Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh (trường hợp Chí Phèo của Việt Nam và AQ chính truyện của Trung Quốc)
lượt xem 18
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh (trường hợp Chí Phèo của Việt Nam và AQ chính truyện của Trung Quốc)" là tìm hiểu những biến đổi và sự vận động ngôn ngữ khi chuyển thể từ tác phẩm Chí Phèo và AQ chính truyện sang tác phẩm điện ảnh cũng nhƯ các nguyên tắc cơ bản khi thực hiện chuyển thể hai tác phẩm ở một số phƯơng diện, đồng thời củng cố thêm những nhận định về vai trò của ngôn ngữ đặt trong mối tƯơng quan với các ngành nghệ thuật khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh (trường hợp Chí Phèo của Việt Nam và AQ chính truyện của Trung Quốc)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ NGỌC DUNG TỪ NGÔN NGỮ VĂN HỌC ĐẾN NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH (Trƣờng hợp “Chí Phèo” của Việt Nam và “AQ chính truyện” của Trung Quốc) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, năm 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ NGỌC DUNG TỪ NGÔN NGỮ VĂN HỌC ĐẾN NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH (Trƣờng hợp “Chí Phèo” của Việt Nam và “AQ chính truyện” của Trung Quốc) Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. LÊ VĂN TẤN 2. PGS.TS. CẦM TÚ TÀI Hà Nội, năm 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Lê Văn Tấn và PGS.TS. Cầm Tú Tài. Mọi số liệu, tài liệu trích dẫn sử dụng trong luận án đƣợc chú thích nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu và kết luận khoa học hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................... 8 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 8 1.1.1 Một số nghiên cứu về ngôn ngữ văn học ....................................... 8 1.1.2. Một số nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh ................................... 11 1.1.3. Tình hình nghiên cứu chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh ....................................................................................... 15 1.2. Một số lý thuyết quan yếu liên quan đến luận án ............................... 27 1.2.1. Lý thuyết về ký hiệu, ký hiệu trong văn học và ký hiệu trong điện ảnh ................................................................................................. 28 1.2.2. Lý thuyết về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh ............... 35 1.2.3. Mối quan hệ giữa đoạn văn và hình ảnh ..................................... 42 1.2.4. Lý thuyết hội thoại và đặc điểm của ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong điện ảnh............................................................................... 49 1.2.5. Các yếu tố cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ .............................. 54 1.2.6. Đƣờng hƣớng tiếp cận đề tài của luận án ................................... 55 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 57 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NGÔN NGỮ TỪ TRUYỆN “CHÍ PHÈO” SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH ......................................... 59 2.1. Chuyển các đoạn văn sang cảnh phim ................................................. 59 2.1.1. Từ cấu trúc của truyện ngắn Chí Phèo sang cấu trúc tác phẩm điện ảnh ................................................................................................. 59 2.1.2. Xu hƣớng chuyển thể đoạn văn sang cảnh phim ........................ 63
- 2.1.3. Quan hệ tƣơng tác giữa đoạn văn và cảnh phim......................... 81 2.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian, không gian ............................... 85 2.2.1. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian ........................................... 85 2.2.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt không gian ....................................... 90 2.3. Chuyển ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm ............................... 96 2.3.1. Chuyển ngôn ngữ đối thoại ......................................................... 96 2.3.2. Chuyển ngôn ngữ độc thoại nội tâm ......................................... 107 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................. 112 Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỐI NGÔN NGỮ TỪ TÁC PHẨM “AQ CHÍNH TRUYỆN” SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH ....... 114 3.1. Chuyển các đoạn văn sang cảnh phim ............................................... 114 3.1.1. Từ cấu trúc của tác phẩm văn học ―AQ chính truyện‖ sang cấu trúc tác phẩm điện ảnh.................................................................. 114 3.1.2. Xu hƣớng chuyển đoạn văn sang cảnh phim ............................ 117 3.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian, không gian ............................. 134 3.2.1. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian ......................................... 134 3.2.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt không gian ..................................... 139 3.2.3. Lý giải xu hƣớng chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian và không gian từ văn học sang điện ảnh .................................................. 144 3.3. Chuyển ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm ............................. 146 3.3.1. Chuyển ngôn ngữ đối thoại ....................................................... 146 3.3.2. Chuyển ngôn ngữ độc thoại nội tâm ......................................... 155 3.4. Vài nhận xét về cách thức chuyển thể từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh qua Chí Phèo và AQ chính truyện............................ 162 3.4.1. Sự khác biệt về cách thức chuyển thể của hai tác phẩm ........... 162
- 3.4.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chuyển thể của hai tác phẩm .............................................................................................. 165 KẾT LUẬN .................................................................................................. 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................... 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 176 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê số lƣợng các đoạn văn chuyển sang cảnh phim của truyện ―Chí Phèo‖........................................................................... 63 Bảng 2.2. Bảng thống kê các xu hƣớng chuyển thể đoạn văn sang cảnh phim của truyện Chí Phèo ..................................................................... 64 Bảng 2.3. Số lƣợng các đoạn văn chuyển sang cảnh phim theo các xu hƣớng ...... 64 Bảng 2.4: Bảng thống kê các cuộc thoại trong ―Chí Phèo‖ và ―Làng Vũ Đại ngày ấy‖.......................................................................................... 97 Bảng 2.5: Bảng thống kê xu hƣớng chuyển thể ngôn ngữ hội thoại từ ―Chí Phèo‖ sang ―Làng Vũ Đại ngày ấy‖ ..................................................... 98 Bảng 3.1. Bảng thống kê số lƣợng các đoạn văn đƣợc chuyển sang cảnh phim AQ chính truyện......................................................................... 118 Bảng 3.2: Bảng thống kê xu hƣớng chuyển ngôn ngữ đối thoại từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh ―AQ chính truyện‖ ................ 147
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc cơ bản của văn bản văn xuôi nghệ thuật [22] ......... 44 Hình 1.2: Sơ đồ quá trình chuyển đổi từ ký hiệu chữ viết sang ký hiệu hình ảnh ................................................................................................. 56 Hình 2.1: Các sự kiện của tác phẩm ―Chí Phèo‖ ........................................... 60 Hình 2.2: Mô hình chuyển thể cấu trúc tác phẩm ―Chí Phèo‖ sang ―Làng Vũ Đại ngày ấy‖ .................................................................................... 62 Hình 2.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ chuyển thể đoạn văn sang cảnh phim của Chí Phèo ................................................................................................ 63 Hình 2.4: Biểu đồ số lƣợng các đoạn văn của tác phẩm Chí Phèo chuyển sang cảnh phim theo các xu hƣớng ....................................................... 65 Hình 2.5: Mô hình sự tƣơng ứng giữa đoạn văn và cảnh phim ...................... 81 Hình 2.6: Khuôn mẫu cho mỗi trƣờng đoạn phim [94, 285]] ......................... 82 Hình 2.7: Mô hình điểm chung và điểm khác biệt giữa chủ đề của ―Chí Phèo‖ và chủ đề của ―Làng Vũ Đại ngày ấy‖ ....................................... 91 Hình 2.8: Sơ đồ tƣơng tác hội thoại giữa các nhân vật trong phim ―Làng Vũ Đại ngày ấy‖ .................................................................................... 97 Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc tác phẩm văn học ―AQ chính truyện‖................... 116 Hình 3.2: Cấu trúc tuyến tính theo quan hệ nhân - quả trong ―AQ chính truyện‖ ................................................................................................. 117 Hình 3.3: Biểu đồ tỉ lệ các đoạn văn đƣợc chuyển thể/không đƣợc chuyển thể sang cảnh phim của ―AQ chính truyện‖ ....................................... 118 Hình 3.4: Mô hình so sánh cấu trúc chuyển thể của ―AQ chính truyện‖ và ―Chí Phèo‖ .......................................................................................... 164
- DANH MỤC THUẬT NGỮ 1. Back light: nguồn sáng ngƣợc 2. Dissolving: chồng mờ 3. Fix: máy cố định 4. Montage: dựng phim 5. Pan: ống kính lia theo đối tƣợng, chân máy cố định 6. Travelling: máy di chuyển theo đối tƣợng 7. Zoom in: kéo từ cảnh rộng vào cảnh hẹp 8. Zoom out: đẩy từ cảnh hẹp ra cảnh rộng
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Roman Jakobson từng viết: Mọi loại thông tin đều được tạo ra bởi ký hiệu [154, 698]. Văn học, điện ảnh nói riêng và các loại hình nghệ thuật nói chung đều có những hệ thống ký hiệu riêng biệt để truyền tải thông tin, thực hiện mục đích giao tiếp, nhƣ một hình thức phản ánh đời sống xã hội, một hình thái ý thức xã hội. Xuất phát từ những thành tựu nghiên cứu của chủ nghĩa cấu trúc với ngƣời tiên phong là nhà ngôn ngữ học F.Saussure về bản chất ký hiệu của ngôn ngữ, việc nghiên cứu ngôn ngữ hiện nay không chỉ đặt ở trong hệ thống bản thân ngôn ngữ tự nhiên vốn có nhƣ về từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa… mà nó đƣợc đặt trong mối quan hệ liên ngành. Từ những nhận định về bản chất ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, với tính đa trị của hệ thống ký hiệu đó, khi mà một cái biểu đạt tƣơng ứng với nhiều cái đƣợc biểu đạt khác nhau, thì việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh sẽ góp phần làm rõ thêm quá trình mà thế giới đa dạng của ngôn từ, hình ảnh văn học đƣợc tái hiện trong thế giới ngôn ngữ, biểu tƣợng của điện ảnh. 1.2. Trong tất cả những yếu tố làm nên một tác phẩm điện ảnh thì yếu tố ngôn ngữ là quan trọng nhất. Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện tƣ duy của tác giả kịch bản (nhà văn) mà còn là phƣơng tiện tƣ duy của đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, âm nhạc, tạo hình,… Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh là một chặng đƣờng sáng tạo không ngừng của tập thể các tác giả. Họ là những ngƣời thể hiện, hiện thực hóa các hình tƣợng nghệ thuật đã đƣợc nhà văn tạo dựng, những ngƣời gọi là đồng tác giả, hay đúng hơn là những ngƣời ―sáng tạo lại‖ tác phẩm của nhà văn. Một tác phẩm điện ảnh chỉ đƣợc xây dựng thành công khi có sự ―đồng điệu‖ giữa tƣ duy của những ngƣời tham gia làm phim với tƣ duy của tác giả kịch bản. Điều đó phản ánh rằng, tƣ duy của đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ… dù có sáng tạo thế nào chăng nữa vẫn có mối quan hệ chiều sâu với các hình tƣợng nghệ thuật mà nhà văn tạo ra. Nếu ngôn ngữ trong kịch bản văn học thiên về ngôn ngữ miêu tả thì ngôn ngữ điện ảnh lại thiên về hình ảnh. Sự khác biệt này dẫn đến một hệ quả tất yếu là, các yếu tố ngôn ngữ 1
- khi đƣa lên màn ảnh sẽ không còn giữ nguyên trạng thái ban đầu mà chúng đƣợc tái tạo lại theo các chiều hƣớng khác nhau. Đó là thứ ngôn ngữ bị ―biến hình‖ so với ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Việc nghiên cứu ngôn ngữ kịch bản nói chung và ngôn ngữ chuyển thể nói riêng hiện gần nhƣ còn bỏ trống. Trong khi đó, để chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh có nhiều câu hỏi đặt ra phải giải quyết nhƣ: khi chuyển thể, cấu trúc tác phẩm, các ký hiệu biểu đạt thời gian, không gian, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cần đƣợc tái tạo ra sao? Xu hƣớng chuyển các đoạn văn sang các cảnh phim là nhƣ thế nào? 1.3. Sự tiến bộ của công nghệ hiện đại giúp cho nghệ thuật điện ảnh ngày càng chiếm lĩnh đƣợc vị trí thời thƣợng. Là một môn nghệ thuật tổng hợp có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố nhƣ ngôn ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, tạo hình, âm thanh, ánh sáng…, so với các loại hình nghệ thuật khác, điện ảnh có những ƣu thế nổi trội và đƣợc coi là ―nơi hội tụ của mọi nghệ thuật‖ (Ricciotto Canudo, 1923). Vì vậy, ngay từ khi kỹ thuật điện ảnh và nghệ thuật làm phim ra đời, điện ảnh đã có sức thu hút vô cùng mạnh mẽ. Sự phát triển của nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu ngƣời xem khiến cho các nhà làm phim luôn phải tìm kiếm những kịch bản hay, đặc sắc. Từ nửa cuối thế kỷ XX, điện ảnh thế giới hình thành xu hƣớng chuyển thể tác phẩm văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký…) thành phim. Xu thế này đã mang lại nhiều thành công cho ngành điện ảnh nhờ các bộ phim đƣợc dàn dựng từ các tác phẩm văn học nổi tiếng nhƣ: Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina (Lev Tolstoy), Sông Đông êm đềm (Sholokhop), Người mẹ (Maksim Gorki), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung),… Ở Việt Nam, từ những năm 1960 cũng đã có nhiều bộ phim đƣợc xây dựng theo cách chuyển thể từ tác phẩm văn học: Chị Tư Hậu (chuyển thể từ truyện vừa của Bùi Đức Ái), Vợ chồng A Phủ (chuyển thể từ truyện ngắn của Tô Hoài), Chị Dậu (chuyển thể từ tiểu thuyết ―Tắt đèn‖ của Ngô Tất Tố)… Luận án của chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tác phẩm văn học Chí Phèo của nhà văn Nam Cao chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy và tác phẩm AQ chính truyện 2
- của Trung Quốc đƣợc chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn. Hai tác phẩm đƣợc chúng tôi lựa chọn bởi tính thời đại, tính lịch sử, giá trị giải thƣởng và sự tƣơng đồng về cách thức xây dựng nhân vật, chủ đề, giá trị tƣ tƣởng thể hiện trong cả tác phẩm văn học và cả tác phẩm điện ảnh. Xuất phát từ các phân tích đã trình bày ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh (trường hợp ―Chí Phèo‖ của Việt Nam và ―AQ chính truyện‖ của Trung Quốc) với mong muốn sẽ có những đóng góp mới về cả lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh. 2. Mục đích nghiên cứu Với luận án này chúng tôi mong muốn tìm hiểu những biến đổi và sự vận động ngôn ngữ khi chuyển thể từ tác phẩm Chí Phèo và AQ chính truyện sang tác phẩm điện ảnh cũng nhƣ các nguyên tắc cơ bản khi thực hiện chuyển thể hai tác phẩm ở một số phƣơng diện, đồng thời củng cố thêm những nhận định về vai trò của ngôn ngữ đặt trong mối tƣơng quan với các ngành nghệ thuật khác. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa vào mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ cần thực hiện nhƣ sau: 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; 2. Xây dựng cơ sở lí luận dùng cho việc miêu tả và phân tích tƣ liệu; 3. Khảo sát những biến đổi của một số đơn vị ngôn ngữ khi chuyển từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh của hai tác phẩm Chí Phèo và AQ chính truyện. 4. Phân tích, lý giải những cách thức chuyển thể. 5. So sánh, đối chiếu cách thức chuyển thể của hai tác phẩm, làm rõ sự tƣơng đồng và khác biệt về việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình chuyển thể. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Mặc dù quá trình đi từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh trải qua rất nhiều công đoạn bởi có sự tham gia của nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên, 3
- quay phim, dựng phim,… mỗi một công đoạn lại có những kịch bản riêng nhƣ kịch bản của nhà biên kịch, kịch bản của đạo diễn, dựng phim… nếu đi sâu vào khảo sát kịch bản của từng công đoạn, chúng tôi e rằng sẽ hơi nghiêng về lý luận điện ảnh, và cũng sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Bởi vậy chúng tôi giới hạn đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm văn học Chí Phèo của Nam Cao, AQ chính truyện của Lu Xun (Lỗ Tấn)① và các tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ hai tác phẩm này. Đó là Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) của đạo diễn Phạm Văn Khoa, biên kịch Đoàn Lê và AQ chính truyện (1981) của đạo diễn Cen Fan (Sầm Phạm), biên kịch Chen Baichen (Trần Bạch Trần). Để có đƣợc cách nhìn sâu sắc về sự biến đổi của các hiện tƣợng ngôn ngữ từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh, trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ tham khảo một số trích đoạn trong hai kịch bản văn học của nhà biên kịch khi thực hiện chuyển thể. Trong luận án, chúng tôi dùng ―tác phẩm văn học‖ để chỉ văn bản truyện ngắn đƣợc sáng tác bởi nhà văn, và ―tác phẩm điện ảnh‖ là chỉ tác phẩm điện ảnh khi đã đƣợc chiếu trên màn hình, chuyển thể từ văn bản truyện ngắn; thuật ngữ ―adaptation‖ hay ―改编‖, chúng tôi sử dụng cách dịch là ―chuyển thể‖. Quá trình chuyển từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh thực chất là quá trình chuyển mã nghệ thuật, từ mã ngôn từ đến mã hình ảnh. Trƣớc hết, cần nói về khả năng tạo hình ảnh của câu: câu là đơn vị có chức năng thông báo và gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định. Không phải câu nào trong tác phẩm văn học cũng có khả năng tạo ra đƣợc một cảnh phim, những câu tạo ra cảnh phim là những câu giàu chất điện ảnh. Những câu nhƣ vậy thƣờng có giá trị tƣơng đƣơng với đoạn văn. Do đó, trong luận án, chúng tôi tập trung vào phân tích sự tƣơng tác giữa đoạn văn trong tác phẩm văn học và cảnh phim trong tác phẩm điện ảnh, bởi đoạn văn mới là cơ sở để các nhà làm phim tạo ra cảnh phim. Hƣớng nghiên cứu sẽ đƣợc triển khai theo sự biến đổi đoạn văn, cấu trúc tác phẩm, bên cạnh đó, chúng tôi nghiên cứu sự chuyển đổi ngôn ngữ ở các ① Trong luận án, tên của tác giả Lu Xun (Lỗ Tấn) và tên các nhân vật trong ―AQ chính truyện‖, chúng tôi sử dụng cách gọi Hán Việt theo bản dịch của tác giả Trƣơng Chính [68], tên của các học giả, nhà nghiên cứu và đạo diễn, biên kịch, diễn viên Trung Quốc khác chúng tôi sử dụng theo cách gọi tên phiên âm. 4
- phƣơng diện biểu đạt thời gian, không gian, hình tƣợng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh. Câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra là: 1) Sự tƣơng ứng/không tƣơng ứng giữa các đoạn văn và các cảnh trong phim đƣợc thể hiện ra sao? 2) Những biến đổi của các phƣơng tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ biểu đạt không gian, thời gian, ngôn ngữ biểu đạt hình tƣợng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm trong quá trình chuyển từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh là nhƣ thế nào? Chúng tôi lựa chọn phân tích các đoạn văn, ngôn ngữ biểu đạt không gian, thời gian, hình tƣợng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm của các nhân vật trong văn bản truyện ngắn của hai tác phẩm nói trên đƣợc chuyển sang cấu trúc, lời đối thoại, độc thoại, ký hiệu hình ảnh, âm thanh… trong phim truyện điện ảnh, từ đó đƣa ra kết quả nghiên cứu khái quát về mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh, các phƣơng tiện biểu đạt và xu hƣớng chuyển đổi giữa chúng (xét trên hai trƣờng hợp Chí Phèo và AQ chính truyện). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Vì đề tài của luận án đƣợc triển khai theo hƣớng liên ngành trên cơ sở vận dụng các lý thuyết của ngôn ngữ học hiện đại, nên chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp phân tích thuộc ngành/phân ngành nhƣ ngôn ngữ học, ký hiệu học, lý luận văn học và lý luận điện ảnh. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc áp dụng trong luận án là: - Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: dùng trong việc khảo sát, xác định số lƣợng các đoạn văn, cuộc thoại, lời thoại, các nhóm ký hiệu đƣợc chuyển thể từ tác phẩm truyện ngắn sang phim truyện điện ảnh. Thủ pháp thống kê giúp chúng tôi đƣa ra các biểu đồ và nhận định các xu hƣớng chuyển thể. - Phƣơng pháp miêu tả chỉ ra những đặc điểm và biến đổi của các phƣơng tiện ngôn ngữ khi chuyển từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh. - Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn dùng để phân tích cách tổ chức, sắp xếp các đoạn văn trong tác phẩm văn học, từ đó giúp nhận biết giá trị của các đơn vị đó trong tác phẩm điện ảnh, xác định vai trò của các yếu tố bên trong 5
- văn bản và bên ngoài văn bản nhƣ vai trò của ngƣời tham gia giao tiếp, quan hệ liên nhân, ngữ cảnh, mã ngôn ngữ… - Phƣơng pháp phân tích hội thoại dùng để phân tích các cuộc thoại, tình huống giao tiếp, sự tƣơng tác bằng lời và phi lời của các nhân vật trong quá trình phân tích sự chuyển đổi ngôn ngữ đối thoại của hai tác phẩm. - Thủ pháp so sánh để làm rõ sự khác biệt của các ký hiệu ngôn từ văn học với các ký hiệu hình ảnh, sự khác biệt của quá trình chuyển đổi ngôn ngữ và xu hƣớng chuyển thể giữa hai tác phẩm Chí Phèo và AQ chính truyện. Ngoài ra, luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành dùng để lý giải các xu hƣớng chuyển đổi giữa hai loại hình ngôn ngữ, phân tích ngôn từ theo chức năng loại hình nghệ thuật kết hợp với phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ngôn ngữ… 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần: Về mặt lý luận: - Làm rõ thêm các vấn đề lý luận về chuyển thể tác phẩm văn học và điện ảnh. - Nêu ra một số tiêu chí mang tính đặc trƣng về quá trình chuyển đổi các đơn vị ngôn ngữ từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh. - Chỉ ra đƣợc mối quan hệ tƣơng hỗ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh. - Chỉ ra đƣợc xu hƣớng chuyển thể và yêu cầu cơ bản về nguyên tắc bảo lƣu giá trị của tác phẩm văn học trong quá trình chuyển thể (xét trên hai trƣờng hợp Chí Phèo và AQ chính truyện). Về mặt thực tiễn: - Khẳng định thêm những giá trị của hƣớng nghiên cứu liên ngành đối với thực tiễn hoạt động của các loại hình nghệ thuật. - Giúp các nhà biên kịch chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. - Là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu đối chiếu cách thức chuyển thể những tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc và Việt Nam 6
- sang phim điện ảnh, nghiên cứu về sự khác biệt của hệ thống ký hiệu ngôn từ và ký hiệu hình ảnh, nghiên cứu về sự chuyển đổi ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của Luận án gồm: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chƣơng 2: Quá trình chuyển đổi ngôn ngữ từ tác phẩm văn học “Chí Phèo” sang tác phẩm điện ảnh Chƣơng 3: Quá trình chuyển đổi ngôn ngữ từ tác phẩm văn học “AQ chính truyện” sang tác phẩm điện ảnh 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Để tìm hiểu quá trình chuyển thể từ một tác phẩm văn học sáng tác phẩm điện ảnh, trƣớc hết cần phân tích các đặc trƣng ngôn ngữ của tác phẩm văn học và ngôn ngữ của tác phẩm điện ảnh. Về những vấn đề này, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có một số công trình đáng chú ý. Nhìn khái quát, có thể hình dung nhƣ sau: 1.1.1 Một số nghiên cứu về ngôn ngữ văn học 1.1.1.1 Nghiên cứu về ngôn ngữ văn học trên thế giới Nhà văn Nga Gorki đã từng nói: ―Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học‖. Rõ ràng, không có ngôn ngữ thì không có văn học. Ngôn ngữ không chỉ có chức năng là ―công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời‖ (V.Lênin) là công cụ của tƣ duy, là ―hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng‖ (K. Mác), ngôn ngữ còn có chức năng thẩm mỹ, chức năng nghệ thuật. Chính nhờ các chức năng này, ngôn ngữ giúp các nhà văn tạo nên tác phẩm văn học. ―Văn học là nghệ thuật ngôn từ‖. Vì vậy, nghiên cứu văn học không thể không nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm với tƣ cách là phƣơng tiện biểu hiện, là mặt hình thức của tác phẩm. Việc nghiên cứu ngôn ngữ văn học dựa trên những lý thuyết của ngôn ngữ học hiện đại bắt đầu từ quan điểm của F.Saussure, chủ nghĩa hình thức Nga, lý luận phê bình mới của Anh – Mỹ, hậu cấu trúc luận, các nghiên cứu đã tiến hành phân tích những hiện tuợng ngôn ngữ xuất hiện trong các tác phẩm văn học. Trƣờng phái cấu trúc luận đƣợc xây dựng trên ba nền tảng cơ bản. Nền tảng đầu tiên là lý thuyết ngôn ngữ của F.Saussure (1857-1913), với tƣ cách là một hệ thống, ngôn ngữ thực chất là những ký hiệu, mỗi ký hiệu là một kết hợp gồm hai mặt, cái biểu đạt (signifier) và cái đƣợc biểu đạt (signified), gắn với nhau bằng một thứ quan hệ rất tƣơng đối, và ý nghĩa đƣợc hình thành từ những 8
- sự khác biệt giữa các ký hiệu. Nền tảng thứ hai là các phát hiện mới của nhóm ngôn ngữ học Praha trong đó nổi bật nhất là Roman Jakobson với đề xuất cách định nghĩa thơ dựa trên các chức năng giao tiếp. Nền tảng thứ ba là Claude Levi-Strauss với các công trình nghiên cứu nhân chủng học về huyền thoại, hệ thống thân tộc, cách tƣ duy trong các xã hội sơ khai… Ðƣợc xây dựng trên nhiều nền tảng nhƣ vậy nên với các nhà cấu trúc luận, nghiên cứu văn học chỉ là một lĩnh vực của hệ thống ký hiệu học rộng lớn và đa dạng [93]. Nhìn chung chủ nghĩa cấu trúc đặc biệt quan tâm đến mối các quan hệ giữa các yếu tố của cấu trúc hơn là bản thân các yếu tố đó. Lotman (1970) từng nhấn mạnh : ―Sự phân tích cấu trúc xuất phát từ chỗ coi thủ pháp nghệ thuật không phải là yếu tố vật chất của văn bản mà là quan hệ‖ [67]. Có thể nói rằng, tất cả những biện pháp mà chủ nghĩa cấu trúc vận dụng thƣờng tập trung vào phân tích hệ thống những quan hệ của các yếu tố tạo thành chỉnh thể nghệ thuật, trong đó bao gồm cả việc mô hình hoá một văn bản riêng biệt hay cấu trúc nghệ thuật của một nhóm tác phẩm, thậm chí của cả một trào lƣu, một thời đại văn hoá. Nghiên cứu ngôn ngữ văn học đƣợc các nhà ngôn ngữ thuộc trƣờng phái hình thức Nga chú ý từ đầu 1910, với các đại diện Shklovksy, Boris Eikhenbaum hay Yury Tynyanov và các nhà ngữ học nhƣ Roman Jakobson, Lev Yakubinsky… Quan điểm cơ bản của họ là đề cao tính tự trị của văn học, cho rằng nghiên cứu văn học, nhƣ một khoa học, cần tập trung vào chính bản thân văn học, tức cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ tác phẩm [88]. Những đóng góp của các nhà chủ nghĩa hình thức Nga có ý nghĩa cực kỳ to lớn cả lý thuyết lẫn thực tiễn đối với việc nghiên cứu nghệ thuật nói riêng và ngôn ngữ văn học nói chung. Vào khoảng cuối thập niên 1960 xuất hiện trào lƣu hậu cấu trúc luận hay giải cấu trúc - đƣợc coi là mang tính đột biến của cấu trúc luận. Có nhiều lí thuyết đƣa đến tƣ tƣởng giải cấu trúc. Đầu tiên, với chủ nghĩa đối thoại của nhà tƣ tƣởng Nga M. Bakhtin (1929, 1963), ông cho rằng trong tiểu thuyết đa thanh, tác giả không phải là ngƣời quyết định tƣ tƣởng của tác phẩm, cái quyết định là quan hệ đối thoại của các nhân vật, bởi vì mỗi nhân vật tồn tại nhƣ một nhà tƣ tƣởng. Tác giả cũng chỉ là ngƣời tổ chức đối thoại mà thôi. Thứ hai, nhà 9
- triết học Pháp Jacques Derrida trong công trình Of Grammatology (Về văn từ học) đƣợc công bố năm 1967 nhận định, một cái biểu đạt không nhất thiết dẫn đến một cái đƣợc biểu đạt tƣơng ứng mà thƣờng dẫn đến những cái biểu đạt khác, nhƣ vậy chúng ta sẽ không bao giờ vƣơn tới đƣợc cái đƣợc biểu đạt cuối cùng mà bản thân nó lại không phải là một cái biểu đạt của một cái gì khác. Ba là lí thuyết hành vi ngôn ngữ của nhà ngữ học Anh J. L. Austin, tiếp đó là lí thuyết liên văn bản đƣợc phát triển bởi Kristeva, Bloom… Đặc biệt trong chủ nghĩa giải cấu trúc có Michel Foucault với một khái niệm có ảnh hƣởng sâu rộng trong ngôn ngữ học là khái niệm diễn ngôn (discourse) [96]. Cùng với việc áp dụng các lý thuyết ngôn ngữ học để giải mã văn bản nghệ thuật, hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ văn học trên thế giới đã hình thành các khung lý thuyết khác nhau, từ chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức, đến chủ nghĩa hậu cấu trúc. Mỗi khung lý thuyết có những ƣu điểm và nhƣợc điểm đã đƣợc minh chứng qua hàng thập kỷ. Bức tranh nghiên cứu ngôn ngữ văn học trở nên đa dạng, đầy màu sắc, kết nối hài hòa giữa văn học và ngôn ngữ học. 1.1.1.2 Nghiên cứu về ngôn ngữ văn học tại Việt Nam Ở Việt Nam, từ những năm 1960, nghiên cứu ngôn ngữ văn học đƣợc thể hiện trong các tác phẩm nghiên cứu về tu từ học, về sau là phong cách học. Đến cuối thế kỷ XX, bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu với tƣ cách là sách chuyên đề hay sách chuyên khảo nhƣ: Phong cách học tiếng Việt [62], Phong cách học tiếng Việt hiện đại [24], Văn thơ Việt Nam dưới ánh sáng của ngôn ngữ học [16], Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt [110]… Các công trình đi sâu vào nghiên cứu vai trò, đặc trƣng của ngôn ngữ trong các sáng tác văn chƣơng bao gồm ngôn ngữ nghệ thuật [47], đặc điểm ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ hội thoại, độc thoại nội tâm của các nhân vật [52], ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn [102]… Riêng công trình Các vấn đề của ngôn ngữ nghệ thuật [22], tác giả Hữu Đạt đã khảo cứu và phân tích chi tiết các đặc trƣng ngôn ngữ của từng thể loại văn học, đồng thời đƣa ra miêu tả một cách hệ thống các kiểu loại văn chƣơng. Tuy đi vào từng lĩnh vực cụ thể nhƣng 10
- các công trình nêu trên đều có điểm chung là bàn đến các đặc trƣng của ngôn ngữ và cấu trúc của tác phẩm văn học theo từng thể loại. Từ góc độ nghiên cứu văn học, với cách nhìn của nhà thi pháp, Trần Đình Sử cũng đã hết sức chú ý đến mối quan hệ quan hệ giữa nghiên cứu văn học và ngữ học. Ông cho rằng ngày nay, cả ngữ học và văn học đều có sự đổi thay về hệ hình nghiên cứu, cơ hội gắn bó giữa hai thể loại đƣợc gia tăng. Nhà nghiên cứu văn học lại quan tâm đến diễn ngôn, kí hiệu học, tu từ học, biểu tƣợng, hƣớng đến nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật, xem xét cách tái mã hóa, cách lập mã và giải mã trong văn học. Đây cũng đƣợc xem là những định hƣớng nghiên cứu mới đối với lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ văn học hiện nay. [97, 15-22] Nhƣ vậy, qua những phân tích trên, có thể cho phép khẳng định rằng, hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ văn học hiện nay dần đƣợc mở rộng và đặt trong mối quan hệ liên ngành không chỉ với ngôn ngữ học, ký hiệu học mà còn cả các ngành nghệ thuật khác. Việc nghiên cứu chuyển đổi ngôn ngữ từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh dù trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ đƣợc kế thừa các kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu của ngôn ngữ văn học. 1.1.2. Một số nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh Điện ảnh là loại hình nghệ thuật đặc biệt, là ―nghệ thuật của nghệ thuật‖. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ ―ngôn ngữ điện ảnh‖ bao gồm cả tạo hình, hóa trang, góc quay… Bởi vậy, nghiên cứu ngôn ngữ điện ảnh theo cách nhìn của ngôn ngữ học sẽ hẹp hơn nhiều so với thuật ngữ vừa nói tới. 1.1.2.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh trên thế giới Những nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ điện ảnh theo cách nhìn của ngôn ngữ học là các nghiên cứu của các nhà chủ nghĩa hình thức Nga và Đông Âu. Ngay trƣớc khi ngành điện ảnh hiện đại ra đời (thời phim câm - phim chƣa có âm thanh lời nói), họ đã bắt đầu nghiên cứu các yếu tố cấu thành tự sự điện ảnh. Công việc này đƣợc thực hiện bởi một nhà nghiên khá nổi tiếng của nhóm chủ nghĩa hình thức Nga B.M.Eikhenbaum [131]. Cho đến nay, có thể khái quát quá trình nghiên cứu ngôn ngữ điện ảnh thành ba giai đoạn sau: 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 209 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 111 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 161 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 83 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 46 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 42 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 122 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn