intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:244

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi nhằm làm rõ: Kính ngữ tiếng Nhật được thể hiện bằng các phương thức nào, đặc điểm của các phương thức đó là gì; Các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt là gì, có những đặc điểm gì;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẰNG NGA KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG NHẬT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Anh Thi Hà Nội, 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hằng Nga
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu kính ngữ ............................................................. 7 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu kính ngữ trong tiếng Nhật ................................................... 7 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật trong mối quan hệ với lịch sự .........14 1.2. Cơ sở lý thuyết ...........................................................................................................19 1.2.1. Khái niệm kính ngữ tiếng Nhật ..............................................................................19 1.2.2.Phân loại kính ngữ tiếng Nhật .................................................................................... 21 1.2.3. Một số đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp liên quan kính ngữ tiếng Nhật ...........................................................................................................................34 1.2.4. Cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu .....................................................41 1.3. Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................42 CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP BIỂU THỊ KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT .............................................44 2.1. Các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ................................44 2.1.1. Phương thức sử dụng tiền tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật...................................44 2.1.2. Phương thức sử dụng hậu tố biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật .........................56 2.1.3. Phương thức sử dụng tiền tố kết hợp hậu tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ................65 2.2. Các biểu hiện ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt ......................................77 2.2.1. Phương thức sử dụng cấu trúc chủ-vị thể hiện lịch sự trong tiếng Việt .........78 2.2.2. Phương thức sử dụng tình thái từ thể hiện lịch sự trong tiếng Việt................79 2.2.3. Tổ hợp lịch sự trong tiếng Việt .......................................................................81 2.3. Đối chiếu các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt ...........................................................84 2.3.1. Sự khác biệt về tần suất sử dụng các phương thức ngữ pháp .........................84 2.3.2. Sự khác biệt về các dạng thức trong các phương thức ngữ pháp ...................86 2.4. Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................88 CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC TỪ VỰNG BIỂU THỊ KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT .............................................90 3.1. Các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật ..........................90 3.1.1.Từ xưng hô biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật .......................................................90 3.1.2.Từ đồng nghĩa lịch sự biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật ...............................96 3.1.3. Từ Hán-Nhật biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật.................................................104
  4. 3.2. Các biểu hiện từ vựng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ......................................... 106 3.2.1. Từ xưng hô thể hiện lịch sự trong tiếng Việt .......................................................106 3.2.2.Từ đồng nghĩa lịch sự thể hiện lịch sự trong tiếng Việt .................................110 3.2.3.Từ Hán-Việt thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ................................................111 3.3. Đối chiếu các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ...............................................................................113 3.3.1. Đối chiếu kính ngữ từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt. ................................................................................................................113 3.3.2. Đối chiếu kính ngữ từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt .................................................................................................................117 3.3.3. Đối chiếu kính ngữ từ Hán-Nhật và tương đương trong tiếng Việt ..............119 3.4. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................123 CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN DỊCH KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT SANG TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẬT BẢN VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT .....................................................................................125 4.1. Mô tả khảo sát..........................................................................................................125 4.1.1. Phạm vi và mục đích khảo sát .......................................................................125 4.1.2. Cách thức tiến hành khảo sát ........................................................................125 4.2. Kết quả khảo sát ......................................................................................................126 4.2.1. Mô tả chung tình hình chuyển dịch kính ngữ trong các tác phẩm ................126 4.2.2. Chuyển dịch kính ngữ bằng từ ngữ xưng hô .................................................128 4.2.3 Chuyển dịch kính ngữ bằng cấu trúc chủ-vị ..................................................133 4.2.4. Chuyển dịch kính ngữ bằng tình thái từ ........................................................134 4.2.5. Cách chuyển dịch kính ngữ bằng từ ngữ đồng nghĩa lịch sự .......................136 4.2.6 Chuyển dịch kính ngữ bằng từ gốc Hán.........................................................137 4.2.7. Chuyển dịch kính ngữ bằng tổ hợp lịch sự ...................................................137 4.3. Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................138 KẾT LUẬN .....................................................................................................................139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................144 PHỤ LỤC.........................................................................................................................155
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BD Bản dịch BG Bản gốc CTPN Chủ thể phát ngôn CTTN Chủ thể tiếp ngôn KNN Khiêm nhường ngữ LSN Lịch sự ngữ TKN Tôn kính ngữ N Danh từ V Động từ ADJ Tính từ ADV Trạng từ
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại kính ngữ tiếng Nhật của Tsujimura ................................ 23 Bảng 1.2. Phân loại kính ngữ tiếng Nhật theo báo cáo của Hội đồng văn hóa Nhật Bản năm 2007 ......................................................................................... 24 Bảng 1.3. Phân chia kính ngữ tiếng Nhật của Kabaya.................................... 25 Bảng 2.1. Tiền tố お (o)kết hợp với danh từ thuần Nhật biểu thị tôn kính ngữ ......................................................................................................................... 45 Bảng 2.2. Tiền tố お(o) kết hợp với danh từ Hán Nhật biểu thị tôn kính ngữ ........ 46 Bảng 2.3. Tiền tố お(o) kết hợp với tính từ biểu thị tôn kính ngữ.................. 47 Bảng 2.4. Tiền tố お(o) kết hợp với phó từ biểu thị tôn kính ngữ .................. 47 Bảng 2.5. Tiền tố ご(go) biểu thị tôn kính ngữ............................................... 48 Bảng 2.6.Một số tiền tố khác biểu thị tôn kính ngữ. ....................................... 49 Bảng 2.7. Tiền tố お (o) biểu thị khiêm nhường ngữ ..................................... 50 Bảng 2.8. Tiền tố ご (go) biểu thị khiêm nhường ngữ ................................... 51 Bảng 2.9. Một số tiền tố khác biểu thị khiêm nhường ngữ............................. 52 Bảng 2.10. Tiền tố お biểu thị lịch sự ngữ ...................................................... 53 Bảng 2.11. Tiền tố ご (go) biểu thị lịch sự ngữ .............................................. 54 Bảng 2.12. Phương thức chắp dính tiền tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật ....... 54 Bảng 2.13.Dạng thức V +られる (V+rareru) biểu thị tôn kính ngữ. ............. 57 Bảng 2.14. Dạng thức V+なさる (V+nasaru) biểu thị tôn kính ngữ ............. 58 Bảng 2.15. Hậu tố kết hợp với danh từ biểu thị tôn kính ngữ ........................ 59 Bảng 2.16. Hậu tố kết hợp với danh từ biểu thị khiêm nhường ngữ ............. 60 Bảng 2.17. Hậu tố kết hợp với động từ biểu thị lịch sự ngữ ........................... 60 Bảng 2.18. Dạng thức N/ADJ/ADV-です(desu) thể hiện lịch sự .................. 61 Bảng 2.19. Dạng thức N/ADJ/ADJ+でございます(degozaimasu) thể hiện lịch sự ..................................................................................................................... 62
  7. Bảng 2.20. Phương thức sử dụng hậu tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật........... 64 Bảng 2.21. Dạng thức お/ご V になる biểu thị tôn kính ngữ ........................ 66 Bảng 2.22. Dạng thức お/ご +Ⅴ +くださる biểu thị tôn kính ngữ ....... 68 Bảng 2.23. Dạng thức お/ご+V+なさる biểu thị tôn kính ngữ ..................... 69 Bảng 2.24. Dạng thức お /ご+N/ADJ+て/でいらっしゃる、お/ご +ADV+いらっしゃる biểu thị tôn kính ngữ ................................................. 70 Bảng 2.25. Dạng thức N/ADJ-でございます(degozaimasu) biểu thị tôn kính ngữ ................................................................................................................... 71 Bảng 2.26. Dạng thức お / ご (o/go)+N/ADJ+ 様 (sama), 陛 下 (heika),方 (gata) biểu thị tôn kính ngữ ............................................................................. 72 Bảng 2.27. Tiền tố kết hợp với hậu tố đi với động từ biểu thị khiêm nhường ngữ ................................................................................................................... 73 Bảng 2.28. Phương thức chắp dính cả tiền tố và hậu tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật ................................................................................................................. 75 Bảng 2.29. Từ tố “Quý” trong từ ghép thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ....... 81 Bảng 2.30. Kết quả khảo sát phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật. ................................................................................................................ 84 Bảng 2.31. Kết quả khảo sát phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt. ................................................................................................................. 85 Bảng 2.32. Bảng tổng kết các phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật ................................................................................................................. 86 Bảng 2.33. Bảng tổng kết các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt .................................................................................................................. 87 Bảng 3.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật và tiếng Việt ........................... 90 Bảng 3.2 Từ thân tộc trong tiếng Nhật........................................................... 92 Bảng 3.3. Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp trong tiếng Nhật........................ 95 Bảng 3.4. Động từ tôn kính ngữ và kiêm nhường ngữ tiếng Nhật ................. 96
  8. Bảng 3.5. Động từ đồng nghĩa lịch sự khiêm nhường ngữ ............................. 99 Bảng 3.6. Động từ đồng nghĩa tôn kính ngữ ................................................ 100 Bảng 3.7. Danh từ đồng nghĩa biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ........................ 101 Bảng 3.8. Phó từ, tính từ đồng nghĩa biểu thị kính ngữ tiếng Nhật .............. 102 Bảng 3.9. Một số từ Hán Nhật biểu thị kính ngữ tiếng Nhật ........................ 105 Bảng 3.10. Từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt ......................................... 108 Bảng 3.11. Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp trong tiếng Việt ................... 110 Bảng 3.12. Từ ngữ đồng nghĩa biểu thị lịch sự tiếng Việt........................... 111 Bảng 3.13. Một số từ Hán Việt biểu thị lịch sự trong tiếng Việt .................. 112 Bảng 3.14. Các phương thức kính ngữ từ vựng trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ........................................................................................................ 121 Bảng 4.1. Biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật trong các tác phẩm văn học Nhật Bản ....................................................................................................................... 127 Bảng 4.2. Tỷ lệ các phương thức thể hiện tương đương kính ngữ tiếng Nhật trong tiếng Việt trong các tác phẩm văn học Nhật Bản ............................... 127 Bảng 4.3 Từ xưng hô thể hiện kính ngữ tiếng Nhật trong các tác phẩm văn học Nhật Bản ........................................................................................................ 129 Bảng 4.4 Chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật bằng từ ngữ xưng hô tiếng Việt trong các tác phẩm văn học Nhật Bản........................................................... 129
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ sử dụng phương thức ngữ pháp và phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ tiếng Nhật.................................................................................... 55 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật . 56 Biểu đồ 2.3. Phương thức tiền tố và phương thức hậu tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật.................................................................................................................. 65 Biểu đồ 2.4.Tỷ lệ các phương thức ngữ pháp và các phương thức từ vựng biểu thị lịch sự tiếng Việt ........................................................................................ 77 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ biểu thị lịch sự tiếng Việt của các phương thức ngữ pháp. 79 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sử dụng kính ngữ từ ngữ xưng hô trong sự đối sánh với các phương thức từ vựng khác trong tiếng Nhật ................................................. 115 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng từ ngữ xưng hô biểu thị lịch sự trong sự đối sánh với các phương thức từ vựng khác trong tiếng Việt ..................................... 115 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sử dụng kính ngữ bằng từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật116 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sử dụng từ ngữ xưng hô biểu thị lịch sự trong tiếng Việt117 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng các phương thức kính ngữ từ vựng trong tiếng Nhật ....................................................................................................................... 118 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sử dụng các phương thức từ vựng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt ................................................................................................................ 118 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ sử dụng các phương thức kính ngữ tiếng Nhật ............... 120 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ sử dụng các phương thức ngôn ngữ thể hiện lịch sự tiếng Việt ................................................................................................................ 120 ix
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kính ngữ tiếng Nhật là một phạm trù rất quan trọng đối với người học và sử dụng tiếng Nhật. Sử dụng tốt kính ngữ sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công trong giao tiếp bằng tiếng Nhật. Sử dụng tốt kính ngữ, đặc biệt là với người nước ngoài không phải là vấn đề đơn giản. Kính ngữ không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, mà nó còn liên quan tới văn hóa xã hội: vị thế, khoảng cách xa gần, quan hệ thân sơ, quan hệ trong ngoài... giữa những đối tượng tham gia giao tiếp. Sự phức tạp của kính ngữ tiếng Nhật cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, cũng như tại Nhật Bản và Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học và các nhà giáo học pháp tiếng Nhật đã cho ra đời rất nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu về kính ngữ tiếng Nhật. Tuy nhiên, nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật dưới góc nhìn đối chiếu với tiếng Việt vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Trong thực tế, cũng như ở nhiều nước, người học và sử dụng tiếng Nhật ở Việt Nam, kể cả người đã đạt trình độ tiếng Nhật trung – cao cấp, vẫn cảm thấy rất lúng túng và mắc nhiều lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật. Vì vậy, việc nghiên cứu kính ngữ trong tiếng Nhật và đối chiếu với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp người dạy, người học và người sử dụng tiếng Nhật tìm được phương pháp tiếp cận kính ngữ tiếng Nhật có hiệu quả. Đó là lí do chúng tôi thực hiện đề tài: “Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi nhằm làm rõ: Kính ngữ tiếng Nhật được thể hiện bằng các phương thức nào, đặc điểm của các phương thức đó là gì; Các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt là gì, có những đặc điểm gì; Các phương thức đó trong hai ngôn ngữ có những điểm gì giống và khác nhau, phân tích nguyên nhân và đề xuất cách nhận biết và sử dụng sao cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của từng cộng đồng. 1
  11. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau: (1) Tổng quan các nghiên cứu quan trọng, tập hợp và khảo cứu các quan điểm lý thuyết về kính ngữ trong tiếng Nhật. (2) Miêu tả các phương thức thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và các phương thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt; Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của kính ngữ trong tiếng Nhật với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (3) Khảo sát, phân tích ngữ liệu có sử dụng kính ngữ tiếng Nhật và và các cách thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt. Phân tích một số quy tắc xã hội, cũng là đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua kính ngữ tiếng Nhật. Đối chiếu những đặc điểm kính ngữ tiếng Nhật ở bình diện ngữ pháp và từ vựng và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (4) Nghiên cứu trường hợp bằng khảo sát, phân tích ngữ liệu thực tế về cách chuyển dịch phát ngôn có kính ngữ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt, qua đó làm rõ biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật và tương đương tiếng Việt trong sử dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cúa luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu hiện kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ở bình diện ngữ pháp và từ vựng. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu cách thức thể hiện kính ngữ trong tiếng Nhật qua các phương thức ngữ pháp và phương thức từ vựng, đồng thời đối chiếu các phương thức này với các phương thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt. Luận án không đề cập tới các biểu hiện phi ngôn từ thể hiện kính ngữ của người Nhật như: thái độ, tư thế, tác phong...Ngoài ra, luận án còn khảo sát trường hợp chuyển dịch phát ngôn có kính ngữ tiếng Nhật sang tiếng Việt ở một số tác phẩm văn học và bản dịch. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu *Ngữ liệu tiếng Nhật: Ngữ liệu chúng tôi sử dụng trong luận án được trích rút từ 3 tác phẩm văn học. Ba tác phẩm là: 心 (Nỗi lòng) của 夏目漱石 (Natsume Souseki),吾輩は猫である(Tôi là mèo) của 夏目漱石 (Natsume Souseki),坊っちゃ 2
  12. ん(Cậu ấm ngây thơ) của 夏目漱石(Natsume Souseki). Ngữ liệu thu thập từ các tác phẩm bao gồm các biểu hiện kính ngữ phong phú (như hệ thống được miêu tả trong các sách ngữ pháp và trong các nghiên cứu). Các ví dụ tiếng Nhật được đánh số từ đầu chương đến cuối chương (Ví dụ 1, Ví dụ 2,...). Đây là các tác phẩm của nhà văn nổi tiếng, viết vào đầu thế kỷ XX. Việc lựa chọn tác phẩm như vậy (chứ không phải các tác phẩm đương đại) là để đảm bảo: - Trong các tác phẩm này xuất hiện đầy đủ những biểu hiện kính ngữ đúng như mô tả của hệ thống ngữ pháp, từ vựng tiếng Nhật, trùng hợp với mô tả của các nhà nghiên cứu - Đủ ngữ liệu kính ngữ kể cả những biểu hiện ít xuất hiện hiện nay, do những biến đổi theo thời cuộc, nhưng không có nghĩa là chúng đã mất đi hoàn toàn, mà chỉ thu hẹp phạm vi, bối cảnh sử dụng. Nói cách khác, chúng vẫn xuất hiện ở những bối cảnh nghi thức đặc biệt (chẳng hạn như giao tiếp của Hoàng gia với dân chúng trong những dịp lễ,...) - Cũng 3 tác phẩm này là những tác phẩm đã được chuyển dịch sang tiếng Việt, là ngữ liệu để chúng tôi tiến hành nghiên cứu trường hợp bằng cách khảo sát chuyển dịch Nhật – Việt. Việc khảo sát tác phẩm trong luận án nhằm làm rõ cho lí thuyết, cho sự mô tả hệ thống”. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng ngữ liệu lấy từ các sách báo, từ điển tiếng Nhật có uy tín như:[167],[168]... *Ngữ liệu tiếng Việt: Chúng tôi thu thập biểu hiện tương đương kính ngữ tiếng Nhật trong tiếng Việt từ các các đoạn hội thoại trích trong 6 tác phẩm văn học Việt Nam. Lí do là tiếng Việt không có hệ thống kính ngữ rõ rệt như tiếng Nhật, để có đủ thoại ngôn khảo sát, phân tích, chúng tôi phải sử dụng số lượng tác phẩm văn học Việt Nam nhiều hơn. Sáu tác phẩm văn học tiêu biểu của Việt Nam trong thời kỳ tương đương với các tiểu thuyết của Nhật được sử dụng, gồm có : Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố, Vỡ đê và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chùa đàn của Nguyễn Tuân, Tiểu thuyết Ngày mới của Thạch Lam. Hơn nữa, chúng tôi cũng sử dụng ngữ liệu lấy từ các sách báo, từ điển tiếng Việt có uy tín như:[159], [160]... 3
  13. Riêng chương 4 là chương khảo sát chuyển dịch, mục đích là khảo sát là để tìm hiểu một trong những việc sử dụng kính ngữ tiếng Nhật, đó là trường hợp chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật sang tiếng Việt qua một số đoạn trích tiêu biểu trong một số tác phẩm văn học Nhật Bản và bản dịch tiếng Việt. Do đó ngữ liệu bản gốc tiếng Nhật chúng tôi vẫn sử dụng từ một số đoạn trích tiêu biểu trong ba tác phẩm văn học Nhật Bản nói trên. Các tác phẩm này đều được dịch trực tiếp từ bản gốc tiếng Nhật và của các dịch giả nổi tiếng đã được các công chúng và các nhà phê bình văn học đánh giá cao. Đó là bản dịch “Tôi là mèo” của dịch giả nổi tiếng Bùi Thị Loan với tác phẩm: “Wagahaiwanekodearu/吾輩は猫である”. Bản dịch này được NXB Hội nhà văn xuất bản năm 2011. “Cậu ấm ngây thơ”, bản dịch của tác phẩm “Botchan/坊っちゃん” của 夏目漱石(Natsume Souseki) cũng do dịch giả Bùi Thị Loan đảm nhiệm, được NXB Hội nhà văn phát hành năm 2006. “Nỗi lòng”, bản dịch của tác phẩm “Kokoro/心” của 夏目漱石 (Natsume Souseki) được dịch bởi hai dịch giả Đỗ Khánh Hoàn và Nguyễn Tường Minh, được NXB Hội nhà văn tái bản năm 2011. Phát ngôn bản gốc tiếng Nhật được đánh số từ Ví dụ 1, phát ngôn dịch tiếng Việt tương ứng là Ví dụ 1’. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Để giải quyết được những nhiệm vụ đã đề ra của đề tài, luận án sử dụng một số phương pháp và thủ pháp cơ bản sau: - Phương pháp đối chiếu được sử dụng để phân tích, đối chiếu ngôn ngữ, văn hóa nhằm tìm những điểm tương đồng và khác biệt trong các phương thức thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và các cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. Tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều đặc điểm ngôn ngữ khác nhau, một trong những đặc điểm nổi bật là loại hình ngôn ngữ khác nhau, một bên là ngôn ngữ chắp dính (tiếng Nhật), và bên kia là ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt). Các đặc điểm văn hóa của hai dân tộc cũng có ảnh hưởng tới hai ngôn ngữ này. Do đó phương pháp đối chiếu đóng vai trò quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ mà luận án đề ra. - Phương pháp miêu tả là phương pháp cần thiết để miêu tả các phương tiện ngữ pháp, từ vựng biểu hiện kính ngữ trong tiếng Nhật ở bình diện hệ thống, và ở 4
  14. bình diện dụng học và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Phương pháp này còn được sử dụng để mô tả cách thức chuyển dịch các biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật sang tiếng Việt khi thực hiện công tác dịch thuật này. - Phương pháp phân tích ngữ cảnh và phân tích diễn ngôn được áp dụng để xem xét các yếu tố từ vựng, ngữ pháp xuất hiện; và phân tích các tình huống hội thoại cụ thể, trong đó hoàn cảnh giao tiếp, các vai giao tiếp, mục đích giao tiếp, nghi thức giao tiếp và chiến lược giao tiếp là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn kính ngữ tiếng Nhật trong giao tiếp. - Thủ pháp thống kê, phân loại, phân tích định lượng, phân tích định tính các dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát các hội thoại tiếng Nhật và tiếng Việt. Kết quả thống kê sẽ tìm ra khuynh hướng chung trong các phương thức được sử dụng để thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án cung cấp nguồn cứ liệu về các đặc điểm và nguyên nhân về mặt ngôn ngữ và văn hóa, các điểm giống và khác nhau trong cách biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật so với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Luận án thông qua nghiên cứu trường hợp để làm rõ thêm biểu hiện tương đương tiếng Việt với kính ngữ tiếng Nhật, dưới tác động của những quy tắc văn hóa xã hội tương đồng hay khác biệt. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc biên soạn tài liệu, giáo trình về kính ngữ tiếng Nhật cho người Việt. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo tốt cho công tác biên phiên dịch Nhật-Việt cũng như cho các nghiên cứu văn hóa, xã hội Nhật. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Trình bày một cách tổng thể và hệ thống kính ngữ tiếng Nhật trên các bình diện: các phương tiện biểu thị kính ngữ, ý nghĩa và cách sử dụng và đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa kính ngữ trong tiếng Nhật với các cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra các nhân tố văn hóa, xã hội chi phối việc sử dụng kính ngữ, một số đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Nhật thể hiện qua kính ngữ. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ 5
  15. góp phần làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa, xã hội, chi phối việc sử dụng ngôn ngữ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cho công việc học tập, giảng dạy, sử dụng và nghiên cứu tiếng Nhật một cách có tính tổng thể và hệ thống về quan niệm, biểu hiện cụ thể, đặc điểm của kính ngữ tiếng Nhật, tương đồng và khác biệt với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt và một số đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Nhật thể hiện qua kính ngữ. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án dự kiến có kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2: Các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt Chương 3: Các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt Chương 4: Khảo sát trường hợp chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật sang tiếng Việt qua một số tác phẩm văn học và bản dịch tiếng Việt. 6
  16. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu kính ngữ 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu kính ngữ trong tiếng Nhật 1.1.1.1.Tổng quan nghiên cứu trên thể giới Ở Nhật Bản, từ thời Minh Trị (1868), tiếng Nhật bắt đầu được nghiên cứu với tư cách là Nhật ngữ học. Nhưng phải đến thời Chiêu Hòa (1926), Nhật ngữ học mới được nghiên cứu một cách hệ thống. Do đó, quá trình nghiên cứu tiếng Nhật nói chung và kính ngữ tiếng Nhật nói riêng ở Nhật có thể chia làm ba giai đoạn chính: giai đoạn trước thời Minh Trị, giai đoạn sau thời Minh Trị đến thời Chiêu Hòa (tiếng Nhật cận đại) và giai đoạn sau thời Chiêu Hòa (tiếng Nhật hiện đại). 安原貞室 (Yasuhara Sadamuro)(1610-1673)là người đã đưa ra được bản chất và cách sử dụng kính ngữ tiếng Nhật. Năm 1650, ông đã cho ra đời tác phẩm かたこと mang tên 「 片言 」 (Tiếng Nhật bập bẹ). [148]. Bước vào thế kỷ 19, 東条義門 (Toujou Gimon) (1818) đã viết cuốn 「詞の林」 (“Rừng ngôn từ”). Trong cuốn sách này, tác giả cũng phân chia một số ngôn từ dùng để dạy cho người mới học trong đó có phân tích hiện tượng kính ngữ. Theo ông, những ngôn từ có ý nghĩa dùng để thể hiện sự kính trọng có thể chia thành hai loại ngũ đoạn hoạt dụng và nhị đoạn hoạt dụng [114]. Trong khi đó, 辻村 (Tsujimura), trong cuốn 「敬語の史的研究」東京:東 京堂出 (1968) đã nhắc đến ba cây đại thụ của thời kỳ này là 三橋要也(Mitsuhashi Masahiro), 松 下 大 三 郎 (Matsushita Daizaburo), và 三 矢 重 松 (Mitsuya Shigematsu). Năm 1892, Mitsuhashi đã cho ra đời cuốn 「邦文上の敬語」( “Kính ngữ trong câu tiếng Nhật ” ). Năm 1901, Matsushita đã viết cuốn sách với tên 「日 本俗語文典」 ( “Từ thông dụng Nhật Bản”). Năm 1908, Mitsuya đã để lại cuốn sách mang tên 「高等日本文法」(“Ngữ pháp tiếng Nhật bậc cao”). Dưới đây là một số phân tích về nghiên cứu kính ngữ của ba học giả này. 7
  17. 三橋要也 (Mitsuhashi Masahiro) được coi là người nghiên cứu về kính ngữ với kết quả đáng ghi nhận đầu tiên. Trong cuốn 「邦文上の敬語 」(1892), theo phương pháp nhị phân, ông đã phân loại kính ngữ thành「自称敬語」(“kính ngữ tự xưng”) và 「他称敬語」(“kính ngữ tha xưng”) Trong chương “Sự cần thiết của kính ngữ” cũng ở trong cuốn sách này, ông cũng bày tỏ quan điểm rằng kính ngữ không chỉ cần thiết để thể hiện tính văn học và hùng biện mà nó còn có thể được hiểu là bộ phận thể hiện có hiệu quả và là một trong những yếu tố không thể thiếu được đối với việc thể hiện trật tự tôn ti trong xã hội. Theo ông, văn học nhất thiết phải đề cao tính trang trọng, mà tính trang trọng được thể hiện qua kính ngữ. Ngoài ra, kính ngữ còn là tiền đề được sử dụng trong xã hội để phân biệt vị trí, tuổi tác, xuất thân, tách biệt tầng lớp quý tộc với các tầng lớp khác… 松下大三郎 (Matsushita Daizaburo) (1878-1935) trong cuốn 「日本俗語文 典」( 1901) đã phân chia kính ngữ thành ba loại 「尊遇」(“Tôn trọng ngữ”),「卑 遇」(“Thô tục ngữ ”),「不定遇」(“ Bất định ngữ”). Tuy nhiên, những gì mà Matsushita nhắc đến trong cuốn sách này chỉ là “Khẩu ngữ” chứ không phải kính ngữ được nghiên cứu như một đối tượng của ngữ pháp. Sau này, kính ngữ được ông nghiên cứu kỹ hơn và có tính ngữ pháp rõ rệt hơn. Trong cuốn「国語より観たる日本の国民性」 (“ Tính quốc dân của Nhật bản dựa trên quốc ngữ”) xuất bản năm 1923, cho thấy kính ngữ tồn tại cả ở danh từ, đại từ, động từ và tính từ. Tiếp đó, các nghiên cứu khác của ông lần lượt ra đời「標準日本文 法」 (“ Ngữ pháp tiếng Nhật tiêu chuẩn”)(1924)、「標準漢文法」(“Ngữ pháp tiếng Nhật tiêu chuẩn”)(1927)及び「標準日本口語法」(“Khẩu ngữ tiếng Nhật tiêu chuẩn”)(1930). Các nghiên cứu này của ông được đánh giá là mang tính ngữ pháp cao hơn. 三矢重松 (Mitsuya Shigematsu)(1871-1923)viết cuốn sách mang tên 「高等日本文法」 vào năm 1908. Trong cuốn sách này, ông so sánh tiếng Nhật cổ 8
  18. đại và tiếng Nhật hiện đại, khẩu ngữ và văn viết. Kính ngữ cũng được ông viết một cách toàn diện hơn với lượng ví dụ thực tế phong phú hơn. Ông phân chia kính ngữ làm bốn loại là(1)尊他敬語(tôn tha kính ngữ)、(2)自卑敬語(tự bỉ kính ngữ)、 (3)関係敬語(kính ngữ quan hệ)、(4)対話敬語 (kính ngữ đối thoại). Thể hiện sự tôn kính trong kính ngữ được ông đề cao. Ông cũng đưa ra một số điểm khác nhau giữa「御」và「様」trong kính ngữ. Từ thế kỷ 20 tới nay, nghiên cứu ngôn ngữ Nhật Bản đánh dấu sự phát triển vượt bậc. Rất nhiều học giả Nhật Bản đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu kính ngữ Nhật Bản. Trong số đó, một số học giả được công nhận là những người có tầm ảnh hưởng lớn với nền ngôn ngữ học Nhật Bản về nghiên cứu về kính ngữ như: 石 坂 正 蔵 (Ishizaka Shouzou), 江 湖 山 恒 明 (Eguchi Tsuneaki), 辻 村 敏 樹 (Tsujimura Toshiki), 宮地裕(Miyaji Yutaka), 大石初太郎(Oishi Hatsutarou)... 石坂正蔵 (Ishizaka Shouzou) viết cuốn 「敬語史論考」 (“Kính ngữ sử luận khảo” (1944). Cuốn sách này ngoài việc quan tâm đến kính ngữ trong các tác phẩm văn học, còn khảo sát các nghiên cứu về kính ngữ dưới triều 明治(Meiji) và 大正 (Taishou). Ishizaka cũng đưa ra một số học thuyết về kính ngữ tiếng Nhật hiện đại. Theo ông, kính ngữ có thể chia làm ba loại: - Kính ngữ mang tính khiêm tốn, khiêm nhường dành cho ngôi thứ nhất - Kính ngữ mang tính tôn kính dành cho ngôi thứ hai và thứ ba - Cách nói lịch sự Ba loại trên cũng có thể coi là tương ứng với khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ, và lịch sự ngữ theo phân chia trong nghiên cứu hiện nay. 辻村敏樹 (Tsujimura Toshiki) cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu lược sử kính ngữ Nhật Bản với công trình giá trị lớn như「敬語の史的研究」(“Lược sử nghiên cứu kính ngữ”) (1968). Ngoài ra, ông còn có một loạt các công trình bàn về phân loại kính ngữ, cấu tạo của kính ngữ… như cuốn 「現代の敬語」, ( “Kính ngữ hiện đại”) (1967)「敬語の用法」, (“ Sử dụng kính ngữ”), (1991). 「敬語論語」, ( “Lý thuyết kính ngữ”) (1992)… 9
  19. Những học giả phương Tây cũng rất quan tâm tới kính ngữ tiếng Nhật, chẳng hạn như Cook, H. M., Maynard, S. , Chen, W... Cook [67],[68],[69],[70], ghi nhận rằng hệ thống kính ngữ tiếng Nhật có hai loại là kính ngữ dành cho chủ thể tiếp ngôn (được viết tắt là CTTN bao gồm cả người nghe hoặc người đọc) và kính ngữ dành cho thoại đề (đối tượng được nói tới). Ông đã sử dụng bài giảng, các cuộc hội thoại và các cuộc phỏng vấn trên truyền hình để làm dữ liệu phân tích với giả thuyết cho rằng kính ngữ hướng tới CTTN là mối quan hệ giữa con người và vai trò vị trí (ví dụ như khoảng cách giữa người nói với vị trí xã hội của người đó). Và kết quả cho thấy người nói có xu hướng sử dụng kính ngữ hướng tới CTTN khi họ muốn thể hiện nhân cách, trình độ giáo dục và quyền lực của mình. Maynard [83],[84],[85] khảo sát các phát ngôn trong hội thoại và cả văn bản viết để kết luận rằng, các dạng thức không sử dụng kính ngữ có xu hướng xuất hiện khi người nói cho rằng CTTN ở vị thế thấp hoặc các phát ngôn đó không đề cập tới người tiếp nhận. Những phát ngôn như vậy có thể thấy trong các hành vi ngôn ngữ như cảm thán, hồi tưởng, hồi ức, độc thoại... Chen [66], cũng khảo sát các phát ngôn trong hội thoại và cho rằng, các dạng thức không sử dụng kính ngữ có xu hướng lặp đi lặp lại ở các hành vi ngôn ngữ như tiếp nhận thông tin, biểu lộ cảm xúc, hồi tưởng... Một số học giả Nhật Bản nghiên cứu đi sâu về một số đặc điểm cụ thể của kính ngữ tiếng Nhật như: 土屋信一(Tsuchiya Shin-ichi), viết về các yếu tố kính ngữ “れ る”、 “れらる” trong ngôn ngữ thời Ê-đô với tựa đề 「江戸語の“れる・られる” 敬語小考」, đăng trong tạp chí 『国語学』 (số 96, 1974). Nghiên cứu này cho thấy từ thời Ê-đô các yếu tố “れる”、 “れらる” đã được sử dụng nhiều không phải để biểu thị khả năng mà dùng để biểu thị sự kính trọng đối với người đối thoại. Kính ngữ trong tiếng Nhật thương mại có thể kể đến cuốn sách 「ビジネス 敬語のルールとマナー」(2000),高橋書店, (Các nguyên tắc sử dụng kính ngữ trong thương mại) của học giả 吉川番緒子 (Yoshikawa Kaoko). Cuốn sách cung cấp thông tin khá đầy đủ về nguyên tắc sử dụng kính ngữ trong thương mại, đó 10
  20. là“尊敬語” (sonkeigo/tôn kính ngữ), 謙譲語(kenjougo/khiêm nhường ngữ), 自尊語 (jisongo/tự trọng ngữ), 丁寧語 (teineigo/lịch sự ngữ) và 美化語 (bikago/ mỹ hóa ngữ). Kính ngữ trong tiếng Nhật thương mại được chia ra ba trường hợp sử dụng chính là giao tiếp trong văn phòng, thư thương mại và giao tiếp qua điện thoại với những quy tắc sử dụng riêng cho mỗi trường hợp. Phân tích một cách kỹ lưỡng cách sử dụng và cấu tạo của từng phát ngôn ở ba dạng khác nhau: dạng bình thường, dạng tôn kính ngữ và dạng khiêm nhường ngữ được thể hiện trong cuốn sách 「敬語 」(kính ngữ);荒竹出版、của hai tác giả 平林 周祐 (Hirabayashi Amaneyu) và 平林周祐 (Hamayukari Yoshiko) (năm 2000). Cũng một công trình phân tích khá kỹ lưỡng về kính ngữ tiếng Nhật được sử dụng trong một số hoàn cảnh giao tiếp cụ thể đó là 「状況分類別敬語用法辞典」 (Từ điển sử dụng kính ngữ theo văn cảnh), 東京堂出版 (1999) của 奥山益朗 (Okuyama Ekirou). Cuốn từ điển cung cấp cho người đọc một cách khá đầy đủ những phân tích chi tiết của từng phát ngôn kính ngữ cho hành vi chào hỏi, tiếp khách, xưng hô và trong gia đình. Hai nhà ngôn ngữ học xã hội Ide Sachiko và Yoshida Megumi đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng kính ngữ tiếng Nhật theo giới tính. Trong bài viết “Sociolinguistics: Honorifics and Gender Differences” in trong cuốn “The handbook of Japanese Linguistics”, nhà xuất bản Blackwell Publishing, (2004), hai nhà nghiên cứu này đã cho thấy kết quả, phụ nữ Nhật sử dụng kính ngữ với tần xuất cao hơn nam giới. Phụ nữ Nhật có trình độ học vấn cao hơn cũng sử dụng kính ngữ nhiều hơn so với phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn. Bên cạnh những công trình trên, một số công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến kính ngữ tiếng Nhật như: 「マンガで わかる実用敬語」 (Kính ngữ trong chuyện tranh Nhật Bản),(2009), 株 式 会 社 ア ル ク , của 釜 渕 優 子 (Kamabuchi Yuuko); 「敬語再入門」(Nhập môn kính ngữ),(1996)、丸善株式会社 của 菊池 康人 (Kukichi Yasuhito ) ; 「あなたの日本語に磨きをかける敬語」 (Kính ngữ, trau chuốt tiếng Nhật cho bạn)、(2008),専門教育出版 của 三吉礼子(Miyoshi 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2