intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

42
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá một số đặc điểm của ký sinh trùng đường máu do ve truyền và ve ký sinh ở đàn bò, cung cấp cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán, phòng trị bệnh bệnh ký sinh trùng đường máu và ve ký sinh ở bò từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe đàn bò.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HỒNG CHIÊN NGHIÊN CỨU BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU DO VE TRUYỀN Ở ĐÀN BÒ NUÔI TẠI BA VÌ – HÀ NỘI VÀ THỬ NGHIỆM THUỐC DIỆT VE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HỒNG CHIÊN NGHIÊN CỨU BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU DO VE TRUYỀN Ở ĐÀN BÒ NUÔI TẠI BA VÌ – HÀ NỘI VÀ THỬ NGHIỆM THUỐC DIỆT VE Ngành: Bệnh lí học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9 64 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ GS. TS. Betrand Losson Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm… Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Chiên i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ - Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và GS. Betrand Losson – Đại học Liegè – Vương quốc Bỉ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức bộ môn Ký sinh trùng, bộ môn Bệnh lý, Bệnh viện Thú y, Phòng thí nghiệm trọng điểm – Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban điều phối dự án Việt - Bỉ, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Trạm thú y huyện Ba Vì, Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phòng thí nghiệm Ký sinh trùng – Khoa Thú y, Đại học Liegè – Vương quốc Bỉ, các hộ chăn nuôi bò tại huyện Ba Vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thị Lan, GS. TS. Vũ Đình Tôn đã giúp đỡ, tư vấn tôi trong thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng và biết ơn các đồng nghiệp ở Phòng Ký sinh trùng – Viện Thú y, phòng Ký sinh trùng – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đóng góp ý kiến về chuyên môn để tôi được hoàn thiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn dự án ARES CCD đã hỗ trợ kinh phí để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các em sinh viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Chiên ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... vii Danh mục bảng ............................................................................................................. viii Danh mục hình ..................................................................................................................x Trích yếu luận án ........................................................................................................... xii Thesis abstract............................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.4. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận án ..................................................................4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................5 2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................5 2.1.1. Một số bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở bò ....................................5 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của ve ký sinh ở bò .................................................................14 2.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền và ve cứng ở bò trên thế giới và Việt Nam ..................................................................20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền trên thế giới và Việt Nam .................................................................................................20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về ve cứng trên thế giới và Việt Nam..............................25 2.3. Nghiên cứu về hợp chất bán tổng hợp pyrethroid dùng để diệt ve .....................29 iii
  6. 2.3.1. Cơ chế gây độc lên chân đốt của các hoá chất diệt côn trùng nhóm pyrethroid và những nghiên cứu về ứng dụng của Pyrethroid trong điều trị các bệnh ngoại kí sinh trùng trên gia súc ............................................................30 2.3.2. Một số hóa chất đại diện của nhóm pyrethroid ...................................................33 Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................35 3.1. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................35 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội ...........35 3.2. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................37 3.3. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................38 3.3.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu .................................................................38 3.3.2. Dụng cụ, máy móc và hóa chất nghiên cứu ........................................................38 3.4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................39 3.4.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh ký sinh đường máu do ve truyền ở bò tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ..........................................................................39 3.4.2. Định danh ký sinh trùng đường máu ở bò bằng kỹ thuật phân tử ......................39 3.4.3. Đặc điểm bệnh lý của bò mắc bệnh ký sinh trùng đường máu ...........................39 3.4.4. Nghiên cứu tình hình nhiễm ve ký sinh ở bò tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .................................................................................................................39 3.4.5. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm ve và nhiễm ký sinh trùng đường máu trên bò tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ........................................................39 3.4.6. Bước đầu thử nghiệm thuốc diệt ve ký sinh ở bò ...............................................39 3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................40 3.5.1. Xác định địa điểm lấy mẫu .................................................................................40 3.5.2. Thu thập mẫu để nghiên cứu ...............................................................................41 3.5.3. Định danh loài ve ký sinh bằng phương pháp hình thái .....................................41 3.5.4. Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu ở bò .........................................44 3.5.5. Đánh giá mối liên hệ giữa nhiễm ve và nhiễm ký sinh trùng đường máu .................44 3.5.6. Định danh loài ký sinh trùng đường máu bằng phương pháp phân tử ...............45 3.5.7. Xác định thể bệnh, triệu chứng lâm sàng bò mắc bệnh ký sinh trùng đường máu ..........................................................................................................46 3.5.8. Xác định bệnh tích đại thể bò mắc bệnh ký sinh trùng đường máu ....................46 3.5.9. Xác định bệnh tích vi thể ....................................................................................47 iv
  7. 3.5.10. Xác định chỉ tiêu sinh lý máu .............................................................................47 3.5.11. Phương pháp thử nghiệm thuốc diệt ve ký sinh trên bò .....................................47 3.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................48 Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................49 4.1. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ..........................................................................49 4.1.1. Thành phần, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu do ve truyền trên đàn bò ..................................................................................................................49 4.1.2. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. ở bò ......................................................................50 4.1.3. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. ở đàn bò theo các mùa trong năm ........................51 4.1.4. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. ở bò theo địa hình.................................................52 4.1.5. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma ssp. theo lứa tuổi của bò ..............................................53 4.2. Một số đặc điểm bệnh lý ở bò mắc bệnh biên trùng (Anaplasmosis) do Anaplasma spp. ...................................................................................................54 4.2.1. Thể bệnh của bệnh biên trùng do Anaplasma spp. ở đàn bò vùng nghiên cứu ...........................................................................................................54 4.2.2. Triệu chứng lâm sàng của bò bị bệnh biên trùng do Anaplasma spp. ................56 4.2.3. Chỉ tiêu huyết học của bò nhiễm Anaplasma spp. ..............................................58 4.2.4. Bệnh tích đại thể của bệnh biên trùng ở bò ........................................................62 4.2.5. Bệnh tích vi thể của bệnh biên trùng ở bò. .........................................................65 4.3. Định danh loài Anaplasma spp. bò bằng phương pháp phân tử .....................67 4.4. Tình hình nhiễm ve ký sinh của bò nuôi tại huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội .................................................................................................................75 4.4.1. Tỷ lệ nhiễm ve trên đàn bò nuôi tại huyện Ba Vì, Hà Nội .................................75 4.4.2. Cường độ nhiễm ve trên đàn bò huyện Ba Vì, Hà Nội .......................................76 4.4.3. Tỷ lệ nhiễm ve của bò theo các mùa trong năm .................................................77 4.4.4. Tỷ lệ nhiễm ve của bò theo địa hình ...................................................................78 4.4.5. Tỷ lệ nhiễm ve theo lứa tuổi của bò ....................................................................80 4.4.6. Thành phần loài ve ký sinh ở bò vùng nghiên cứu .............................................80 4.5. Mối tương quan giữa nhiễm ve và nhiễm ký sinh trùng đường máu ở bò nuôi tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.............................................................91 4.6. Thử nghiệm hiệu lực diệt ve của hợp chất pyrethroid ........................................92 v
  8. 4.6.1. Hiệu lực diệt các giai đoạn của ve bò Rhipicepahus (Boophilus) microplus của hợp chất Permethrin trong phòng thí nghiệm ...............................................92 4.6.2. Thử nghiệm khả năng diệt ve trên bò của hợp chất thuốc Permethrin ở nồng độ 5 % ........................................................................................................95 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................100 5.1. Kết luận .............................................................................................................100 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................101 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án ........................................102 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................103 Phụ lục ..........................................................................................................................115 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT -: đến (/): trên : Lớn hơn CI: Khoảng tin cậy của OR DNA: Deoxyribonucleic acid fL: femtoliter Hb: Hemoglobin HCT: hematocrit Kg: kilogram MCV: Mean Corpuscular Volume MCH: Mean Corpuscular Hemoglobin MPV: Mean Platelet Volume OR: Tỷ suất chênh PCR: Polymerase Chain Reaction PCT: Plateletcrit PDW: Platelet Disrabution Width PLT: Platelet Count RBC: Red Blood Cell rDNA: Recombinant Deoxyribonucleic acid RDW: Red cell Distribution With sp: species spp: species pluriel SPP: Standard Parallel Port TT: Thể trạng USD: United States dallors WBC: White Blood Cell vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Bảng thu thập mẫu tại địa điểm nghiên cứu .......................................................40 4.1. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu do ve truyền trên bò ...............................49 4.2. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. ở bò ......................................................................51 4.3. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. ở đàn bò theo mùa ................................................51 4.4. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. ở đàn bò theo địa hình ..........................................52 4.5. Tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. trên đàn bò theo lứa tuổi ......................................54 4.6. Thể bệnh của bệnh do Anaplasma spp. ở đàn bò ................................................55 4.7. Biểu hiện lâm sàng của bò bệnh biên trùng ........................................................56 4.8. Chỉ tiêu hồng cầu bò nhiễm Anaplamsa spp.......................................................59 4.9. Chỉ số bạch cầu bò nhiễm Anaplasma spp. ........................................................60 4.10. Chỉ số tiểu cầu của bò nhiễm Anaplasma spp. ...................................................61 4.11. Bệnh tích đại thể của bò bị mắc bệnh biên trùng ................................................62 4.12. Tổn thương vi thể của bò mắc bệnh biên trùng ..................................................65 4.13. Giám định các loài Anaplasma spp. bằng dữ liệu phân tử dựa trên trình tự 16s từ bò vàng bản địa, bò sữa và chó nhà ở Ba Vì, Hà Nội và có so sánh với bò Hải Dương ...............................................................................................68 4.14. Các trình tự 16S rDNA của các loài Anaplasma spp. và rickettsia sử dụng cho phân tích phả hệ và mối quan hệ về loài của các mẫu Việt Nam trong nghiên cứu này ....................................................................................................69 4.15. Tính toán khoảng cách di truyền dựa trên phân tích chuỗi gen 16S rDNA giữa Anaplasma spp. mẫu của Việt Nam và các chủng loài tham chiếu đã công bố hoặc có trong Ngân hàng gen .................................................70 4.16. Tỷ lệ nhiễm ve trên đàn bò nuôi tại huyện Ba Vì ...............................................75 4.17. Cường độ nhiễm ve theo các vị trí ký sinh ở bò .................................................76 4.18. Tỷ lệ nhiễm ve trên đàn bò nuôi theo mùa trong năm ........................................77 4.19. Tỷ lệ nhiễm ve của bò theo địa hình ...................................................................79 4.20. Tỷ lệ nhiễm ve theo lứa tuổi của bò ....................................................................80 4.21. Thành phần loài ve ký sinh trên bò nuôi tại huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội .................................................................................................................90 4.22. Mối liên quan giữa nhiễm ve và nhiễm ký sinh trùng đường máu .....................91 viii
  11. 4.23. Hiệu lực diệt ve bò Boophilus (Rhipicepahus) microplus của hợp chất Permethrin trong phòng thí nghiệm ....................................................................93 4.24. Một số chỉ tiêu lâm sàng của bò thí nghiệm trước khi dùng thuốc .....................95 4.25. Hiệu lực diệt các giai đoạn ve trên cơ thể bò của hợp chất Permethrin lần phun thứ nhất ở thí nghiệm 1 ..............................................................................96 4.26. Hiệu lực diệt các giai đoạn của ve trên bò lặp lại lần hai của hóa chất Permethrin ...........................................................................................................97 4.27. Độ an toàn của hóa hóa dược Permethrin 5% sau khi phun diệt các giai đoạn của ve trên bò thực nghiệm ........................................................................98 ix
  12. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Vòng đời của Piroplasma (Babesia) bigemina ......................................................6 2.2. Hình thái của Theileria spp. trong hồng cầu ..........................................................9 3.1. Bản đồ huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội .............................................................35 4.1. Hồng cầu bò nhiễm Anaplasma spp. ....................................................................49 4.2. Bò nằm bệt bỏ ăn ..................................................................................................58 4.3. Bò gầy ..................................................................................................................58 4.4. Niêm mạc mắt bò nhợt nhạt .................................................................................58 4.5. Bò có hiện tượng chảy nước dãi ...........................................................................58 4.6. Mật bò sưng to ......................................................................................................63 4.7. Gan bò vàng nhạt ..................................................................................................63 4.8. Lách bò sưng to ....................................................................................................64 4.9. Máu của bò khó đông ...........................................................................................64 4.10. Niêm mạc âm hộ bò màu vàng .............................................................................64 4.11. H.E. 20x Viêm kẽ phổi, vách phế nang tăng sinh dày .........................................66 4.12. H.E. 40x Thâm nhiễm tế bào viêm ở quãng cửa của gan .....................................66 4.13. H.E. 40x Tăng sinh ống mật. Mật đọng lại trong lòng ống ..................................66 4.14. H.E. 40x Hoại tử tế bào gan, bắt màu hồng đều, không thể phân biệt được nhân và tế bào chất ...............................................................................................66 4.15. H.E.40x Tủy đỏ của lách dãn rộng, tích tụ nhiều hemosiderin trong lách do vỡ hồng cầu ..........................................................................................................66 4.16. H.E. 40x Thâm nhiễm nhiều tương bào ở lách, tích tụ nhiều hemosiderin trong lách do vỡ hồng cầu ....................................................................................66 4.17. Hình ảnh điện di kết quả phản ứng PCR ..............................................................68 4.18. Cây phả hệ thể hiện mối quan hệ phân loại của Anaplasma marginale và A. platys ................................................................................................................72 4.19. Ve Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _ cái (mặt bụng) .................................81 4.20. Ve Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _ cái (mặt lưng ..................................82 4.21. Ve đực Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _ đực (mặt bụng) .........................83 4.22. Ve Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _ đực (mặt lưng .................................83 4.23. Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus_ cái (mặt bụng) ..................................84 x
  13. 4.24. Rhipicephalus (Boophilus) microplus _cái (mặt lưng .........................................85 4.25. Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus _ đực (mặt lưng .................................86 4.26. Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus_ đực (mặt bụng) .................................86 4.27. Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus_đực (mặt bụng) ..................................87 4.28. Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus_đực (mặt lưng ..........................................87 4.29. Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus_đực (mặt lưng ...................................88 4.30. Ve Rhipicephalus (Boophilus) microplus_cái (mặt bụng) ...................................88 4.31. Ve Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _đực (mặt bụng).......................................88 4.32. Ve Rhipicephalus (Boophilus) annulatus _đực (mặt lưng .......................................89 4.33. Biểu đồ biểu minh họa mối liên hệ mối liên quan giữa nhiễm ve và nhiễm ký sinh trùng đường máu ......................................................................................92 4.34. Ảnh bò trước khi phun thuốc diệt ve ....................................................................99 4.35. Ảnh bò sau khi phun thuốc diệt ve 24 giờ ............................................................99 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Chiên Tên luận án: “Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và thử nghiệm thuốc diệt ve” Ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi; Mã số: 9 64 01 02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm xác định tình hình nhiễm ve và ký sinh trùng đường máu do ve truyền trên bò nuôi tại huyện Ba Vì, Hà Nội theo lứa tuổi, giống bò, vùng địa lý, mùa. Nghiên cứu theo dõi các biểu hiệu lâm sàng, đánh giá những biến đổi bệnh lý khi bò mắc ký sinh trùng đường máu. Định danh loài ký sinh trùng đường máu bằng phương pháp nhuộm giemsa và PCR. Xây dựng cây sinh học phân tử. Bên cạnh đó, nghiên cứu xác định thành phần loài và tình hình nhiễm ve trên bò tại địa điểm nghiên cứu. Xây dựng được biện pháp phòng trị ve. Phƣơng pháp nghiên cứu Chọn điểm điều tra theo phương pháp lấy mẫu chùm, thu thập mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản (Nguyễn Như Thanh, 2001 . Dung lượng mẫu bò nghiên cứu được xác định qua phần mềm Win Episcope 2.0 với độ tin cậy 95%. Thu thập mẫu ve và máu bò theo phương pháp thường quy. Mẫu bò điều tra được chép thông tin về tuổi, địa điểm. Dữ liệu được xử lý trên phần mềm logistic R. Ve được định loại dựa trên các đặc điểm hình thái, cấu tạo theo khóa phân loại của I. Brumpt (1919) và Walker & cs. (2014). Mẫu máu thu thập được nhuộm giemsa tìm ký sinh trùng trong máu. Tách ADN bằng kit Themo. Dùng phương pháp sinh học phân tử PCR lồng (nested PCR) và giải trình tự 16S rDNA (Hosseini-Vasoukolaei & cs., 2014). Squencing để định danh loài ký sinh trùng đường máu ở bò. Nghiên cứu triệu chứng, bệnh tích đại thể ở bò bị mắc bệnh biên trùng tại thực địa. Đánh giá chỉ tiêu sinh lý máu bò nhiễm Anaplasma spp. Xác định bệnh tích vi thể của bò bệnh bằng phương pháp nhuộm HE Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của hợp chất Pyrethroid trong thực nghiệm. Kết quả chính và kết luận Nghiên cứu đã xác định bò tại huyện Ba Vì, Hà Nội nhiễm Anaplasma spp. với tỷ lệ 26,46 trong đó bò vàng nhiễm là 29,40 tỷ lệ nhiễm ở bò sữa là 23,00 . Tỷ lệ nhiễm Anaplasma spp. cao nhất ở vùng gò đồi là 36,93%, vùng núi cao: 23,16%, vùng đồng bằng: 21,19 . Tỉ lệ nhiễm Anaplasma spp. có sự chênh lệch rõ rệt giữa các mùa, cao nhất vào mùa hè: 43,53 ; thấp nhất vào mùa đông: 11,42 . Bò bị nhiễm Anaplasma spp. ở ở độ tuổi 2 năm tuổi là 31,23 . Bằng phương pháp định loại sinh học phân tử đã xác định loài ký sinh trùng đường máu gây bệnh ở bò tại Ba vì, Hà Nội là Anaplasma marginale và A. platys. Bò bị bệnh biên trùng do Anaplasma spp. ở 3 thể là mang trùng, mạn tính và cấp tính. Biểu hiện của bò mắc bệnh thể mạn tính thường sốt nhẹ, niêm mạc mắt và hậu xii
  15. môn nhợt nhạt, gầy rạc. Thể cấp tính biểu hiện bò sốt cao trên 400C, chảy nước dãi, run rẩy toàn thân, cơ bắp, cơ vai, cơ mông co giật. Bò dương tính với Anaplasma spp. số lượng hồng cầu giảm còn 5,53±0,44 Tera/L, hàm lượng hồng cầu (Hb) giảm còn 3,5±0,65 g/dL. Thể tích khối hồng cầu (HCT) giảm còn 14,9±1,22%. Số lượng bạch cầu (WBC) tăng lên 10.6±0,56 Giga L, số lượng bạch cầu Lympho tăng cao 6,3±0,83 Giga l. Số lượng bạch cầu Mono tăng 1,4±0,26 Giga l. Số tiểu cầu giảm còn 408±88,2 g/L, thể tích khối tiểu cầu (PCT) giảm còn 0,287±0,051%. Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV) không có sự chênh lệch. Độ phân bố tiểu cẩu PDW tăng: 5,7±0,376 . Bệnh tích đại thể của bò mắc bệnh biên trùng (Anaplasmosis) biểu hiện: lách sưng, máu loãng màu đỏ tươi, mật sưng to, gan vàng. Bệnh tích vi thể biểu hiện: phổi viêm kẽ, khí thũng, tế bào gan gần ống mật thoái hóa mỡ. Túi mật xung huyết, thành túi mật dày lên do hiện tượng tăng sinh. Lách thâm nhiễm tế bào lympho ở vùng tủy đỏ và có sự tăng sinh đáng kể của tế bào tương bào. Bò nuôi tại huyện Ba vì, Hà Nội nhiễm ve với tỷ lệ là 33,70%. Tỷ lệ nhiễm ve ở bò vàng là 44,10%, bò sữa là 21,44%. Bò nhiễm ve cao nhất vào mùa hè là 60,57 , nhiễm thấp nhất vào mùa đông: 7,30 . Tỷ lệ nhiễm ve cao nhất ở vùng gò đồi là 57,95 , thứ đến là vùng đồng bằng là 29,55 và thấp nhất vùng miền núi: 21,44%. Bò tất cả các lứa tuổi đều nhiễm ve, bò dưới 1 năm tuổi nhiễm cao nhất là 36,59 , 1-2 năm tuổi: 34,65 , > 2 năm tuổi là 31,29 . Căn cứ vào đặc điểm hình thái định loại đã xác định được 2 loài ve ký sinh ở bò tại Ba Vì – Hà Nội là: Rhipicephalus (Boophilus) microplus và Rhipicephalus (Boophilus) annulatus. So sánh mối liên quan giữa Bò nhiễm ve và nhiễm ký sinh trùng đường máu cbo kết quả bò nhiễm ve làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đường máu 16,79 lần. Bước đầu thử nhiệm Permethrin trong diệt ve cho thấy hiệu lực diệt ve bò trong phòng thí nghiệm của Permethrin ở nồng độ 5 là 30,00 đối với ve trưởng thành, 100 đối với ấu trùng và thiếu trùng. Hiệu lực diệt ve bò trên cơ thể bò của Permethrin ở nồng độ 5% là 84,00 – 92,00% với ve trưởng thành, 100 đối với ấu trùng và thiếu trùng. Thuốc an toàn với bò. Kết quả nghiên cứu của luận án đã cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin về bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền ở bò. Luận án đã xác định được thành phần loài ký sinh trùng đường máu ký sinh ở bò là Anaplasma marginale và A. platys. Luận án cung cấp thông tin về thể bệnh, bệnh tích đại thể và vi thể của bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò. Đặc biệt, đây là nghiên cứu đầu tiên xác định được sự lưu hành của A. platys trên bò tại Việt Nam đây là loài biên trùng có nguy cơ gây bệnh cho người. Đồng thời luận án cũng cung cấp thông tin về thành phần, tỷ lệ lưu hành của ve ký sinh trên đàn bò nuôi tại Bà Vì, Hà Nội và bước đầu đánh giá được hiệu quả của Permethrin trong điều trị ve. Các kết quả của nghiên cứu của luận án là những thông tin hữu ích, góp phần quan trọng cho công tác phòng và trị ve, cũng như bệnh do ve truyền trên bò nuôi tại Bà Vì, Hà Nội nói riêng và bò nuôi tại Việt Nam nói chung. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD candidate’s name: Nguyen Thi Hong Chien. Thesis title: “Study on tick-borne hemoparasite diseases in cattle raised in Ba Vi - Hanoi and experiment for tick killer chemicals" Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the diseases of domestic animals Code: 9 64 01 02 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The study was conducted to evaluate the present situation of hard ticks and tick- borne diseases (TBDs) in cattle raised in Bavi province and their potential impact on livestock production and human health. Epidemiological survey was performed in order to provide an updated database on tick species and tick-borne diseases parasitizing in cattle and their distribution in different geographical regions of Ba Vi district, Hanoi; thereby monitoring the clinical signs, assessing the pathological lesions in hemoparasite- infected cows. Hemoparasites were firstly identified by giemsa staining method and then nested PCR technique was used to amplify a region of 16S rDNA of Anaplasma spp…Next step, PCR product was sequenced in order to build a phylogenetic tree. In addition, the study indentified the tick species in cattle at the study site. Finally, prevention and treatment measures were established to control hard ticks in catlle. Materials and Methods Sample selection was conducted following by Nguyen Nhu Thanh (2001). The information of breeding, age, raising area, season was recorded during sampling. Sample size was estimated basing on Win Episcope 2.0, with significant difference at 95 % of CI. Tick and blood samples were collected according to routine methods (Trinh Van Thinh, 1963). Information about age and location were recorded in the sample survey. Data was processed on logistic R software. Ticks were identified basing on morphological characteristics of adult stage under a stereoscope and a light microscope based on the classification key of I. Brumpt (1919) and Walker et al. (2014). Blood smear was performed with giemsa staining method to detect hemoparasites. Next, positive samples with Giemsa stain method were selected to identify blood parasite infecting species by PCR assay and sequencing method. Total genomic DNA was extracted using the GeneJET™ Genomic DNA Purification Kit Thermo Fisher Scientific Inc., MA, USA). Additionally, study on some clinical symptoms, macropathological and microphathological characteristics were performed for cases of anaplasmosis. In terms of prevention, Pyrethroid compound was chosen to evaluate the effect of tick treatment. Main findings and conclusions The study has identified that cows in Ba Vi district, Hanoi were infected with Anaplasma spp., with the overall prevalence at 21.44 %. Meanwhiles, the prevalence of Anaplasma sp. in yellow cows was 32.75 %, higher than that in dairy cow (25.04%) (P < 0.05). The rate of Anaplasma spp. infection was the highest in summer at 53.94 % and xiv
  17. the lowest in winter at 12.38% (P < 0.05). By PCR assay and sequecing method, two species of Anaplasma genus were identified, including A. marginale and A. platys. Cows infected with Anaplasma spp. were determined in 3 forms: carriers, chronic and acute. Cows with chronic diseases often had low fever, pale eye and anal mucosa, cachexia. In the acute form, the cow had a fever above 40°C, drooling, trembling all over the body, muscles, shoulder muscles, butt muscles jerking. Anaplasma spp. infected cow had red blood cells count decreased to 5.53 ± 0.44 Tera / L, Hemoglobin (Hb) decreased to 3.5 ± 0.65 g / dL. The volume of red blood cells (HCT) decreased to 14.9 ± 1.22%. The number of white blood cells (WBC) increased to 10.6 ± 0.56 Giga / L, the number of lymphocytes increased to 6.3 ± 0.83 Giga / l. Monocyte count increased by 1.4 ± 0.26 Giga / l. Platelet count decreased to 408 ± 88.2 g / L, platelet volume (PCT) decreased to 0.287 ± 0.051%. While mean platelet volume (MPV) did not differ. On the other hand, the distribution of platelet (PDW%) increased to 5.7 ± 0.376%. In terms of histophathology, the gross histopathological changes were observed in various organs of a case died by A. marginal infection. The pathological characteristics consisted of enlargement of spleen and gall bladder; lungs showing emphysema and interstitial pneumonia; spleen with increasing red pulp with massive proliferation of lymphocytes and numerous histiocytes; liver with degenaration and with mild infiltration of mononuclear cells in portal were also observed. The average prevalence of Rhipicephalus (Boophilus) spp. in yellow and dairy cows was 33.70%. The highest infection rate of Rhipicephalus (Boophilus) spp. was recorded in summer and autumn at 60.57 % and lowest in winter at 7.3 % (P < 0.05). There was a significant difference of prevalence of tick infection in cattle according to ages and raising areas. The prevalence of cattle ticks was highest in midland area at 57.95%, following by that in mountain and delta area. Two species of hard ticks were identified in this study, including Rhipicephalus (Boophilus) microplus and Rhipicephalus (Boophilus) annulatus. Tick-infected cows increased the risk of getting hemoparasites infection 16.79 times. The efficacy to kill bovine ticks in the laboratory of Permethrin at a concentration of 5% was 30.00% for adult ticks, 100% for larvae and nymphs. The effect of Permethrin in bovine tick eradication at a concentration of 5% was 84.00 – 92.00% for adult ticks, 100% for larvae and nymphs. The drug was safe for cows. The research results of the thesis have provided relatively sufficient information about tick-borne hemoparasites in cattle in Ba Vi district, Ha Noi. In addition, the thesis also identified the species of hemoparasites (Anaplasma marginale and A. platys), as well as provided information on the pathological and microscopic lesions in hemoparasite-infected cows. In particular, this is the first study to determine the presence of Anaplasma platys in cows in Vietnam. Moreover, the thesis also provided information on the species and prevalence of parasitic ticks on cattle raised in Ba Vi district, Hanoi and evaluated the effectiveness of Permethrin in the treatment of ticks. The results of the thesis research are useful information, making an important contribution to the prevention and treatment of ticks, as well as tick-borne diseases on cattle raised in Ba Vi district, Hanoi city in particular and generally cattle raised in Vietnam. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế. Trong đó ngành chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nền kinh tế nông nghiệp. Chăn nuôi bò chiếm một vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm, cung cấp thịt, sữa cho người tiêu dùng và sức kéo cho nông nghiệp. Theo Cục Chăn nuôi 2019), tại thời điểm tháng 12 tổng đàn bò thịt là 5.942.177 con tăng khoảng 2,4% so với thời điểm năm 2018; sản lượng bò thịt xuất chuồng đạt 349,2 nghìn tấn, tăng 4,4 . Tổng đàn bò sữa là 321.232 con, sản lượng sữa tươi cả nước ước đạt 1029,6 nghìn tấn, tăng 10,0 . Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu cầu sữa tiêu dùng trong nước. Mục tiêu của chính phủ Việt Nam là đến năm 2020 đạt 500 nghìn bò sữa. Song song với sự phát triển số lượng đàn bò thì tình hình dịch bệnh là vấn đề đáng lo ngại đối với ngành chăn nuôi. Ve và bệnh do ve truyền trên bò diễn ra rất phổ biến. Hiện nay, ở nước ta có 65 loài ve thuộc 2 họ ve (Phan Trọng Cung & Đoàn Văn Thụ, 2001). Ve Boophilus microplus, Rhipicephalus sanguineus là loài ve tồn tại phổ biến ở bò (Trịnh Văn Thịnh, 1963; Nguyễn Văn Diên & Phan Lục, 2007). Trên thế giới Sping Well (1991) đã có những công trình đầu tiên nghiên cứu về thiệt hại do ve bò gây ra trong sản xuất. Tiếp đó, các nghiên cứu khác về ve bò cũng đã được công bố. Úc, ve bò từng là ngoại ký sinh trùng gây tổn thất kinh tế lớn nhất trong chăn nuôi bò. Tính từ năm 1959 đến 1973, tổng thiệt hại do ve gây ra ở bang Queensland – đông bắc nước Úc tăng từ 47 triệu đến 50 triệu USD. Ve bò ngoài tác động trực tiếp còn là véc tơ truyền ký sinh trùng đường máu như Anaplasma, Theileria, Babesia.... Ve hút máu bò mang mầm bệnh và truyền sang cho động vật khỏe khác, mầm bệnh tồn tại truyền từ đời này sang đời khác của ve. Nếu ve hút máu có chứa ký sinh trùng thì có thể truyền mầm bệnh vào trứng và khi ấu trùng hình thành thì đã mang mầm bệnh (Phạm Sỹ Lăng, 2002). Các loài Anaplasma gây ra bệnh biên trùng (Anaplasmosis) là bệnh lây truyền từ động vật sang người do ve Ixodes (Santos & Massard, 2014; Ismail & McBride, 2017). Theo Rogers & Shiels (1977) Anaplasmosis xảy ra ở bò, cừu Úc do ve B. microplus và Rh. sanguineus truyền bệnh. động vật nhai có ít nhất năm loài 1
  19. Anaplasma, bò đóng một vai trò quan trọng là nguồn lây nhiễm cho người do ve truyền (Ismail & McBride, 2017; Hove & cs., 2018). Loài A. marginale ký sinh trong hồng cầu, loài A. platys ký sinh ở bạch cầu là nguyên nhân gây giảm bạch cầu ở bò, chó và người trên khắp thế giới (Lew & cs., 2003; Ybañez & cs., 2013; Hove & cs., 2018; Inokuma & cs., 2002; Dyachenko & cs., 2012; Ybañez & cs., 2016; Lee & cs., 2017; Battilani & cs., 2017). Theileria ký sinh trên bò gây bệnh Theileriosis, có các loài là Theileria parva, Theileria anulata, Theileria mutans và Theileria surgenti. Bò bị bệnh Theileriosis có các biểu hiện như sốt cao gián đoạn, bỏ ăn, không nhai lại, niêm mạc mắt miệng nhợt nhạt, hoàng đản, bò gầy yếu, suy kiệt. Ngoài ra, những bò sau khi khỏi bệnh vẫn tiếp tục là nguồn mang trùng, tiềm ẩn nguy cơ phát tán mầm bệnh trong tự nhiên Phạm Sỹ Lăng, 2002). Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tồn tại của các loài ký sinh trùng đường máu Babesia sp., Theileria sp, Anaplasma spp ở trâu, bò và ve (Sivakumar, 2013; Altangenel Khukhuu & cs., 2013; Phùng Quang Trường & cs., 2008; Geurden & cs., 2008). Bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò tại Việt Nam thường tồn tại ở thể ẩn, có khi bùng phát nhanh thành dịch. Đặc biệt là với các đàn bò nhập ngọai thì khả năng bùng phát bệnh ký sinh trùng đường máu tăng cao do đàn bò nhập ngoại chưa thích nghi kịp thời với khí hậu và chưa có miễn dịch với bệnh (Phạm Sỹ Lăng, 2002 . Trong bối cảnh điều kiện véc tơ truyền bệnh tồn tại phổ biến như hiện nay thì việc khống chế sự phát tán mầm bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền bệnh là rất khó khăn, nguy cơ bùng phát bệnh ký sinh trùng đường máu là rất lớn. Như vậy để phát triển đàn bò nuôi tại Việt Nam thì việc khống chế nguy cơ bùng phát bệnh ký sinh trùng đường máu lây truyền do ve là vô cùng quan trọng. Theo nghị quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về chăn nuôi thì Ba Vì là một trong những địa phương có truyền thống và thế mạnh phát triển chăn nuôi bò vì vậy lựa chọn Ba Vì là địa điểm nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền trên bò tại huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội nhằm đánh giá sự tồn tại của bệnh ký sinh trùng đường máu và ve trên bò từ đó đưa ra những khuyến cáo để khống chế bệnh, góp phần phát triển chăn nuôi bò bền vững. 2
  20. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nhằm đánh giá một số đặc điểm của ký sinh trùng đường máu do ve truyền và ve ký sinh ở đàn bò, cung cấp cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán, phòng trị bệnh bệnh ký sinh trùng đường máu và ve ký sinh ở bò từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe đàn bò. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định sự lưu hành của bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền: Biên trùng do Anaplasma spp., Theile trùng do Theileria spp., Lê dạng trùng do Babesia spp... trên đàn bò. - Định danh các loài ký sinh trùng đường máu bằng kỹ thuật phân tử. - Xác định các loài ve ký sinh, tình hình nhiễm ve trên đàn bò theo vùng địa hình, mùa vụ, lứa tuổi và giống bò. - Bước đầu nghiên cứu thuốc diệt ve ký sinh ở bò. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trên bò sữa và bò vàng từ tháng 11 năm 2015 đến 11 năm 2019 tại 9 xã gồm xã Tản Lĩnh, Yên Bài, Vân Hòa, Tòng Bạt, Thụy An, Vật Lại, Thái Hòa, Phú Sơn, Phú Đông thuộc 3 vùng địa hình là miền núi, gò đồi, đồng bằng của huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội với nội dung nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng đường máu do ve truyền, biện pháp phòng trị ve. Địa điểm xét nghiệm mẫu: + Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Phòng thí nghiệm Trọng điểm sinh học Phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh lý - Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; + Phòng thí nghiệm Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; + Phòng thí nghiệm - Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tử đã định danh được hai loài ký sinh trùng đường máu Anaplasma marginale và Anaplasma platys ký sinh ở bò. Lần đầu tiên phát hiện loài Anaplasma platys ký sinh ở bò Việt Nam. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1