intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Quỳnh Quỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:193

165
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nhằm xác định một số hạn chế năng suất lạc qua đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình; xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để xây dựng quy trình sản xuất lạc bảo đảm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ  HỒ KHẮC MINH NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.) TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ, NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ  HỒ KHẮC MINH NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 62.62.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: 1. PGS. TS. Nguyễn Minh Hiếu 2. TS. Lê Thanh Bồn HUẾ, NĂM 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hồ Khắc Minh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế và TS. Lê Thanh Bồn – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế. Hai thầy đã hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tận tình về phương hướng lý luận, nội dung, phương pháp nghiên cứu và luôn luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập để hôm nay bản luận án đã được hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô của Đại học Nông Lâmvà của Ban Đào tạo sau đại học - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập của tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình đã dành cho tôi thời gian tốt nhất và hỗ trợ mọi mặt trong học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các huyện và xã vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình và bà con nông dân đã tạo điều kiện về đất đai và nhân lực thực hiện các thí nghiệm của luận án bảo đảm đúng yêu cầu. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu về chuyên môn và cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn những người thân và bạn bè đã dành cho tôi tình cảm và tinh thần tốt nhất trong suốt quá trình học tập. Quảng Bình, tháng 5 năm 2013 Tác giả Hồ Khắc Minh
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................vvi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................x MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3 4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU ......................................5 1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ QUẢNG BÌNH .....5 1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới...................................................................5 1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ...................................................................7 1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Bình................................................................8 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤT CÁT BIỂN VIỆT NAM ..............................................9 1.2.1. Đặc điểm lý, hóa tính đất ..................................................................................9 1.2.2. Đặc điểm về địa hình.......................................................................................12 1.2.3. Đặc điểm về nước ngầm..................................................................................13 1.2.4. Một số nghiên cứu phát triển nông nghiệp trên đất cát biển...........................13 1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ..............................14 1.3.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây trồng..................................14 1.3.2. Một số cơ sở lý luận về yếu tố hạn chế năng suất cây trồng...........................16 1.3.3. Biện pháp kỹ thuật điều khiển nâng cao năng suất cây trồng.........................17 1.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........................................22 1.4.1. Nghiên cứu chọn tạo giống lạc........................................................................22 1.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho cây lạc .....................................................25
  6. iv 1.4.3. Nghiên cứu bố trí thời vụ gieo lạc...................................................................35 1.4.4. Nghiên cứu mật độ gieo lạc ............................................................................36 1.4.5. Nghiên cứu kỹ thuật phủ đất cho cây lạc ........................................................37 1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ..............38 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......41 2.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NGHIÊN CỨU ..................41 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................43 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................43 2.3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình .............................................................................43 2.3.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình ................................................................................................45 2.3.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ thích hợp cho gieo lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình ................................................................................47 2.3.4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình ................................................................................................48 2.3.5. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tổng hợp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình .............................50 2.4. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU........................................50 2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển ................................................................50 2.4.2. Các chỉ tiêu về đất ...........................................................................................52 2.4.3. Theo dõi tình hình phát sinh của các loại sâu bệnh ........................................53 2.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................................53 2.4.5. Xử lý số liệu ....................................................................................................53 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................54 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LẠC VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ NĂNG SUẤT LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH .54 3.1.1. Đánh giá thực trạng về đất đai, khí hậu và tình hình sản xuất nông nghiệp trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình ..................................................................54 3.1.2. Thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình................................70 3.1.3. Nhận xét chung................................................................................................80 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỔ HỢP PHÂN BÓN CÂN ĐỐI HỢP LÝ CHO LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH ................................82 3.2.1. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng ..................82 3.2.2. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh ................93
  7. v 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHUNG THỜI VỤ THÍCH HỢP CHO GIEO LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH .............106 3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm ...................................................................................107 3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tình hình sâu bệnh hại lạc thí nghiệm..112 3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của lạc thí nghiệm .....................................................................114 3.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc thí nghiệm ..........................................................................................................116 3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHỦ ĐẤT CHO LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................118 3.4.1. Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm ..................118 3.4.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm ..........................................................................................................119 3.4.3. Ảnh hưởng của phủ đất đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm ...................121 3.4.4. Ảnh hưởng phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của lạc thí nghiệm ...................................................................................................123 3.4.5. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất của lớp đất canh tác thực hiện trồng lạc thí nghiệm .................................................................................................124 3.4.6. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm .................130 3.5. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT TỔNG HỢP TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH .........................................................................132 3.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của các hợp phần mô hình thực nghiệm ..............................................................................................133 3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hợp phần mô hình thực nghiệm .............135 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................138 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................138 2. ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................................139 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..........................................................140 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................141 TIẾNG VIỆT .................................................................................................................141 TIẾNG ANH .................................................................................................................149
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ đ/c Đối chứng FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc Fed Đơn vị đo diện tích ( 1 fed = 3,8 ha ) ICRISAT Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới bán khô hạn IFA Hiệp hội phân bón quốc tế K Kali KHKT Khoa học kỹ thuật N Đạm NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Lân P100 hạt Khối lượng 100 hạt P100 quả Khối lượng 100 quả PTNT Phát triển nông thôn TGST Thời gian sinh trưởng Tmax Nhiệt độ cao nhất Tmin Nhiệt độ thấp nhất Ttb Nhiệt độ trung bình Ttb max Nhiệt độ trung bình cao Ttb min Nhiệt độ trung bình thấp U Độ ẩm không khí Umin Độ ẩm không khí thấp nhất Utb Độ ẩm không khí trung bình
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2008 – 2010) 5 1.2 Diện tích, sản lượng, năng suất lạc của Việt Nam ( 2006 – 2010) 7 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Bình (2006 – 2010) 8 1.4 Đặc điểm lý, hóa tính của đất cồn cát đỏ tỉnh Bình Thuận 11 1.5 Đặc điểm lý, hóa tính của đất cồn cát trắng vàng tỉnh Quảng Bình 11 1.6 Đặc điểm lý, hóa tính của đất cát biển điển hình tỉnh Nghệ An 12 1.7 Chất đa lượng bị hấp thụ ở các giai đoạn tăng trưởng 25 2.1 Một số đặc tính nông hoá của đất cát biển thí nghiệm 42 2.2 Một số chỉ tiêu khí hậu thời tiết thời gian triển khai các thí nghiệm 42 3.1 Đặc trưng các trị số trung bình nhiều năm về khí tượng tỉnh 63 Quảng Bình 3.2 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình 66 3.3 Cơ cấu cây trồng hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình 67 Các phương thức luân canh cây trồng trên đất cát biển tỉnh 3.4 68 Quảng Bình 3.5 Thị trường, hiệu quả kinh tế và sự thích ứng của các loại cây trồng 69 trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình 3.6 Quy mô sản xuất của các nông hộ vùng cát biển Quảng Bình 70 3.7 Những nhận thức của người nông dân về những khó khăn trong 72 sản xuất lạc trên đất cát biển và đề xuất giải pháp khắc phục 3.8 Thực trạng đầu tư & mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT trong sản 73 xuất lạc của nông dân vùng đất cát biển Quảng Bình
  10. viii 3.9 Tỉ lệ nông dân bố trí thời gian gieo lạc trong vụ đông xuân trên 74 đất cát biển Quảng Bình 3.10 Kết quả phân tích 30 mẫu đất cát biển tỉnh Quảng Bình 75 3.11 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh 76 trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm 3.12 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến khả năng tạo nốt sần 77 và nốt sần hữu hiệu của lạc thí nghiệm 3.13 Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành 78 năng suất và năng suất lạc thí nghiệm 3.14 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến một 83 số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm 3.15 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến các 86 yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc thí nghiệm 3.16 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến tính 89 chất hóa học của đất thí nghiệm của lạc thí nghiệm 3.17 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến hiệu 91 quả kinh tế của lạc thí nghiệm 3.18 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến 94 một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của lạc thí nghiệm 3.19 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến 96 sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm 3.20 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến 98 các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc thí nghiệm 3.21 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến 101 tính chất hóa học của đất thí nghiệm 3.22 Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến 104 hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm 3.23 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của 107 lạc thí nghiệm 3.24 Ảnh hưởng thời vụ gieo trồng đến tỉ lệ nẩy mầm và chiều cao cây 108
  11. ix của lạc thí nghiệm 3.25 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sự phát triển cành của lạc 110 thí nghiệm 3.26 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và nốt 111 sần hữu hiệu của của lạc thí nghiệm 3.27 Ảnh hưởng thời vụ gieo trồng đến tình hình sâu bệnh gây hại lạc 113 thí nghiệm 3.28 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng 115 suất và năng suất của lạc thí nghiệm 3.29 Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến hiệu quả kinh tế của lạc thí 116 nghiệm 3.30 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc 119 thí nghiệm 3.31 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng 119 phát triển của lạc thí nghiệm 3.32 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến phát triển nốt sần của lạc thí 122 nghiệm 3.33 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng 123 suất và năng suất lạc của lạc thí nghiệm 3.34 Diễn biến nhiệt độ của lớp đất canh tác thí nghiệm 125 3.35 Diễn biến ẩm độ của lớp đất canh tác thí nghiệm 126 3.36 Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến tính chất hoá học đất thí 128 nghiệm 3.37 Ảnh hưởng của các loại vật liệu che tủ đến hiệu quả kinh tế của 130 lạc thí nghiệm 3.38 Các yếu tố cấu thành năng suất của mô hình thực nghiệm 134 3.39 Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm 136
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Phẩu diện đất của một số loại đất cát ven biển Việt Nam 10 Sơ đồ tỉnh Quảng Bình, với vị trí của vùng đất cát biển và các 3.1 vùng đất cát biển trồng lạc 55 Sơ đồ lát cắt sinh thái của vùng đất cát biển phía bắc (từ Quảng 3.2 Trạch đến Đồng Hới) tỉnh Quảng Bình 58 Sơ đồ lát cắt sinh thái của vùng đất cát biển phía Nam (từ Quảng 3.3 Ninh đến Lệ Thủy) tỉnh Quảng Bình 59 3.4 Diễn biến nhiệt độ và mưa trong năm tại Quảng Bình 64 3.5 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình 67 Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm xác định thứ tự 3.6 79 các yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm bón phối hợp 3.7 87 giữa vô cơ và phân chuồng Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm bón phối hợp 3.8 99 giữa phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh 3.9 Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm thời vụ 116 3.10 Biểu đồ về năng suất thực thu của lạc thí nghiệm phủ đất 124 3.11 Diễn biến nhiệt độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm 125 3.12 Diễn biến ẩm độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm 127 3.13 Biểu đồ về năng suất thực thu của các hợp phần mô hình 134
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trên thế giới, trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thực phẩm [44]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Lạc là cây thuộc họ đậu nên lạc còn là cây có khả năng bảo vệ đất, duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất. Đất gieo trồng lạc vừa tăng được pH, hàm lượng mùn và độ màu mỡ cho đất vừa góp phần duy trì và tăng năng suất, sản lượng các cây trồng khác, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Vì vậy, lạc là cây trồng quan trọng trong hệ thống xen canh, luân canh với các loại cây trồng khác, đặc biệt có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cải tạo đất đối với những vùng đất bạc màu. Ở Việt Nam, cũng như thế giới từ năm 1995 đến nay, diện tích gieo trồng lạc tăng chậm. Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định xung quanh 250.000 ha/năm và sản lượng tăng dần từ 334.500 tấn vào năm 1995 lên 485.800 tấn vào năm 2010 [109]. Tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới, năng suất lạc ở nước ta tăng trong những năm gần đây là nhờ đầu tư nghiên cứu chọn tạo nên đã đưa vào sản xuất nhiều giống mới năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: MD7, MD9, L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26,…đồng thời nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón, che phủ đất…) hợp lý cho mỗi giống và mùa vụ trên từng vùng sinh thái cụ thể [9], [81], [82], [83]. Quảng Bình là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ có tổng diện tích tự nhiên 805.500 ha, đất nông nghiệp có 67.344 ha. Điều kiện khí hậu ở đây khá khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra, đất đai có diện tích nhỏ hẹp, manh mún và nghèo chất dinh dưỡng. Lạc là loại cây trồng ngắn ngày có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây (2006 – 2010), diện tích gieo trồng lạc ổn định từ 5.400 – 5.700 ha, đứng thứ 2 về diện tích
  14. 2 trong các cây trồng hàng năm của tỉnh và đứng thứ 15 về diện tích trong 62 tỉnh/thành trồng lạc trong cả nước [8]. Cây lạc ở tỉnh Quảng Bình được trồng chủ yếu trên các loại đất phù sa, đất xám và đất cát biển. Thực tế cho thấy, quỹ đất phù sa và đất xám có rất nhiều đối tượng cây trồng khác cạnh tranh nên rất khó để mở rộng diện tích trồng lạc trên hai loại đất này, trong khi đó đất cát biển có thể khai thác trồng cây nông nghiệp còn khá lớn, ước tính còn khoảng 6.000 ha chưa được khai thác đưa vào sử dụng [74], đây là quỹ đất tiềm năng cho phát triển mở rộng diện tích trồng lạc của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, đất cát biển tại tỉnh Quảng Bình có những tính chất rất đặc trưng như: độ phì tự nhiên thấp, hàm lượng hữu cơ thấp, nghèo mùn do quá trình khoáng hóa diễn ra mãnh liệt, thành phần cấp hạt thô chiếm tỉ lệ lớn, kết cấu rời rạc và dung tích hấp thu thấp,… nên khả năng giữ nước, giữ phân bị hạn chế, sự rửa trôi các chất theo trọng lực dễ dàng xảy ra khi có mưa lớn. Do vậy, sản xuất lạc trên loại đất này nếu không áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ thì năng suất đạt được thường không cao, năng suất trung bình trong những năm qua đạt 1,57 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (1,99 tấn/ha) [109]. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, trong những năm qua hàng năm tỉnh luôn có chính sách hỗ trợ đáng kể cho trợ giá giống lạc tiến bộ kỹ thuật nên người dân đã đưa nhanh các giống tiến bộ kỹ thuật mới như: MD7, L14, L18, L23,… vào sản xuất, trong đó giống L14 chiếm đến khoảng 2/3 diện tích. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ thuật trồng lạc trên đất cát biển tại tỉnh Quảng Bình chưa được quan tâm đúng mức cả về quy mô và chiều sâu. Các biện pháp kỹ thuật khuyến cáo trong sản xuất được xây dựng trên cơ sở quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chưa có nghiên cứu tổng hợp nào để làm cơ sở xây dựng quy trình riêng cho cây lạc ở tỉnh Quảng Bình. Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu để tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng lạc trên đất cát biển tại Quảng Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó cần tập trung các biện pháp tăng cường hàm lượng hữu cơ trong đất, cân đối dinh dưỡng, tăng khả năng giữ nước cho đất và bố trí thời vụ để sử dụng nước trời hiệu quả là rất cần thiết để tăng hiệu quả đầu tư phân bón, tăng năng suất lạc trên đất cát trồng lạc tỉnh Quảng Bình.
  15. 3 Từ những căn cứ trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình”, góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong sản xuất lạc trên vùng cát nhằm nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho các hộ nông dân trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định một số hạn chế năng suất lạc qua đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. - Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để xây dựng quy trình sản xuất lạc bảo đảm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả đề tài góp phần làm luận cứ khoa học cho việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất lạc nói riêng theo hướng hiệu quả và bền vững. - Đồng thời, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lạc trên đất cát biển của tỉnh sát, đúng hơn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu hữu ích cho các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật tham khảo trong định hướng nghiên cứu, tài liệu giảng dạy tập huấn kỹ thuật cho nông dân. - Kết quả của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ khắc phục cơ bản các yếu tố hạn chế năng suất bằng giải pháp kỹ thuật tổng hợp góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần từng bước cải tạo đất, hướng đến sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Bình.
  16. 4 4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài sẽ điều tra, đánh giá và nắm tổng quát để xác định các tiềm năng và khó khăn trong phát triển sản xuất lạc trên trên tất cả các nhóm đất và các đơn vị sinh thái nông nghiệp của vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, trên cơ sở xác định các yếu tố hạn chế năng suất lạc trồng trên vùng đất cát biển để tập trung nghiên cứu xác định một số giải pháp kỹ thuật phù hợp và ứng dụng vào quy trình sản xuất lạc bảo đảm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và bền vững trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. - Tỉnh Quảng Bình có 2 vụ lạc chính là vụ đông xuân (chiếm khoảng 70%) và vụ hè thu. Riêng sản xuất lạc trên vùng đất cát biển do không chủ động nước tưới nên phần lớn chỉ sản xuất trong vụ đông xuân. Do vậy, đề tài tập trung nghiên cứu xác định một số giải pháp kỹ thuật sản xuất lạc trong vụ đông xuân với điều kiện dựa vào nước trời là chủ yếu.
  17. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ QUẢNG BÌNH 1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Theo số liệu của FAOSTAT (2012) [109], tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong 3 năm gần đây (2008 – 2010) ở bảng 1.1 như sau: Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2008 – 2010) T Diện tích Năng suất Sản lượng Tên nước (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) T 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1 Ấn Độ 6,85 5,47 4,93 1,071 1,007 1,144 7,33 5,51 5,64 2 Trung Quốc 4,62 4,40 3,55 3,102 3,357 3,454 14,34 14,76 15,71 3 Nigêria 2,30 2,64 2,64 1,695 1,126 1,000 3,90 2,97 2,64 4 Xuđăng 0,95 0,95 1,15 0,750 0,996 0,662 0,71 0,94 0,76 5 Ăngola 0,18 0,29 0,30 0,333 0,383 0,388 0,60 0,11 0,12 6 Myanma 0,65 0,84 0,87 1,538 1,622 1,548 1,00 1,36 1,34 7 Inđônêsia 0,63 0,62 0,62 1,216 1,249 1,256 0,77 0,78 0,78 8 Camarun 0,30 0,30 0,30 0,533 1,523 1,533 0,16 0,46 0,46 9 Mỹ 0,60 0,44 0,51 3,828 3,835 3,712 2,33 1,67 1,89 10 Việt Nam 0,25 0,25 0,23 2,085 2,107 2,100 0,53 0,53 0,49 11 Thế Giới 24,59 23,91 24,01 1,553 1,529 1,523 38,20 36,57 36,57 (Nguồn: FAOSTAT, 2012) Diện tích trồng lạc năm 2010 trên thế giới đạt 24,01 triệu ha, có trên 112 nước trồng lạc. Trong đó diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 47,84%, châu Phi 47,83%, châu Mỹ 4,2%, châu Âu 0,45% so với tổng diện tích. Các nước có diện tích lớn gồm 10 nước, trong đó Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt 4.930.000
  18. 6 ha, Trung Quốc đạt 3.550.000 ha, Ni-giê-ria đạt 2.640.000 ha. Diện tích trồng lạc trên thế giới trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 biến động từ 23,91 triệu ha đến 24,59 triệu ha. Đứng đầu là Ấn Độ biến động từ 4,93 triệu ha đến 6,85 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc biến động từ 3,55 triệu ha đến 4,62 triệu ha, Ni-giê-ria biến động từ 2,3 triệu ha đến 2,64 triệu ha. Xu hướng biến động theo hướng giảm là chủ yếu và có những nước quy mô giảm đến hàng triệu ha như Ấn Độ, Trung Quốc. Năng suất lạc bình quân của thế giới là 1,523 - 1,539 tấn/ha. Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm. Năng suất bình quân năm 2010, đứng đầu là các nước I-xra-en, Nicaragua, Kenya đạt 5,136 - 5,644 tấn/ha, tiếp theo là các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hy lạp, Ai Cập đạt 3,039 - 3,712 tấn/ha, thấp nhất là các nước Mozambic, Ăng-go-la, Zam-ba-bu-ê 0,237 - 0,414 tấn/ha. Sản lượng lạc bình quân của thế giới trong 3 năm đạt từ 36,57 - 38,20 triệu tấn. Các nước có sản lượng lớn đứng đầu là Trung Quốc đạt từ 14,34 - 15,31 triệu tấn, thứ đến là Ấn Độ đạt từ 5,51 - 7,33 triệu tấn, Mỹ đạt từ 1,67 - 2,33 triệu tấn. Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới đạt trên 1,5 tấn/ha. Ở Trung Quốc, thử nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 8 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha. Gần đây, tại Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên trạm nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi các loại cây như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới năng suất trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn khác xa so với năng suất tiềm tàng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới [23].
  19. 7 1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Cây lạc được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và là cây lấy dầu đứng thứ nhất về diện tích, sản lượng và xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, trước năm 1990 cây lạc vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên diện tích, năng suất và sản lượng đạt được rất khiêm tốn, năm 1987 là đỉnh cao của sản xuất lạc thời gian này nhưng diện tích đạt 237.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấn/ha và sản lượng xấp xỉ 231.000 tấn. Trong giai đoạn 1990 – 1995 sản xuất lạc có xu thế tăng về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0,1 tấn/ha. Đến giai đoạn 1995 - 2000 năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suất đạt 1,43 tấn/ha cao nhất trong giai đoạn này [23]. Theo FAOSTAT (2012) [109], giai đoạn 2000 - 2005 diện tích, năng suất lạc có bước tiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năng suất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suất đạt 1,82 tấn/ha đưa cây lạc đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuất khẩu thu 30 - 50 triệu USD/năm. Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2006 – 2010) Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích (ha) 246.700 254.249 255.300 249.200 231.284 Năng suất (tấn/ha) 1,87 2,00 2,08 2,11 2,10 Sản lượng (tấn) 462.500 504.921 530.200 525.100 485.792 (Nguồn: FAOSTAT, 2012) Qua bảng 1.2 cho thấy giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, diện tích lạc trên cả nước trong giai đoạn từ 2006 – 2010 biến động trong khoảng 231.284 - 255.300 ha, cao nhất là vào năm 2008 sau đó lại có xu hướng giảm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009) [8], hiện nay 5 vùng sinh thái có diện tích trồng lạc lớn của Việt Nam là đồng bằng Sông Hồng (30.500 ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung bộ (75.300 ha), Duyên hải Nam Trung bộ (33.100 ha) và Đông Nam bộ (29.575 ha). Diện tích còn lại phân bố nhiều nơi trong cả nước và cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh thành, chỉ có hai
  20. 8 tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau. Trong đó 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (23.675 ha), Tây Ninh (21.400 ha), Hà Tĩnh (20.325 ha), Thanh Hóa (16.175 ha), Bắc Giang (10.900 ha), Quảng Nam (10.225 ha), Đắk Lắk (9.425 ha), Bình Định (8.400 ha), Đắk Nông (8.125 ha) và Long An (7.500 ha). Tuy nhiên, trong giai đoạn này năng suất vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên và cao hơn so với năng suất bình quân của thế giới 0,5 – 0,6 tấn/ha (năng suất lạc của thế giới năm 2010 đạt 1,523 tấn/ha). Năng suất lạc giữa các tỉnh/thành trong cả nước có sự chênh lệch đáng kể. Năng suất bình quân giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Ninh Thuận là 0,71 tấn/ha đạt thấp nhất và của Trà Vinh là 4,08 tấn/ha đạt cao nhất. Các tỉnh có năng suất lạc cao là Trà Vinh (4,08 tấn/ha), Nam Định (3,6 tấn/ha), Tây Ninh (3,28 tấn/ha) và Hưng Yên (3,1 tấn/ha). Đặc biệt là Tây Ninh, tỉnh có diện tích trồng lạc lớn thứ 2 và năng suất đứng thứ 3 trong cả nước [8]. 1.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Bình Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Bình (2006 – 2010) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích (ha) 5.400 5.608 5.663 5.713 5.719 Năng suất (tấn/ha) 1,48 1,49 1,60 1,69 1,46 Sản lượng (tấn) 8.000 8.337 9.061 9.655 8.350 (Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2011)[20] Qua số liệu ở bảng 1.3 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng lạc không ngừng tăng lên từ năng suất chỉ đạt 1,48 – 1,49 tấn/ha vào những năm 2006 - 2007, đến những năm 2008 - 2009 năng suất tăng lên 1,60 - 1,69 tấn/ha. Cá biệt năm 2010 năng suất đạt thấp 1,46 tấn/ha do gặp hạn nặng. Diện tích gieo trồng lạc diễn biến có xu hướng ngày càng tăng do là đối tượng cây trồng truyền thống, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thị trường tiêu thụ lớn, giá cả khá ổn định, mặt khác thời gian qua nhờ công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gieo trồng lạc được quan tâm nên sản xuất lạc ngày càng có hiệu quả. Việc mở rộng diện tích trồng lạc nhờ trồng luân canh, xen canh, gối vụ với các đối tượng cây trồng khác như sắn, cao su thời kỳ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2