intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi lợn đến chất lượng phúc lợi động vật và năng suất chăn nuôi ở một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:151

81
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi tại nông hộ và trang trại đến phúc lợi động vật ở lợn nái. Đánh giá năng suất chăn nuôi lợn với các phương thức chăn nuôi theo các mô hình thực nghiệm. Từ đó đưa ra những khuyến cáo cho từng phương thức chăn nuôi vừa cải thiện chất lượng phúc lợi động vật, vừa đáp ứng được mục tiêu về năng suất và giá trị sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi lợn đến chất lượng phúc lợi động vật và năng suất chăn nuôi ở một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ PHƯƠNG GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT VÀ NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ PHƢƠNG GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT VÀ NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 09 62 01 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Đình Tôn HÀ NỘI, 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thị Phƣơng Giang i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Đình Tôn, đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn GS. Marc Vandenheed, Khoa Thú y, Trƣờng Đại học Liege đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tôi có thêm nhiều kiến thức chuyên môn và thực tế trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn ThS. Vũ Tiến Việt Dũng, Oxford University Clinicl Research Unit- Hà Nội, là ngƣời đã đƣa ra giải pháp xử lý số liệu để kết quả luận án đƣợc chặt chẽ và có độ tin cậy cao. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Chăn nuôi Chuyên Khoa, Bộ môn Sinh lý - Tập tính động vật, Khoa Chăn Nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Chƣơng trình Hợp tác Việt-Bỉ (VNUA-ARES CCD) đã cấp nguồn kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu này. Cảm ơn tổ chức HSI (Humane Society International) đã tài trợ cho việc xây dựng chuồng trại thí nghiệm. Xin chân thành cảm ơn cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nghề Chăn nuôi, Phòng thí nghiệm Trung tâm Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đã tận tình giúp đỡ nhóm tác giả thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày... tháng... năm 2018 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phƣơng Giang ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ix Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Phúc lợi động vật 5 2.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển 5 2.1.2. Vai trò của phúc lợi động vật trong chăn nuôi 7 2.1.3. Luật pháp liên quan đến phúc lợi động vật trên thế giới 10 2.1.4. Luật pháp liên quan đến phúc lợi động vật ở Việt Nam 12 2.2. Các phƣơng thức chăn nuôi lợn nái 13 2.2.1. Các phƣơng thức chăn nuôi lợn nái trên thế giới 13 2.2.2. Các phƣơng thức chăn nuôi lợn nái ở Việt Nam 17 2.3. Ảnh hƣởng của Stress đến phúc lợi ở lợn nái 19 2.3.1. Khái niệm stress và mối liên hệ với phúc lợi động vật 19 2.3.2. Các giai đoạn và cơ chế phản ứng của stress 19 2.3.3. Ảnh hƣởng của stress đến phúc lợi ở lợn nái 21 2.4. Các phƣơng pháp đánh giá phúc lợi ở lợn nái 24 2.4.1. Đánh giá phúc lợi động vật dựa vào tiêu chí ―5 không‖ 24 2.4.2. Đánh giá phúc lợi động vật dựa vào các chỉ tiêu sinh lý 25 iii
  6. 2.4.3. Đánh giá phúc lợi động vật dựa vào các quan sát tập tính 26 2.4.4. Đánh giá phúc lợi động vật dựa vào thể chất 27 2.4.5. Đánh giá phúc lợi động vật dựa hƣớng dẫn của Chất lƣợng Phúc lợi 2009 27 2.5. Tình hình nghiên cứu phúc lợi động vật ở lợn nái mang thai 28 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 28 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 32 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1. Nội dung nghiên cứu 34 3.1.1. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn và đánh giá thực trạng phúc lợi của lợn nái theo quy mô chăn nuôi ở vùng nghiên cứu 34 3.1.2. Đánh giá phúc lợi của lợn cái nuôi theo nhóm ở kiểu chuồng có sân và không có sân 34 3.1.3. Đánh giá phúc lợi và năng suất sinh sản của lợn cái nuôi theo nhóm và cũi cá thể 34 3.2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 34 3.2.1. Phƣơng pháp điều tra tình hình chăn nuôi lợn và đánh giá thực trạng phúc lợi của lợn nái theo quy mô chăn nuôi ở vùng nghiên cứu 34 3.2.2. Phƣơng pháp đánh giá phúc lợi của lợn cái hậu bị nuôi theo nhóm ở kiểu chuồng có sân và không có sân 38 3.2.3. Phƣơng pháp đánh giá phúc lợi và năng suất sinh sản của lợn nái nuôi theo nhóm và cũi cá thể 44 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn và thực trạng phúc lợi động vật của lợn nái ở vùng nghiên cứu 49 4.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở vùng nghiên cứu 49 4.1.2. Thực trạng phúc lợi của lợn nái ở vùng nghiên cứu 52 4.2. Phúc lợi của lợn cái nuôi theo nhóm có sân và không có sân 59 4.2.1. Đánh giá phúc lợi của lợn cái theo Chất lƣợng Phúc lợi® 2009 59 4.2.2. Đánh giá mức độ Stress thông qua biến đổi nồng độ cortisol trong huyết tƣơng và nƣớc bọt 63 4.3.3. Đánh giá phúc lợi của lợn cái thông qua thể hiện tập tính 69 iv
  7. 4.3. Đánh giá phúc lợi và năng suất sinh sản của lợn nái nuôi nhóm và nuôi cũi cá thể ở các giai đoạn 72 ® 4.3.1. Đánh giá phúc lợi của lợn nái theo Chất lƣợng Phúc lợi 2009 72 4.3.2. Đánh giá mức độ stress thông qua biến đổi nồng độ cortisol ở các giai đoạn 80 4.3.3. Đánh giá phúc lợi của lợn nái thông qua thể hiện tập tính ở các giai đoạn 85 4.3.4. Đánh giá năng suất sinh sản 92 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 5.1. Kết luận 100 5.2. Kiến nghị 100 Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án 102 Tài liệu tham khảo 103 Phụ lục 125 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt ACTH Adrenocorticotropic Hormone Kích vỏ thƣợng thận tố CRH Corticotropin Releasing Hormone Hormone giải phóng corticotropin EC European Commission Ủy ban Châu Âu ELISA Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay Phân tích hấp phụ miễn dịch gắn enzym EU European Union Liên minh Châu Âu F1(LxY) F1(LandracexYorkshire) Lợn lai Landrace và Yorkshire HSUS Humane Society of the United States Tổ chức nhân đạo của Mỹ HSI Humane Society International Tổ chức nhân đạo quốc tế OIE World Organisation for Animal Health Tổ chức thú y thế giới RSPCA Royal Society for Prevention of Hiệp hội Hoàng gia phòng Cruelty to Animals chống ngƣợc đãi động vật TSPCA Thai Society for the Prevention of Hiệp hội phòng chống ngƣợc đãi Cruetly to Animals động vật Thái Lan UDAW Universal Declaration on Aninmal Công ƣớc quốc tế về phúc lợi Welfare động vật WAP World Animal Protection Tổ chức bảo vệ động vật thế giới WF Welfare Quality Chất lƣợng phúc lợi vi
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Quy định liên quan đến phúc lợi động vật ở lợn nái của Châu Âu (Chỉ thị số 2008/120 /EC) 11 3.1. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng phúc lợi động vật theo Chất lƣợng Phúc lợi®2009 37 4.1. Đặc điểm các quy mô chăn nuôi 49 4.2. Điều kiện chuồng trại và thức ăn trong chăn nuôi lợn tại vùng nghiên cứu 50 4.3. Mối liên hệ giữa quy mô và các chỉ tiêu đánh giá về nuôi dƣỡng và chuồng trại 53 4.4. Ảnh hƣởng của quy mô đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi về nuôi dƣỡng và chuồng trại 53 4.5. Mối liên hệ giữa quy mô và các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi về sức khỏe 55 4.6. Ảnh hƣởng của quy mô đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi về sức khỏe 56 4.7. Mối liên hệ giữa quy mô và các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi về tập tính 57 4.8. Ảnh hƣởng của quy mô đến các tiêu chí đánh giá phúc lợi về tập tính 58 4.9. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi về nuôi dƣỡng và chuồng trại 60 4.10. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi về sức khỏe và tập tính 61 4.11. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến biến động nồng độ cortisol trong nƣớc bọt của lợn cái hậu bị 64 4.12. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến biến động nồng độ cortisol trong huyết tƣơng của lợn cái hậu bị 66 4.13. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng có sân và không có sân tới thời gian thể hiện tập tính ở lợn cái hậu bị 69 4.14. Tỷ lệ thời gian hoạt động của lợn cái hậu bị trong một ngày đêm 71 4.15a. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi ở lợn cái hậu bị 72 4.15b. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi ở lợn cái hậu bị 74 vii
  10. 4.16a. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi ở lợn nái giai đoạn từ 1 đến 30 ngày sau phối 75 4.16b. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi ở lợn nái giai đoạn từ 1 đến 30 ngày sau phối 76 4.17a. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi ở lợn nái mang thai từ 31 đến 100 ngày 77 4.17b. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi ở lợn nái mang thai từ 31 đến 100 ngày 78 4.18. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến biến động nồng độ cortisol trong nƣớc bọt của lợn cái hậu bị 80 4.19. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến biến động nồng độ cortisol trong nƣớc bọt của lợn nái qua các ngày sau khi phối 83 4.20. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng nuôi đến thời gian thể hiện tập tính lợn cái ở giai đoạn hậu bị 86 4.21. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng nuôi đến thời gian thể hiện tập tính lợn nái ở giai đoạn sau phối từ 1 đến 30 ngày 88 4.22. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng nuôi đến thời gian thể hiện tập tính lợn nái ở giai đoạn mang thai 31 đến 100 ngày 89 4.23. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục 92 4.24. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản 93 4.25. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa 96 4.26. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái 96 4.27. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến mức độ mắc một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái 97 4.28. Chi phí điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái cho 1 ngày 99 viii
  11. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Ba phƣơng diện của phúc lợi động vật 5 3.1. Bố trí thí nghiệm chuồng có sân và không có sân 39 3.2. Lợn nuôi theo nhóm 39 3.3. Lợn nuôi nhóm có sân 39 3.4. Dụng cụ lấy nƣớc bọt 41 3.5. Cách lấy nƣớc bọt 41 3.6. Cách chiết nƣớc bọt 41 3.7. Xác định nồng độ cortisol bằng test ELISA 41 3.8. Bố trí thí nghiệm chuồng nuôi nhóm và chuồng nuôi cũi 44 3.9. Đóng cũi 45 3.10. Mở cũi 45 4.1. Biến động tỷ lệ diện tích đất xây dựng chuồng trại tại các quy mô chăn nuôi 50 4.2. Lợn nái ở quy mô nhỏ nuôi chuồng 51 4.3. Lợn nái ở quy mô lớn 51 4.4. Biến động nồng độ cortisol trong nƣớc bọt của lợn cái hậu bị qua các ngày ghép nhóm 65 4.5. Biến động nồng độ cortisol trong huyết tƣơng của lợn cái hậu bị qua các ngày ghép nhóm 67 4.6. Mối tƣơng quan cortisol huyết tƣơng và nƣớc bọt 67 4.7. Lấy máu xác định nồng độ cortisol trong huyết tƣơng lợn cái 68 4.8. Tỷ lệ thời gian thể hiện các tập tính trong một ngày đêm 70 4.9. Lợn nái ở trong chuồng nuôi nhóm có sân 71 4.10. Vết thƣơng cơ thể ở lợn do gây hấn với nhau 73 4.11. Biến động nồng độ cortisol trong nƣớc bọt của lợn cái hậu bị 81 4.12. Biến động nồng độ cortisol trong nƣớc bọt của lợn nái qua các ngày sau khi phối 84 4.13. Lợn nhai bã trầu 91 4.14. Lợn cắn thanh chuồng 91 4.15. Lợn nái sinh sản 95 ix
  12. 4.16. Lợn bị viêm tử cung 98 4.17. Lợn bị viêm da 98 4.18. Hiện tƣợng khó đẻ 98 4.19. Can thiệp khi lợn có hiện tƣợng khó đẻ 98 x
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thị Phƣơng Giang Tên luận án: Ảnh hƣởng của phƣơng thức chăn nuôi lợn đến chất lƣợng phúc lợi động vật và năng suất chăn nuôi ở một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 09 62 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các phƣơng thức chăn nuôi lợn nái đến năng suất và phúc lợi động vật ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, đề xuất các giải pháp chăn nuôi vừa đảm bảo phúc lợi động vật, vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu về năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm. Mục tiêu cụ thể: Đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các phƣơng thức chăn nuôi tại nông hộ và trang trại đến phúc lợi động vật ở lợn nái. Đánh giá năng suất chăn nuôi lợn với các phƣơng thức chăn nuôi theo các mô hình thực nghiệm. Từ đó đƣa ra những khuyến cáo cho từng phƣơng thức chăn nuôi vừa cải thiện chất lƣợng phúc lợi động vật, vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu về năng suất và giá trị sản phẩm. Phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý số liệu - Tiến hành điều tra nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại vùng nghiên cứu từ đó phân loại các quy mô chăn nuôi để đánh giá phúc lợi động vật của lợn nái nuôi theo hƣớng dẫn của Welfare Quality® 2009 (Chất lƣợng Phúc lợi® 2009). Các số liệu điều tra và kết quả đánh giá phúc lợi động vật đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê mô tả. Kiểm định Chi bình phƣơng ( ) đƣợc dùng để tính toán sự liên quan giữa các chỉ tiêu. Ảnh hƣởng của các quy mô chăn nuôi lên các chỉ tiêu đánh giá phúc lợi theo hƣớng dẫn Welfare Quality® 2009 đƣợc đánh giá thông qua hồi quy logistic có thứ tự. Chỉ số Odds Ratio (OR) phản ánh sự khác biệt về phân bố điểm phúc lợi của lợn nái nuôi theo các quy mô với mức tin cậy α=0,05. Phân tích hồi quy đƣợc thực hiện bởi hàm GENMODE. - Bố trí thí nghiệm nhằm đánh giá phúc lợi của lợn nái nuôi theo nhóm ở chuồng có sân và không có sân. Sự đánh giá đƣợc thực hiện theo 3 phƣơng pháp:1) Đánh giá theo hƣớng dẫn Welfare Quality® 2009 (tƣơng tự mục trên); 2) Biến động nồng độ cortisol trong nƣớc bọt và trong huyết tƣơng ở lợn nái: Nồng độ cortisol đƣợc biểu thị bằng giá trị trung bình bình phƣơng nhỏ nhất (LMS), giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và sai số tiêu chuẩn (SEM). So sánh các giá trị LSM theo cặp bằng phép so sánh Tukey; 3) Quan sát tập tính: Kết quả quan sát tập tính qua camera đƣợc tóm tắt bằng phƣơng pháp thống kê mô tả (trung vị); Giá trị nhỏ hơn hoặc bằng trung vị đƣợc quy về giá trị 0, lớn hơn xi
  14. trung vị đƣợc quy về giá trị 1, sự khác biệt này đƣợc phân tích bằng kiểm định Chi bình phƣơng (χ2), α = 0,05. Ảnh hƣởng của kiểu chuồng đến tập tính đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp hồi quy logistic. - Bố trí thí nghiệm nhằm đánh giá phúc lợi của lợn nái nuôi ở kiểu chuồng nuôi nhóm v chuồng cũi. Sự đánh giá đƣợc thực hiện theo 4 phƣơng pháp: 1) Đánh giá theo hƣớng dẫn Chất lƣợng Phúc lợi® 2009 (tƣơng tự mục trên); 2) Biến động nồng độ cortisol của lợn nái (tƣơng tự mục trên); 3) Quan sát tập tính (tƣơng tự mục trên); 4) Đánh giá năng suất sinh sản: Ảnh hƣởng của yếu tố kiểu chuồng đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai đơn biến ANOVA 1-Way. So sánh cặp đôi các giá trị trung bình theo phƣơng pháp Duncan ở mức ý nghĩa P< 0,05. Tất cả các số liệu đƣợc xử lý bằng SAS 9.4 Kết quả chính và kết luận - Ở các hộ quy mô nhỏ nuôi chuồng lợn nái đƣợc tự do đi lại, đƣợc sử dụng thức ăn có bổ sung chất xơ phù hợp với tập tính dinh dƣỡng tuy nhiên gặp vấn đề về sức khỏe khi thời tiết khắc nghiệt. Ở các hộ nhỏ nuôi cũi và các trang trại quy mô vừa và lớn, lợn nái đƣợc nuôi trong các cũi cá thể với chuồng trại hoàn toàn khép kín và thức ăn chủ yếu là hỗn hợp hoàn chỉnh, đảm bảo dinh dƣỡng nhƣng lợn không thể di chuyển, ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu phúc lợi động vật. - Sự khác biệt đáng kể về phúc lợi lợn nái giữa các quy mô chăn nuôi đƣợc xác định. Lợn nái ở các quy mô nhỏ có thể trạng tốt hơn, nhƣng có nguy cơ bị thở dốc khi gặp thời tiết nóng. Xu hƣớng các vết thƣơng trên cơ thể, tình trạng da và khối viêm cục bộ; thể hiện một số tập tính rập khuôn (nhai bã trầu, uốn lƣỡi, cắn thanh chuồng, cắn núm uống...) và sợ ngƣời ở lợn nái nuôi tại những hộ quy mô nhỏ nuôi cũi và trang trại có quy mô vừa và lớn cao hơn ở quy mô nhỏ nuôi chuồng. - Phúc lợi của lợn nái nuôi nhóm ở kiểu chuồng có sân và không có sân là tƣơng đƣơng nhau ở các chỉ tiêu đánh giá. Vì vậy, không cần thiết phải bổ sung chuồng có sân nền bê tông cho lợn cái nuôi nhóm trong điều kiện khí hậu ở ĐBSH - Lợn nái nuôi ở kiểu chuồng nhóm có nhiều chỉ tiêu đánh giá phúc lợi động vật tốt hơn lợn nái nuôi cũi nhƣ: điểm tổn thƣơng bờ vai, què, vết thƣơng trên cơ thể, tỷ lệ phân dính trên cơ thể, các tập tính rập khuôn và khám phá. Tuy nhiên, với kiểu chuồng nuôi nhóm lại gây tăng nồng độ cortisol, tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể và hành vi gây hấn trong thời gian đầu khi ghép nhóm. Trong phạm vi nghiên cứu, kiểu chuồng không ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh lý sinh dục, các chỉ tiêu năng suất sinh sản và tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản. Tuy nhiên, lợn nuôi cũi có xu hƣớng mắc bệnh kéo dài và dễ tái phát hơn lợn nuôi nhóm. xii
  15. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Thi Phuong Giang Thesis title: The influences of farming methods on welfare quality and production performance of sows in some provinces of the Red River Delta Major: Animal Science Code: 09 62 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives General objective: Based on the assessment of impact levels of different farming methods on production performance and welfare quality of the sows in some provinces of the Red river delta, we aimed to propose solutions for optimal farming methods, which not only ensure for animal welfare but also meet the demand for productivity and improve values of the products. Specific objectives:1) Assessing the impact levels of different farming methods in households and conventional farms on welfare quality of the sows. 2) Evaluating production performance of the sows in different farming methods by conducting experimental trials. 3) From those above results, providing advices for each method in order to improve not only animal welfare but also meet the demand for productivity and improve values of the products. Materials and Methods - Sow farming conditions were surveyed in the research area. Thereafter, welfare condition of the sows in different scales was assessed in the research area according to Welfare Quality® 2009 protocol. Pearson’s chi-square test ( ) was used to test the relationship between criteria. The impacts of farming scales on animal welfare criteria assessed were analyzed by using Ordered Logistic Regression. Odds Ratio (OR) was used to demonstrate the differences in welfare quality scores between different housing style with significant level of α = 0.05. Regression analysis was conducted by GENMOD function. - An experiment was designed to assess welfare of sows kept in grouped pen with and without outdoor yard. The assessment was conducted by 3 following methods: 1) Welfare assessment according to Welfare Quality® 2009 (similar to survey research); 2) Varies of plasma and saliva cortisol levels of the sows: cortisol levels of the sows were described by Least Median Squares (LMS), Max value, Min value and SD of the Mean (SEM). Comparing LMS values by pair using Tuckey test; 3) Behavioural observation: Results of sow behaviours observed by camera were summarized by descriptive statistic (median). Results were smaller or equal to median were denoted a value of zero; otherwise, they were denoted a value of one, the differences between groups of zero and one were analyzed by Chi-square test ( ) with significant value of α = 0,05. The effects of housing types on behaviours of the sows were analyzed by Logistic Regression method. xiii
  16. - An experiment was designed to assess the welfare of sows kept in grouped pen and kept in crate. The assessment was conducted by 4 following methods:1) Welfare assessment according to Welfare Quality® 2009 (similar to survey research); 2) Varies of plasma and saliva cortisol levels of the sows (mentioned above) ; 3) Behavioural observation (mentioned above); 4) Reproductive performance: Influences of housing types on reproductive performance criteria were analyzed by ANOVA. Mean values were compared in pair by Duncan method with P-value < 0.05. All of the results were analyzed by statistical software: SAS 9.4 Main results and conclusions - In the small households, sows kept in the pen were free to walk and provided feed with fiber ingredients which is suitable to their natural nutritional needs; however, they had health problem when facing with extreme environmental conditions. In small household using farrowing crates and small-to-large scale farms, sows were kept in individual crates inside a closing housing system and were mainly fed commercial diets, which ensure their nutritional requirements but the sows kept in the crates were not able to move hence their welfare was impaired. The significant differences between two housing types were determined. Sows in smaller farming scales had better body condition scores but had higher panting rate when exposing to hot weather. The prevalence of skin lesions, skin conditions and local inflammation; the expression of some stereotype behaviours (sham chewing, tongue rolling, teeth grinding, bar biting, drinker biting...) and fear of human were higher in sows kept in crates than in those kept in pens. - Welfare of grouped sows kept in pens with and without outdoor yard were not significantly different in all of assessment criteria. Therefore, it is not necessary to provide pen with outdoor yard for grouped sows in the climate conditions in the Red rival delta. - Sows kept in grouped pen had more welfare quality criteria scored betther compared to sows kept in crate such as: shoulder score, lameness, wounds on body, ratio of manure on the body, stereotype and exploring behaviours. However, sows kept in group showed higher cortisol levels, higher body scores and aggressive behaviour in the beginning of mixing period. Within the scope of our research, housing type did not influence to the criteria of physiological reproduction, productive performance and the rate of reproductive diseases. However, sows kept in crates tended to suffer the diseases in a longer period and easier to relapse than those kept in pens. xiv
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, chuồng trại lợn nái mang thai là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất tại các cuộc thảo luận về phúc lợi động vật. Chuồng cũi cá thể để nuôi lợn nái mang thai đƣợc cho là có liên quan đến các vấn đề phúc lợi kém vì hệ thống chuồng nuôi không đáp ứng đƣợc phúc lợi động vật do bị ngăn cản sự vận động, lợn chỉ có thể đứng lên, nằm xuống mà không thể quay lại, hạn chế thể hiện các tập tính tự nhiên và gây ra các phản ứng stress mãn tính (Boyle et al., 1999; Lawrence et al., 1994). Trƣớc những quan ngại về ảnh hƣởng bất lợi của sự giam hãm lợn nái trong cũi cá thể, hạn chế môi trƣờng nuôi, nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ cộng đồng ngƣời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc kêu gọi giải pháp thay thế chuồng nuôi mới nhằm cải thiện vấn đề phúc lợi động vật cho lợn nái mang thai (Edwards et al., 2014; Ohl and Staay, 2012; Sandilands and Petherick, 2006; Verdon et al., 2015). Chính vì vậy, việc cấm nuôi nhốt lợn nái trong cũi đã dần đƣợc luật hóa, đầu tiên áp dụng ở Thụy Điển (1994), tiếp theo là ở Anh vào năm 1999 (CWFT, 2000), Tasmania (Úc) và ở New Zealand (2010). Ở Mỹ, từ năm 2006 đến nay, đã có nhiều bang thông qua điều luật cấm nuôi lợn nái trong cũi (HSUS, 2013). Đặc biệt, năm 2001, luật pháp Châu Âu đã ban hành chỉ thị từ 01/01/2013 bắt buộc tất cả các trang trại phải sử dụng hệ thống nuôi lợn nái theo nhóm, chỉ cho phép nuôi lợn nái trong cũi 4 tuần sau khi phối giống (EU, 2001). Trƣớc các quy định nhƣ vậy, nhiều nhà khoa học và nhà quản lý cho rằng hệ thống nuôi nhóm là giải pháp thay thế và đã đƣợc nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng bên cạnh những lợi ích mà chuồng nuôi nhóm đem lại nhƣ lợn đƣợc di chuyển tự do, đƣợc vận động, đƣợc thể hiện các tập tính tự nhiên thì lợn nái nuôi nhóm thƣờng bị stress bầy đàn và các tổn thƣơng trên cơ thể (Brambell, 1965; Geverink et al., 2003; Maes et al., 2016; Mendl et al., 1992; Verdon et al., 2015). Ở Việt Nam, năm 2015 đã ban hành Luật thú y đầu tiên, trong đó tại điều 21 đã quy định về việc đảm bảo phúc lợi động vật, nhƣng vấn đề này vẫn chƣa đƣợc quy định một cách chi tiết và cụ thể cho từng đối tƣợng vật nuôi (Nghị quyết 79/2015/QH13, 2015). Trong những năm gần đây, do sức ép về lƣợng thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nái nói riêng đang có 1
  18. sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi thâm canh, quy mô lớn. So với năm 2006, mặc dù số hộ chăn nuôi lợn năm 2011 giảm gần 35% song chủ yếu là ở nhóm các hộ nuôi nhỏ lẻ. Năm 2014 có 9.897 trang trại chăn nuôi, đến năm 2016 là 12.888 tăng trên 30,2%. Theo đó, tổng đầu lợn có mặt thƣờng xuyên hiện nay của Việt Nam đã trên 29 triệu con, trong đó đàn nái gần 4,5 triệu con, đứng thứ tƣ trên thế giới (Tổng cục Thống kê, 2017). Trong những năm tới chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục ƣu tiên phát triển những phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp đến năm 2020 với định hƣớng phát triển nền chăn nuôi bền vững (Quyết định 10/2008/QĐ-TTg, 2008). Trƣớc đây, chăn nuôi bền vững cần đảm bảo 3 tiêu chí: hiệu quả kinh tế, đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng và gìn giữ đƣợc tài nguyên nhiên nhiên, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một tiêu chí mới vô cùng quan trọng tham gia cấu thành nên nền chăn nuôi bền vững đó là việc đảm bảo phúc lợi cho động vật chăn nuôi. Phúc lợi động vật không những cải thiện sức khoẻ; nâng cao sức đề kháng cho động vật và giảm chi phí thuốc; giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang ngƣời mà còn nâng cao chất lƣợng sản phẩm; tăng giá trị kinh tế từ ngƣời tiêu dùng và đảm bảo đạo đức cho ngƣời chăn nuôi. Vì vậy, để hƣớng tới một nền chăn nuôi bền vững, đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập quốc tế cần phải có những nghiên cứu cụ thể làm cơ sở khoa học cho ngƣời chăn nuôi, các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách, ngƣời tiêu dùng cùng chung tay thực hiện các biện pháp nâng cao phúc lợi cho động vật nói chung và cho lợn nái nói riêng. Vấn đề nghiên cứu đƣợc đặt ra hiện nay là thực trạng phúc lợi động vật của lợn nái ở Việt Nam nhƣ thế nào? Phƣơng thức chăn nuôi nào đảm bảo phúc lợi cho lợn nái hiện nay? Giả thiết đƣa ra là phƣơng thức chăn nuôi lợn nái theo nhóm trong chuồng có sân đảm bảo phúc lợi hơn chuồng không có sân. Phƣơng thức chăn nuôi lợn nái theo nhóm đảm bảo phúc lợi hơn nuôi lợn nái trong cũi. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các phƣơng thức chăn nuôi đến phúc lợi của lợn nái ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, đề xuất các giải pháp chăn nuôi vừa đảm bảo phúc lợi động vật, vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu về năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm. 2
  19. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các phƣơng thức chăn nuôi tại các nông hộ và trang trại đến phúc lợi của lợn nái. - Đánh giá phúc lợi và năng suất chăn nuôi lợn nái với các phƣơng thức chăn nuôi theo mô hình thực nghiệm. Từ đó đƣa ra những khuyến cáo cho từng phƣơng thức chăn nuôi vừa cải thiện chất lƣợng phúc lợi động vật, vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu về năng suất và giá trị sản phẩm chăn nuôi. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tình hình chăn nuôi và đánh giá thực trạng phúc lợi động vật ở lợn nái nuôi tại các nông hộ, trang trại tại Hà Nội, Hƣng Yên và Hải Dƣơng thuộc Đồng bằng Sông Hồng từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016. - Thực nghiệm đƣợc tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn nái F1(LxY) nuôi tại Trại thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nghề Chăn nuôi, Khoa Chăn Nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2017. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá đƣợc thực trạng phúc lợi động vật của lợn nái nuôi ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. - Đƣa ra đƣợc những cơ sở khoa học đối việc xây dựng hệ thống chuồng trại, phƣơng thức chăn nuôi nhằm nâng cao chất lƣợng phúc lợi cho lợn cái ở giai đoạn hậu bị và mang thai. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu đã đóng góp thêm tƣ liệu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học về ảnh hƣởng của các phƣơng thức chăn nuôi tới phúc lợi động vật và năng suất sinh sản của lợn nái. - Có thêm định hƣớng mới trong nghiên cứu chăn nuôi lợn nái vừa đảm bảo phúc lợi động vật vừa nâng cao năng suất sinh sản. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp các thông tin và thực trạng phúc lợi động vật ở đàn lợn nái đƣợc nuôi với các quy mô và phƣơng thức khác nhau ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. - Đƣa ra đƣợc minh chứng với điều kiện thời tiết khí hậu ở miền Bắc 3
  20. Việt Nam, để đảm bảo phúc lợi cho lợn cái không cần thiết phải nuôi lợn cái theo nhóm trong chuồng có sân. - Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học chứng minh lợn nái nuôi theo kiểu chuồng nhóm có nhiều chỉ tiêu đánh giá phúc lợi động vật tốt hơn lợn nái nuôi trong cũi. Trong giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài cho thấy nuôi lợn nái theo nhóm chƣa cải thiện đƣợc năng suất sinh sản so với lợn nái nuôi cũi. - Với những ý nghĩa thực tiễn trên có thể đƣa ra những khuyến cáo cho ngƣời dân trong việc xây dựng mô hình chuồng trại, phƣơng thức chăn nuôi lợn nái vừa đảm bảo phúc lợi động vật, vừa đảm bảo năng suất sinh sản cho lợn nái. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2