Luận án Tiến sĩ Nhân học: Hôn nhân hiện nay của người Ê-Đê ở xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 12
download
Luận án làm rõ những giá trị cơ bản và các vấn đề đang đặt ra trong hôn nhân của người Ê-đê hiện nay, qua đó cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm phát huy các giá trị của hôn nhân trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của người Ê-đê ở điểm nghiên cứu nói riêng và tộc người này ở Tây Nguyên nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nhân học: Hôn nhân hiện nay của người Ê-Đê ở xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ MAI HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƢỜI Ê-ĐÊ Ở XÃ CUÔR DĂNG, HUYỆN CƢ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ MAI HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƢỜI Ê-ĐÊ Ở XÃ CUÔR DĂNG, HUYỆN CƢ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK Ngành: Nhân học Mã số: 9.31.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Minh 2. PGS.TS. Phạm Văn Dương HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Thị Mai
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................................ 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 11 1.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 21 1.3. Khái quát về xã Cuôr Dăng ................................................................................ 29 1.4. Người Ê-đê ở Tây Nguyên và người Ê-đê ở xã Cuôr Dăng .............................. 34 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC KẾT HÔN ........... 45 2.1. Một số đặc điểm và tính chất cơ bản trong hôn nhân ........................................ 45 2.2. Một số nguyên tắc - hình thức kết hôn ............................................................... 63 2.3. Một số trường hợp hôn nhân khác ..................................................................... 67 Chƣơng 3: PHONG TỤC VÀ NGHI LỄ TRONG HÔN NHÂN ........................ 81 3.1. Phong tục và nghi lễ trong hôn nhân của những người đồng tộc ...................... 81 3.2. Phong tục, nghi lễ trong hôn nhân của người Ê-đê với người khác tộc ............. 96 3.3. Phong tục, nghi lễ trong hôn nhân của những người cùng và khác tôn giáo ... 101 Chƣơng 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI Ê-ĐÊ HIỆN NAY Ở XÃ CUÔR DĂNG, HUYỆN CƢ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK ............. 111 4.1. Xu hướng và nguyên nhân biến đổi trong hôn nhân của người Ê-đê .............. 111 4.2. Một số giá trị của hôn nhân .............................................................................. 123 4.3. Một số vấn đề đang đặt ra ................................................................................ 128 4.4. Một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của hôn nhân trong quá trình phát triển cộng đồng người Ê-đê hiện nay ............................................... 135 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 146
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIÊT TẮT CT: Chỉ thị ĐHQG Đại học Quốc gia GS. Giáo sư HCM Hồ Chí Minh NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư QĐ Quyết định TP Thành phố Tr Trang TS Tiến sĩ TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp dân số theo thành phần dân tộc ................................................31 Bảng 2.1: Thời gian tìm hiểu của các cặp vợ chồng trước khi kết hôn ....................47 Bảng 2.2. Bối cảnh gặp gỡ trước hôn nhân ...............................................................48 Bảng 2.3. Nơi cư trú sau kết hôn...............................................................................62 Bảng 2.4. Quan niệm kết hôn con cô – con cậu ........................................................69 Bảng 2.5: Thống kê hôn nhân cận huyết từ 1975 đến 2018......................................70 Bảng 2.6: Kết hôn khác dân tộc tại các buôn ở xã từ 1975 đến 2018 .......................71 Bảng 4.1: Lý do thay đổi tuổi kết hôn.....................................................................114
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Quyền quyết định hôn nhân (đơn vị: %) ..............................................53 Biểu 4.1. Sự can thiệp của các bên liên quan khi vợ/chồng ngoại tình, ly hôn ......129 Biểu đồ 4.2: Ý kiến có nên duy trì tục thách cưới hay không.................................133
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Ê-đê là một trong năm dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ (Ê-đê, Gia rai, Chu Ru, Raglai và Chăm) thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở nước ta. Người Ê- đê có dân số đông thứ hai trong các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, chỉ sau dân tộc Gia rai. Đây là cộng đồng tộc người có văn hóa truyền thống độc đáo, tiêu biểu và phong phú, cư trú chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. Do có dân số lớn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội vào loại cao ở Tây Nguyên và do những nguyên nhân lịch sử, văn hóa mà dân tộc Ê-đê từ trước đến nay luôn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và ổn định chính trị ở vùng Tây Nguyên. Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, trong đó có phong tục tập quán và nghi lễ hôn nhân là những giá trị được hình thành từ lâu đời, phản ánh đặc trưng tộc người. Trong những thập niên vừa qua, nhất là thời kỳ đổi mới, quá trình giao lưu và hội nhập diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực không chỉ ở trong đời sống người Ê-đê mà còn trong tất cả các tộc người khác. Quá trình ấy đã mang lại những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, song cũng gây ra những nguy cơ và thách thức mới, trong đó có sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm nâng cao đời sống cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, hôn nhân và gia đình luôn được coi trọng, thể hiện qua việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình cũng như tập trung xây dựng đời sống văn hóa mới ở các khu dân cư trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. Thực tế cho thấy, hiện nay đời sống của phần lớn người Ê-đê còn bị chi phối ít nhiều ở các mức độ khác nhau bởi phong tục, tập quán, trong đó những phong tục, tập quán về hôn nhân - gia đình thường có tính bền vững và ăn sâu trong tâm thức của người dân. Chính vì vậy, mục tiêu xây dựng chế độ hôn nhân và gia 1
- đình tiến bộ, đặc biệt là khi có Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên của nước ta được ban hành năm 1959, gần đây nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Nghị định 126 về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình (2014) đã bước đầu được đặt trong bối cảnh hướng tới sự hài hòa giữa pháp luật và phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật về hôn nhân đối với người Ê-đê theo mối tương quan với những qui định của tập quán pháp tộc người đã và đang đặt ra không ít các vấn đề cần giải quyết về mặt lý luận như: tục thách cưới, việc đăng ký kết hôn, xử lý ly hôn, phân chia tài sản sau khi ly hôn,… Vì vậy, nghiên cứu các giá trị văn hóa của tộc người Ê-đê nói chung và trong lĩnh vực hôn nhân nói riêng trong bối cảnh thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, chính sách xây dựng đời sống văn hóa mới hiện nay ở dân tộc Ê-đê là cần thiết và có ý nghĩa về khoa học lẫn thực tiễn. Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã công bố trong và ngoài nước cũng như những thông tin thu thập được từ các chuyến đi thực địa, luận án hướng tới việc xây dựng một bức tranh tương đối đầy đủ về các vấn đề cơ bản trong hôn nhân của người Ê- đê, nhất là những biến đổi trong hôn nhân hay sự xuất hiện các hình thức kết hôn mới: hôn nhân hỗn hợp dân tộc, hôn nhân giữa người có đạo và người không có đạo, sự giao tiếp văn hóa giữa hôn nhân của người Ê-đê với các tộc người theo chế độ phụ hệ… cũng như một số vấn đề mới nảy sinh trong bối cảnh hiện đại và hội nhập hiện nay cần nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu hôn nhân của người Ê-đê sẽ giúp cho việc hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về đặc điểm văn hóa tộc người truyền thống, nhất là các phong tục tập quán, những khuôn mẫu ứng xử cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu hôn nhân của tộc người Ê-đê, luận án cũng chỉ ra những vấn đề dân tộc mới nảy sinh cũng như các yếu tố văn hóa mới cần tiếp tục tìm hiểu. Đồng thời, luận án cũng cung cấp những luận cứ khoa học giúp chính quyền địa phương tham khảo trong việc thực hiện chính sách, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá 2
- của tộc người Ê-đê phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, cung cấp hệ thống tư liệu về đặc điểm, hình thức - nguyên tắc, phong tục tập quán, nghi lễ hôn nhân truyền thống của người Ê-đê đang được thực hành tại điểm nghiên cứu. Thứ hai, tìm hiểu những biến đổi trong hôn nhân của người Ê-đê ở điểm nghiên cứu từ 1975 đến nay, qua đó làm rõ đời sống hôn nhân của đồng bào trong thời kỳ đổi mới đất nước theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thứ ba, góp phần đánh giá làm rõ những giá trị cơ bản và các vấn đề đang đặt ra trong hôn nhân của người Ê-đê hiện nay, qua đó cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm phát huy các giá trị của hôn nhân trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của người Ê-đê ở điểm nghiên cứu nói riêng và tộc người này ở Tây Nguyên nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu tổng quan về người Ê-đê ở điểm nghiên cứu, nhất là các đặc điểm liên quan và tác động đến hôn nhân của tộc người này. - Nghiên cứu làm rõ các đặc điểm, nguyên tắc – hình thức, phong tục tập quán và nghi lễ hôn nhân của người Ê-đê hiện nay ở điểm nghiên cứu. - Đánh giá xu hướng biến đổi và phân tích nguyên nhân biến đổi của các xu hướng; xác định các giá trị của hôn nhân và những vấn đề đang đặt ra hiện nay... để từ đó đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy các giá trị của hôn nhân trong quá trình phát triển hiện nay. 3
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các vấn đề hôn nhân hiện nay của người Ê-đê ở xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, gồm: quan niệm, đặc điểm, nguyên tắc – hình thức, phong tục và nghi lễ trong hôn nhân. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phạm vi nội dung của luận án là các đặc điểm, hình thức - nguyên tắc, phong tục tập quán, nghi lễ hôn nhân của người Ê-đê ở xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi không gian nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu là xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Xã Cuôr Dăng cách thành phố Buôn Ma Thuột 17km, đây là địa bàn đã và đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Toàn xã có 6 buôn: buôn Cuôr Dăng A, buôn Cuôr Dăng B, buôn Kroa B, buôn Kroa C, buôn Aring, buôn Ko Hneh. Dân tộc Ê-đê chiếm trên 80% dân số toàn xã, bộ phận còn lại gồm: dân tộc Việt (Kinh), các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào. Ở địa bàn xã được lựa chọn nghiên cứu đều có các trường hợp kết hôn nội tộc người, hôn nhân khác tộc người, hôn nhân của những người khác tôn giáo,... Do vậy, việc nghiên cứu sinh lựa chọn xã Cuôr Dăng để nghiên cứu hôn nhân của người Ê-đê trong giai đoạn hiện nay đảm bảo tính đại diện, khách quan. Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án: Được xác định là các đặc điểm, hình thức - nguyên tắc, phong tục tập quán, nghi lễ hôn nhân của người Ê-đê hiện đang được thực hành tại điểm nghiên cứu, nhưng đặt trong sự so sánh từ năm 1975 đến nay để làm rõ hơn quá trình và xu hướng biến đổi của các nội dung nghiên cứu. Sở dĩ nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn mốc thời gian từ năm 1975 đến nay để nghiên cứu là vì, từ 1975 đến nay Nhà nước ta thực thi nhiều chính sách quan trọng có tác động mạnh mẽ đến người Ê-đê nói chung và hôn nhân nói riêng, trong đó đáng chú ý là chính sách di dân xây dựng các vùng kinh tế mới theo kế hoạch, cùng 4
- với đó là làn sóng di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung lên Tây Nguyên trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, đã làm cho dân số của toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và xã Cuôr Dăng tăng nhanh. Do vậy, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có sự giao lưu và ảnh hưởng nhất định từ bộ phận cư dân mới đến này. Quá trình đó đã góp phần hình thành những yếu tố văn hóa mới của tộc người, biến đổi văn hóa tộc người. Trong đó, hôn nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực biến đổi khá rõ nét. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án đã sử dụng những phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp luận - Luận án vận dụng các luận điểm về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của người Ê-đê ở nước ta. Cụ thể ở đây, NCS luôn đặt hôn nhân nói chung và các vấn đề của hôn nhân nói riêng trong một hệ thống gồm các thành tố lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường tự nhiên và con người ở cộng đồng nghiên cứu trong mối liên quan và sự tương tác lẫn nhau và với các cộng đồng khác. Quá trình đó đã góp phần tạo ra sự giao lưu tiếp biến về nhiều mặt để dẫn đến việc hôn nhân của người Ê-đê tại địa bàn nghiên cứu vừa giữ được những đặc trưng truyền thống của tộc người, của vùng miền, nhưng cũng luôn có sự biến đổi để thích nghi với các điều kiện mới. - Luận án đã vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tộc người nói chung và hôn nhân gia đình của các tộc người thiểu số nói riêng, nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Những quan điểm này là các định hướng quan trọng để luận án giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của luận án, nhất là xác định các giá trị và hạn chế của hôn nhân hiện nay để đề xuất một số khuyến nghị khoa học liên quan nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị hôn nhân trong bối cảnh hiện nay. 5
- Phương pháp nghiên cứu - Thống kê và kế thừa các tài liệu có sẵn: Nghiên cứu sinh đã đọc và xử lý tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí, các báo cáo kết quả của những chương trình, dự án nghiên cứu trong nước; báo cáo tổng kết của các cơ quan trung ương và địa phương liên quan đến đề tài nghiên cứu; số liệu thống kê ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã và buôn làng. - Điền dã dân tộc học: Trước hết bằng phương pháp định tính, NCS đã sống và trải nghiệm cùng với người dân tại địa phương để có thể quan sát tham dự các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của họ. Cố gắng hiểu được một cách tương đối đầy đủ về quan niệm, tâm lý và hành vi của người Ê-đê ở điểm nghiên cứu liên quan đến vấn đề hôn nhân. Trong quá trình đó, NCS kết hợp phương pháp quan sát tham dự với các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đối với những thông tín viên để thu thập thông tin theo vấn đề phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nhất là những người am hiểu và có uy tín như cán bộ, già làng, người già,... Nghiên cứu sinh đã tiến hành lựa chọn phỏng vấn sâu 35 người, đảm bảo các nguyên tắc về tính đại diện cho lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, học vấn, điều kiện kinh tế, vị trí xã hội, cụ thể: về giới tính có 20 nữ (57,1%), 15 nam (42,9%); có 28 người Ê-đê (80%), 3 người Việt (8,57%), 2 người Gia-rai (5,71%), 1 người Hrê (2,86%), 1 người Thái (2,86%); có 5 người dưới 20 tuổi (14,29%), 10 người từ 20 đến 35 tuổi (28,57%), 5 người từ 35 đến 50 tuổi (14,29%), 15 người ngoài 50 tuổi (42,86%); có 10 người không theo đạo (28,57%), 15 người theo Tin Lành (42,86%), 6 người theo Công giáo (17,14%), 3 người theo đạo Phật (8,57%), 1 người theo Đạo Cao Đài (2,86%); có 25 người làm nông (71,43%), 1 người làm cán bộ huyện (2,86%), 3 người cán làm bộ xã (8,57%), 3 người làm cán bộ buôn (8,57%), 2 người hưu trí (5,71%), 01 người giáo viên (2,86%); về học vấn (trình độ học vấn cao nhất của đối tượng phỏng vấn): có 5 người không đi học (14,29%), 25 người trình độ học vấn từ lớp 1 đến lớp 12 (71,43%), 5 người có trình độ từ cao đẳng trở lên (14,29%); có 5 người nghèo (có trong danh sách hộ nghèo của địa phương, chiếm 14,29%), 20 người trung bình (57,1%), 10 người khá giả (28,57%). Nội dung phỏng vấn thường 6
- được chuẩn bị trước với hệ thống câu hỏi mở để người trả lời có thể có nhiều lựa chọn khi đưa ra ý kiến của mình. Nghiên cứu sinh tiến hành thảo luận nhóm tại địa bàn nghiên cứu để thu thập thông tin định tính. Đối tượng thảo luận trong một nhóm thường có sự thống nhất chung như nhóm cán bộ buôn làng, nhóm đàn ông lớn tuổi, nhóm phụ nữ trung niên,... Hướng thảo luận nhóm tập trung vào các vấn đề cụ thể như: tình hình đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, các phong tục, tập quán liên quan đến hôn nhân từ truyền thống đến hiện tại, việc vận dụng luật tục và luật pháp trong thực hành hôn nhân ở địa phương cũng như những nguyện vọng của người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người. Nghiên cứu sinh đã tham dự 5 lễ ăn hỏi có nghi thức tổ chức theo phong tục truyền thống, 7 đám cưới tổ chức theo cách thức người Việt (trong đó có 4 đám cưới của người Ê-đê kết hôn với người Ê-đê, 1 đám cưới người Ê-đê kết hôn với người Tày, 1 đám cưới người Ê-đê kết hôn với người Việt, 1 đám cưới người Ê-đê kết hôn với người Gia-rai); tham dự 1 lễ đính hôn của người Ê-đê tại Chi hội Tin Lành Cuôr Dăng, 1 lễ cưới của người Ê-đê theo Công giáo ở giáo xứ Thiên Đăng. Trong quá trình điền dã, NCS áp dụng các công cụ bổ trợ như chụp ảnh, sưu tầm các tư liệu về văn học nghệ thuật dân gian, tài liệu thư tịch của tộc người Ê-đê liên quan đến đề tài luận án. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được áp dụng thông qua các cuộc tọa đàm hẹp, thảo luận, trao đổi theo từng vấn đề chuyên sâu, nhằm thu thập tư liệu và kinh nghiệm nghiên cứu từ các chuyên gia, những cán bộ và người dân có uy tín và am hiểu trong cộng đồng ở địa phương tiến hành điền dã. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã tiến hành nhiều cuộc trao đổi với các nhà khoa học trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó cũng tranh thủ ý kiến của các nhà quản lý, cán bộ phụ trách về văn hóa, dân số của xã; các già làng,... để thu thập những ý kiến đánh giá chuyên sâu và những kinh nghiệm của họ đối với vấn đề nghiên cứu. - Sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu 7
- các nguồn thông tin, tư liệu, số liệu thu thập được để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Trong đó, so sánh đồng đại và lịch đại được dùng chủ yếu trong quá trình phân tích và đánh giá các tài liệu đã thu thập được từ những phương pháp khác. Mục tiêu là trên cơ sở các tài liệu có được từ kế thừa tài liệu có sẵn và từ điền dã dân tộc học, so sánh để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong hôn nhân ở người Ê-đê từ quá khứ đến hiện tại. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được triển khai trong suốt quá trình thực hiện đề tài để có thể đưa ra những kết luận, nhận định phù hợp dựa trên các nguồn tư liệu về đối tượng và địa bàn nghiên cứu đề tài thu thập được. - Phương pháp định lượng: Cùng với các phương pháp nghiên cứu định tính, NCS sử dụng phương pháp định lượng để thu thập thông tin phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Bảng hỏi được xây dựng với hơn 50 câu hỏi về thông tin chung của hộ gia đình, quan niệm, tiêu chí lựa chọn bạn đời, nghi lễ hôn nhân, cư trú sau kết hôn… (xem phụ lục 5). Cộng đồng người Ê-đê tại xã Cuôr Dăng cư trú ở 5 buôn là: buôn Kroa B, buôn Kroa C, buôn Cuôr Dăng B, buôn Ko Hneh và buôn Aring. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian, kinh phí, nhân lực… nên NCS không tiến hành điều tra ở cả 5 buôn này mà chỉ chọn điểm 3 buôn (Cuôr Dăng B, buôn Aring, buôn Kroa B) để nghiên cứu, bởi người Ê-đê khá đồng nhất về môi trường cư trú, tổ chức xã hội cũng như cách thức sản xuất nhưng cũng tồn tại những điểm khác biệt như số lượng người theo đạo Tin Lành, số lượng các tộc người cùng chung sống trong buôn, phong tục truyền thống còn lưu giữ,… NCS đã điều tra 200 phiếu thông qua phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Số phiếu điều tra được nhập và xử lý và làm sạch bằng phần mềm SPSS. Điều tra bảng hỏi tập trung vào các đối tượng đã kết hôn kết hôn trong độ tuổi từ 15 – 65 tuổi, bao gồm những đối tượng kết hôn trước và sau năm 1975. Việc tập trung vào đối tượng này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. Bởi vì, đối tượng là những người Ê-đê đã từng thực hiện nghi lễ hôn nhân, có nhận thức nhất định về quan niệm, nguyên tắc - hình thức, phong tục, nghi lễ cũng những vấn đề khác liên quan tới hôn nhân. 8
- Ngoài ra, luận án còn tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu trước, luận án, luận văn, những tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, nhất là các ấn phẩm về hôn nhân nói chung và của người Ê-đê nói riêng đã công bố; Bên cạnh đó, còn tham khảo một số báo cáo của địa phương liên quan đến điều kiện địa lý, đặc điểm dân cư, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa bàn và đối tượng nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tương đối toàn diện và có tính hệ thống về đặc điểm, nguyên tắc - hình thức, phong tục tập quán và nghi lễ hôn nhân của người Ê-đê ở xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án góp phần làm rõ những đặc trưng của người Ê-đê tại điểm nghiên cứu trong các vấn đề hôn nhân hiện nay cũng như phân tích đánh giá về các nguyên nhân tác động đến xu hướng biến đổi trong hôn nhân của người Ê-đê ở xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Luận án góp phần bổ sung những tư liệu mới, trên cơ sở đó xác định được các giá trị của hôn nhân và một số vấn đề về hôn nhân đang đặt ra hiện nay cần quan tâm. Kết quả thu được sẽ cung cấp thêm các luận cứ khoa học giúp các cơ quan quản lý xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm đưa Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách xây dựng đời sống mới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình vào thực tiễn tộc người Ê-đê hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án hệ thống hóa và làm rõ những quan niệm, đặc điểm, hình thức - nguyên tắc, phong tục tập quán và nghi lễ hôn nhân của người Ê-đê đang thực hành tại điểm nghiên cứu. Qua đó cung cấp hệ thống tư liệu khoa học mới góp phần bổ sung các khái niệm và lý luận về hôn nhân ở cộng đồng còn theo chế độ mẫu hệ khá điển hình của nước ta trong bối cảnh hiện tại. Đồng thời luận án cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư vào thực tiễn người Ê-đê ở xã 9
- Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar trên cơ sở vẫn bảo tồn và phát huy được các giá trị hôn nhân tộc người này. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở các cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và người Ê-đê nói riêng trong bối cảnh hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu Chương 2. Đặc điểm, nguyên tắc và hình thức kết hôn Chương 3: Phong tục và nghi lễ trong hôn nhân Chương 4: Một số vấn đề về hôn nhân của người Ê-đê hiện nay ở xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 10
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Một số nghiên cứu chung về hôn nhân Từ thời cổ đại, các triết gia Hy Lạp đã quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng phải tới năm 1861 khi Bacofell xuất bản tác phẩm Mẫu quyền, trong đó ông nêu lên luận điểm quan trọng là lúc đầu loài người sống trong tình trạng tạp hôn, con cái sinh ra không biết bố chỉ biết mẹ, tổ chức xã hội đầu tiên theo mẫu hệ rồi mới chuyển sang phụ hệ, thì lịch sử nghiên cứu về hôn nhân mới được coi là bắt đầu. Sau Bacofell, nhà bác học người Anh J.M.Lennan trong cuốn Hôn nhân nguyên thủy (1865) khi tìm hiểu những tập quán đã từng tồn tại một cách phổ biến trong các nền văn hóa khác nhau như cưới trộm, hôn nhân ngoại tộc (ngoại tộc hôn), hôn nhân đa phu, đã coi đó là những đặc điểm của các thị tộc theo dòng mẹ. Năm 1866, Mc Lenan xuất bản công trình Nghiên cứu lịch sử cổ đại – hôn nhân nguyên thủy, đã đề cập đến chế độ ngoại tộc hôn. Đó là, luật tục cấm những nam nữ trong cùng một nhóm chung huyết thống được lấy nhau mà chỉ được kết hôn với những người không cùng huyết thống ở các nhóm khác. Tiếp sau đó, nhà dân tộc học người Mỹ là L. Morgan xuất bản cuốn Xã hội cổ đại, công trình đã đánh dấu lịch sử nghiên cứu hôn nhân bước sang trang mới. L.Morgan đã sử dụng tài liệu của hệ thống huyết tộc và thân tộc để dựng lại lịch sử hôn nhân và gia đình của loài người qua năm hình thái kế tiếp nhau là: gia đình huyết tộc (Consanguine family), gia đình punalua (Punaluan family), gia đình một vợ một chồng (Monogamian family), Gia đình đối ngẫu (Syndyasmian family) và gia đình phụ quyền (Patriarchal family). Năm 1884, trên cơ sở tổng kết các thành tựu khoa học đương thời, Engels đã viết tác phẩm kinh điển Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước. Trong đó, riêng phần hôn nhân, Engels đã kế thừa nhiều luận điểm của L. Morgan [82, tr.35]. Ông quan niệm, chế độ mẫu hệ chỉ là huyết tộc về phía 11
- mẹ, những người cùng họ hàng trong cùng một thị tộc mới được kế thừa và tài sản được trao cho những người cùng huyết tộc với mẹ. Trên cơ sở nghiên cứu xã hội mẫu hệ của nhiều dân tộc trên thế giới, các nhà dân tộc học xác định mẫu hệ là cách tính dòng dõi theo phía mẹ, quyền thừa kế tài sản và con cái đều được truyền lại cho con cháu của người phụ nữ. Ở Việt Nam, có năm tộc người thuộc loại hình xã hội mẫu hệ là: Ê-đê, Gia-rai, Chu Ru, Raglai và Chăm. Ngoài ra còn có một số tộc người phụ hệ nhưng yếu tố mẫu hệ còn rất đậm nét như: Cơ-ho, Mnông,… Trong số các dân tộc này, qua nghiên cứu cho thấy tộc người Ê-đê là xã hội mẫu hệ điển hình ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hôn nhân. Trước hết phải kể đến các bài viết của tác giả Phan Hữu Dật: Hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta (1998) in trong Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam đã giúp người đọc hình dung một cách khái quát về bức tranh hôn nhân của cộng đồng các tộc người ở Việt Nam. Trong hai bài viết Dấu vết hôn nhân ba thị tộc ở người Vân Kiều và Dấu vết hệ thống bốn hôn đẳng ở Tây Nguyên (1991), tác giả đã khắc họa phần nào bức tranh đa dạng trong văn hóa hôn nhân của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử hôn nhân và gia đình ở nước ta như hình thái hôn nhân, tính chất và thiết chế hôn nhân. Công trình Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam của Đỗ Thúy Bình (1994) đã đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản của đời sống hôn nhân, nhất là về kết cấu gia đình, chức năng của gia đình và nghi lễ chu kỳ đời người, từ đó khái quát hóa gia đình như một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm tâm lý xã hội đặc biệt. Những phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả ở thời điểm những năm cuối thế kỷ XX khá sâu sắc, có giá trị khoa học. Đây là công trình chuyên khảo có sử dụng những số liệu điều tra xã hội học tộc người để minh họa cho vấn đề nghiên cứu. 12
- Nghiên cứu Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam của Bá Trung Phụ (1994) đã giới thiệu khá đầy đủ về gia đình và hôn nhân, làm rõ tổ chức xã hội, đặc trưng văn hóa của tộc người này, đồng thời chỉ ra được những đặc trưng của hôn nhân người Chăm với các dân tộc khác. Tuy không trực tiếp liên quan đến đề tài hôn nhân của người Ê-đê, nhưng đây cũng là nội dung khoa học đặt ra những giả định về mối quan hệ giữa hai cộng đồng người để NCS tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu Hôn nhân - gia đình - ma chay của người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng trị - Thừa Thiên Huế của Nguyễn Xuân Hồng (1998) là công trình đi sâu phân tích một cách có hệ thống về nguồn gốc của chế độ hôn nhân – gia đình cũng như các tập tục nghi lễ liên quan của người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru – Vân Kiều. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các nghiên cứu về hôn nhân gia đình nói riêng và văn hóa tộc người nói chung. Tìm hiểu về hôn nhân và gia đình không thể bỏ qua nghiên cứu: Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng (2004) của Nguyễn Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa và Nguyễn Thị Thanh. Cuốn sách không chỉ đi sâu phân tích những đặc điểm và thực trạng hôn nhân - gia đình của hai tộc người thiểu số ở hai địa phương nói trên mà còn cung cấp các thông tin về nguồn gốc tộc người, điều kiện tự nhiên của địa bàn cư trú, đặc điểm kinh tế…làm căn cứ cho tìm hiểu quá trình tác động dẫn đến sự chuyển biến trong hôn nhân và gia đình của hai tộc người Hmông và Dao, cụ thể là nhóm Hmông Trắng và nhóm Dao Đỏ. Luận án Hôn nhân và gia đình của người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum của Bùi Ngọc Quang (2013), trong phần hôn nhân đã cung cấp những tư liệu đầy đủ về hôn nhân truyền thống của người Brâu, như: quan niệm truyền thống về hôn nhân, những nguyên tắc trong hôn nhân, hình thức và tính chất của hôn nhân, trường hợp hôn nhân đặc biệt, các nghi thức trong hôn nhân,... Đồng thời tác giả cũng đưa ra một vài nhận định về xu hướng biến đổi trong giai đoạn hiện nay. Những tư liệu này giúp NCS đặt ra các mối liên hệ so sánh trong quá trình nghiên cứu hôn nhân tộc người Ê-đê trong bối cảnh hiện nay. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 501 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
191 p | 285 | 75
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
27 p | 210 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 87 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 130 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 62 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi
192 p | 48 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
200 p | 50 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 123 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 110 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
199 p | 22 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
204 p | 39 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 28 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 11 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn