
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp "Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc" trình bày các nội dung chính sau: Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất chất lượng và tính ổn định của giống lê VH6 tại một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc; Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê VH6.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------- NGUYỄN THỊ CẨM MỸ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG LÊ VH6 TẠI VÙNG NÚI PHÍA BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------- NGUYỄN THỊ CẨM MỸ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG LÊ VH6 TẠI VÙNG NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Ngọc Quyến PGS.TS. Đào Thế Anh HÀ NỘI, 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi trong thời gian từ năm 2018 đến 2023. Những số liệu, kết quả trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Thị Cẩm Mỹ
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, Nghiên cứu sinh (NCS) đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, cấp lãnh đạo và cá nhân. NCS xin bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, NCS xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Thông tin và Đào tạo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Ban Giám đốc Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Trung tâm Cây ôn đới, Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho NCS hoàn thành luận án. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy: TS. Lưu Ngọc Quyến và PGS. TS. Đào Thế Anh đã hướng dẫn NCS trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. NCS xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Trường Đại học Hùng Vương, Khoa Nông Lâm Ngư đã tạo điều kiện về kinh phí, thời gian giúp NCS hoàn thành các nội dung nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, NCS cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn đồng hành với NCS suốt thời gian thực hiện đề tài, cảm ơn Quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cổ vũ, động viên NCS có động lực để hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Thị Cẩm Mỹ
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích BVTV Bảo vệ thực vật CT Công thức CV Hệ số biến thiên - Coefficient of variation ĐC Đối chứng HI Hệ số thu hoạch HL Hàm lượng LSD0,05 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05 - Least Significant Difference NS Năng suất PTNT Phát triển Nông thôn ST Sinh thái TBKT Tiến bộ kỹ thuật TB Trung bình UBND Ủy ban nhân dân VTMC Vitamin C
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ xii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 2 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2 4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5 1.1. Nguồn gốc và phân loại các giống lê ........................................................ 5 1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5 1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 6 1.2 Yêu cầu sinh thái ........................................................................................ 8 1.2.1 Yêu cầu về độ cao .................................................................................... 8 1.2.2 Yêu cầu về nhiệt độ .................................................................................. 8 1.2.3 Yêu cầu về ánh sáng ................................................................................. 9 1.2.4 Yêu cầu về độ ẩm, lượng mưa ................................................................. 9 1.2.4 Yêu cầu về đất trồng .............................................................................. 10 1.3. Tình hình sản xuất cây lê trên thế giới và Việt Nam .............................. 10
- v 1.3.1. Tình hình sản xuất cây lê trên thế giới .................................................. 10 1.3.2. Tình hình sản xuất cây lê ở Việt Nam .................................................. 13 1.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt trên cây lê .............................. 19 1.4.1 Kết quả nghiên cứu về phân bón trên cây lê .......................................... 19 1.4.2. Kết quả nghiên cứu về bao quả trên cây lê ........................................... 27 1.4.3. Kết quả nghiên cứu về vít cành tạo tán trên cây lê ............................... 33 1.4.4. Kết quả nghiên cứu về tỉa quả trên cây lê ............................................. 35 1.5. Một số kết luận rút ra từ tổng quan ......................................................... 43 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 45 2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 45 2.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 45 2.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .................................. 46 2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................... 46 2.3.2. Phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 46 2.3.3 Kỹ thuật áp dụng .................................................................................... 51 2.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đồng ruộng................................ 51 2.3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ........... 53 2.4. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 54 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 57 3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng thích ứng của giống lê VH6 tại một số tiểu vùng sinh thái ...................................... 57 3.1.1. Điều kiện cơ bản của các tiểu vùng sinh thái miền núi phía Bắc trong mối quan hệ với giống lê VH6 ............................................................ 57 3.1.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của giống lê VH6 tại một số tiểu vùng sinh thái .......................................................................... 61
- vi 3.1.3 Đánh giá khả năng thích ứng và độ ổn định năng suất giống lê VH6 ở các tuổi thu hoạch khác nhau tại một số tỉnh phía Bắc.................... 75 3.2. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất, chất lượng của giống lê VH6 79 3.2.1. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến sinh trưởng của lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai ................................................... 79 3.2.2. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lê VH6..................................... 81 3.2.3. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến chất lượng quả của giống lê VH6 ....................................................................................... 82 3.2.4. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại của giống lê VH6.................................................................. 84 3.2.5. Tương quan giữa lượng kali bón bổ sung với năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng giống lê VH6 .............................................................. 85 3.2.6. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến hiệu quả kinh tế của giống lê VH6 ................................................................................ 87 3.3. Nghiên cứu biện pháp vít cành, cắt tỉa đến sinh trưởng, phát triển của giống lê VH6 ...................................................................................... 89 3.3.1. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến sinh trưởng của giống lê VH6 ................................................................................................. 89 3.3.2. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống lê VH6 .................................................. 92 3.3.3. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến chất lượng của giống lê VH6 ................................................................................................. 98 3.3.4. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa tỉ lệ nhiễm sâu bệnh của giống lê VH6 ..................................................................................... 100 3.3.5. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến hiệu quả kinh tế giống lê VH6 ............................................................................................... 101
- vii 3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa quả đến năng suất, chất lượng của giống lê VH6 .............................................................................................. 103 3.4.1. Ảnh hưởng của tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả của giống lê VH6 ................................................................ 103 3.4.2. Ảnh hưởng của tỉa quả đến chỉ tiêu cơ giới và mẫu mã quả của giống lê VH6 trồng tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai .................................... 108 3.4.3. Ảnh hưởng của tỉa quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 ........... 109 3.4.4. Ảnh hưởng của tỉa quả đến sâu, bệnh hại quả của giống lê VH6 ....... 111 3.4.5. Hiệu quả kinh tế .................................................................................. 113 3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất, chất lượng của giống lê VH6 ............................................................................. 115 3.5.1. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chỉ tiêu cơ giới quả của giống lê VH6 ............................................................................................... 115 3.5.2. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến mầu sắc vỏ quả và tỷ lệ bị hư hại quả của giống lê VH6.................................................................. 117 3.5.3. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 ................................................................................................... 119 3.5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi bao quả cho giống lê VH6 .................. 122 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 124 1. Kết luận .................................................................................................... 124 2. Đề nghị ..................................................................................................... 125 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 127
- viii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1: Tình hình sản xuất cây lê năm 2018 - 2020 trên thế giới .................. 12 1.2: Tình hình sản xuất lê tại một số tỉnh phía Bắc năm 2020-2022 ........ 14 3.1. Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống lê VH6 năm 2018 – 2019 ................................................. 62 3.2. Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến phát triển của giống lê VH6 năm 2018 - 2019 ............................................................................... 66 3.3. Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lê VH6 năm 2018 – 2019 ..................... 67 3.4. Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến chất lượng quả của giống lê VH6 năm 2018 – 2019 .................................................................. 70 3.5. Ảnh hưởng của các tiểu vùng sinh thái đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại giống lê VH6 ..................................................................................... 74 3.6. Năng suất quả trung bình của giống lê VH6 ở các tuổi thu hoạch khác nhau tại các địa điểm thí nghiệm ...................................................... 75 3.7. Ước lượng năng suất của giống lê VH6 ở các tuổi thu hoạch khác nhau theo hồi quy với chỉ số môi trường ................................................... 76 3.8. Tóm tắt các tham số để kết luận về khả năng thích nghi và ổn định năng suất của giống lê VH6 tại các tỉnh phía Bắc .................................... 78 3.9. Ảnh hưởng của phân bón kali đến sinh trưởng của lê VH6 năm 2019 – 2020 tại Bắc Hà - Lào Cai.............................................................. 79 3.10. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của lê VH6 năm 2019 – 2020 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai ................................................................................. 81
- ix 3.11. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến chất lượng quả của giống lê VH6 năm 2019 – 2020 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai ..... 82 3.12. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại của lê giống VH6 năm 2019 – 2020 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai ..................................................................................................... 84 3.13. Ảnh hưởng của lượng bón phân kali bổ sung đến hiệu quả kinh tế giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai ................................... 88 3.14. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến sinh trưởng của giống lê VH6 ............................................................................................... 89 3.15. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lê VH6.............................................. 92 3.16. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến chất lượng giống lê VH6 ................................................................................................... 99 3.17. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh giống lê VH6 ................................................................................... 100 3.18. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến hiệu quả kinh tế giống lê VH6 ............................................................................................. 101 3.19. Ảnh hưởng của tỉa quả đến kích thước quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 ...................................................... 103 3.20. Ảnh hưởng của tỉa quả đến kích thước quả lê VH6 tại Bắc Hà, Lào Cai, năm 2021 ................................................................................. 104 3.21. Ảnh hưởng của tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 . 106 3.22. Ảnh hưởng của tỉa quả đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 ......................................................................................................... 107
- x 3.24. Ảnh hưởng của tỉa quả đến chỉ tiêu cơ giới và mẫu mã quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 ......................... 109 3.25. Ảnh hưởng của tỉa quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 ...................................................... 110 3.26. Ảnh hưởng của tỉa quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 ...................................................... 111 3.27. Ảnh hưởng của tỉa quả đến sâu, bệnh hại quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 ........................................... 112 3.28. Ảnh hưởng của tỉa quả đến sâu, bệnh hại quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 ........................................... 113 3.29. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi tỉa quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 - 2021 .................................................. 114 3.30. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chỉ tiêu cơ giới quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai năm 2020 .......................... 116 3.31. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chỉ tiêu cơ giới quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai năm 2021 .......................... 117 3.32. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến mầu sắc vỏ quả và tỷ lệ bị hư hại quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 ......................................................................................................... 118 3.33. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến mầu sắc vỏ quả và tỷ lệ bị hư hại quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 ......................................................................................................... 119 3.34. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2020 ............................. 120 3.35. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến chất lượng quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, năm 2021 ............................. 121
- xi 3.36. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi bao quả cho giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai ........................................................................ 123
- xii DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1. Diễn biến nhiệt độ theo tháng tại các điểm nghiên cứu (2018-2022) ............................................................................................................ 57 3.2. Diễn biến lượng mưa theo tháng tại các điểm nghiên cứu (2018- 2022) .................................................................................................. 59 3.3 Diễn biến độ ẩm theo tháng tại các điểm nghiên cứu (2018 – 2022) ............................................................................................................ 60 3.4. Tương quan giữa lượng kali bổ sung với năng suất quả của giống lê VH6 .................................................................................................... 86 3.5. Tương quan giữa lượng kali bổ sung với độ Brix của giống lê VH6 ............................................................................................................ 86 3.6. Tương quan giữa lượng kali bổ sung với hàm lượng đường tổng số giống lê VH6 ...................................................................................... 87 3.7. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành, cắt tỉa đến năng suất của giống lê VH6 (5 tuổi) ................................................................................... 97 3.8. Ảnh hưởng của tỉa quả đến năng suất quả của giống lê VH6 tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai .............................................................. 108
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Lê (Pyrus spp.) là cây ăn quả được trồng ở hầu hết các vùng ôn đới trên toàn thế giới (Sally A. Bound, 2021) [100]; là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, có chu kì kinh doanh kéo dài. Với lợi thế độ cao lớn, miền núi phía bắc Việt Nam có nhiều vùng có khí hậu lạnh thuận lợi cho việc phát triển cây trồng ôn đới như: Sa Pa (độ lạnh CU 616), Bắc Hà (CU 323) của tỉnh Lào Cai; Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu (CU 522); Đồng Văn của Hà Giang (CU 568),.... [10]. Phần lớn các địa điểm này đều là những khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam, tuy nhiên đây lại là những vùng kém phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, cuộc sống của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2015 Sa Pa là 25,3%; Bắc Hà 28,5% [7]. Một trong những hạn chế cho việc phát triển kinh tế nơi đây là chưa đẩy mạnh việc khai thác nguồn tài nguyên khí hậu ôn đới thông qua các loại cây trồng ôn đới, đặc biệt là cây ăn quả, sản xuất vẫn chủ yếu với các cây trồng hàng năm truyền thống hiệu quả quả thấp. Giống lê VH6 có nguồn gốc từ Đài Loan và đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức là giống cây trồng mới theo Quyết định 298/QĐ- TT-CLT ngày 12 tháng 7 năm 2012 tại vùng núi Phía Bắc nơi có độ lạnh trên 200CU, có độ cao từ 500 m so với mực nước biển trở lên [2]. Hiện nay, giống lê VH6 được trồng phổ biến ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Cạn, Sơn La, cây lê sinh trưởng tốt và cho quả có chất lượng khá. Tuy nhiên, đến nay chưa có những đánh giá khả năng thích ứng, ổn định năng suất, chất lượng quả sau một thời gian trồng và phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật canh tác cho cây lê vẫn còn hạn chế. Do vậy rất cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá khả năng thích ứng của giống, kĩ thuật canh tác phù
- 2 hợp cho cây lê VH6 nhằm khuyến cáo, mở rộng sản xuất cây lê tại các vùng khí hậu ôn đới phía Bắc, thúc đẩy phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, tạo sinh kế, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc nơi đây. Xuất phát từ vấn đề trên đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc” được tiến hành nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất chất lượng và tính ổn định của giống lê VH6 tại một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc . - Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê VH6. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần bổ sung dữ liệu khoa học mới về khả năng thức ứng và ổn định và một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống lê VH6. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Các kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thiết thực cho công tác phát triển giống lê VH6 tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) cho giống lê VH6 tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất giống lê VH6. 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất chất lượng và tính ổn định
- 3 của giống lê VH6 tại một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Bắc Cạn). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê VH6. 4. Những đóng góp mới của luận án - Đã đánh giá được tính thích ứng của lê VH6 với một số tiểu vùng sinh thái: Sa Pa, Bắc Hà, Ngân Sơn, Sìn Hồ có các điều kiện nằm trong khoảng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây lê. - Đánh giá được cây lê VH6 2 năm, 5 năm và 10 năm tuổi có khả năng thích ứng tốt ở cả 3 tiểu vùng sinh thái Sa Pa, Bắc Hà và Ngân Sơn: sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm các loại sâu bệnh hại; năng suất ở cây lê 5 và 10 năm tuổi đạt lần lượt từ 1,63 - 2,75 kg/cây và 29,6 – 41,32 kg/cây, cao nhất ở Bắc Hà (2,75 kg/cây ở lê 5 năm tuổi và 41,32 kg/cây ở lê 10 năm tuổi). - Đánh giá được tính ổn định của năng suất quả của cây lê VH6 qua các tuổi thu hoạch (5, 6, 7, 8 năm tuổi và 10, 11, 12, 13 năm tuổi) với chỉ số môi trường (I) tại 4 điểm Sa Pa, Bắc Hà, Ngân Sơn, Sìn Hồ lần lượt là -0,52; - 5,14; -4,21 và -0,42; Bắc Hà có điều kiện thuận lợi nhất cho giống lê VH6 sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất; - Đã xác định được lượng phân bón kali bổ sung cho cây lê VH6 10 năm tuổi, trên nền phân bón 40 kg phân chuồng hoai mục + 300g N + 200g P2O5 + 420g K2O/cây là 80 g K2O/cây cho kết quả tốt nhất, các chỉ tiêu năng suất, hàm lượng chất khô, đường tổng số, vitamin C và độ Brix đều đạt giá trị cao nhất (tương ứng là 51,3 kg/cây; 14,2%; 11,5%; 34,41 mg/100g và11,8%) và hàm lượng axit hữu cơ giảm thấp (0,12%). - Đã xác định được thời gian cắt tỉa và góc vít cành thích hợp với cây lê VH6 5 năm tuổi là cắt tỉa 2 lần khi đợt lộc xuân thành thục và sau thu hoạch (vào tháng 5 và tháng 10) kết hợp vít cành nghiêng 65 - 700 về các hướng giúp
- 4 cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại; năng suất đạt 14,37 kg/cây, mang lại lãi thuần 232,69 triệu đồng/ha. - Đã xác định được số quả để lại trên chùm sau khi tỉa thưa thích hợp cho giống lê VH6 là 2 quả/chùm đạt năng suất cao 45,2 kg/cây, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 448,09 - 451,33 triệu đồng/ha so với việc không thực hiện kỹ thuật tỉa quả. - Đã xác định được thời điểm bao quả thích hợp cho cây lê VH6 là sau khi ra hoa 60 ngày đã giảm tỷ lệ rụng quả, nứt quả, mầu sắc vỏ quả vàng xanh; có hàm lượng Vitamin C, đường tổng số và độ Brix cao; năng suất đạt ổn định (39,8 kg/cây - 45,2 kg/cây); hiệu quả kinh tế cao 253,8 triệu đồng/ha - 451,33 triệu đồng/ha.
- 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc và phân loại các giống lê 1.1.1. Nguồn gốc Có rất nhiều tác giả đề cập đến nguồn gốc của cây lê và có nhiều ý kiến khác nhau. Cây lê được trồng ở các vùng khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Thời cổ đại xa xôi đã có bằng chứng về việc lê được sử dụng như một loại thực phẩm từ thời tiền sử. Nhiều dấu vết đã được tìm thấy trong những ngôi nhà thời tiền sử xung quanh Hồ Zurich. Theo tác giả Campbell et al., 2001, lê được trồng ở Trung Quốc từ năm 2000 trước Công nguyên [30]. Một bài báo về việc trồng cây lê ở Tây Ban Nha được đăng trong tác phẩm nông nghiệp thế kỷ 12 (Ibn al- 'Awwam và Yaḥyá, 1864) [58]. Theo các tác giả Safdar et al. (2020) [97], Teng et al. (2001) [119] nghiên cứu về nguồn gốc cây lê cho rằng lê có nguồn gốc từ vùng núi phía Tây Nam của Trung Quốc thời kỳ Đệ tam cách đây khoảng 65 - 55 triệu năm, lê được trồng ở hầu hết các tỉnh, chỉ trừ những vùng quá lạnh giá và quá khô hạn. Lê được trồng tập trung và nhiều nhất ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông. Cây lê dại ở Hy Lạp đã có cách đây 1000 năm trước công nguyên, cụ thể giống lê dại Pyrus nivalis được thuần hóa và trồng ở vườn trong nhà tại vùng Địa Trung Hải, đồng thời đã chỉ ra các trung tâm khởi nguyên về loài lê bao gồm: trung tâm Đông Á, cầu nối giữa vùng Đông Á và Trung Á là các loài Pyrus ở Himalaya, Caucuse và các vùng gần đó là Iran, các nước vùng Tiểu Á là vùng khởi nguyên quan trọng có nhiều thành phần loài. Trung tâm khởi nguyên thứ 2 là Krưm và vùng phía đông bán đảo Balkan, Châu Âu là trung tâm của giống lê dại P. communis. Các giống lê trồng nổi tiếng trên thế giới được tạo ra từ các giống lai giữa P. communis và P. nivalis. Cây lê được trồng ở Liên Xô (cũ) từ rất sớm, trong đó Trung tâm cây ăn quả trên đất Châu Âu là
- 6 Ycrain. Theo Bolotova A.T (cuối thế kỷ 18) đã mô tả 39 giống lê và nửa cuối thế kỷ 19 vườn thực vật Nikitxki ở Krưm đã có 1 tập đoàn các giống lê rất lớn đến 550 giống (Silva et al., 2014) [116]. Theo Hancock và Lobos (2008) [52], lê là một trong những cây được trồng lâu đời nhất trên thế giới và có nguồn gốc từ vùng Kavkaz (biên giới giữa Châu Âu và Châu Á), từ đó việc trồng trọt cây lê lan rộng ra khắp thế giới. Tiêu thụ lê ở châu Á đã có lịch sử lâu đời từ 3000 năm trước. Nguồn gốc của cây lê ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào công bố. Theo số liệu điều tra của một số tác giả Bùi Sỹ Tiếu (2014) [13] cho thấy cây lên được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các giống lê ở Cao Bằng đều thuộc dòng họ Salê (Pyrus pyrifolia Nakai) và đều có nguyên sản từ vùng Tây Nam Trung Quốc. 1.1.2. Phân loại Theo Muriel Quinet và Jean-Pierre Wesel (2019) [84] đã tổng kết, lê thuộc họ Rosaceae, chi Pyrus L.. Nhóm Pyrus gồm có: lê châu Âu, Pyrus Communis, và lê châu Á P. pyrifolia, P. bretschneideri, P. ussuriensis và P. chìmiangensis. Lê châu Âu thon dài và có kết cấu căng mọng. Lê châu Âu P. communis gồm các giống như: Clapps favorite, Comise, Harraw delight,… yêu cầu đơn vị lạnh CU từ 600 – 1.400. Lê châu Á quả tròn và có vân cát. Chi Pyrus thuộc phân họ Amygdaloideae và bộ tộc Malinae và bao gồm khoảng 75 - 80 loài và các loài lai tạp giữa các loài. Lê châu Á P. pyrifolia bao gồm: Lê Nhật Bản có những giống như: Chojuro, Hosui, Kikusui, Shinko, Shinsui. Yêu cầu đơn vị lạnh CU từ 400 - 900. Lê Trung Quốc có các giống như: Tsuli, Yali..., yêu cầu đơn vị lạnh CU từ 300 - 450.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p |
491 |
165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p |
367 |
78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p |
258 |
36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p |
215 |
35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p |
181 |
34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p |
169 |
25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p |
264 |
24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p |
144 |
18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p |
34 |
16
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p |
181 |
15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p |
19 |
6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p |
126 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt Nam
27 p |
1 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc
27 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Thanh Hóa
215 p |
1 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chủ yếu góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Thanh Hóa
29 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt Nam
230 p |
2 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
