chúng một cách rõ ràng trong các trường hợp và ngữ cảnh khác nhau. Tiếng Đức được đánh giá là một thứ tiếng có ngữ pháp khá khó học, đặc biệt là phần giới từ. Việc học và sử dụng giới từ sao cho chuẩn xác là một việc không dễ. Sử dụng giới từ trong các trường hợp khác nhau, sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Cùng một từ nếu được kết hợp với các giới từ khác nhau sẽ có nghĩa khác nhau và được người dùng áp dụng trong hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, nắm chắc các giới từ và cách sử dụng các giới từ trong tiếng Đức là một việc quan trọng mà ai học tiếng Đức cũng cần phải lưu ý. Tiếng Đức khó học hơn các ngôn ngữ khác bởi danh từ trong tiếng Đức có các giống (giống đực - der, giống cái - die, giống trung - das) và được đặt vào các cách (cách 1 - Nominativ, cách 2 - Genitiv, cách 3 - Dativ, cách 4 - Akkusativ). Mỗi giới từ đều đòi hỏi sử dụng với một cách nhất định, từ đó chúng ta phải xác định các từ loại ngữ pháp và giống cho phù hợp. Vì vậy, chỉ bằng cách chúng ta học thuộc để hiểu rõ và phân loại được các loại giới từ trong tiếng Đức. Giới từ là từ loại chỉ mối liên quan giữa các từ, cụm từ trong câu. Giới từ trong tiếng Đức được phân loại và hệ thống thành các dạng bao gồm: giới từ chỉ địa 1
- điểm, giới từ chỉ thời gian, giới từ chỉ cách thức, nguyên nhân hoặc mục đích, giới từ dùng để chỉ sự tương quan về vị trí, thời gian, kiểu cách, nguyên nhân giữa các vật thể, sự vật, con người được nhắc đến trong câu. Nhưng ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các đặc điểm ngữ nghĩa của cặp giới từ không gian auf/ in trong tiếng Đức và đối chiếu với tiếng Việt. Một ngôn ngữ bao gồm từ vựng và ngữ pháp, nghĩa là bao gồm từ và mối liên hệ cũng như cấu trúc giữa các từ. Điều quan trọng để nghiên cứu một ngôn ngữ là phải hiểu được các mặt khác nhau như từ loại, cấu tạo từ, cú pháp .... Trong đó từ loại là phần quan trọng của ngôn ngữ vì thông qua từ loại ta sẽ thấy rõ một từ đơn lẻ có thể đảm nhiệm vai trò hoặc chức năng gì và cách các từ tạo thành câu. Bên cạnh động từ, danh từ và tính từ, giới từ là một từ loại quan trọng, nó không chỉ mang ý nghĩa, có chức năng ngữ pháp mà còn mang đặc điểm văn hóa. Ngoài ra từ loại này đóng vai trò như là yếu tố kết nối, do vậy chúng ta có thể ghép các thành phần câu với nhau khi sử dụng giới từ. Do đó, ta có thể khẳng định rằng giới từ góp phần quan trọng trong việc cấu tạo câu. Trong tiếng Đức cũng như tiếng Việt, giới từ xuất hiện tương đối thường xuyên trong câu. Tuy nhiên, do sự khác nhau về văn hóa và các đặc điểm ngôn ngữ nên giới từ không được sử dụng giống nhau trong các ngôn ngữ. Việc thiếu kiến thức sử dụng giới từ dẫn đến các tình huống hiểu nhầm. Ví dụ người Việt Nam nói: Bức tranh treo trên trường và thường được dịch sang tiếng Đức là Das Bild hängt auf der Wand (Bức tranh treo trên trường), trong khi câu này nên được viết là Das Bild hängt an der Wand. (Bức tranh treo cạnh tường). Lý do của những lỗi điển hình này là người nói chỉ dịch đơn giản từ trên thành từ auf mà không biết rằng trong trường hợp này người Đức sử dụng cách diễn đạt khác. Chính vì vậy việc hiểu chức năng cũng như ý nghĩa của các giới từ là rất quan trọng. Khi tiếp nhận ngôn ngữ, người Việt học tiếng Đức thường gặp khó khăn khi sử dụng giới từ chỉ không gian hay địa điểm. Tuy nhiên cho đến ngày nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu rõ ràng nào về chủ đề “giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức trong sự so sánh với tiếng Việt”, và đây cũng chính là một trong những lý do mà chúng tôi lựa chọn cho mình đề tài luận án tiến sĩ “Đối chiếu giới từ chỉ không gian „auf/in‟ trong tiếng Đức với „trên/trong‟ trong tiếng Việt”. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi đưa ra hệ thống một số giới từ chỉ không gian và 2
- lựa chọn các giới từ auf/in trong tiếng Đức trong sự so sánh với tiếng Việt làm đối tượng của công trình nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng tới mục đích chỉ rõ đặc điểm ngữ nghĩa giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức (đối chiếu với tiếng Việt). Trên cở sở đó chúng tôi chỉ ra những đặc điểm về văn hóa, tư duy của người Đức trong sự so sánh với người Việt. Trong luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu hai giới từ auf/ in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt với những mục đích chính sau: 1. Phân tích, mô tả và khái quát hóa về đặc điểm ngữ nghĩa của các giới từ định vị không gian cơ bản của tiếng Đức, trong đó tập trung chủ yếu vào hai giới từ auf/ in. 2. So sánh, đối chiếu những điểm tương đồng, sự khác biệt trong việc sử dụng giới từ chỉ không gian auf/in trong tiếng Đức với trên/trong trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, có được những tổng kết cụ thể về mức độ tương đồng và khác biệt giữa các giới từ định vị không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt. 3. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và cơ chế tri nhận của các giới từ định vị không gian auf/in của người Đức và giới từ trên/trong của người Việt. Để làm rõ những mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra cái nhìn tổng quan về giới từ, trong đó, luận án sẽ giải thích các khái niệm về giới từ trong tiếng Đức và tiếng Việt. Sau đó việc sử dụng giới từ chỉ không gian trong cả hai ngôn ngữ được so sánh đối chiếu với nhau. Ngoài ra, kết quả so sánh thông qua nghiên cứu thực tế cũng được kiểm tra. Với luận án này, chúng tôi muốn giới thiệu cụ thể về sự giống nhau và khác nhau khi sử dụng giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt. Qua đó có thể tìm ra sự giống nhau và khác nhau của hai ngôn ngữ và hai đất nước trong nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như sự khác nhau về cơ chế tri nhận không gian, về văn hóa khi sử dụng giới từ chỉ không gian của người Đức và người Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
- Để tiến hành thực hiện được các mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích và miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của giới từ chỉ không gian tiếng Đức và tiếng Việt. - So sánh và đối chiếu về mặt ngữ nghĩa của giới từ auf/ in (giới từ chỉ địa điểm tĩnh và giới từ chuyển động) trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt nhằm chỉ ra nét giống và khác nhau về ngữ nghĩa của nhóm giới từ này. - Phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau trong cơ chế, cách thức tri nhận về giới từ định vị không gian của người Đức và người Việt qua mối quan hệ tư duy và ngôn ngữ. - Nghiên cứu thực tiễn với việc tìm kiếm và phân tích các giới từ chỉ địa điểm auf và in trong cuốn tiểu thuyết “Die Vermessung der Welt” (Daniel Kehlmann) và bản dịch “Đo thế giới” (Lê Quang). 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt, đặc biệt tập trung nghiên cứu hai giới từ “auf/in”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi ngữ liệu: Các tác phẩm nghiên cứu trong đề tài bao gồm các tác phẩm truyện ngắn bằng tiếng Đức như: Die Blechtrommel của Günter Grass (1959), Das Parfum của Patrick Süskind (1985), Berlin Alexanderplatz của Alfred Döblin (1929), các bài báo tiếng Đức có ấn phẩm tại Việt Nam như: Nhập môn ngữ pháp trong tiếng Đức hiện đại - Ấn bản được biên tập mới lần thứ 3 với sự hỗ trợ của Werner Hackel. Sommerfeldt, K./Starke G. (1998), Nhà xuất bản Max Niemeyer, Tübingen. Ngữ pháp văn bản của ngôn ngữ Đức. Ấn bản được chỉnh sửa lần thứ 3,Weinrich. H. (2005), nhà xuất bản Georg Olms, Hildesheim/ Zürich/ New York. Trong luận án nhóm tác giả đặc biệt lựa chọn tác phẩm Đo thế giới, (bản dịch của Lê Quang), Die Vermessung der Welt, Daniel Kehlmann. (2006), nhà xuất bản Rowohlt, Hamburg để khảo sát tại chương 4 là vì số lượng giới từ auf/in xuất hiện 4
- nhiều trong tác phẩm và mang nhiều nghĩa khác nhau. Số lượng giới từ, cụm giới từ lặp đi lặp lại nhiều lần trong các ngữ cảnh khác nhau và mang nghĩa khác nhau. - Phạm vi nội dung: Các đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và khảo sát thực tiễn về hai giới từ auf/in. - Phạm vi nghiên cứu: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa và cơ chế tri nhận giới từ không gian auf/in trong tiếng Đức với trên/trong trong tiếng Việt. Chúng tôi lựa chọn những giới từ trên với các lý do sau: Trong tiếng Đức, các giới từ xuất hiện trong hầu hết mọi câu và chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng từ của văn bản. Và những giới từ auf/in xuất hiện với tần suất nhiều hơn so với các giới từ khác, cụ thể như giới từ in dẫn đầu trong việc sử dụng ở mọi văn bản với tần suất dùng chiếm 23%, và giới từ auf chiếm 6% nhiều hơn so với các giới từ khác. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến các khía cạnh nghiên cứu của giới từ này. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về so sánh đối chiếu ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của những giới từ không gian trong tiếng Đức: auf/ in với trên/ trong trong tiếng Việt. 3.3. Nguồn ngữ liệu Nguồn ngữ liệu của luận án được chúng tôi thu thập từ các báo, tạp chí, từ điển tiếng Đức, từ điển đối chiếu Đức-Việt, Anh-Việt, Việt-Đức, Việt Anh hoặc các từ điển tường giải tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Việt, sách ngữ pháp tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Việt, các nguồn trên mạng, sách tham khảo, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài và các tác phẩm văn học nổi tiếng của Đức, Anh và Mỹ. Riêng trong chương cuối - chương khảo sát về việc sử dụng các giới từ tri nhận không gian “auf/ in”, chủ yếu việc khảo sát được thực hiện từ tác phẩm văn học Die Vermessung der Welt của tác giả Daniel Kehlmann được tác giả Lê Quang dịch sang tiếng Việt (Đo thế giới). Tài liệu tham khảo chủ yếu của luận án là các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Số lượng tài liệu tham khảo là 146 gồm có 62 tư liệu tiếng Việt và 84 tư liệu tiếng nước ngoài. 5
- Những vấn đề được thảo luận và đánh giá của luận án được giới hạn trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi thu thập được. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan của ngữ liệu nghiên cứu thì việc dịch tiếng Việt tương đương với ngữ liệu tiếng Đức lấy từ các tác phẩm văn học được giữ nguyên theo các bản dịch tiếng Việt đã được công bố và một phần nhỏ tư liệu tiếng Đức lấy từ các nguồn khác thì được dịch sát nghĩa để đảm bảo tính đặc thù và khách quan của ngôn ngữ. Luận án chọn giới từ định vị không gian auf/ in trong tiếng Đức làm đối tượng so sánh đối chiếu với giới từ định vị không gian trên/ trong trong tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp luận và nghiên cứu Để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, một số phương pháp chính được sử dụng trong luận án bao gồm: phương pháp miêu tả, phân tích, thu thập; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích ngữ nghĩa và thủ pháp thống kê phân loại. - Phương pháp miêu tả, phân tích, thu thập được sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính nhằm tạo nên cơ sở thực tiễn để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt và tăng thêm tính thuyết phục của các nhận xét, đánh giá và tổng kết của luận án. Phân tích các ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa khái quát của nhóm giới từ định vị không gian chỉ địa điểm tĩnh, chuyển động auf/in trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt và cơ sở tri nhận của chúng. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp thu thập để giúp lấy thông tin thông qua các bài viết xuất bản bằng tiếng Đức và các cơ sở của điều tra mà chủ yếu là các tài liệu nghiên cứu và sách về giới từ. Qua đó, luận án có thể khái quát được các nghĩa cũng như cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt. - Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng trong hầu hết các phần của luận án, từ khâu khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, miêu tả, kết luận… giúp cho việc liên hệ những đặc điểm về khái niệm giới từ không gian, nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các giới từ chỉ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận, so sánh đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm tri nhận luận không gian các giới từ auf/in trong tiếng Đức với tiếng Việt. Đối chiếu mối quan hệ giữa auf/ in với trên/ trong từ hai góc độ tri nhận khác nhau của người Đức và người Việt và so sánh về tri nhận định 6
- vị không gian. Phương pháp so sánh đối chiếu mà tác giả sử dụng là đối chiếu một chiều: xuất phát từ việc miêu tả, phân tích sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa trên cơ sở nghiệm thân của giới từ auf/in trong tiếng Đức để tiến hành miêu tả, phân tích sự mở rộng, phát triển đặc điểm ngữ nghĩa của từ tương đương trong tiếng Việt. Từ đó, luận án tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt được thể hiện trong hai ngôn ngữ. - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa được sử dụng để: Phân tích các ngữ cảnh trong câu tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt, phát hiện các nghĩa tố cần yếu trong cấu trúc nghĩa của từ. Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các giới từ không gian auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt. - Thủ pháp thống kê phân loại được sử dụng để thống kê phân loại các giới từ định vị không gian auf/in căn cứ trên ngữ liệu bằng tiếng Đức và tiếng Việt được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra các nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian của người Đức và người Việt. Thủ pháp này đặc biệt được sử dụng nhiều ở chương cuối - chương khảo sát việc sử dụng các giới từ không gian trong tác phẩm văn học tiếng Đức được dịch sang tiếng Việt nhằm xem xét sự phong phú của các giới từ được sử dụng, xem xét sự chênh nhau về tần suất xuất hiện của các giới từ có trong nguyên bản và bản dịch, xem xét tần số các của các lỗi dịch v.v. Qua đó, luận án tìm ra các nguyên nhân để có thể có những kết luận về cách sử dụng khác nhau các giới từ mang tính chất đặc trưng văn hóa dân tộc trong hai thứ tiếng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Nghiên cứu về giới từ trong tiếng Đức không nhiều. Vì vậy qua việc nghiên cứu này, luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về đặc điểm giới từ định vị không gian trong tiếng Đức cụ thể là các giới từ auf/in đối chiếu với tiếng Việt và cơ sở tri nhận của nhóm giới từ này. Luận án đã tập trung phân tích ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ không gian auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt về tri nhận không gian trên/ trong của người bản ngữ và người Việt. 7
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Có thể nói luận án là thử nghiệm đầu tiên, khảo sát, nghiên cứu lý luận về đặc điểm giới từ định vị không gian auf/in (trên/ trong) trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt tổng hợp từ nhiều góc độ: nghĩa học, ngôn ngữ học tri nhận và sự hành chức của chúng (qua cuốn tiểu thuyết Die Vermessung der Welt và bản dịch Đo thế giới). Bằng cách vận dụng những thành tựu ngôn ngữ học trong và ngoài nước ở cả 3 lĩnh vực kể trên, đặc biệt là ngữ nghĩa học tri nhận, luận án đã làm rõ được những sự giống nhau và khác nhau về nội dung ngữ nghĩa và các chế định tri nhận trong việc sử dụng của các giới từ không gian trong tiếng Đức và tiếng Việt, quyết định các đặc điểm ngữ pháp của chúng. Từ đó luận án góp phần làm sáng tỏ các luận điểm lý thuyết, lý luận và bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu về đặc điểm giới từ định vị không gian auf/ in (trên/ trong) theo các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Ngoài ra luận án cũng tập trung nghiên cứu cặp giới từ định vị không gian auf/in (trên/ trong) trong tiếng Đức so sánh đối chiếu với tiếng Việt. Kết quả khảo sát về các đặc điểm ngữ nghĩa của giới từ tri nhận không gian này góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm luận chứng để đi sâu nghiên cứu thêm về ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của chúng. Ngoài ra, luận án còn góp phần khẳng định một trong những hướng đi mới của ngành ngôn ngữ hiện đại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc phân tích ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian auf/ in (trên/ trong) có ý nghĩa thực tiễn vì nó giúp cho việc dạy và học giới từ này hiệu quả hơn. Trong quá trình dạy và học tiếng Đức, có những sự nhầm lẫn mà nhiều người chưa hiểu rõ nghĩa của chúng do có sự khác nhau về tri nhận không gian giữa người bản ngữ và người Việt. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp người dạy và học sử dụng và hiểu dễ dàng hơn về nhóm giới từ này. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đặc điểm giới từ định vị không gian trong tiếng Đức so sánh đối chiếu với tiếng Việt sẽ giúp người học hiểu sâu và rõ hơn về những sự tương đồng và khác biệt giữa chúng, cũng như đóng góp thêm một hướng nghiên cứu mới với một màu sắc riêng về đặc điểm giới từ định vị không gian trong hai ngôn ngữ. 8
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cung cấp một khối ngữ liệu Đức – Việt về giới từ này giúp ích cho công tác dịch thuật trong hai ngôn ngữ, việc biên soạn tài liệu tham khảo, giáo trình, từ điển giải thích tiếng Việt hoặc từ điển đối chiếu Đức - Việt và Việt - Đức cũng như có thể là đóng góp thêm ý kiến vào việc đổi mới giáo trình phục vụ cho việc dạy và học giới từ auf/in nói riêng và tiếng Đức nói chung. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung nghiên cứu của luận án gồm 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2. Đặc điểm ngữ nghĩa các giới từ chỉ không gian auf/ in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt. Chương 3. Đối chiếu cơ sở tri nhận không gian của giới từ auf/ in trong tiếng Đức với tiếng Việt Chương 4. Khảo sát thực tiễn sử dụng các giới từ auf và in trong tác phẩm “Đo thế giới” với bản dịch tiếng Việt. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 188 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 158 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 80 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 39 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 40 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 121 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 32 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn