intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng, luận án góp phần khẳng định: Trong quá trình sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã tạo ra một Thế giới nghệ thuật riêng độc đáo và đặc sắc; và qua đó ghi nhận những đóng góp quan trọng của ông đối với quá trình phát triển của văn học hiện thực phê phán Việt Nam nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945 nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐÀO THỊ LÝ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG THỜI KỲ TRƢỚC NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐÀO THỊ LÝ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG THỜI KỲ TRƢỚC NĂM 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Đăng Xuyền 2. PGS.TS. Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN - 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đào Thị Lý
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Khoa Ngữ văn, Phòng Quản lý và Đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Trần Đăng Xuyền, PGS. TS Trần Thị Việt Trung - những người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận án Đào Thị Lý
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................. 3 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4 7. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 6 1.1. Tình hình nghiên cứu chung về Nguyên Hồng .................................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng........ 15 1.2.1. Về đề tài sáng tác ............................................................................................ 15 1.2.2. Về chủ đề sáng tác........................................................................................... 16 1.2.3. Về nhân vật ..................................................................................................... 17 1.2.4. Về không gian và thời gian ............................................................................. 20 1.2.5. Về ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật ............................................................... 23 Chƣơng 2. KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH NÊN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG...................31 2.1. Giới thuyết chung về Thế giới nghệ thuật.......................................................... 31 2.2. Những cơ sở hình thành Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng ...................... 37 2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội............................................................................... 37 2.2.2. Hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng sống và hoạt động văn học của Nguyên Hồng .... 42 2.2.3. Cá tính Nguyên Hồng...................................................................................... 49
  6. iv Chƣơng 3. THẾ GIỚI NHÂN VẬT ....................................................................... 53 3.1. Một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp thuộc tầng lớp thị dân và lao động dƣới đáy xã hội.................................................................................... 53 3.1.1. Những ngƣời phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh, cùng đƣờng, nổi loạn ................. 55 3.1.2. Những đứa trẻ nghèo dƣới đáy xã hội, “không có tuổi thơ” ........................... 65 3.1.3. Những ngƣời trí thức tiểu tƣ sản nghèo, giàu hoài bão nhƣng bất lực và bế tắc trƣớc cuộc sống .................................................................................. 71 3.1.4. Những nhân vật con ngƣời tha hoá ................................................................. 77 3.2. Một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu xây dựng nhân vật .................................. 83 3.2.1. Nghệ thuật tạo dựng hoàn cảnh và tình huống................................................ 83 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để khắc họa tâm trạng và tính cách nhân vật ....... 91 3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm............................. 95 Chƣơng 4. THỜI GIAN, KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT ..... 100 4.1. Thời gian nghệ thuật ........................................................................................ 100 4.1.1. Thời gian gắn liền với những sự kiện và biến cố dữ dội của cuộc đời nhân vật ...................................................................................................... 100 4.1.2. Thời gian của con ngƣời cá nhân, của sự hồi tƣởng đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai ........................................................................... 106 4.2. Không gian nghệ thuật ..................................................................................... 109 4.2.1. Không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi ... 109 4.2.2. Không gian gia đình chứa đầy bi kịch buồn đau, tan tác .............................. 113 4.2.3. Không gian mang sắc thái tôn giáo - trầm, buồn ảm đạm ............................ 115 4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................................ 124 4.3.1. Ngôn ngữ đầy ắp chất liệu cuộc sống cần lao, phù hợp với tâm lý, tính cách của từng kiểu nhân vật ....................................................................... 125 4.3.2. Ngôn ngữ mang sắc thái tôn giáo .................................................................. 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyên Hồng (1918-1982) là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lƣu văn học hiện thực nói riêng, của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Ông là ngƣời đến với nghề văn khá sớm và đã thành công ngay từ tác phẩm đầu tay: Bỉ vỏ (1937). Nguyên Hồng có sức viết phi thƣờng, viết với tất cả sự đam mê và nhiệt huyết của mình. Hơn bốn mƣơi năm cầm bút, ông đã để lại gần bốn mƣơi tác phẩm, trong đó có những sáng tác đặc sắc và có những tác phẩm đƣợc đánh giá là một trong những tác phẩm bề thế nhất của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 1.2. Nhƣ đã biết, “Thế giới nghệ thuật” là chỉnh thể của hình thức văn học”, [140, tr. 29, 30], “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu)... Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng” [52, tr. 251]... Trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, ở mọi phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: đề tài, chủ đề, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ nghệ thuật,... đều đƣợc thống nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật, giúp ngƣời đọc dễ hình dung ra những nét riêng biệt những đóng góp cụ thể trong quá trình sáng tạo không ngừng của nhà văn. Với một số lƣợng tác phẩm khá lớn ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ...) qua hai giai đoạn sáng tác, trƣớc và sau năm 1945, Nguyên Hồng đã phản ánh một cách chân thực, cảm động cuộc sống với những số phận cụ thể của những ngƣời lao động nghèo khổ và quá trình đổi đời nhờ Đảng, nhờ Cách mạng của họ. Khi viết về vấn đề này, Nguyên Hồng đã thể hiện đƣợc cái nhìn hiện thực sâu sắc và tấm lòng nhân đạo thiết tha của nhà văn đối với những con ngƣời lao động. Vì vậy, khi đặt vấn đề nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trƣớc năm 1945 cũng có nghĩa là đã đi vào nghiên cứu về những đặc điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, khẳng định giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả trong sáng tác của nhà văn hiện thực xuất sắc này trong một giai đoạn sáng tác cụ thể của ông.
  8. 2 1.3. Theo khảo sát của chúng tôi, cho tới nay đã có khoảng hơn 50 công trình viết về Nguyên Hồng và riêng việc nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật của ông đã có trên 20 bài (đề cập đến nhiều khía cạnh, ví dụ nhƣ: Chủ đề, đề tài sáng tác, cảm hứng sáng tạo, chủ nghĩa nhân đạo, cảm quan tôn giáo, lời văn nghệ thuật,... trong sáng tác của nhà văn). Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã chú ý đề cập đến giai đoạn sáng tác trƣớc Cách mạng tháng 8/1945 của Nguyên Hồng, trong đó đã có sự khảo sát, đề cập đến một số phƣơng diện trong Thế giới nghệ thuật của ông nhƣ: đề tài, chủ đề nhân vật, không gian và thời gian, lời văn nghệ thuật... nhƣng chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn đây là những nhận xét, nhận định mang tính khái quát; hoặc đó có thể là những khảo sát, phân tích khá cụ thể ở một số phƣơng diện trong Thế giới nghệ thuật chứ chƣa phải toàn bộ Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Do đó, vẫn rất cần phải có một công trình chuyên biệt nghiên cứu một cách khá hệ thống và toàn diện về Thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng. Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn góp phần nhìn nhận một cách tƣơng đối toàn diện, hệ thống về Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trong một giai đoạn sáng tác cụ thể - giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, để chỉ ra những đặc điểm riêng, những sáng tạo riêng trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn; đồng thời qua đó khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của ông đối với sự vận động và phát triển của trào lƣu văn học hiện thực phê phán nói riêng, của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung một cách cụ thể và đầy đủ hơn. 1.4. Hiện nay, một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng đã đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình giáo dục ở bậc phổ thông và đại học. Nếu đề tài này đƣợc thực hiện thành công, đây sẽ là cuốn tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên, giáo viên các cấp và những ai quan tâm đến nhà văn hiện thực xuất sắc suốt đời nặng lòng với những ngƣời nghèo khổ này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng, luận án góp phần khẳng định: Trong quá trình sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã tạo ra một Thế giới nghệ thuật riêng độc đáo và đặc sắc; và qua đó ghi nhận những đóng góp quan trọng của ông đối với quá trình phát triển của
  9. 3 văn học hiện thực phê phán Việt Nam nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945 nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu những phƣơng diện quan trọng của Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhằm chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn (nghệ thuật xây dựng nhân vật; không gian, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật). Qua đó khẳng định những giá trị nghệ thuật và giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo cao cả trong những sáng tác của Nguyên Hồng - “nhà văn của những ngƣời khốn khổ” Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 1945. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận án là những sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc 1945. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, những sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của ông cũng đƣợc chúng tôi quan tâm khảo sát, nhằm so sánh làm rõ hơn những đặc điểm riêng trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trƣớc năm 1945, cũng nhƣ một số đặc điểm chung trong quá trình sáng tác của nhà văn sau cách mạng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả cùng khuynh hƣớng, cùng thời với ông để so sánh, đối chiếu nhằm chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Nhƣ đã biết, Thế giới nghệ thuật bao gồm nhiều phƣơng diện nhƣ: đề tài, chủ đề, nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật... Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án của mình, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào nghiên cứu một số phƣơng diện cơ bản của Thế giới nghệ thuật nhƣ: thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 - vì đây là giai đoạn sáng tác nhiều, tiêu biểu và thành công nhất của Nguyên Hồng. Còn một số phƣơng diện khác nhƣ: đề tài, chủ đề, lời văn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật... cũng đã đƣợc một số tác giả đề cập đến khá rõ trong các chuyên luận và bài báo của mình, nên chúng tôi không chủ trƣơng đi sâu vào nghiên cứu.
  10. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích tác phẩm để tìm hiểu kỹ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc Cách mạng. Đó là cơ sở để có những nhận xét, đánh giá tổng hợp nhất về Thế giới nghệ thuật của nhà văn. - Phương pháp thống kê, phân loại: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong quá trình khảo sát các tác phẩm cụ thể của nhà văn, thống kê và phân loại từng kiểu nhân vật, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: để có sự đối sánh và có cái nhìn sâu hơn về đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi nghiên cứu và so sánh sáng tác của Nguyên Hồng trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; so sánh với một số tác phẩm, một số nhân vật trong tác phẩm của các tác giả cùng thời, cùng hoặc khác khuynh hƣớng sáng tác của Nguyên Hồng, nhằm chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn. - Vận dụng lý thuyết thi pháp học (về thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật...) để phục vụ trong quá trình nghiên cứu. 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 6.1. Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu một cách khá toàn diện và hệ thống về Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng thời kỳ trước 1945. Luận án đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu các sáng tác của Nguyên Hồng nhằm chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhất là trong việc dựng lên một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp, độc đáo và sinh động của những con ngƣời lao động sống dƣới đáy xã hội thực dân phong kiến; Chỉ ra những đặc điểm về không gian và thời gian nghệ thuật, cũng nhƣ những nét đặc sắc riêng về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Qua đó khẳng định: Trong quá trình sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã xây dựng đƣợc một Thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo không lẫn với
  11. 5 bất cứ nhà văn nào. Và qua Thế giới nghệ thuật này, nhà văn đã thể hiện đƣợc một cách sâu sắc và cảm động chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo cao cả của mình. 6.2. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyên Hồng vào quá trình phát triển trào lƣu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. 6.3. Nếu luận án này thành công, hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh, sinh viên và những ngƣời quan tâm đến tác giả Nguyên Hồng nói riêng và văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám nói chung. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án bao gồm bốn chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 2. Khái niệm Thế giới nghệ thuật và những cơ sở hình thành nên Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Chƣơng 3. Thế giới nhân vật. Chƣơng 4. Thời gian, không gian và ngôn ngữ nghệ thuật.
  12. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu chung về Nguyên Hồng Gần 3/4 thế kỷ trôi qua - kể từ khi cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng ra đời và đƣợc nhận Giải thƣởng của Tự lực văn đoàn (1937) - đã có rất nhiều bài viết, những công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp, những đóng góp của nhà văn. Cho đến nay, việc nghiên cứu về Nguyên Hồng cũng vẫn đang đƣợc tiếp tục và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng trân trọng. Điều đó chứng tỏ sức sống của tác phẩm Nguyên Hồng rất bền vững trong lòng ngƣời đọc nhiều thế hệ, và theo thời gian những giá trị đặc biệt của nó ngày càng đƣợc phát hiện, đƣợc khẳng định một cách trân trọng. Theo khảo sát của chúng tôi, đến nay đã có khoảng hơn 50 công trình nghiên cứu chung về Nguyên Hồng, trong đó có khoảng 20 bài nghiên cứu có đề cập đến phƣơng diện Thế giới nghệ thuật. Bên cạnh đó có hàng chục luận án, luận văn khoa học nghiên cứu về sáng tác của ông. Đặc biệt khi ông qua đời, đã có hơn 20 bài viết về những Hồi ức và kỷ niệm về nhà văn, thể hiện tình cảm trân trọng tài năng và nhân cách của Nguyên Hồng trong lòng bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc. Ngay từ trƣớc năm 1945, có một số nhà nghiên cứu đã phát hiện tài năng văn học của nhà văn, đã đánh giá đƣợc những mặt mạnh, mặt hạn chế của ngòi bút Nguyên Hồng. Theo khảo sát của chúng tôi, đã có một số bài viết nhận xét, đánh giá về văn chƣơng của Nguyên Hồng của các tác giả: Thạch Lam, Trọng Quy, Trƣơng Chính, Vũ Ngọc Phan… Cụ thể, khi tiểu thuyết Bỉ vỏ đƣợc nhận Giải thƣởng của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam đã nhận xét về văn của Nguyên Hồng nhƣ sau: ''Văn lúc nào cũng minh bạch, giản dị, một đôi khi thấm thía, rung động, có nhiều đoạn đẹp đẽ và sâu sắc… ông quan sát khéo, chỉ tả những cái gì đáng để ý, những tình cảm chân thật, những cảm giác đúng” [116, tr. 39]. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra nhƣợc điểm khó tránh khỏi của một ngƣời mới vào nghề viết văn, đó là:“Nhiều chỗ vụng về, cẩu thả, nhiều câu văn chưa gãy gọn. Nhưng đó là những lỗi của một người mới viết văn và sẽ mất đi với kinh nghiệm và từng trải trong nghề ” [116; tr. 39]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nhận xét của một Giải thƣởng, Thạch Lam mới chỉ dừng lại ở một vài dòng nhƣ vậy về tác giả trẻ tuổi này.
  13. 7 Cũng năm 1938, khi giới thiệu Bỉ vỏ, tác giả Trọng Quy đã nhận xét: “Tác phẩm không hổ thẹn với sự được Ban giám khảo chú ý đến”, vì đây là “một thiên phóng sự tả rõ cách sinh hoạt của một hạng người” của “một cán bút linh hoạt mới mẻ”, “biết làm cho người khác phải cảm động” [127, tr. 8]). Trọng Quy đã khẳng định vị trí xứng đáng của Bỉ vỏ khi đƣợc nhận Giải thƣởng Tự lực văn đoàn chính là ở sự mới mẻ của cây bút Nguyên Hồng cũng nhƣ tính nhân đạo của tác phẩm. Tuy nhiên, không chỉ có những ý kiến ghi nhận sự thành công của Bỉ vỏ, mà còn có những đánh giá về hạn chế của tác phẩm này. Năm 1939, Trƣơng Chính đã nhận xét về Bỉ vỏ khi ông nhìn nhận từ góc độ Dưới mắt tôi nhƣ sau: “Quyển Bỉ vỏ là một quyển tiểu thuyết tầm thường, không đặc sắc. Tác giả còn thiếu nghệ thuật, thiếu kinh nghiệm, ngòi bút của ông còn non nớt, vụng về”...; các tình tiết “được sắp đặt một cách thô sơ… Nhà văn ấy kiên tâm và thành thực, nhưng ông chỉ thành công lúc ông giản dị và sâu sắc hơn” [17, tr. 173], đây là một nhận xét nghiêm khắc và khách quan về nghệ thuật của một cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyên Hồng. Năm 1940, khi viết Lời tựa cho tập tiểu thuyết tự truyện Những ngày thơ ấu, Thạch Lam đã nhận thấy khả năng thể hiện “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” của ngòi bút Nguyên Hồng… Tác giả của Gió lạnh đầu mùa đã rất tinh tế khi nhận thấy những cảm xúc chân thành của một trái tim dễ xúc động qua từng trang hồi ký đẫm nƣớc mắt của nhà văn hiện thực trẻ tuổi này. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, năm 1942, Vũ Ngọc Phan đã công phu giới thiệu gƣơng mặt 78 nhà văn Việt Nam, trong đó có nhà văn Nguyên Hồng. Về Nguyên Hồng, tác giả đã khẳng định sự thành công của nhà văn qua những sáng tác đầu tay, nhất là cuốn Bỉ vỏ của ông. Vũ Ngọc Phan nhận xét: “truyện thật là hay… cách viết có mạch lạc mà đi đến đoạn kết một cách tự nhiên”, đồng thời ông cũng đƣa ra một nhận định khái quát khá chính xác về tƣ tƣởng nghệ thuật của “nhà văn xã hội này”: “Ở tập văn nào của Nguyên Hồng cũng vậy, tư tưởng nhân từ, bác ái của tác giả bao giờ cũng tràn lan và đó chính là cái phần cốt yếu của nhà văn xã hội cầu mong ánh sáng” [116, tr. 48]. Nhƣ vậy, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra đƣợc cái cốt lõi, cái đặc trƣng và giá trị trong sáng tác của Nguyên Hồng, đó là: Tƣ tƣởng nhân đạo và khát vọng có một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, nhất là đối với những ngƣời nghèo khổ.
  14. 8 Năm 1944, trong cuốn “Văn chương và xã hội” (Đại học Thƣ xã Hà Nội), khi nghiên cứu một số tác phẩm của Nguyên Hồng thời kỳ trƣớc cách mạng nhƣ “Bỉ vỏ”, “Bảy Hựu”, “Những ngày thơ ấu”, tác giả Lƣơng Đức Thiệp nhận xét: đây là “cây bút linh động cho ta cảm thấy sâu xa lòng yêu thiết tha của chính tác giả đối với các nhân vật trong truyện” [159, tr. 98]. Nhận xét này khẳng định thêm tính nhân đạo của nhà văn Nguyên Hồng. Qua một số ý kiến, nhận xét trên, chúng ta nhận thấy khá rõ một điểm: ngay đƣơng thời, ngƣời ta cũng đã chỉ ra những mặt mạnh, những thành công của nhà văn Nguyên Hồng. Đó là chủ nghĩa nhân đạo, là tƣ tƣởng nhân từ bác ái, cũng nhƣ đã chỉ ra những mặt hạn chế của Nguyên Hồng khi buổi đầu đến nghề văn còn đầy non nớt này. Đồng thời cũng qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Trong vòng 10 năm (1936 - 1945), Nguyên Hồng đã có khá nhiều sáng tác (54 truyện ngắn, 03 truyện vừa, 01 hồi ký, 03 tiểu thuyết) với mảng nội dung hiện thực đặc sắc nhƣng thực sự những sáng tác này của Nguyên Hồng cũng chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình nhƣ những trƣờng hợp nhà văn hiện thực khác. Hầu hết các ý kiến nhận định, phê bình chỉ tập trung vào hai tác phẩm nổi tiếng của Nguyên Hồng là: Bỉ vỏ và Những ngày thơ ấu, còn những sáng tác khác của ông đều chƣa hoặc rất ít đề cập đến. Các tác giả (do những lý do chủ quan và khách quan nào đó) cũng chƣa thấy hết đƣợc giá trị nhiều mặt của các sáng tác ấy, cũng nhƣ chƣa phát hiện và đánh giá đúng mức đƣợc tài năng và cống hiến của Nguyên Hồng, mặc dù bƣớc đầu cũng đã ít nhiều động chạm vào những vấn đề đó khi nhận xét đánh giá về ông. Từ sau năm 1945 cho tới tận hiện nay, Nguyên Hồng và tác phẩm của ông tiếp tục đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, chú ý nhìn nhận, đánh giá và khẳng định những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật. Những tác phẩm của nhà văn vẫn tiếp tục trở thành đối tƣợng nghiên cứu hấp dẫn trong đời sống nghiên cứu, phê bình văn học của nƣớc nhà. Trong khi đó, một số những nhà văn hiện thực khác nhƣ Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... vẫn chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình, mà phải đợi đến thời kỳ đổi mới, các tác phẩm của họ mới đƣợc chú ý nghiên cứu và đƣợc đánh giá sâu sắc, công bằng và toàn diện hơn. Có thể nhắc đến những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vũ Ngọc
  15. 9 Phan, Chu Nga, Trần Đăng Suyền,... cùng các mục từ giới thiệu về Nguyên Hồng, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Hồi ký Những ngày thơ ấu trong cuốn Từ điển Văn học của tác giả Nguyễn Hoành Khung; Những đề tài nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng của các tác giả: Lê Hồng My, Bạch Văn Hợp, Phạm Hồng Lan, Nguyễn Duy Tờ, Lê Thị Hải Vân... Qua các công trình nghiên cứu này, chúng tôi thấy các vấn đề về tƣ tƣởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, lời văn nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo,… trong sáng tác của Nguyên Hồng đã đƣợc đề cập đến ở những mức độ khác nhau. Các ý kiến, nhận xét đều sâu sắc và tinh tế nhƣng phần lớn là những nhận xét, nhận định có tính chất khái quát, hoặc nghiên cứu sâu một phƣơng diện nào đó thuộc về nội dung hoặc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng, cụ thể là một số ý kiến tiêu biểu nhƣ sau: - Đánh giá sự đóng góp của Nguyên Hồng đối với sự vận động và phát triển khuynh hƣớng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng và đối với nền Văn học hiện đại Việt Nam nói chung trên những phƣơng diện cụ thể. Tiêu biểu cho xu hƣớng đánh giá này là các công trình nghiên cứu: “Nguyên Hồng” [Phan Cự Đệ -116], “Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp” [Nguyễn Đăng Mạnh -116], “Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của anh” [Chu Nga -116]... - Khẳng định chủ nghĩa nhân đạo thống thiết của Nguyên Hồng khi viết về các nhân vật dƣới đáy xã hội thực dân phong kiến, đặc biệt là nhân vật ngƣời phụ nữ và trẻ em. Xu hƣớng này đƣợc thể hiện trong các công trình nghiên cứu: “Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp” [Nguyễn Đăng Mạnh -116], “Một cuộc đời sáng tạo trong đau khổ” [Vƣơng Trí Nhàn - 111], “Cảm hứng cần lao trong sáng tác của Nguyên Hồng” [Phan Diễm Phƣơng -116]... - Chỉ ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng là “nhà văn của niềm tin và ánh sáng”, “nhà văn của lòng thương cảm thống thiết”, “một ngòi bút hiện thực giàu chất lãng mạn”… “Nguyên Hồng, nhà văn của những khát vọng sống” [Hà Minh Đức - 116], “Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng” [77], “Nhà văn của tình thương” [1]... - Khẳng định mặt mạnh của Nguyên Hồng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, cũng nhƣ trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, giọng điệu... nhƣ bài viết: “Đặc sắc hồi ký Nguyên Hồng” [Nguyễn Đăng Điệp -116], “Giọt lệ lớn và đoàn tàu chợ” [Linh Thi - 116]; hay chuyên luận: “Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng” [Lê Hồng My - 101]...
  16. 10 Khi cắt nghĩa cảm hứng chủ đạo của Nguyên Hồng, Phan Cự Đệ cho rằng cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn “Bắt nguồn từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc với những lớp người cùng khổ. Anh là một cây bút đôn hậu, luôn hướng tới cái cao đẹp, trong sáng, niềm tin yêu thắm thiết” [116, tr. 112]. Khái quát về “Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của anh” tác giả Chu Nga đã giới thiệu và khái quát: “Nguyên Hồng sau cách mạng chỉ là sự kế tiếp một cách logic Nguyên Hồng những năm trước cách mạng” [116, tr. 157] - Đây là một nhận xét rất chính xác về sự nhất quán trong quan niệm sáng tác của Nguyên Hồng cả ở hai giai đoạn trƣớc và sau năm 1945. Đồng thời Chu Nga cũng nhấn mạnh đến sự đóng góp riêng biệt của Nguyên Hồng vào dòng văn học hiện thực phê phán: “Trước tiên cần khẳng định ở anh những đóng góp đáng kể với tư cách là một nhà văn hiện thực phê phán tiến bộ nhất, tiếp cận gần nhất với cách mạng. Anh không chỉ hiểu cách mạng mà còn viết về cách mạng, cũng không phải chỉ viết một cách cảm tính, mà ít nhiều có quan điểm, có lý luận” [116, tr. 157], và đó còn là “tiếng nói yêu thương nhân đạo (…) sôi nổi, lạc quan, tràn đầy một lòng tin ở ngày mai tươi sáng vì nhìn thấy được những phẩm chất đẹp đẽ ở những con người nghèo khổ hôm nay”[116, tr. 158]… Nhƣ vậy, tác giả đã đề cập đến cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nguyên Hồng, đó là tình cảm yêu thƣơng, trân trọng con ngƣời lao động. Cùng quan điểm nhƣ trên, Phan Diễm Phƣơng, Vƣơng Trí Nhàn, Đỗ Trung Thoại... đều cho rằng cảm hứng sáng tác của Nguyên Hồng là cảm hứng về cuộc sống lầm than, đói khổ của ngƣời lao động trong xã hội cũ. “Cảm hứng cần lao… đã được phô diễn một cách ám ảnh, đầy sức lay động đối với những con người đồng cảm” [116, tr. 225]… “Cảm hứng cần lao và tranh đấu của Nguyên Hồng cũng chính là cảm hứng nhân đạo nơi ông” [116, tr. 227]… “Giá trị phổ biến của hàng ngàn, hàng ngàn trang sách được bắt nguồn vào những cảnh sống của con người, hướng về con người ” [116, tr. 229]. Vƣơng Trí Nhàn khẳng định cuộc đời Nguyên Hồng là “Một cuộc đời sáng tạo trong đau khổ”, “Văn xuôi Nguyên Hồng là một thứ sản phẩm giàu chất tự truyện”, đồng thời tác giả cũng đánh giá Những ngày thơ ấu là tác phẩm đỉnh cao của Nguyên Hồng: “Khách quan và tỉnh táo mà đánh giá, phải nhận toàn bộ cuộc đời và sáng tác của Nguyên Hồng về sau không có cái nào vượt được Những ngày thơ ấu” [116, tr. 219]. Và “Trước đau khổ, Nguyên Hồng thấy nên cam chịu, và tìm thấy lẽ sống, cảm hứng
  17. 11 sáng tạo của mình trong chính sự đau khổ” [116, tr. 220]. Đỗ Trung Thoại thấy ở Nguyên Hồng là“một nhà văn lớn, một nhân cách lớn… chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng chủ đạo trong hầu hết các tác phẩm của ông… Nguyên Hồng là nhà văn của nhân dân lao động và ông thuộc về những người lao động” [119]. Trong giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tập 2, tác giả Lê Hồng My, Trần Đăng Suyền đã chỉ rõ quan điểm nghệ thuật của Nguyên Hồng là “Đề cao vai trò của văn chương nghệ thuật, khẳng định ý nghĩa cao quý của nghề cầm bút” [134, tr. 134]... “Nhà văn, (người nghệ sĩ) phải trung thực, chân thành trên trang viết: say mê, tin tưởng vào cuộc sống; phải cần cù học hỏi và không ngừng sáng tạo” ”[134, tr. 135]... “Nghệ thuật phải “bắt rễ” vào cuộc sống của người lao động và hướng tới tương lai tốt đẹp. Bạn đọc quần chúng là “lẽ sống của ngòi bút” [134, tr. 137]. Đây chính là quan điểm nghệ thuật nhất quán của Nguyên Hồng trong sự nghiệp sáng tác của mình. Đánh giá Nguyên Hồng ở một góc nhìn khác, GS.TS. Trần Đăng Suyền đã phân tích một cách sâu sắc Sự gặp gỡ, giao thoa của những khuynh hướng, trào lưu văn học trong sáng tác của Nguyên Hồng trƣớc cách mạng. Tác giả đã phân tích và khẳng định: “Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã xuất hiện nhiều khuynh hướng, nhiều trào lưu văn ọhc: Chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực và khuynh hướng văn học cách mạng; chúng vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Sáng tác của Nguyên Hồng thể hiện quy luật vận động và phát triển, sự gặp gỡ và giao thoa của nhiều khuynh hướng, trào lưu văn học… Có được điều đó là do ngòi bút Nguyên Hồng gắn bó sâu sắc với thời đại, với cuộc đời rộng lớn, với những người cùng khổ. Có được điều đó còn do những sáng tác hiện thực chủ nghĩa của ông được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo, đi sâu vào bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật, thể hiện quy luật vận động và phát triển tất yếu của tiến trình lịch sử văn học dân tộc” [137, tr. 55-59]. Nhƣ vậy, về cảm hứng sáng tạo, chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng, các nhà nghiên cứu, phê bình đều nhất trí rằng cảm hứng sáng tác của Nguyên Hồng là cảm hứng cần lao, bắt nguồn từ cuộc sống tăm tối, cực khổ của những ngƣời dƣới đáy xã hội thực dân phong kiến trƣớc Cách mạng. Cảm hứng sáng tác ấy đƣợc thể hiện qua một tấm lòng nhân đạo thiết tha, trĩu nặng với những cảnh đời đen tối trong xã hội đƣơng thời.
  18. 12 Khi nói đến Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, nhiều tác giả đều cho rằng Nguyên Hồng có phong cách nghệ thuật riêng. Nguyễn Đăng Mạnh là một trong những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Nguyên Hồng, trong các công trình nghiên cứu của mình, tác giả cũng đặc biệt chú ý đến tƣ tƣởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, trong cuốn Giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: "Nguyên Hồng là nhà văn có phong cách rõ rệt quy định bởi những đặc điểm về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, về tư tưởng, tình cảm, về sự tiếp thu ảnh hưởng xã hội và văn học" [100, tr. 20]; Đồng thời tác giả cũng chỉ ra một vài nét tiêu biểu của phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng tháng Tám là "tình cảm say sưa bồng bột", và "tinh thần nhân đạo chủ nghĩa thiết tha", "... một nội dung trữ tình sôi nổi, một cảm hứng lãng mạn mãnh liệt...”. Ở một công trình nghiên cứu khác, ông cũng đã bàn về phong cách lãng mạn của Nguyên Hồng: “Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng có một cái gì rất gần gũi với thần thoại, cổ tích, truyện Tàu, lại giông giống như thế giới đầy dông bão của những trường ca, những thiên truyện ngắn lãng mạn chủ nghĩa của Mácxim Goorki hay tiểu thuyết của Víchto Huygô, trong đó có sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa bão táp và nắng vàng, giữa quỷ dữ và thiên thần…” [116, tr. 100] và “Nguyên Hồng có thiên hướng xây dựng những tích cách phi thường, những hình tượng kỳ dị, những tâm trạng được phóng đại, những tình huống dữ dội, những quang cảnh rộng lớn, náo động đầy dông bão (…) phù hợp với một giọng văn thống thiết của một tâm hồn nồng nhiệt muốn giãi bày trực tiếp trên những trang sách...” [116, tr. 100,101]... Phan Cự Đệ là một trong những nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Nguyên Hồng, ông đã tiếp cận sáng tác của nhà văn từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ: cảm hứng sáng tạo, chủ nghĩa nhân đạo, màu sắc trữ tình... Về phong cách nghệ thuật, tác giả khẳng định: "Cùng đứng trong chủ nghĩa hiện thực phê phán nhưng Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng... mỗi người có một phong cách riêng. Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng cũng mang những màu sắc thẩm mỹ độc đáo” [116, tr. 112]. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố trữ tình lãng mạn nhƣ một đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng: "Không phải lúc nào Nguyên Hồng cũng viết bằng một bút pháp hiện thực tỉnh táo và nói chung, ít khi anh sử dụng một lối viết nặng nề về trí tuệ. Ở anh, những yếu tố nội tâm, những tình cảm sôi nổi, dạt dào từ bên
  19. 13 trong đôi lúc cứ muốn lấn lướt, trùm lên cái hiện thực khách quan được miêu tả" [116, tr. 121]. Khi giới thiệu quá trình sáng tác từ Bỉ vỏ đến Cửa biển, Phan Cự Đệ cũng đã lý giải sự chuyển biến về tƣ tƣởng và nghệ thuật của Nguyên Hồng từ sau Cách mạng tháng Tám gắn liền với quá trình nhận thức về cách mạng, đi theo cách mạng của nhà văn. Tác giả khẳng định sự nhất quán trong phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, "Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng giờ đây giàu có, phong phú hơn trước nhưng nhìn chung vẫn là một phong cách hiện thực giàu chất lãng mạn cách mạng và chất trữ tình say đắm" [116, tr. 142]. Tác giả Bạch Văn Hợp khi đi sâu vào nghiên cứu Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng đã chỉ ra phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng là: nhà văn của “lòng thương cảm thống thiết những kiếp người cùng khổ” [77, tr. 200], một “ngòi bút hiện thực giàu chất lãng mạn” [77, tr. 66] và một “bút pháp sôi nổi, nồng nhiệt” [77, tr. 123];… có những nhân vật khác thường nhƣ: “nhân vật giàu nghĩa khí mang dáng dấp anh hùng hảo hán” [77, tr. 110], “nhân vật mang dáng dấp cổ tích huyền thoại” [77, tr. 114], “nhân vật thánh thiện” [77, tr. 116], “nhân vật quỷ sứ” [77, tr. 119]; mặt mạnh của Nguyên Hồng là “cách sử dụng thành ngữ độc đáo” [77, tr. 125], “ngôn ngữ gây ấn tượng” [77, tr. 134], “ngôn ngữ giàu cảm xúc” [77, tr. ]; một “giọng điệu sôi nổi thiết tha và cấu trúc chồng tầng của lời văn nghệ thuật” [77, tr.159]; một “thủ pháp trần thuật giàu xúc cảm” [77, tr. 173] trong sáng tác của nhà văn. Nhƣ vậy, ý kiến của các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng là phong cách hiện thực, giàu chất lãng mạn và chất trữ tình, là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo, của lòng thƣơng cảm thống thiết đối với những ngƣời cùng khổ trong xã hội cũ. Ngoài ra còn một số ý kiến, nhận xét khác về sự nghiệp và quá trình sáng tác của Nguyên Hồng, về Thế giới nghệ thuật của nhà văn thời kỳ trƣớc năm 1945, nhưng thực sự chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt, sau khi nhà văn qua đời đã có một số công trình nghiên cứu tổng hợp về Nguyên Hồng, một số bài viết của các tác giả là các nhà thơ, nhà văn cùng thời với Nguyên Hồng nhƣ Kim Lân, Nguyễn Tuân, Huy Cận,... và các nhà
  20. 14 nghiên cứu, phê bình, các nhà thơ thuộc các thế hệ sau nhƣ: Hà Minh Đức, Tế Hanh, Bùi Hiển, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Quang Thân, Ngô Văn Phú,... Nội dung những bài viết này là những hồi ức, kỷ niệm liên quan đến nhà văn của các tác giả, bày tỏ lòng yêu quý, trân trọng, ngợi ca tài năng, phẩm chất nghệ sĩ và những bài học đầy ý nghĩa đƣợc rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn hiện thực xuất sắc Nguyên Hồng. Gần đây nhất, tháng 11/2013, Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng đã tổ chức Hội thảo “Nhà văn Nguyên Hồng - cuộc đời và sự nghiệp văn chương” (Nhân Kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng, tại Hải Phòng). Trong khuôn khổ của một Hội thảo, các ý kiến của GS. TS. Trần Đăng Suyền, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện, TS. Lê Thị Bích Hồng, TS. Nguyễn Đức Thuận... nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Đình Kính, nhà văn Đỗ Nhật Minh, nhà văn Cao Năm, Lƣu Văn Khuê, nhà sử học Lê Văn Lợi, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Minh Đáng… đều thể hiện sự ngƣỡng mộ, trân trọng tài năng và nhân cách Nguyên Hồng. Các ý kiến đều đánh giá cao sự đóng góp của Nguyên Hồng đối với sự phát triển của nền văn chƣơng Việt Nam hiện đại. Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp của Nguyên Hồng, đó là: “Nguyên Hồng là một tác gia lớn, một tác giả sử thi tầm cỡ nhất của văn chương Việt Nam hiện đại, một nhà văn thực sự xuất sắc của thế kỷ XX” [119]. GS. TS. Trần Đăng Suyền đã khẳng định: “Nguyên Hồng là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, thống thiết; sáng tác của ông làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo của nền văn học dân tộc” [119]. Với một cái nhìn tổng quan về Nguyên Hồng từ “một cái nhìn thế kỷ” - PGS.TS. Đoàn Trọng Huy [119] đã có những đánh giá rất trân trọng và xác đáng về nhà văn: “Nguyên Hồng đã sống với những sự kiện lớn lao của đất nước… với tư cách chứng nhân lịch sử, cũng là người tham gia làm nên lịch sử, Nguyên Hồng đã sống và viết hết mình. Những trang viết của nhà văn có sự mặn mòi của mồ hôi lao động, có cái nồng ấm của nước mắt pha lẫn vẻ rạng rỡ của nụ cười. Tất cả những gì trên mặt giấy đều được giãi bày tươi thắm bằng máu huyết tâm hồn” (Nguyên Hồng từ cái nhìn thế kỷ)... Tóm lại: Khi nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, các nhà nghiên cứu phê bình đều đánh giá cao tài năng và nhân cách của ông, khẳng định Nguyên Hồng là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2