Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ âm tiếng Lộc Hà – Hà Tĩnh
lượt xem 20
download
Luận án phân tích tư liệu ngữ âm tiếng Lộc Hà, phân tích bằng cảm thụ thính giác các đặc điểm ngữ âm – âm vị học các thổ ngữ Lộc Hà; phân tích bằng các phần mềm máy tính đặc điểm ngữ âm - âm vị học các thổ ngữ Lộc Hà. Xác định các đặc điểm giống và khác nhau giữa hệ thống phụ âm đầu, vần các thổ ngữ Lộc Hà trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ âm tiếng Lộc Hà – Hà Tĩnh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG NGỮ ÂM TIẾNG LỘC HÀ – HÀ TĨNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG NGỮ ÂM TIẾNG LỘC HÀ - HÀ TĨNH Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án dựa trên các số liệu, tư liệu là khách quan, khoa học và chưa được các tác giả khác công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Lệ Hằng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1 Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 8 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................... 9 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9 4 Phương pháp nghiên cứu của luận án ...................................................... 10 5 Tư liệu nghiên cứu ................................................................................... 15 6 Đóng góp của luận án ............................................................................... 15 7 Bố cục của luận án ................................................................................... 15 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ....................... 16 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt ...................... 16 1.1.1 Đối với các nghiên cứu của học giả nước ngoài ......................... 16 1.1.2 Đối với các tác giả trong nước ....................................................... 20 1.2 Các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài .............................................. 23 1.3 Các hướng tiếp cận nghiên cứu phương ngữ hiện nay ......................... 30 1.4. Cơ sở nhận diện, miêu tả phương ngữ, thổ ngữ ................................... 36 1.4.1 Ngữ âm học (phonetics) ................................................................. 36 1.4.2 Âm vị học (phonology) .................................................................. 40 1.4.3 Âm tiết và các thành tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt ......................... 41 1.5 Vài nét về vùng đất Lộc Hà .................................................................. 43 1.5.1 Đặc điểm lịch sử - xã hội vùng đất Lộc Hà ................................... 44 1.5.2 Tiếng Lộc Hà................................................................................. 44 CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM PHỤ ÂM ĐẦU TIẾNG LỘC HÀ ................. 46 2.1 Dẫn nhập ............................................................................................... 46 2.2 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Hà Nội ......................... 51 2.3 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Hà Tĩnh ....................... 52 2.4 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Lộc Hà ........................ 53 CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM VẦN TIẾNG LỘC HÀ ................................. 72 1
