intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

24
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp "Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy hộ nông dân nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN XUÂN ĐỊNH GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘ NÔNG DÂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN XUÂN ĐỊNH GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘ NÔNG DÂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Xuân Định i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tô xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí để tôi thực hiện một số hoạt động nghiên cứu trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các sở, phòng, ban, các đoàn thể của thành phố Hà Nội; cấp ủy, chính quyền, các đơn vị chuyên môn, các đoàn thể các huyện, xã; các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, người thu gom, người tiêu dùng, nhất là các cán bộ, hội viên nông dân thành phố Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khích lệ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài luận án, kính mong quý thày, cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề nghiên cứu ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Xuân Định ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục từ viết tắt........................................................................................................ vii Danh mục bảng .............................................................................................................. viii Danh mục hình ................................................................................................................. xi Danh mục hộp .................................................................................................................. xi Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... xii Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii Thesis abstract................................................................................................................. xv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 5 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 5 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 5 Phần 2. Tổng quan về thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp .......................................................................................... 7 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................. 7 2.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về công nghệ cao trong nông nghiệp và vai trò của ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........ 7 2.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về nội dung thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp........................................... 9 2.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ......................................................... 14 iii
  6. 2.1.4. Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................... 15 2.2. Cơ sở lý luận về thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................................. 16 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.................................................................. 16 2.2.2. Nội dung nghiên cứu thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................. 26 2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................. 33 2.3. Cơ sở thực tiễn về thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp .......................................................................................... 39 2.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ............................................................. 39 2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam .............................................. 43 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội ....................................................... 47 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 49 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 50 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 50 3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 50 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................................... 51 3.1.3. Thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bàn nghiên cứu đối với thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ......................... 52 3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ......................................................... 53 3.2.1. Phương pháp tiếp cận.......................................................................................... 53 3.2.2. Thiết kế khung phân tích .................................................................................... 55 3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 56 3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ......................................................... 57 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 61 3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 63 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 65 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 67 4.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất ngành trồng trọt của các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................. 67 iv
  7. 4.1.1. Thực trạng sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn thành phố Hà Nội ................ 67 4.1.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................... 69 4.1.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt của các hộ điều tra ................................................................................................................ 72 4.2. Thực trạng thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................... 74 4.2.1. Ban hành chủ trương, chính sách thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.................................................................. 74 4.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ............... 82 4.2.3. Đào tạo, tập huấn cho hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................................. 87 4.2.4. Hỗ trợ vốn đầu tư cho hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................................. 92 4.2.5. Phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân ...................................... 99 4.2.6. Đánh giá hiệu quả của ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nông nghiệp của hộ nông dân ............................................................... 107 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................. 110 4.3.1. Các yếu tố thuộc về hộ nông dân ...................................................................... 110 4.3.2. Các yếu tố thuộc về công nghệ ......................................................................... 114 4.3.3. Các yếu tố thuộc về dịch vụ hỗ trợ ................................................................... 116 4.3.4. Các yếu tố thuộc về thị trường .......................................................................... 118 4.3.5. Các yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước ................................................. 122 4.3.6. Các yếu tố khác ................................................................................................. 123 4.4. Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................... 127 4.4.1. Quan điểm, định hướng thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................. 127 4.4.2. Phân tích SWOT trong thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................. 128 v
  8. 4.4.3. Các giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................. 131 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 148 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 149 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 149 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 150 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án .................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 163 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BĐKH Biến đổi khí hậu BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CNC Công nghệ cao CNH Công nghiệp hóa CNSH Công nghệ sinh học CNTT Công nghệ thông tin ĐTH Đô thị hóa ĐVT Đơn vị tính GlobalGAP Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã ICM Quản lý cây trồng tổng hợp IPM Quản lý dịch hại tổng hợp KHCN Khoa học công nghệ KH&CN Khoa học và công nghệ NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SPNN Sản phẩm nông nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp THT Tổ hợp tác TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UDCNC Ứng dụng công nghệ cao VietGAP Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam vii
  10. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Số mẫu nghiên cứu theo các đối tượng .............................................................. 60 3.2. Thang đo và ý nghĩa các thang đo ...................................................................... 62 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2015-2021 ...................................................................... 68 4.2. Diện tích ứng dụng công nghệ cao của các cây trồng chính trên địa bàn thành phố Hà Nội................................................................................................ 69 4.3. Số lượng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2020 ................. 70 4.4. Các công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất lúa ................................................ 73 4.5. Một số công nghệ cao được ứng dụng trong sản xuất rau, hoa .......................... 73 4.6. Tổng hợp các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2021 ...... 75 4.7. Đánh giá của các hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao về mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợ............................................................................. 81 4.8. Đánh giá của cán bộ quản lý về việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................................................ 82 4.9. Quy hoạch phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................... 84 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý về chất lượng công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .............. 86 4.11. Tình hình tập huấn cho các hộ nông dân sản xuất lúa, rau, hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 – 2020 .................................................. 88 4.12. Tình hình đào tạo, tập huấn cho ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ........................................................................................................ 89 4.13. Tình hình tham gia tập huấn của các hộ ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2021 ................................................................................................ 89 4.14. Đánh giá của các hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao về các lớp tập huấn đã tham gia ................................................................................................. 91 4.15. Đánh giá của cán bộ về công tác tập huấn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp .......................................................................................... 92 viii
  11. 4.16. Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2021 ..................................................... 93 4.17. Danh mục các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội kêu gọi đầu tư trực tiếp, giai đoạn 2016 - 2025 ........................................... 94 4.18. Tình hình vay vốn của các hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao ..................... 95 4.19. Ý kiến đánh giá của hộ nông dân về vay vốn từ các nguồn khác nhau .............. 98 4.20. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .......................................................................................... 100 4.21. Các dịch vụ hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao nhận được khi tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã .................................................................................. 102 4.22. Tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng của các nhóm hộ ............................... 104 4.23. Mức độ phổ biến các mối liên kết giữa hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao với doanh nghiệp ....................................................................................... 105 4.24. Nguyên nhân các hộ nông dân không tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã ............ 106 4.25. Kết quả và hiệu quả xuất của hộ ứng dụng công nghệ cao và hộ không ứng dụng công nghệ cao ................................................................................... 107 4.26. Mức độ tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới khi ứng dụng công nghệ cao .......................................................................................... 109 4.27. Thông tin cơ bản về hộ được khảo sát .............................................................. 111 4.28. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân ............................................. 112 4.29. Khó khăn của hộ nông dân khi tiếp cận công nghệ cao ................................... 114 4.30. Những kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ cao hộ nông dân mong muốn được đào tạo ................................................................................. 115 4.31. Tình hình tiếp cận chính sách của các hộ nông dân ......................................... 116 4.32. Các hình thức tiếp cận thông tin, kiến thức ứng dụng công nghệ cao của các hộ ................................................................................................................ 117 4.33. Nhu cầu mở rộng diện tích của các hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao ..... 119 4.34. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao...... 121 4.35. Đánh giá của các hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao về công tác quản lý chất lượng vật tư đầu vào và quản lý chất lượng sản phẩm ......................... 122 ix
  12. 4.36. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ phù hợp của các chính sách do Trung ương ban hành .......................................................................... 123 4.37. Mức độ đáp ứng của hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các hộ nông dân ................................................................. 124 4.38. Sự quan tâm và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ....................................................................... 125 4.39. Chiến lược thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp dựa trên phân tích SWOT ............................................................ 130 x
  13. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Bản đồ địa giới Hành chính thành phố Hà Nội .................................................. 50 3.2. Khung nghiên cứu giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp .......................................................................... 55 DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Mô hình vay vốn của các thành viên hợp tác xã rau sạch Chử Tâm cho ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau sạch ............................................... 96 4.2. Mô hình liên kết ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ rau sạch của các hộ nông dân thôn Ba Chữ, xã Vân Nội, huyện Đông Anh .......... 101 4.3. Kết quả và hiệu quả của mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau ............................................................................................................. 108 xi
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Hình thức nông dân ứng dụng công nghệ cao tham gia tập huấn, đào tạo giai đoạn 2016 - 2021 ......................................................................................... 90 4.2. Nguồn vốn vay của hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao ................................ 95 4.3. Mức độ hài lòng của hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao ............................ 109 4.4. Khó khăn của hộ nông dân trong ứng dụng công nghệ cao ............................. 113 4.5. Nguồn tiếp cận dịch vụ tư vấn của các hộ ........................................................ 118 4.6. Đánh giá của các hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao về thị trường vật tư đầu vào phục vụ ứng dụng công nghệ cao ................................................... 120 4.7. Đánh giá của các hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao về lợi ích khi tham gia các tổ chức chính trị - xã hội ............................................................. 126 xii
  15. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Xuân Định Tên luận án: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận bao gồm: Tiếp cận theo sản phẩm, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận thể chế. Bên cạnh nguồn số liệu thứ cấp, nghiên cứu còn sử dụng các số liệu khảo sát bằng bảng hỏi từ 484 hộ nông dân trồng lúa, rau, hoa (bao gồm nhóm hộ có UDCNC và nhóm hộ không UDCNC trong SXNN), 54 cán bộ địa phương, 56 người tiêu dùng; phỏng vấn sâu 10 người thu gom, 05 doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tổ chức 1 hội thảo cấp thành phố, 4 hội thảo cấp huyện, 08 hội thảo cấp xã và 12 cuộc thảo luận nhóm với các tác nhân có liên quan đến thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN. Các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study), phương pháp phân tích hồi quy. Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, ước lượng mô hình hồi quy bằng phần mềm STATA. Kết quả chính và kết luận Luận án hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN; xây dựng khung phân tích thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN; làm rõ các nội dung chủ yếu của thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN làm cơ sở nghiên cứu thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phát triển sản xuất NNUDCNC trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị. Đã có một số chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển NNUDCNC, tuy nhiên việc thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong xiii
  16. SXNN còn gặp nhiều khó khăn như: Các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển NNUDCNC ít quan tâm đến đối tượng là hộ nông dân; việc xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển NNUDCNC còn nhiều hạn chế; đầu tư cho NNUCNC thấp, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển NNUDCNC; đào tạo, tập huấn cho các hộ nông dân UDCNC chưa được quan tâm đúng mức; liên kết, hợp tác giữa các hộ nông dân UDCNC với nhau và với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, thiếu bền vững. Luận án đã xác định và phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN bao gồm: (1) Nhóm yếu tố thuộc về hộ gia đình; (2) Nhóm yếu tố thuộc về công nghệ; (3) Nhóm yếu tố thuộc về dịch vụ hỗ trợ; (4) Nhóm yếu tố thuộc về thị trường; (5) Nhóm yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, quan tâm và niềm tin của người tiêu dùng... Mô hình kinh tế lượng chỉ ra một số yếu tố có ảnh hưởng tích cực, nếu gia tăng yếu tố này sẽ gia tăng khả năng UDCNC của các hộ nông dân như: trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập của hộ, số lao động nông nghiệp, diện tích canh tác của hộ, khả năng tiếp cận của hộ với dịch vụ khuyến nông, dịch vụ tín dụng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất 07 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN; (2) Nâng cao chất lượng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển NNUDCNC; (3) Tăng cường đầu tư, hỗ trợ hộ nông dân UDCNC trong SXNN; (4) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ UDCNC trong SXNN cho các hộ nông dân; (5) Phát triển liên kết, hợp tác thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN; (6) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thúc đẩy hộ nông dân UDCNC trong SXNN; (7) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm NNUDCNC. xiv
  17. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Xuan Dinh Thesis title: Solutions for promoting the high – tech application of farm households in agricultural production in Hanoi city Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Study objectives: To evaluate the current situation and analyze factors influencing on promoting the high – tech application of farm households in agricultural production in order to propose solutions for promoting the high – tech application of farm households in agricultural production in Hanoi city in the upcoming period. Materials and Methods The thesis used approaches such as crop based approach, participatory approach and institutional approach. In addtition to the secondary data, the study used the primary data collected through direct interviews with 484 rice, vegetable, flower growers (consisting of high-tech households and non high - tech households), 54 local officials, 56 consumers; in-dept interviews with 10 collectors of agricultural products and 05 agricultural companies; organized 01 provincial workshop, 04 district workshops, 08 commune workshops and 12 group discusions with relevant stakeholders. The study used data analysis methods such as statistical method, comparative analysis method, SWOT analysis method, case study method, regression analysis method (logit model). The collected data was processed by using Microsoft Excel and STATA software. Main findings and conclusions The thesis has systemized and further clarified theorectical issues related to promoting the high – tech application of farm households in agricultural production; developed the analytical framework for promoting the high – tech application of farm households in agricultural production; clarified the key contents of promoting the high – tech application of farm households in agricultural production which are basis for research on promoting the high – tech application of farm households in agricultural production in Hanoi city. For the last years, the development of high – tech agriculture in Hanoi city has been growing in terms of area, yield, output and value. Some policies for promoting the xv
  18. high – tech agriculture were issued, however, promoting the high – tech application of farm households in agricultural production has been facing many difficulties such as: The policies for promoting the high – tech agriculture give little attention to farm households; developing and implementing plans for high – tech development show many limitations; investment in high – tech agriculture is modest, few companies are attracted to invest in high – tech agriculture; training farm households do not get due attention; linkages among farm households or with companies are loose and unsustainable. The thesis identified and analyzed such influential factors as: (1) Farm house hold - related factors; (2) Technology - related factors; (3) Supporting services - related factors; (4) Market - related factors; (6) Other factors: natural conditions, infrastructure, interest and trust of consumers. The logit model shows some positively influencing factors such as education level of farm households, income, number of labourers, area, accessibilities to agricultural extension, credit services. If the degree of these factors increase, the high – tech adoptability of farm households increase. Based on the findings, the thesis proposed 07 solutions for promoting the high – tech application of farm households in agricultural production in Hanoi city consisting of: (1) Improving mechanisms and policies for promoting the high – tech application of farm households; (2) Enhancing capacity in planning and implementing plans for development of high-tech agriculture; (3) Increasing investment and support for farm households in high-tech farming application; (4) Strenthenging research and transfer of technology, training households in high-tech farming appplication; (5) Developing linkages for promotong the high – tech application of fam households in agricultural production; (6) Strengthening communication for raising awarenes on high-tech farming application; (7) Promoting marketing activities to support farm households in selling their products. xvi
  19. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) là ý tưởng về phát triển nông nghiệp bền vững giúp giải quyết thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các tính năng ưu việt của công nghệ như công nghệ nhà kính, công nghệ tự động hóa, công nghệ cảm biến, công nghệ giống...từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp giảm bớt sự phụ thuộc của quá trình SXNN vào các yếu tố tự nhiên (Zhang & cs., 2010). Vì vậy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang trở thành xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển và cũng là xu hướng tất yếu cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Đỗ Kim Chung, 2021; Nguyễn Xuân Cường, 2019 & Phạm Văn Hiển, 2014). Việt Nam là quốc gia có dân số gần 100 triệu người, có diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới và ngày càng bị thu hẹp do công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa (ĐTH). Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng (do thu nhập tăng và xu hướng tiêu dùng thay đổi) thì thúc đẩy UDCNC trong SXNN vừa là đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn, vừa là giải pháp quan trọng để thực hiện CNH, hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy UDCNC trong nông nghiệp. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như số lượng các đơn vị UDCNC trong SXNN chưa nhiều (Lê Linh, 2020; Vũ Thị Minh, 2019), đóng góp của khoa học và đổi mới công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp còn hạn chế, năng suất lao động nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp (Nguyễn Xuân Cường, 2019). Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, có diện tích tự nhiên là 3.359 km2, với khoảng 10,33 triệu người đang cư trú và công tác, học tập (UBND thành phố Hà Nội, 2020). Với diện tích đất đất nông nghiệp là 195,8 nghìn ha, dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 50% và lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 40,2% tổng lực lượng lao động của thành phố (Hoàng Nam, 2021) nên sản xuất nông nghiệp vẫn có vai trò hết sức quan 1
  20. trọng trong phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội. Để khai thác tiềm năng, thể mạnh của thành phố, đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng thu nhập cho nông dân thì UDCNC trong SXNN được coi là xu hướng tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh diện tích đất canh tác của thành phố Hà Nội đang ngày càng giảm dần do tác động của CNH, ĐTH và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến SXNN ngày càng mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển NNUDCNC. Nhờ vậy trên địa bàn thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, khu NNUDCNC có hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ tạo điều kiện cho các hộ nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đầu tư UDCNC trong SXNN đạt hiệu quả cao. Mặc dù vậy, kết quả phát triển NNUDCNC của thành phố vẫn còn ở mức tương đối khiêm tốn. Sản xuất NNUDCNC còn phân tán, thiếu tập trung, kỹ thuật và công nghệ còn hạn chế; hộ nông dân với khoảng 600.000 hộ vẫn là đơn vị SXNN phổ biến; chưa có nhiều hộ UDCNC trong SXNN; hợp tác, liên kết giữa các hộ UDCNC còn lỏng lẻo và thiếu bền vững; các hộ nông dân mới chủ yếu UDCNC trong một số khâu, công đoạn trong quá trinh sản xuất. Cho đến năm 2020, trên địa bàn thành phố mới có 164 mô hình NNUDCNC, 48 HTX và 01 tổ liên kết UDCNC, chỉ có 01 mô hình UDCNC trong tất cả các công đoạn đó là mô hình sản xuất nấm kim châm theo dây chuyền CNC của Nhật Bản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao tại huyện Mỹ (Chu Phú Mỹ, 2019; UBND thành phố Hà Nội, 2020). Giá trị sản phẩm NNUDCNC hiện mới chiếm khoảng 32% giá trị nông sản của toàn thành phố (UBND thành phố Hà Nội, 2020), trong khi nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu phấn đấu là đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm NNUDCNC từ 50% trở lên trong tổng giá trị SXNN của thành phố (Thành Ủy Hà Nội, 2020). Trong thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến UDCNC trong SXNN ở Việt Nam. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu này hoặc được đề cập trên phạm vi cả nước (Nguyễn Xuân Cường, 2019; Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2020; Tran Ngoc Hoa, 2019), hoặc tập trung nghiên cứu phát triển NNCNC ở các địa phương khác (Lê Đức Tín, 2021; Tô Thị Thùy Trang, 2022; Nguyễn Anh Tuấn, 2022), hoặc chỉ tập trung chỉ ra những tồn tại trong UDCNC trong SXNN trên địa bàn thành phố Hà Nội ở một số khía cạnh cụ thể như khía 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2