intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu mệnh đề quan hệ tiếng Anh và các biểu thức tương ứng trong tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

24
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án cũng thực hiện nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch các mệnh đề quan hệ tiếng Anh và các biểu thức tương ứng trong tiếng Việt nhằm góp phần làm rõ mức độ tương đương chuyển dịch mệnh đề quan hệ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu mệnh đề quan hệ tiếng Anh và các biểu thức tương ứng trong tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ XUÂN PHƯƠNG ĐỐI CHIẾU MỆNH ĐỀ QUAN HỆ TIẾNG ANH VÀ CÁC BIỂU THỨC TƯƠNG ỨNG TRONG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu Mã số: 9 22 2024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương HÀ NỘI – 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 TÁC GIẢ LUẬN ÁN i
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC .....................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về MĐQH trên thế giới ........................................ 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về MĐQH ở Việt Nam ...................................... 16 1.2. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 23 1.2.1. Các vấn đề lý thuyết về MĐQH ............................................................ 23 1.2.2. Các vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu .................................. 43 1.2.3. Các vấn đề lý thuyết về dịch thuật ........................................................ 46 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 51 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA CỦA MỆNH ĐỀ QUAN HỆ TRONG TIẾNG ANH .......................................................................................53 2.1. Đặc điểm cấu trúc của MĐQH trong tiếng Anh ...................................... 53 2.1.1. Đặc điểm hình thái cú pháp ................................................................... 53 2.1.2. Đặc điểm chức năng cú pháp ................................................................ 59 2.1.3. Phương tiện liên kết............................................................................... 78 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ................................................................................. 82 2.2.1. Quan hệ ngữ nghĩa giữa danh từ trung tâm và MĐQH ......................... 83 ii
  4. 2.3.2. Quan hệ ngữ nghĩa liên mệnh đề ........................................................... 91 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 94 Chương 3 ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH MỆNH ĐỀ QUAN HỆ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT .......................................................................................96 3.1. Các quan hệ tương đương chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt ......................................................................................................................... 96 3.1.1. Cơ sở phân tích tương đương dịch thuật MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt .................................................................................................................. 96 3.1.2. Tương đương về hình thức .................................................................... 98 3.1.3. Tương đương về nghĩa biểu hiện ........................................................ 124 3.2. Các kiểu tương đương của MĐQH tiếng Anh và biểu thức tiếng Việt . 130 3.2.1. Phân loại mức độ tương đương chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt ....................................................................................................... 130 3.2.2. Mức độ tương đương chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt ....................................................................................................................... 133 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 149 KẾT LUẬN ...............................................................................................................152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......................157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................158 iii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A: Trạng ngữ C: Bổ ngữ DO: Tân ngữ trực tiếp ĐTQH: Đại từ quan hệ IO: Tân ngữ gián tiếp MĐQH: Mệnh đề quan hệ O: Tân ngữ Prep: Giới từ S: Chủ ngữ V: Động từ [[ ]]: Ký hiệu của MĐQH iv
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: ĐTQH trong tiếng Anh .............................................................................30 Bảng 2.1: Vị trí của MĐQH trong mệnh đề chính ....................................................55 Bảng 2.2: Vị trí của MĐQH với danh từ trung tâm ..................................................57 Bảng 2.3: Chức năng cú pháp của danh từ trung tâm ...............................................61 Bảng 2.4: Chức năng cú pháp của ĐTQH.................................................................63 Bảng 2.5: ĐTQH làm chủ ngữ ..................................................................................66 Bảng 2.6: ĐTQH làm tân ngữ trực tiếp.....................................................................68 Bảng 2.7: Mối quan hệ chức năng cú pháp giữa danh từ trung tâm và ĐTQH ……………………………………………………...…………………….….76 Bảng 2.8: Loại MĐQH theo ĐTQH ..........................................................................80 Bảng 2.9: MĐQH theo ngữ nghĩa .............................................................................83 Bảng 2.10: Đặc điểm ngữ nghĩa của MĐQH hạn định ............................................89 Bảng 3.1: Các kiểu tương đương dịch thuật .............................................................97 Bảng 3.2: Các cấu trúc tiếng Việt được dùng để dịch MĐQH tiếng Anh ................98 Bảng 3.3: MĐQH được dịch bằng cầu trúc động ngữ ..............................................99 Bảng 3.4: MĐQH được dịch bằng cấu trúc có "mà" ..............................................103 Bảng 3.5: MĐQH tiếng Anh được dịch thành mệnh đề độc lập tiếng Việt ............110 Bảng 3.6: MĐQH được dịch thành Danh từ + động ngữ ........................................116 Bảng 3.7: MĐQH được dịch thành Danh từ + động ngữ ........................................117 Bảng 3.8: MĐQH được dịch thành cấu trúc Danh từ + mệnh đề ...........................120 Bảng 3.9: Tổng kết mô hình cấu trúc MĐQH tiếng Anh và các biểu thức tương đương dịch thuật trong tiếng Việt ...........................................................................123 Bảng 3.10: Bảng thống kê tương đương nghĩa quá trình giữa MĐQH tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt ..................................................................................................126 Bảng 3.11: MĐQH theo mức độ tương đương chuyển dịch ...................................134 Bảng 3.12: Tương đương chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt về hình thức ..........................................................................................................................135 Bảng 3.13: MĐQH tiếng Anh được chuyển dịch sang tiếng Việt với mức độ tương đương cao ................................................................................................................135 Bảng 3.14: Bảng thống kê MĐQH được dịch tương đương sang tiếng Việt về nghĩa biểu hiện ..................................................................................................................142 v
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Tổng kết về mệnh đề .............................................................................26 Biểu đồ 1.2 Cụm danh từ chứa bổ ngữ danh từ ........................................................37 Biểu đồ 1.3. Cụm danh từ chứa MĐQH ..................................................................38 Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết phân tích đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh ……………………………………………………………….…….….43 Biểu đồ 2.1. ĐTQH sở hữu .......................................................................................74 vi
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây chứng kiến xu hướng hội nhập ngày càng sâu và rộng, thể hiện rõ ở sự giao thoa văn hóa giữa các nước với nhau, trong đó ngôn ngữ là một trong những biểu hiện rõ nhất. Chính vì vậy, việc học ngoại ngữ trở thành nhu cầu chung của toàn xã hội. Không thể phủ nhận rằng việc học một thứ tiếng nước ngoài mang đến những cơ hội nghề nghiệp đáng mơ ước, trong đó có lĩnh vực dịch thuật. Bởi chức năng cơ bản của ngôn ngữ là công cụ phản ánh tư duy, mà tư duy con người mang tính phổ quát còn phương thức diễn đạt chúng lại có những tính đặc thù của từng ngôn ngữ. Về mặt lý luận, mệnh đề quan hệ (MĐQH) tiếng Anh đã được nghiên cứu rất nhiều trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Anh. Các nhà ngữ pháp học thuộc trường phái ngữ pháp truyền thống như Jespersen [51], Quirk và các cộng sự [84], [85], [86], v.v. xem xét MĐQH tiếng Anh dưới góc độ cấu trúc trong các công trình nghiên cứu của mình. Ngoài ra, MĐQH tiếng Anh cũng được nghiên cứu dưới góc nhìn của các nhà ngôn ngữ học theo trường phái ngữ pháp chức năng như Halliday [41], Givon [37], Huddleston và Pullum [45], v.v. về chức năng nghĩa của MĐQH trong câu và cụm danh từ. Ở Việt Nam, các vấn đề liên quan đến MĐQH tiếng Anh được giảng dạy phổ biến trong các giáo trình ngữ pháp tiếng Anh áp dụng các tất cả các cấp học, đặc biệt là ở các cơ sở đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ tiếng Anh. Tuy vậy, trên thực tế, ở Việt Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống về cấu trúc – ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh, cũng như xem xét MĐQH tiếng Anh trong mối liên hệ với các biểu thức tiếng Việt về cả hai phương diện là hình thức và nội dung. Về mặt thực tiễn, dịch thuật là một trong những công việc rất phát triển trong thời đại ngày nay, vì vậy bộ môn dịch thuật đã được đưa vào chương 1
  9. trình giảng dạy của nhiều trường đại học về ngôn ngữ cũng như kinh tế, thương mại,…Việc dịch từ ngôn ngữ nước ngoài sang tiếng Việt đòi hỏi người biên - phiên dịch phải đáp ứng đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, trong khi thực hành bộ môn biên dịch ở trường đại học, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết sinh viên đều lúng túng khi dịch MĐQH từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Quan sát quá trình dạy và học các học phần Biên, Phiên dịch ở trường Đại học Thương mại, chúng tôi có một số nhận xét và đặt vấn đề như sau: 1. Khi dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sinh viên gặp nhiều khó khăn do giữa hai ngôn ngữ tồn tại rất nhiều điểm khác biệt. Nhìn chung, trong quá trình dịch, sinh viên thường phụ thuộc vào văn bản gốc, dẫn đến việc khó đảm bảo được tính tự nhiên của bản dịch. 2. Đặc biệt, do trong tiếng Việt không có MĐQH trong khi cấu trúc này lại được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh nên người dịch thường gặp nhiều lúng túng khi dịch MĐQH từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 3. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào có thể biểu đạt một cách đầy đủ trên các bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa MĐQH trong tiếng Anh sang tiếng Việt. Vấn đề chúng tôi nghiên cứu thực chất là vấn đề về việc so sánh sự không tương ứng của một hiện tượng ngữ pháp cụ thể giữa hai ngôn ngữ. Trong tiếng Anh, MĐQH là một cấu trúc diễn đạt phổ biến, là một hệ thống ngữ pháp thuần nhất đã định hình từ lâu. Ngược lại, hiện tượng này trong tiếng Việt nếu có cũng chỉ là tiềm ẩn, không xuất hiện thành một tiểu hệ thống riêng biệt. Vì vậy việc gặp khó khăn về cơ sở lý luận trong nghiên cứu và thực tế công việc là điều không thể tránh khỏi. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt, nhưng quy mô ngữ liệu còn hạn chế và nguồn ngữ liệu được lấy từ sách giáo khoa với tính trang trọng cao, nên kết quả nghiên cứu có thể chưa đủ tin cậy. Do đó việc 2
  10. nghiên cứu đề tài “Đối chiếu mệnh đề quan hệ tiếng Anh và các biểu thức tương ứng trong tiếng Việt” có ý nghĩa cả về lý thuyết và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng khung lý thuyết kết hợp lý thuyết của ngữ pháp mô tả và ngữ pháp chức năng hệ thống, luận án tiến hành mô tả đặc điểm cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh. Luận án cũng thực hiện nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch các MĐQH tiếng Anh và các biểu thức tương ứng trong tiếng Việt nhằm góp phần làm rõ mức độ tương đương chuyển dịch MĐQH từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập cơ sở lý thuyết cho luận án; (2) Khảo sát những đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh trên tư liệu một số tác phẩm văn học Anh thế kỷ 20. (3) Đối chiếu tương đương chuyển dịch các MĐQH tiếng Anh và các biểu thức tương ứng trong bản dịch tiếng Việt của các tác phẩm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là MĐQH trong tiếng Anh trích được lấy từ ba tác phẩm văn học tiếng Anh (ngữ nguồn) và các biểu thức tương ứng trong bản dịch tiếng Việt (ngữ đích). Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của các MĐQH hoàn chỉnh, có sử dụng ĐTQH có chức năng làm định tố cho danh từ trung tâm của danh ngữ trong tiếng Anh và các biểu thức tương ứng của chung trong câu dịch tiếng Việt. Theo đó, các MĐQH có chức năng khác (chẳng hạn, làm thành phần câu độc lập hoặc bổ sung thông tin cho 3
  11. mệnh đề) không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án (xem thêm phần Cơ sở lý thuyết – Chương 1). Cụ thể là, các đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh được hạn định trong phạm vi như sau: a. Đặc điểm cấu trúc của MĐQH tiếng Anh: Trên cơ sở lý thuyết của ngữ pháp mô tả, MĐQH thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án là MĐQH hoàn chỉnh, nghĩa là có đầy đủ các thành tố chính của một mệnh đề trong tiếng Anh, với các thành viên tham gia kết cấu gồm chủ ngữ, vị ngữ và các phụ tố đi kèm. Các thành phần này được xem xét về mặt hình thức của mô hình kết cấu tạo nên MĐQH. Đồng thời, luận án cũng chỉ tập trung mô tả cấu trúc của loại MĐQH với vai trò định tố, bổ nghĩa cho danh từ trung tâm và có sử dụng ĐTQH. Từ đó, có thể loại trừ các loại MĐQH khác, không thuộc phạm vi nghiên cứu. b. Đặc điểm ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh: Về mặt ngữ nghĩa, luận án vận dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống để nhận diện và phân loại MĐQH tiếng Anh theo chức năng ngữ nghĩa của MĐQH hạn định (defining) và không hạn định (non – defining) trong mối quan hệ giữa MĐQH với danh từ trung tâm và mệnh đề chính. c. Đối chiếu chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt: Luận án xác định phương thức đối chiếu một chiều với tiếng Anh là ngữ nguồn và tiếng Việt là ngữ đích, từ đó tìm hiểu mức độ tương đương giữa MĐQH tiếng Anh và các biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt dựa trên hai tiêu chí là hình thức (cấu trúc) và nghĩa biểu hiện (nghĩa quá trình) trong bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp khảo sát, nghiên cứu khác nhau. 4
  12. (1) Phương pháp miêu tả được dùng để phân tích đặc điểm cấu trúc-ngữ nghĩa của MĐQH trong tiếng Anh. Đặc điểm cấu trúc của MĐQH tiếng Anh trong luận án được miêu tả dựa trên các tiêu chí về hình thái cú pháp, chức năng cú pháp và phương tiện liên kết. Ngoài ra, luận án cũng trình bày cụ thể về đặc điểm ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh theo tính hạn định của MĐQH và trong quan hệ về nghĩa với các thành phần có liên quan. (2) Phương pháp đối chiếu dịch thuật được dùng để đối chiếu MĐQH trong tiếng Anh và các biểu đạt tương ứng trong bản dịch tiếng Việt. Luận án phân tích đối chiếu một chiều để tìm ra những biểu đạt tương đương và không tương đương về mặt hình thức và nghĩa biểu hiện trong tiếng Việt. (3) Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các thủ pháp nghiên cứu khác như phân loại, thống kê nhằm cung cấp thông tin định lượng cần thiết cho việc mô tả, nhận xét, đánh giá về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, tần suất sử dụng, v.v. của MĐQH tiếng Anh và các biểu thức tương ứng của chúng trong tiếng Việt.. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu nghiên cứu của luận án được lấy từ ba tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả bản ngữ Anh và Mỹ trong thế kỷ 20 và các bản dịch tiếng Việt của các dịch giả nổi tiếng và đã được các nhà xuất bản uy tín xuất bản tại Việt Nam. Đó là các tác phẩm “To Kill a Mocking Bird” (Giết con chim nhại) của Harper Lee, “The Great Gatsby” (Gatsby vĩ đại) của nhà văn Scott Fitzgerald và “To the Lighthouse” (Đến ngọn hải đăng) của Virginia Woolf. Tác phẩm “To Kill a Mocking Bird” (Giết con chim nhại) của nhà văn người Mỹ, Harper Lee được xuất bản vào năm 1960 và đã giành được giải thưởng văn học Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1961; đây là cuốn tiểu thuyết nằm trong danh sách bán chạy nhất thế giới với hàng chục triệu bản và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Bản dịch tiếng Việt “Giết con chim nhại” do dịch giả Huỳnh Kim Anh – Phạm Viêm Phương thực hiện chuyển 5
  13. ngữ, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn học. Cuốn sách dịch này đã được tái bản nhiều lần, chứng tỏ sự đón nhận nhiệt tình từ phía độc giả. Tác phẩm “The Great Gatsby” (Gatsby vĩ đại) do tác giả người Mỹ Scott Fitzgerald sáng tác và được xuất bản lần đầu năm 1925. Tiểu thuyết này cũng nhiều lần được chuyển thể thành kịch và phim ảnh của Hollywood. Năm 2007, cuốn sách được bình chọn là một trong top 10 tác phẩm văn học vĩ đại nhất mọi thời đại trong cuộc khảo sát do tạp chí Time tổ chức, tổng hợp từ ý kiến của các nhà văn nổi tiếng. Tác phẩm này cũng được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tại Việt Nam, tiểu thuyết này đã được xuất bản nhiều lần với bản dịch của các dịch giả khác nhau cùng những nét dịch riêng như dịch giả Mặc Đỗ với lần xuất bản đầu tiên năm 1956, dịch giả Hoàng Cường năm 1985, Trịnh Lữ năm 2009 và một số dịch giả khác. Trong đó, bản dịch của dịch giả Hoàng Cường nhận được nhiều phản hồi rất tích cực từ độc giả yêu thích tác phẩm và cũng là bản dịch được tái bản nhiều lần. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng bản dịch “Gatsby vĩ đại” của dịch giả Hoàng Cường, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2020. Tiểu thuyết “To the Lighthouse” (Đến ngọn hải đăng) của nữ nhà văn người Anh, Virginia Woolf được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1927 và đến nay đã được tái bản nhiều lần. Một năm sau đó, tác phẩm nhận được giải thưởng Heinemann Northcliffe và giải Femina Vie Heureuse dành cho tác phẩm nước ngoài. Trong cuộc bình chọn các tiểu thuyết xuất sắc nhất mọi thời đại của văn học Anh do BBC tổ chức năm 2015, với sự tham gia đánh giá của 82 nhà phê bình văn học, tác phẩm “To the Lighthouse” nằm trong top 10 tác phẩm nổi bật nhất, cho thấy giá trị và đóng góp của tác phẩm cho nền văn học Anh. Tác phẩm này đã được dịch giả Nguyễn Vân Hà dịch sang tiếng Việt và Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016. Tác phẩm đã được độc giả nhiệt tình đón nhận với hàng nghìn bản in bán hết trong thời gian ngắn. Về chất lượng các bản dịch, chúng tôi đánh giá đây là nguồn ngữ liệu đáng tin cậy và chính xác cao do đây đều là những bản dịch được xuất bản bởi 6
  14. các nhà xuất bản uy tín, và được tái bản nhiều lần, đặc biệt là khi nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt. Dựa vào tiêu chí nhận diện (xem trang 27), chúng tôi đã xác định được 542 cấu trúc chứa MĐQH trong tiếng Anh và 542 biểu thức dịch tương ứng trong tiếng Việt. Sau khi thống kê và phân loại theo loại MĐQH, hình thức và chức năng của ĐTQH, chúng tôi thực hiện phân tích để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của MĐQH. Trong luận án này, chúng tôi chỉ lựa chọn phân tích các MĐQH có chức năng định ngữ và loại trừ các loại MĐQH khác. Các MĐQH trong luận án được thể hiện bằng dấu [[ ]]. Dựa trên ngữ liệu nghiên cứu trích xuất từ các tác phẩm văn học, chúng tôi có thể chỉ ra được những đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh và các biểu thức tương ứng trong tiếng Việt được áp dụng trong hoạt động dịch thuật Anh – Việt. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án đã tổng kết các quan niệm, phân tích làm rõ thêm khái niệm MĐQH trong tiếng Anh; miêu tả cụ thể các đặc điểm cấu trúc-ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh; khảo sát các biểu thức chuyển dịch tương ứng của chúng trong tiếng Việt. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã thiết lập được bảng đối chiếu MĐQH tiếng Anh và các phương thức diễn đạt tương ứng trong tiếng Việt, tổng kết tần suất, mô hình biểu đạt về cấu trúc và ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh trong tương quan với tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng vào việc dịch thuật nói chung và dịch câu có chứa MĐQH từ tiếng Anh sang tiếng Việt nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Nghiên cứu này có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và ứng dụng thực tiễn. Về lý luận: Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của MĐQH trong tiếng Anh và các biểu thức diễn đạt tương ứng trong tiếng Việt. 7
  15. Về thực tiễn: Với kết quả nghiên cứu này, luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các hoạt động nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy, học tập tiếng Anh và tiếng Việt nói chung, MĐQH tiếng Anh và các biểu thức tương ứng trong tiếng Việt nói riêng. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính văn của luận án gồm có ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Luận án trình bày các nội dung về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; cơ sở lý luận về MĐQH trong ngôn ngữ học và xác định quan điểm nghiên cứu của luận án, dựa vào đó xác lập khung lý thuyết phù hợp để phân tích, đối chiếu MĐQH tiếng Anh và các biểu thức diễn đạt tương ứng trong tiếng Việt. Chương 2: Đặc điểm cấu trúc-ngữ nghĩa của MĐQH tiếng Anh. Luận án tổng kết các yếu tố giúp xác định và phân loại MĐQH tiếng Anh. Từ đó, thực hiện phân tích, khảo sát đặc điểm của MĐQH tiếng Anh từ hướng tiếp cận cấu trúc và ngữ nghĩa. Chương 3: Đối chiếu chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt. Các bình diện và hình thức tương đương dịch thuật được tổng kết một cách hệ thống trong luận án, làm cơ sở khảo sát các phương thức dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Việt. Ngoài ra, luận án còn có mục tài liệu tham khảo, ngữ liệu nghiên cứu và phụ lục. 8
  16. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong chương này, luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến MĐQH và trình bày các quan điểm lý thuyết có liên quan, qua đó hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu của luận án. Các nội dung lý thuyết bao gồm những lý luận chung về mệnh đề phụ và MĐQH, lý luận về đối chiếu ngôn ngữ và tương đương trong dịch thuật. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu MĐQH là một mệnh đề phụ được kết nối với mệnh đề chính nhờ ĐTQH. ĐTQH trong tiếng Anh được sử dụng với chức năng thay thế cho các danh từ chỉ người, động vật, sự vật, sự việc cũng như làm phương tiện liên kết các mệnh đề trong câu phức. MĐQH còn được gọi là mệnh đề tính ngữ (adjectival clause) vì nó là một mệnh đề phụ được dùng để bổ nghĩa hoặc giải thích thêm cho thành phần đứng trước nó (tiền ngữ - antecedent). MĐQH là một hiện tượng ngữ pháp phổ biến trong nhiều ngôn ngữ khác nhau của các quốc gia, do vậy đó là một vấn đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và học giả cả trên thế giới và tại Việt Nam. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về mệnh đề quan hệ trên thế giới Tiếp cận MĐQH từ góc độ ngôn ngữ học, các công trình được phân chia thành một số nhánh nghiên cứu, cụ thể là nhánh nghiên cứu có tính lý luận, nghiên cứu đối chiếu, nghiên cứu dịch thuật và nghiên cứu ứng dụng.. 1.1.1.1. Các nghiên cứu có tính lý luận Trong quá trình nghiên cứu về các hiện tượng ngữ pháp, các nhà ngôn ngữ học đã xem xét MĐQH tiếng Anh dưới nhiều góc độ khác nhau và theo các trường phái khác nhau. 9
  17. Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái ngữ pháp tạo sinh, với đại diện là Chomsky, đã đặt nền móng đầu tiên về triết lý và phương pháp cho việc tìm hiểu về cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ từ năm 1957 cùng ấn phẩm “Syntactic Structure” (Cấu trúc cú pháp) [28]. Các nhà ngữ pháp tạo sinh nhận định MĐQH là một thành tố của cụm danh từ phức và bổ nghĩa cho danh từ trung tâm trong cụm danh từ đó. [29] Đại diện cho trường phái ngữ pháp mô tả, trong cuốn sách “A Grammar of Contemporary English”, Quirk và Greenbaum đã thiết lập một quan điểm hiện đại trong nghiên cứu ngôn ngữ học với mục tiêu mô tả hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ, cho phép người bản ngữ có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ đó một cách hiệu quả [86]. Quirk và cộng sự đưa ra định nghĩa về tính hạn định và không hạn định, sau đó, họ đã quyết định xếp MĐQH vào nhóm hậu bổ tố của cụm danh từ phức. [86] Đồng thời, các nhà ngữ pháp mô tả cũng định nghĩa quan hệ đẳng lập và phục thuộc nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các mệnh đề trong một câu phức. Trường phái ngữ pháp chức năng hệ thống, kết hợp mô tả cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ với chức năng của nó trong ngữ cảnh, do M.A.K. Halliday khởi xướng từ những năm 1960 và được ứng dụng phổ biến trong nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung và ngữ pháp nói riêng. Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống, MĐQH có thể giữ chức năng hậu bổ tố trong cấu trúc kinh nghiệm của cụm danh ngữ hoặc cấu trúc ngữ nghĩa của cụm; đồng thời MĐQH cũng là mệnh đề phụ thuộc chi tiết hóa trong cấu trúc tổ hợp mệnh đề trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau cũng như quan hệ logic-ngữ nghĩa. [41] Ngoài ra, còn có thêm các công trình nghiên cứu có ý nghĩa được thực hiện nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý thuyết về MĐQH trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác được một số nhà nghiên cứu thực hiện, tiêu biểu như Kuno [59], Lehmann [64], [65] và Moravcsic [75]. 10
  18. Bên cạnh các nghiên cứu mang tính nền tảng về ngữ pháp tiếng Anh, nhánh nghiên cứu lý luận cũng tập trung vào tìm hiểu đặc điểm cú pháp của MĐQH trong các ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như luận án tiến sỹ của tác giả Kyu-Suk Shin “Characteristics of the Relative Clause in Korean and the Problems Second Language Learners Experience in Acquiring the Relative Clause” (Đặc điểm MĐQH trong tiếng Hàn và các vấn đề người học ngoại ngữ hai gặp phải khi thụ đắc MĐQH) [90]. Trong công trình này, tác giả tập trung mô tả các đặc điểm đặc trưng hình thái-chức năng của MĐQH trong tiếng Hàn bao gồm trật tự các thành tố trong cụm động từ thể hiện mối liên hệ giữa các âm vị ngữ pháp trong chuỗi thời gian và trải nghiệm theo các quy tắc ngữ pháp chặt chẽ. Nghiên cứu đồng thời kết hợp nhánh nghiên cứu liên quan tới việc thụ đắc MĐQH của người học ngoại ngữ với một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy ngữ pháp tiếng Hàn. Trong công trình “The syntactic complexity of Russian relative clauses” (Độ phức tạp cú pháp của MĐQH tiếng Nga), nhóm tác giả Roger Levy, Evelina Fedorenko và Edward Gibson [67] tiến hành bốn thí nghiệm đọc trực tuyến để kiểm tra khả năng hiểu MĐQH tiếng Nga nhằm làm rõ những dự đoán dựa trên lý thuyết kỳ vọng và lý thuyết ghi nhớ. Kết quả nghiên cứu khẳng định những dự đoán quan trọng của lý thuyết kỳ vọng về số lần đọc các động từ của MĐQH và những dự đoán căn bản của lý thuyết ghi nhớ về khó khăn trong xử lý các tân ngữ cụm danh từ đầu MĐQH. Từ đó, nghiên cứu đặt ra yêu cầu phải tổng hợp kiến thức về các lý thuyết dựa trên kỳ vọng và lý thuyết dựa trên ghi nhớ để xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh về độ phức tạp cú pháp của MĐQH tiếng Nga. Một số tác giả khác cũng thực hiện các nghiên cứu về đặc điểm của MĐQH trong các ngôn ngữ ít phổ biến hơn như tiếng Ba Tư, tiếng Idoma, v.v, có thể kể đến như Rasekh-Mahand [87], Grosu và Hoshi [40], cũng như Otgonsuren [82]. 11
  19. 1.1.1.2. Các nghiên cứu đối chiếu Nhánh nghiên cứu đối chiếu MĐQH trong các ngôn ngữ khác nhau cũng là một trong những lĩnh vực nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với những công trình tiêu biểu như “Rethinking the typology of relative clauses” của Comrie [31], trong đó tác giả đối chiếu cú pháp của MĐQH trong rất nhiều ngôn ngữ Âu – Á như tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, v.v.; “Free Choice Free Relative Clauses in Italian and Romanian” (MĐQH tự do trong tiếng Ý và tiếng Rumani) của các tác giả Ivano Caponigro và Anamaria Falaus [25] tiến hành phân tích sâu đặc điểm cú pháp – âm vị của MĐQH trong tiếng Ý và tiếng Rumani, từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của MĐQH trong hai ngôn ngữ đó trong đối chiếu với tiếng Anh. Đặc biệt, còn nghiên cứu của tác giả Herrmann [43], [44] nghiên cứu đối chiếu MĐQH trong phương ngữ Anh tại các khu vực khác nhau trong quần đảo Anh. Rộng hơn, các nhà ngôn ngữ học đã thực hiện nhiều nghiên cứu hình thái học về các phương thức quan hệ trong 172 ngôn ngữ, gồm các tác giả Comrie [30], Culy [33], Downing [35], Givón [37], Keenan [53], Keenan & Comrie [54], Lehmann [64], Smits [93], và Vries [99]. Qua việc đối chiếu hình thái MĐQH trong các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, các tác giả đã đưa ra tổng kết về đặc điểm hình thái phổ thông mà hầu như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có, trong đó có MĐQH. 1.1.1.3. Các nghiên cứu về dịch thuật Trên thế giới, có nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang các ngôn ngữ bản địa. Một số tác giả cũng đã thực hiện khảo sát MĐQH trong một số văn bản, tài liệu và đề xuất một số phương thức dịch. Có thể kể ra nghiên cứu điển hình như luận án tiến sỹ của Al-Goot Abdalla Al Awad Salim “Problems of Translating English Relative Clauses into Arabic Among EFL Sudanese Universities” (Những vấn đề trong 12
  20. chuyển dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Ả rập ở các trường đại học tại Sudan) [88]. Tác giả đã thực hiện phân tích đối chiếu chuyển dịch MĐQH như là một thành tố của hai ngôn ngữ được nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một bài kiểm tra với các câu được thiết kế cụ thể chứa năm loại MĐQH tiếng Anh và tiếng Ả rập bao gồm ba loại MĐQH tiếng Anh và hai loại MĐQH tiếng Ả rập. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu và đo lường sự khác biệt giữa các sinh viên về trình độ học vấn, giới tính và hướng chuyển dịch. Kết quả cho thấy loại MĐQH khó nhất đối với các sinh viên là MĐQH không hạn định tiếng Ả rập. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất cho việc dạy và học tiếng Anh và tiếng Ả rập. Nghiên cứu của Leenakitti và Pongpairoj “A Study of Translation of Relative Clauses from English into Thai” (Nghiên cứu dịch thuật MĐQH từ tiếng Anh sang tiếng Thái) [63] tìm hiểu các phương thức được sử dụng để dịch MĐQH tiếng Anh với các ĐTQH ‘who’, ‘which’ và ‘that’ sang tiếng Thái. Nghiên cứu sử dụng ngữ liệu gồm 348 cặp câu từ hai cuốn tiểu thuyết tiếng Anh và bản dịch tiếng Thái. Tác giả đặt giả thuyết các phương thức dịch được sử dụng có thể chia thành hai nhóm: dịch nghĩa đen với ĐTQH và dịch có điều chỉnh. Để phân tích ngữ liệu, nghiên cứu sử dụng mô hình xây dựng dựa trên các phương thức dịch của Chesterman (1997), bổ sung thêm các thủ pháp dịch có điều chỉnh của Nida (1964) và Saibua (2007). Kết quả nghiên cứu chứng minh hai phương thức dịch chính được sử dụng để dịch MĐQH tiếng Anh sang tiếng Thái là dịch nghĩa đen và dịch có điều chỉnh, trong đó dịch nghĩa đen thể hiện các cấu trúc ngữ dụng song song giữa MĐQH tiếng Anh và tiếng Thái, còn dịch có điều chỉnh nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Adam Anshori với “An Analysis of Embedded Clauses in Sidney Sheldon's NOTHING LASTS FOREVER and Their Translation in Indonesian” (Phân tích mệnh đề bị bao trong “Không có gì mãi mãi” của Sidney Sheldon và bản dịch tiếng Indonesia) [20] nghiên cứu dịch thuật các mệnh đề bị bao với các 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2