- 3.1 Dẫn nhập ............................................................................................... 72 3.2 Mô tả đặc điểm ngữ âm vần Lộc Hà ..................................................... 76 3.2.1 Đặc điểm các loại vần không có âm đệm ...................................... 79 3.2.2 Đặc điểm các loại vần có âm đệm................................................ 102 CHƯƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM THANH ĐIỆU TIẾNG LỘC HÀ .............. 108 4.1 Dẫn nhập ............................................................................................. 108 4.1.1. Nhận xét chung về thanh điệu tiếng Việt .................................... 108 4.2.1 Hệ thống thanh điệu Thịnh Lộc ................................................... 117 4.2.2 Hệ thống thanh điệu An Lộc ........................................................ 120 4.2.3 Hệ thống thanh điệu Thạch Kim .................................................. 122 4.2.4 Hệ thống thanh điệu Thạch Châu................................................. 124 4.3 Khái quát hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà............................ 127 4.4 So sánh hệ thống thanh điệu tiếng Lộc Hà với tiếng Hà Tĩnh, Tiếng Nghĩa Đàn (Nghệ An) và tiếng Hà Nội ............................................................... 129 4.4.1 So sánh hệ thống thanh điệu tiếng Lộc Hà với tiếng Hà Tĩnh trung tâm ......................................................................................................... 129 4.4.2. So sánh hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà với hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nội .................................................................................. 131 4.4.3 So sánh hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà với hệ thống thanh điệu Bắc Trung Bộ ................................................................................ 132 4.5 Quá trình biến đổi lịch sử thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà ................. 138 4.5.1 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu phương ngữ Bắc Bộ .................................................................................................. 138 4.5.2 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu phương ngữ Bắc Trung Bộ ............................................................................................... 139 4.5.3 Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng HTTT và các thổ ngữ Lộc Hà...................................................................................... 140 KẾT LUẬN .................................................................................................. 143 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 147 2
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ KIỆU ÂT : âm tiết CTV : cộng tác viên dB : deciBel ĐĐT : điểm điều tra GTTB : giá trị trung bình GTTBTĐ : giá trị trung bình tương đối Hz : Hert LH : luồng hơi ms : Milisecond NNTD : ngôn ngữ toàn dân PÂĐ : phụ âm đầu PN : phương ngữ PNB : phương ngữ Bắc PNN : phương ngữ Nam PNT : phương ngữ Trung PNTV : phương ngữ tiếng Việt TN : thổ ngữ tr. : trang 3
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt Bảng 2.2. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội Bảng 2.3. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Tĩnh (vùng TTTP) Bảng 2.4. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Lộc Hà Bảng 2.5. So sánh các thông số âm học của 3 loại phụ âm /d/, // và /z/ Bảng 3.1. Danh sách các vần mở tiếng Lộc Hà Bảng 3.2. Đặc điểm ngữ âm của các vần mở tiếng Lộc Hà Bảng 3.3. Thực trạng và các biến thể vần mở không có âm đệm tại Lộc Hà Bảng 3.4. Thực trạng và các biến thể vần nửa mở không âm đệm của tiếng Lộc Hà Bảng 3.5. Các vần nửa khép không có âm đệm trong tiếng Lộc Hà Bảng 3.6. Tình hình phát âm các vần nửa khép không âm đệm tại các ĐĐT ở Lộc Hà Bảng 3. 7. Danh sách các vần khép không âm đệm trong tiếng Lộc Hà Bảng 3.8. Các biến thể vần khép không âm đệm trong tiếng Lộc Hà Bảng 3.9. Thực trạng phát âm các vần mở có âm đệm của tiếng Lộc Hà Bảng 3.10. Thực trạng và các biến thể vần nửa mở có âm đệm của tiếng Lộc Hà Bảng 3.11. Danh sách các vần nửa khép có âm đệm trong tiếng Lộc Hà Bảng 3.12. Tình hình phát âm các vần nửa khép có âm đệm ở các ĐĐT huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh Bảng 3.13. Các vần khép có âm đệm trong tiếng LH-HT Bảng 3.14. Tình hình phát âm các vần khép có âm đệm ở Lộc Hà Bảng 4.1. Hệ thống 8 thanh điệu tiếng Việt theo cách phân loại truyền thống Bảng 4.2. Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc Bộ (giọng Hà Nội) Bảng 4.3. Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng HTTT Bảng 4.4. Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Thịnh Lộc Bảng 4.5. Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng An Lộc 4
- Bảng 4.6. Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Thạch Kim Bảng 4.7. Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Thạch Châu Bảng 4.8. Đặc điểm ngữ âm - âm vị học của hệ thống thanh điệu các thổ Lộc Hà Bảng 4.9. Đặc điểm ngữ âm - âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng HTTT và các thổ ngữ Lộc Hà Bảng 4.10. Ma trận nhận diện các tiêu chí âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Nghĩa Đàn (Nghệ An) Bảng 4.11. Đặc điểm ngữ âm - âm vị học của hệ thống thanh điệu tiếng Nghĩa Đàn và các thổ ngữ Lộc Hà Bảng 4.12. Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu phương ngữ Bắc Bộ Bảng 4.13. Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng Nghĩa Đàn Bảng 4.14. Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng HTTT Bảng 4.15. Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng Thịnh Lộc Bảng 4.16. Quá trình hình thành và phát triển sau thanh điệu tiếng An Lộc 5
- DANH MỤC HÌNH Hình 0.1. Máy ghi âm số chuyên dụng ZOOM H2N Hình 0.2. Các thông số âm học của thanh điệu tiếng Lộc Hà bằng chương trình WIN CECIL Hình 0.3. Các thông số âm học của các từ (âm tiết) tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình SA Hình 0.4. Các thông số âm học của các âm tiết tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình PRAAT Hình 2.1. Dạng sóng âm giữa phụ âm /b/ và // Hình 2.2. Phụ âm // trong âm tiết ba /a/ Hình 2.3. Dạng sóng âm, cường độ, phổ đồ và ảnh phổ phụ âm // trong âm tiết /a/ Hình 2.4. Dạng sóng âm, cường độ, phổ đồ và ảnh phổ nửa đầu âm tiết /da/ Hình 2.5. Dạng sóng âm, ảnh phổ với cấu trúc formant của 3 phụ âm /d/, // và / z / tiếng Việt 1 3 Hình 2.6. Dạng sóng âm, ảnh phổ, cường độ của các âm tiết /a/, /a/, /sa/ Hình 2.7. Dạng sóng âm, cường độ và ảnh phổ của phụ âm /Ɂ/ trong âm tiết ăn Hình 2.8. Dạng sóng âm, F0, cường độ, ảnh phổ của nửa đầu âm tiết /Ɂɛƞ/ Hình 3.1 Thông số âm học của vần không có âm đệm /-an/ trong âm tiết LAN /lan/ so sánh với vần có âm đệm /-wan/ trong2từ LOAN4/lwan/ Hình 3.2. Dạng sóng âm, diễn tiến formant thứ nhất (F1) và thứ 2 (F2) âm tiết BÈ Hình 3.3. Dạng sóng âm, cường độ, diễn tiến F1 và F2 của âm tiết CỎ Hình 3.4. Thông số âm học của từ “anh” Hình 3.5. Thông số âm học của âm tiết “anh” Hình 3.5. Thông số âm học của âm tiết “anh” Hình 3.6. Thông số âm học của vần /e/ Hình 3.7. Thông số âm học của từ “xong” Hình 3.8. Thông số âm học của từ “ông” Hình 3.9. Thông số âm học của vần /ɛk/ Hình 3.10. Thông số âm học của từ ếch /Ɂek/ với vần /-ek/. Hình 3.11. Thông số âm học của từ học /hɔk/ với vần /-ɔk Hình 3.12. Thông số âm học của từ ốc /Ɂok/ với vần /-ok/ 6
- Hình 4.1. Âm tiết “ta” trong cách phát âm tiếng Lộc Hà Hình 4.2. Sóng âm, các xung thanh môn, ảnh phổ của thanh 3 tiếng HTTT Hình 4.3. Sóng âm, các xung thanh môn, ảnh phổ của thanh 4 tiếng HTTT Hình 4.4. Sóng âm và thanh phổ của âm tiết “tá” trong thổ ngữ Thịnh Lộc Hình 4.5. Sóng âm và thanh phổ của âm tiết “tả” trong thổ ngữ Thịnh Lộc Hình 4.6. Đồ thị F0 của thanh điệu tiếng An Lộc được phân tích bằng chương trình SA Hình 4.7. Các đặc trưng âm học về thanh phổ, cường độ và F0 của 5 thanh thổ ngữ An Lộc Hình 4.8. Đồ thị F0 của thanh điệu tiếng Thạch Kim được phân tích bằng chương trình SA Hình 4.9. Các đặc trưng âm học về thanh phổ, cường độ và F0 của 5 thanh thổ ngữ Thạch Kim Hình 4.10. Đồ thị F0 của thanh điệu tiếng Thạch Châu được phân tích bằng chương trình SA Hình 4.11. Các đặc trưng âm học về thanh phổ, cường độ và F0 của 5 thanh thổ ngữ Thạch Châu Hình 4.12. Đồ thị 5 thanh điệu phương ngữ Bắc Trung Bộ Hình 4.13. Đồ thị F0 các thanh điệu tiếng Nghĩa Đàn Hình 4.14. Đặc trưng âm học của 5 thanh tiếng Nghĩa Đàn (Nghệ An) được phân tích theo chương trình PRAAT DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nội Sơ đồ 4.2. Đồ thị F0 5 thanh điệu tiếng Hà Tĩnh (vùng trung tâm - thành phố Hà Tĩnh) Sơ đồ 4.3. Hệ thống thanh điệu Thịnh Lộc MỞ ĐẦU 7
- 1 Lí do chọn đề tài Hiện nay, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia thống nhất trên mọi miền đất nước từ Bắc tới Nam, từ miền xuôi lên miền ngược. Đặc điểm này rõ ràng là một lợi thế, không phải đất nước nào, ngôn ngữ nào cũng có được. Bên cạnh tính thống nhất đó còn tồn tại những khác biệt. Sự khác biệt nằm ngay trong các phương ngữ ở mỗi vùng miền khác nhau tạo nên tính đa dạng của tiếng Việt. Chúng ta vẫn thường nghe nói tiếng Hà Nội, tiếng Nghệ Tĩnh, tiếng Huế, tiếng miền Nam, tiếng Nghi Lộc (Nghệ An) hay tiếng Hội An (Đà Nẵng) ... v.v, tất cả đều nhằm biểu hiện sự khác nhau trong cách nói, đặc trưng ngôn ngữ của mỗi vùng, miền. Đó là sự khác nhau về tiếng nói, cách nói của mỗi vùng, mỗi địa phương mà chúng ta thường quen gọi là phương ngữ (dialect), phương ngôn hay thổ ngữ (patois). Có thể xác định ranh giới phương ngữ nhưng rất khó để chúng ta có thể thống kê tiếng Việt có bao nhiêu thổ ngữ và cách phân định ranh giới của chúng. Lộc Hà là một địa phương có giọng nói khá đặc biệt trong tương quan với tiếng Việt toàn dân và phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung. Nét đặc biệt của tiếng Lộc Hà không chỉ được cảm nhận qua thính giác của người dân địa phương Hà Tĩnh mà còn qua các giai thoại dân gian và một số công trình nghiên cứu văn hóa, dân tộc, lịch sử,… Giọng nói của người dân nơi đây có những khác biệt rõ nét so với giọng nói của nhân dân các huyện khác. Một số làng, một số xã ở trên địa bàn huyện có những giọng nói riêng biệt khác nhau khiến cho du khách khi đến đây cảm thấy rất hiếu kì và khó hiểu. Do những nét khác lạ và đặc biệt như thế nên chúng tôi chọn tiếng Lộc Hà làm đối tượng nghiên cứu của luận án này. Chúng tôi muốn tìm hiểu về giọng của người dân nơi đây như một cách tìm hiểu về những nét độc đáo trong ngôn ngữ và văn hóa của Hà Tĩnh nói chung và của huyện Lộc Hà nói riêng. Phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu, song, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về tiếng địa phương Lộc Hà, đặc điểm ngữ âm tiếng Lộc Hà. Do những đặc điểm riêng về lãnh thổ, địa lí, lịch sử, dân cư, tiếng Lộc Hà được đánh giá là có đặc trưng giọng nói cao hơn hẳn so với nhiều tiếng địa phương lân cận khác ở Hà Tĩnh cũng như trong cả khu vực Nghệ Tĩnh. Do đó, chúng tôi muốn nghiên cứu ngữ âm của tiếng Lộc Hà để tìm hiểu những tương đồng và đặc biệt là những nét khác biệt giữa giọng nói ở Lộc Hà với hệ thống ngữ 8
- âm của phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng và hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ toàn dân nói chung. 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Luận án hướng đến mục tiêu: - Miêu tả những đặc điểm ngữ âm – âm vị học của tiếng Lộc Hà bao gồm hệ thống phụ âm đầu, hệ thống vần, và hệ thống thanh điệu. - Chỉ ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt về ngữ âm giữa tiếng Lộc Hà với hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ Hà Tĩnh. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Với các mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ sau: - Tiến hành điều tra điền dã thu thập tư liệu ngữ âm một số thổ ngữ tiêu biểu trên địa bàn huyện Lộc Hà. - Xây dựng cơ sở dữ liệu ngữ âm các thổ ngữ Lộc Hà - Phân tích tư liệu ngữ âm tiếng Lộc Hà: a) Phân tích bằng cảm thụ thính giác các đặc điểm ngữ âm – âm vị học các thổ ngữ Lộc Hà; b) Phân tích bằng các phần mềm máy tính đặc điểm ngữ âm - âm vị học các thổ ngữ Lộc Hà; - Miêu tả hệ thống ngữ âm phụ âm đầu, hệ thống vần và hệ thống thanh điệu các đặc điểm ngữ âm - âm vị học của các thổ ngữ Lộc Hà. - Xác định các đặc điểm giống và khác nhau giữa hệ thống phụ âm đầu, vần các thổ ngữ Lộc Hà trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân và PNNT. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống ngữ âm tiếng Lộc Hà - Hà Tĩnh ở ba phần: Hệ thống phụ âm đầu, hệ thống vần và hệ thống thanh điệu. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu ngữ âm tiếng Lộc Hà - Hà Tĩnh ở một số thổ ngữ tiêu biểu trên địa bàn huyện Lộc Hà, cụ thể ở đây là các xã: An Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Châu, Thạch Kim. Sở dĩ chúng tôi chọn các điểm điều tra nghiên cứu như vậy bởi đây được cho là bốn xã có những đặc điểm ngữ âm đặc trưng đại diện cho vùng địa lí gần biển và xa biển dựa trên cảm nhận thính giác của người dân địa phương, 9
- của người nghiên cứu cũng như dựa trên các tư liệu nghiên cứu từ trước về phương ngữ Nghệ Tĩnh. - Địa điểm điều tra Địa điểm điều tra (ĐĐT), gồm 4 điểm là các địa bàn: xã An Lộc, xã Thịnh Lộc, xã Thạch Kim và xã Thạch Châu. - Tiêu chuẩn lựa chọn cộng tác viên (CTV) + CTV là những người sinh ra và đã sống liên tục ở địa phương từ 2 đến 3 đời. Về độ tuổi là những người từ 30 đến 50 tuổi, không đi làm ăn ở nơi khác. Do vậy họ được xem là những người bảo lưu ngôn ngữ của mình, không bị pha trộn, có giọng nói được người địa phương xác định và công nhận là đúng “chất giọng” của tiếng Lộc Hà. + Đối tượng điều tra, ghi thu là các phát âm mẫu của 24 cộng tác viên, gồm 12 nam và 12 nữ ở tại 4 điểm điều tra (ĐĐT). - Kết quả ghi âm Tổng số dữ liệu âm thanh thu thập được của 24 CTV gồm 24 File dữ liệu âm thanh có dung lượng ghi âm là 26 MB (có văn bản kèm theo). Đó là nguồn dữ liệu phục vụ cho việc phân tích đặc điểm ngữ âm của tiếng Lộc Hà cả về mặt cảm thụ thính giác và phân tích thực nghiệm. 4 Phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trên chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1 Điều tra điền dã: a) Nghe và cảm thụ bằng thính giác, ghi lại bằng kí hiệu phiên âm quốc tế IPA theo các bảng từ các thổ ngữ ở Lộc Hà b) Tiến hành ghi âm bằng máy ghi âm kĩ thuật số. Hình thức ghi âm: Có 2 hình thức ghi dữ liệu âm thanh đối với mỗi CTV: + CTV đọc 2 bảng từ âm tiết tách biệt (xem Phụ lục) phục vụ phân tích các thông số âm học của phụ âm đầu, vần và thanh điệu. + CTV được ghi âm tự do phục vụ cho các mục đích nghiên cứu lời nói tự nhiên. Phương tiện ghi âm 10
- Hình 0.1. Máy ghi âm số chuyên dụng ZOOM H2N Chúng tôi sử dụng máy ghi âm số chuyên dụng: ZOOM H2N của hãng ZOOM JAPAN. Mẫu ghi âm 41.100 Hz, 16 bit. Các file ghi âm có dạng wav. 4.2 Phương pháp phân tích các đơn vị âm thanh bằng các chương trình bằng máy tính Tư liệu ghi âm được phân tích những đặc điểm ngữ âm bằng các chương trình máy tính sau: - Chương trình WIN CECIL: Chương trình do tổ chức SIL Hoa Kỳ thực hiện. WIN CECIL có thể phân tích được các thông số âm học của các yếu tố ngôn điệu ngôn ngữ. Chương trình này đặc biệt thích hợp để nghiên cứu thanh điệu và ngữ điệu trong các ngôn ngữ đơn lập đơn tiết như tiếng Việt. Trong luận án này chúng tôi sử dụng chương trình WIN CECIL để phân tích và miêu tả các thông số âm học của hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà . Hình 0.2. Các thông số âm học của thanh điệu tiếng Lộc Hà bằng chương trình WIN CECIL 11
- 1 4 2 5 3 6 Trên đây là các thông số âm học của thanh điệu tiếng Lộc Hà: 1. Dạng sóng âm, 2. Cường độ, 3. Sự thay đổi trong cấu âm, 4. Thanh điệu dạng thô, 5. Thanh điệu số hóa dạng tương đối hoàn chỉnh, 6. Thanh điệu dạng hoàn chỉnh. - Chương trình SA (Speech analyzer 3.1.0) Chương trình phân tích tiếng nói SA cho phép chúng ta phân tích các thông số âm học của các đơn vị chiết đoạn và siêu đoạn của tiếng nói. Dưới đây là các thông số âm học của các từ (âm tiết) tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình SA: 1. Dạng sóng âm, 2. Ảnh phổ (Spectrogram), 3. F0 (thanh điệu), 4. Cường độ, 5. Phổ đồ (Spectrum). 12
- Hình 0.3. Các thông số âm học của các từ (âm tiết) tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình SA 3 1 4 5 2 Trong luận án này chúng tôi sử dụng chương trình SA để phân tích và miêu tả hệ thống phụ âm đầu, vần và thanh điệu trong tiếng Lộc Hà. - Chương trình PRAAT phiên bản 6.0.35 (16/10/2017): Chương trình PRAAT cho phép chúng ta phân tích, miêu tả theo định lượng các thông số âm học của các đơn vị chiết đoạn và siêu đoạn lời nói. Dưới đây là các thông số âm học của các âm tiết tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình PRAAT. 13
- Hình 0.4. Các thông số âm học của các âm tiết tiếng Thịnh Lộc được phân tích bằng chương trình PRAAT 1 2 1. Hình 1: Dạng sóng âm và các đường sọc chỉ các xung thanh môn. 2. Hình 2: Ảnh phổ , F0, Cường độ, cấu trúc formant (F1, F2, F3). Trong luận án này chúng tôi phân tích hệ thống vần thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà theo các thông số âm học (định lượng) F0 tính bằng tấn số thanh cơ bản tính bằng Hezt (Hz), trường độ tính bằng ms (mili giây= 0,001ms), cường độ tính bằng dB, Formant tính bằng Herzt (Hz). 4.3. Phương pháp miêu tả ngữ âm - âm vị học Phương pháp miêu tả ngữ âm - âm vị học áp dụng các thao tác cơ bản trong miêu tả các đặc điểm cấu âm và âm học hệ thống phụ âm đầu, vần, thanh điệu các thổ ngữ tiếng Lộc Hà. 4.4. Phương pháp so sánh lịch sử Trong luận án, chúng tôi áp dụng các thao tác phân tích, đối chiếu về mặt lịch đại của phương pháp so sánh lịch sử để miêu tả hệ thống thanh điệu các thổ ngữ Lộc Hà trong quan hệ với thanh điệu tiếng Việt toàn dân và các thổ ngữ Nghệ Tĩnh về mặt lịch sử. 14
- 5. Tư liệu nghiên cứu Luận án dựa trên tư liệu nghiên cứu là những ghi chép điền dã dựa trên cảm thụ thính giác và những tư liệu phân tích trên cơ sở dữ liệu số hóa ngữ âm các thổ ngữ ở Lộc Hà. Cơ sở dữ liệu số hóa gồm các file âm thanh (định dạng Wav. (dùng cho SA và PRAAT) và Utt (dùng cho WIN CECIL) ghi âm phát âm của các nghiệm viên theo bảng từ về phụ âm đầu, vần và thanh điệu các thổ ngữ, danh sách các nghiệm viên (xem phụ lục). 6. Đóng góp của luận án Luận án có một số đóng góp sau đây: Thứ nhất, miêu tả các đặc điểm ngữ âm - âm vị học hệ thống phụ âm đầu, vần và thanh điệu các thổ ngữ tiếng Lộc Hà dựa trên cảm thụ thính giác và kết quả phân tích bằng các chương trình máy tính. Trong luận án này, lần đầu tiên những miêu tả ngữ âm - âm vị học của tiếng Lộc Hà được miêu tả một cách chính xác nhờ được phân tích theo các thông số âm học bằng các chương trình phân tích tiếng nói. Thứ hai, luận án chỉ ra những đồng nhất và khác biệt trong hệ thống phụ âm đầu, vần, thanh điệu của các thổ ngữ Lộc Hà trong mối quan hệ với hệ thống ngữ âm - âm vị học của ngôn ngữ toàn dân và PNNT. 7 . Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương I. Tình hình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt và cơ sở lí thuyết của luận án Chương II. Đặc điểm phụ âm đầu tiếng Lộc Hà, Hà Tĩnh Chương III. Đặc điểm vần tiếng Lộc Hà, Hà Tĩnh Chương IV. Đặc điểm thanh điệu tiếng Lộc Hà, Hà Tĩnh 15
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt Phương ngữ (PN) tiếng Việt đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu ngoài và trong nước quan tâm đến từ lâu. Ngay những năm đầu thế kỉ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào PN tiếng Việt và những vấn đề liên quan đến phương ngữ tiếng Việt (PNTV). Một trong những vấn đề nổi bật mà hầu như nhà nghiên cứu nào cũng quan tâm đến đầu tiên khi nghiên cứu về PNTV, đó là vấn đề miêu tả đặc điểm các phương ngữ và phân vùng các phương ngữ tiếng Việt ở Việt Nam. 1.1.1 Đối với các nghiên cứu của học giả nước ngoài Đối với các học giả nước ngoài, chúng tôi thấy trong các công trình nghiên cứu của họ nổi lên có ba mục tiêu tiếp cận (khuynh hướng) chủ yếu sau: a) hướng nghiên cứu tập trung vào vấn đề phân chia các vùng phương ngữ của tiếng Việt; b) hướng nghiên cứu PN gắn với việc tìm hiểu lịch sử và tiến trình phát triển của tiếng Việt, và c) hướng nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu đặc điểm ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp của các PN, thổ ngữ tiếng Việt ở những vùng, miền khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Với hướng nghiên cứu tập trung vào vấn đề phân vùng các PNTV có thể coi L. Cadière (Pháp) là một trong những người đầu tiên quan tâm đến phương ngữ tiếng Việt và vấn đề phân vùng PNTV. Trong công trình Ngữ âm tiếng Việt (phương ngữ miền thượng Trung kỳ và phương ngữ miền hạ Trung kỳ, 1902), mặc nhiên ông đã phân PNTV thành bốn (04) vùng phương ngữ: phương ngữ miền thượng Trung kỳ được ông phân định từ phía bắc tỉnh Nghệ An đến Huế; còn phương ngữ hạ Trung kỳ kéo dài từ đèo Hải Vân đến nam Bình Thuận. Hai vùng còn lại là phương ngữ Bắc kỳ và Nam kỳ mặc nhiên được thừa nhận. H. Maspero, trong công trình Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt (1912) chia tiếng Việt thành 2 vùng PN: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Theo ông phương ngữ Nam có nhiều điểm giống phương ngữ Bắc vì người miền Nam hiện nay đều có gốc từ miền Bắc di cư vào. M.V. Gordina & I.S. Bustrov (1970) cũng chia tiếng Việt thành 2 vùng PN. Khác với lập luận của H. Maspero, ranh giới 2 vùng chạy qua phía 16
- nam tỉnh Quảng Trị. Tiếng Huế, theo các tác giả này chỉ là vùng đệm. Cơ sở để Gordina & Bustrov phân thành 2 vùng PN chủ yếu dựa vào sự khác nhau của hệ thống âm cuối tiếng Việt. Không đồng ý với những cách phân vùng PNTV của các tác giả trên, L.C. Thompson (1959), trong Ngữ pháp tiếng Việt đưa ra ý kiến cho rằng, không nên chia Tiếng Việt thành các vùng PN. Bởi, theo ông, ranh giới giữa các vùng PNTV là không rõ ràng. Hơn nữa, bên cạnh các phương ngữ tiêu biểu, như phương ngữ Hà Nội, phương ngữ Vinh, phương ngữ Huế, phương ngữ Đà Nẵng, phương ngữ Sài Gòn, v.v… luôn tồn tai các trạng thái chuyển tiếp giữa các vùng. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu PN gắn với việc tìm hiểu lịch sử tiếng Việt là các tác giả L. Cadière (1902); H. Maspero (1912); A.G. Haudricour (1952); M. Ferlus (1991); W. Schmidt (1926); H.J. Pinnow (1963); S.E. Yakhontov (1969),… v.v. Mục đích của hướng nghiên cứu này là dựa trên các cứ liệu ngôn ngữ, chủ yếu bình diện ngữ âm tiếng Việt ở các địa phương khác nhau đưa ra những kiến giải liên quan đến lịch sử tiếng Việt cũng như cách phân xếp tiếng Việt vào các họ khác nhau. Năm 1902, L. Cadière, trong nghiên cứu tiếng địa phương miền Trung đã không chỉ so sánh PN Trung với các phương ngữ khác của tiếng Việt mà còn so sánh cách đọc các từ Hán - Việt của PN này với cách đọc các từ Hán - Việt tương ứng trong các phương ngữ tiếng Trung, và ông chỉ ra rằng những khác biệt về cách đọc các từ Hán - Việt trong phương ngữ Trung của tiếng Việt có quan hệ mức độ khác nhau với những hiện tượng mà người ta đã nhận thấy trong chính các phương ngữ tiếng Trung. H. Maspero, trong Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt: các âm đầu đã sử dụng một nguồn tư liệu hết sức đa dạng, gồm các PN tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Mường, tiếng Hán, tiếng Môn - Khme. Ông còn sử dụng tư liệu chữ Nôm trong từ điển “Việt- Bồ - La” của A. de. Rhodes (1651). Sau khi phân tích, ông đã đi đến kết luận: “Tiếng tiền Việt đã sinh ra từ sự hòa đúc của một ngôn ngữ Môn-Khme, một phương ngữ Thái và có thể của cả một ngôn ngữ thứ 3 còn chưa biết, rồi sau đó tiếng Việt đã mượn một số rất lớn những từ tiếng Hán. Nhưng, cái ngôn ngữ mà ảnh hưởng quyết định đã tạo cho tiếng Việt trạng thái hiện đại của nó là chắc chắn theo ý kiến tôi, một ngôn ngữ Thái, và tôi nghĩ rằng tiếng Việt phải được qui vào họ Thái”. Ý kiến này đã được sự ủng hộ của W. Schmidt (1926); H.J. Pinnow (1963), v.v… 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 201 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 165 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 186 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 155 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 96 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 55 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 32 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 115 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 35 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn