Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng
lượt xem 5
download
Mục đích của luận án nhằm lựa chọn vật liệu khởi đầu cho công tác tạo giống dâu trồng bằng hom. Lai tạo được giống dâu mới, nhân giống vô tính, cho năng suất lá đạt trên 25 tấn lá/ha/năm, chất lượng lá tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Lâm Đồng. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu để nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ QUANG TÚ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU MỚI THÍCH HỢP CHO LÂM ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------------------------- LÊ QUANG TÚ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU MỚI THÍCH HỢP CHO LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số : 9.62.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hà Văn Phúc 2. TS. Phạm Xuân Liêm HÀ NỘI - 2018
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cơ quan, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. Hà Văn Phúc, thầy TS. Phạm Xuân Liêm đã tận tình giúp đỡ, động viên trong lúc khó khăn, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quí báu trong quá trình tôi làm đề tài và học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ Ban Đào tạo sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương, tập thể cán bộ Bộ môn cây dâu, TS. Lê Qúy Tùy cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của 2 Trung tâm đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, quý cô đã đọc, nhận xét và đưa ra những ý kiến đóng góp quí báu cho luận án. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, anh em, bạn bè và đồng nghiệp,… là những người luôn động viên tinh thần và tạo điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, công tác và thực hiện tốt Luận án này./ Trân trọng cám ơn. Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2018 Tác giả Lê Quang Tú
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự chỉ dẫn của các thầy hướng dẫn và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, các thông tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc. Các nội dung thí nghiệm được thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học và bố trí chính quy trên các địa bàn của tỉnh Lâm Đồng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu đã công bố trong luận án. Người cam đoan Lê Quang Tú
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ẢNH ……………………………………………………… xi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................2 2.1. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................2 3.1. Ý nghiã khoa ho ̣c ................................................................................................2 3.2. Ý nghiã thực tiễn ................................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU.....................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .........................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC .....................4 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................4 1.2. PHÂN BỐ, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CÂY DÂU ................6 1.2.1. Phân bố và phân loại cây dâu ........................................................................6 1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây dâu ........................................................................7 1.2.2.1. Nhiệt độ ......................................................................................................7 1.2.2.2. Ánh sáng ....................................................................................................8 1.2.2.3. Không khí ...................................................................................................8 1.2.2.4. Đất đai .......................................................................................................9 1.2.2.5. Dinh dưỡng ..............................................................................................10 1.2.2.6. Nước và độ ẩm không khí ........................................................................11
- iv 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..13 1.3.1. Những nghiên cứu về giống dâu ..................................................................14 1.3.1.1. Chọn lọc từ các giống dâu địa phương ...................................................14 1.3.1.2. Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ..............................................15 1.3.1.3. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến .............................................17 1.3.2. Những nghiên cứu chính về kỹ thuật canh tác dâu ...................................19 1.3.2.1. Nghiên cứu về mật độ trồng dâu ..............................................................19 1.3.2.2. Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây dâu .......................21 1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM ....................................................25 1.4.1. Những nghiên cứu về giống dâu ..................................................................26 1.4.1.1. Chọn lọc giống dâu tốt từ các giống dâu địa phương .............................26 1.4.1.2. Nhập nội giống dâu .................................................................................27 1.4.1.3. Tạo giống dâu bằng phương pháp gây đột biến ......................................28 1.4.1.4. Tạo giống dâu bằng phương pháp lai hữu tính .......................................30 1.4.2. Những nghiên cứu chính về kỹ thuật canh tác dâu ...................................34 1.4.2.1. Về mật độ .................................................................................................34 1.4.2.2. Về phân khoáng .......................................................................................35 1.4.3. Tóm tắt một số vấn đề đã, đang được giải quyết và còn tồn tại, hạn chế từ các nghiên cứu trong nước .....................................................................................36 1.4.3.1. Những vấn đề đã, đang được đề cập và giải quyết..................................36 1.4.3.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế chưa đề cập và giải quyết .......................36 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .37 2.1.VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................................37 2.1.1. Giống dâu .......................................................................................................37 2.1.2. Giống tằm .......................................................................................................38 2.1.3. Vật tư các loại phục vụ thí nghiệm kỹ thuật canh tác ...............................38 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................38 2.2.1. Điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng ............................38 2.2.2. Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu tại Lâm Đồng .......38 2.2.3. Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới....................................38
- v 2.2.4. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới ở Lâm Đồng ..........................................................................................................................38 2.2.5. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại Lâm Đồng .................................................................................................................38 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................39 2.3.1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng ....39 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ...............................................39 2.3.2.1. Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu ở Lâm Đồng .......39 2.3.2.2. Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới ................................39 2.3.2.3. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới tại Lâm Đồng ..................................................................................................................40 2.3.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại Lâm Đồng ..................................................................................................................41 2.3.3. Phương pháp thí nghiệm trong phòng ........................................................42 2.3.3.1. Phương pháp phân tích sinh hóa .............................................................42 2.3.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng lá thông qua nuôi tằm ......................42 2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .........................................................42 2.3.4.1. Đối với các thí nghiệm đồng ruộng .........................................................42 2.3.4.2. Đối với thí nghiệm trong phòng ...............................................................47 2.3.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................48 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................49 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................50 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG .................................................................................................50 3.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến sản xuất dâu tằm tơ của tỉnh Lâm Đồng......................................................................................50 3.1.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................50 3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết ......................................................................................50 3.1.1.3. Điều kiện đất đai ......................................................................................54 3.1.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................54
- vi 3.1.2. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ, hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại tỉnh Lâm Đồng .............................................56 3.1.2.1. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng ..........................................56 3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại tỉnh Lâm Đồng...........................................................................................................59 3.1.3. Tình hình áp dụng về khoa học kỹ thuật dâu tằm tơ ................................61 3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU TRONG TẬP ĐOÀN GIỐNG DÂU TẠI LÂM ĐỒNG ............................................................................63 3.2.1. Những đặc trưng hình thái cơ bản của các giống làm vật liệu khởi đầu .63 3.2.2. Những đặc điểm nông sinh học của các giống làm vật liệu khởi đầu .......65 3.2.2.1. Đặc tính nảy mầm ....................................................................................65 3.2.2.2. Khả năng sinh trưởng phát triển .............................................................66 3.2.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và NS lá của các vật liệu khởi đầu .......68 3.2.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại ...........................................................71 3.2.2.5. Đặc tính ra hoa quả .................................................................................72 3.3. KẾT QUẢ LAI TẠO, ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI MỚI ..........................................................................................................................74 3.3.1. Kết quả tạo tổ hợp lai mới ...........................................................................74 3.3.2. Kết quả chọn lọc tổ hợp lai ..........................................................................76 3.3.3. Kết quả so sánh một số tổ hợp lai có triển vọng .........................................78 3.3.3.1. Đặc tính nảy mầm ....................................................................................78 3.3.3.2. Khả năng sinh trưởng phát triển .............................................................79 3.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất lá và năng suất lá .................................80 3.3.3.4. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm .....................................83 3.3.3.5. Mức độ nhiễm bệnh hại chủ yếu ..............................................................86 3.4. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN VÀ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT MỘT SỐ GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG .................................................87 3.4.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới ..................................87 3.4.1.1. Đặc trưng hình thái cơ bản của các giống dâu mới ................................87 3.4.1.2. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu mới ..............................................88
- vii 3.4.1.3. Sinh trưởng phát triển của các giống dâu mới ........................................89 3.4.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống mới92 3.4.1.5. Đánh giá chất lượng lá của các giống dâu mới ......................................95 3.4.1.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dâu mới ........................100 3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới chọn tạo tại Lâm Đồng ........102 3.4.2.1. Đặc tính nảy mầm ..................................................................................102 3.4.2.2. Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ..............................................................103 3.4.2.3. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lá ............................106 3.4.2.4. Đánh giá độ tính ổn định năng suất lá của các giống dâu mới ............109 3.4.2.5. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm ...................................110 3.4.2.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh ..............................................................111 3.5. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHO GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG ................................................................111 3.5.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp tại Lâm Đồng ...............111 3.5.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây .........................112 3.5.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lá .............................................................................................................113 3.5.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng lá ....................................116 3.5.1.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh ở mật độ trồng khác nhau ...................118 3.5.2. Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân vô cơ thích hợp .........................119 3.5.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng phát triển .......120 3.5.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá .......................120 3.5.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến chất lượng lá dâu ..............122 3.5.2.4. Ảnh hưởng của phân vô cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh ...........123 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................125 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................125 2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................126
- viii DANH MỤC VIẾT TẮT TT Viết tắt Nghĩa tiếng việt 1 TN Thí nghiệm 2 LN Lần nhắc 3 KHKT Khoa học kỹ thuật 4 TCN Tiêu chuẩn ngành 5 TB Trung bình 6 TĐ Tốc độ 7 CD Chiều dài 8 đ/c Đối chứng 9 NS Năng suất 10 BQ Bình quân 11 CSB Chỉ số bệnh 12 TLB Tỷ lệ bệnh 13 CSSS Chỉ số so sánh 14 CT Công thức
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích dâu Việt Nam 10 năm qua (ha) .................................................26 Bảng 1.2. Sản lượng kén tằm Việt Nam 10 năm qua (tấn) .......................................26 Bảng 2.1. Tên giống và nguồn gốc ...........................................................................37 Bảng 3.1. Kết quả điều tra về giống dâu và canh tác dâu tại Lâm Đồng ..................60 Bảng 3.2. Một số đặc trưng hình thái cơ bản của các giống dâu ..............................64 Bảng 3.3. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu .......................................................65 Bảng 3.4. Khả năng sinh trưởng phát triển của các giống dâu .................................67 Bảng 3.5. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống dâu ..............................69 Bảng 3.6. Năng suất lá của các giống dâu (kg/100m2) ..............................................70 Bảng 3.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống dâu ........................................72 Bảng 3.8. Khả năng ra hoa quả của các giống dâu ...................................................73 Bảng 3.9. Sự kết hợp giữa các giống dâu bố mẹ tạo thành các tổ hợp lai ................75 Bảng 3.10. Một số yếu tố cấu thành năng suất của những tổ hợp lai triển vọng ......77 Bảng 3.11. Đặc tính nảy mầm của các tổ hợp lai mới ..............................................78 Bảng 3.12. Khả năng sinh trưởng phát triển của các tổ hợp lai mới .........................79 Bảng 3.13. Tổng chiều dài thân cành, số lá/500g và khối lượng lá ..........................80 Bảng 3.14. Kích thước lá ở mùa khô và mùa mưa (cm) ...........................................81 Bảng 3.15. Số lá/mét cành (lá) và khối lượng lá/mét cành (g) .................................82 Bảng 3.16. Năng suất lá tươi qua các năm (kg/100m2) .............................................83 Bảng 3.17. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến tằm và năng suất kén ........................84 Bảng 3.18. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến chất lượng kén ..................................85 Bảng 3.19. Mức độ bị bệnh bạc thau của các tổ hợp lai (%) ....................................86 Bảng 3.20. Một số đặc trưng hình thái của giống dâu mới .......................................87 Bảng 3.21. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu mới ..............................................88 Bảng 3.22. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng của các giống dâu mới .................90 Bảng 3.23. Diễn biến tốc độ ra lá của các giống dâu mới (lá/ngày) .........................91 Bảng 3.24. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá các giống dâu mới .......................92 Bảng 3.25. Năng suất lá bình quân 2 năm của các giống dâu mới ...........................93
- x Bảng 3.26. Tỷ lệ sản lượng lá dâu qua các tháng trong năm của các giống mới (%) ......95 Bảng 3.27. Kết quả phân tích thành phần sinh hóa lá của các giống dâu mới ..........96 Bảng 3.28. Thời gian phát dục tằm khi nuôi bằng lá của các giống dâu mới ...........97 Bảng 3.29. Sức sống tằm nhộng và năng suất kén khi nuôi tằm bằng lá của các giống dâu mới khác nhau ..........................................................................................98 Bảng 3.30. Chất lượng kén khi nuôi tằm giống bằng lá của các giống dâu mới ......99 Bảng 3.31. Chất lượng tơ khi nuôi tằm giống bằng lá của các giống dâu mới .......100 Bảng 3.32. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống dâu mới ..................101 Bảng 3.33. Đặc tính nảy mầm tại các vùng khảo nghiệm năm 2011-2012 ............102 Bảng 3.34. Diễn biến tốc độ sinh trưởng chiều cao cây năm 2012 (cm/ngày) .......103 Bảng 3.35. Diễn biến tốc độ ra lá năm 2012 (lá/ngày) ...........................................105 Bảng 3.36. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống dâu mới 2011-2012 106 Bảng 3.37. Năng suất lá của các giống dâu mới năm 2011-2012 ...........................107 Bảng 3.38. Sự ổn định về năng suất lá của các giống dâu mới ...............................109 Bảng 3.39. Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến kết quả nuôi tằm ......................110 Bảng 3.40. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống dâu mới.............................111 Bảng 3.42. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất ....114 Bảng 3.43. Năng suất thực thu của các mật độ khác nhau ......................................115 Bảng 3.44. Ảnh hưởng của chất lượng lá ở các mật độ trồng đến một số chỉ tiêu kén và tơ .........................................................................................................................117 Bảng 3.45. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại ở các mật độ trồng ........................118 Bảng 3.46. Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến tổng chiều dài thân (m) ....120 Bảng 3.47. Năng suất thực thu ở các mức phân bón khác nhau tại Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2013 ..............................................................................................121 Bảng 3.48. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón vô cơ đến chất lượng lá dâu tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng năm 2013 ..............................................................122 Bảng 3.49. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón vô cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng năm 2013 ..........................................124
- xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng ...................................................................51 Hình 3.2. Độ ẩm trung bình các tháng ......................................................................51 Hình 3.3. Lượng mưa trung bình các tháng ..............................................................52 Hình 3.4. Số giờ chiếu sáng trung bình các tháng ....................................................53 Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống dâu mới ........................90 Hình 3.6. Diễn biến tốc độ ra lá của các giống dâu mới ...........................................92 Hình 3.7. Năng suất lá của các giống dâu thí nghiệm ...............................................94 Hình 3.8. So sánh năng suất kén/300 tằm của giống tằm giữa các công thức lá dâu khác nhau...................................................................................................................98 Hình 3.9. Hình ảnh của 2 giống dâu mới TBL-03 và TBL-05 ...............................101 Hình 3.10. Hình ảnh giống mới TBL-03 và TBL-05 trồng tại Lâm Đồng .............108 Hình 3.11. Năng suất thực thu của giống dâu TBL-03, TBL-05 ở các mật độ trồng khác nhau tại Lâm Đồng .........................................................................................116 Hình 3.12. Năng suất thực thu của giống dâu TBL-03, TBL-05 ............................121
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây dâu có vị trí rất quan trọng bởi vì lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu mà không có loại thức ăn nào có thể thay thế được. Mặt khác hơn 50% chi phí để sản xuất ra tơ phục thuộc vào khâu trồng, quản lý và thu hoạch bảo quản lá dâu (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995). Vì vậy lá dâu không chỉ là điều kiện cần thiết để phục vụ cho tằm mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản xuất. Hiện nay, trên thế giới có tất cả 31 nước tham gia sản xuất dâu tằm tơ. Hàng năm sản xuất được 186.572 tấn tơ. Trung Quốc là nước sản xuất dâu tằm lớn nhất thế giới chiếm 81,49%, Ấn Độ đứng thứ 2 chiếm 16,63%, Uzbekistan chiếm 0,64%, Braxin chiếm 0,3% và Việt Nam đứng thứ 5 chiếm tỷ lệ 0,24% (số liệu của Tổ chức dâu tằm thế giới năm 2016). Hiện tại Việt Nam có 96.691 hộ gia đình với hơn 250.534 người trồng dâu nuôi tằm từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh, thành phố trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Tổng diện tích dâu năm 2013 khoảng 7.753ha, sản lượng kén tằm ước tính là gần 6.359 tấn.Trong đó tỉnh Lâm Đồng 49,69% (Báo cáo đề tài độc lập cấp nhà nước, 2013). Tỉnh Lâm Đồng là nơi có khí hậu, đất đai rất phù hợp với trồng dâu nuôi tằm, có nguồn đất đai, lao động dồi dào. Diện tích dâu khoảng hơn 5.000 ha chiếm gần 50% toàn quốc, tuy nhiên cơ cấu giống dâu còn ít, chủ yếu vẫn là giống dâu địa phương năng suất thấp. Đặc biệt thời gian qua việc chọn tạo giống dâu chỉ tập trung cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung, còn vùng Tây Nguyên trong đó Lâm Đồng ít được chú trọng (Lê Quang Tú, 2015). Bên cạnh đó hàng loạt các giải pháp kỹ thuật khác cũng cần được quan tâm giải quyết như: mật độ trồng, chế độ bón phân, tưới nước... cho giống mới. Chỉ khi nào giải quyết tốt các vấn đề trên mới có thể nâng cao hiệu qủa kinh tế, từ đó tăng thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm và thúc đẩy sản xuất dâu tằm tơ phát triển. Trong thời gian qua ở Lâm Đồng đã trồng một số giống dâu mới như S7-CB, VA-201 và giống dâu Trung Quốc như Sa Nhị Luân, Quế ưu 62. Các giống mới này phần nào đã nâng cao được năng suất và chất lượng
- 2 lá dâu, từ đó cũng đã nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành ở Lâm Đồng. Năng suất kén/ha dâu đạt khoảng 1500kg, thu nhập từ kén/ha dâu đạt từ 150-160 triệu đồng. Tuy nhiên các giống dâu mới này còn hạn chế về sự tái sinh cành sau cắt, lá hơi thô, khả năng kháng bệnh và tỷ lệ ra rễ chưa cao, năng suất vẫn tập trung vào mùa mưa (mùa nuôi tằm không thuận lợi). Còn các giống dâu Trung Quốc thì có thời gian khai thác lá ngắn, tỷ lệ nhiễm bệnh bạc thau, gỉ sắt, đốm lá cao. Chính vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới cho Lâm Đồng thực sự mang tính cấp thiết để giúp sản xuất có nhiều giống dâu tốt và mang lại hiệu quả cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Chọn tạo được giống dâu có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác ở Lâm Đồng. 2.1. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng. - Lựa chọn vật liệu khởi đầu cho công tác tạo giống dâu trồng bằng hom. - Lai tạo được giống dâu mới, nhân giống vô tính, cho năng suất lá đạt trên 25 tấn lá/ha/năm, chất lượng lá tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Lâm Đồng. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu để nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghiã khoa ho ̣c Thông qua kết quả chọn tạo được giống dâu TBL-03 và TBL-05 khẳng định vị trí to lớn của việc sử dụng giống dâu nhập nội của Trung Quốc làm vật liệu khởi đầu trong khâu lai tạo với giống dâu địa phương. 3.2. Ý nghiã thực tiễn - Bổ xung hai giống dâu mới TBL-03, TBL-05 có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng.
- 3 - Xác định được mật độ trồng dâu và liều lượng bón phân vô cơ thích hợp cho giống dâu mới tại Lâm Đồng. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các giống dâu trong tập đoàn giống trồng tại Lâm Đồng. - Các tổ hơ ̣p dâu lai đươ ̣c hin ́ h giữa giố ng dâu của điạ ̀ h thành do lai hữu tin phương với giống dâu nhập nội. - Một số giống tằm để kiểm định phẩm chất lá. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu ở một số tổ hợp dâu lai có triển vọng. - Phạm vi nghiên cứu và triển khai chỉ tập trung ở Lâm Đồng. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu đã chọn tạo được 2 giống dâu lai mới: - Giống dâu TBL-03: Giống được tạo ra từ giống dâu Lâm Đồng(♀), và giống dâu nhập nội TQ-4 (♂)có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhân giống vô tính. Giống dâu TBL-03 có tán thấp gọn, thân màu xanh sáng, cành nhiều, phân cành muộn, lóng dài trung bình, ngọn non mềm thường rủ xuống và có màu xanh lơ. Giống dâu TBL-03 có sức sinh trưởng mạnh, tổng chiều dài thân cành lớn. Lá to, khối lượng trung bình lá lớn, tốc độ ra lá cao. Năng suất có thể đạt trên 25tấn/ha/năm. Chất lượng lá tương đương với đối chứng. Giống dâu TBL-03 được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số: 623/QĐ-TT-CCN ngày 27/12/ 2012. - Giống dâu TBL-05: Giống được lai tạo từ giống dâu VA-1386 (♀)với giống dâu TQ-4 (♂). Nhân giống vô tính. Giống dâu TBL-05 có số cành cấp 1 nhiều và tổng chiều dài cành đạt khá cao. Lá nguyên, dày, kích thước lá lớn. Các yếu tố cấu thành năng suất đạt cao. Giống dâu TBL-05 có năng suất trên 30 tấn/ha/năm. Khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính ở mức khá. Chất lượng lá tương đương với đối chứng. Giống dâu TBL-05 được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số: 623/QĐ-TT-CCN ngày 27/12/2012.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Trong sản xuấ t nông nghiê ̣p nói chung và sản xuất dâu tằm tơ nói riêng giố ng đóng vai trò cực kỳ quan tro ̣ng ước tính khoảng 40 - 60% mức tăng năng suất là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới, vì mô ̣t số biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t canh tác như mâ ̣t đô ̣ trồ ng, bón phân, tưới tiêu, đốn hái, phòng trừ sâu bê ̣nh... thì cũng chỉ làm tăng năng suấ t lá dâu tới mô ̣t giới ha ̣n nào đó. Sau đó dù có tăng lươ ̣ng phân bón, phòng trừ sâu bê ̣nh tố t... thì năng suấ t dâu cũng không thể tăng lên đươ ̣c nữa vì khả năng đồ ng hoá của cây đã đa ̣t đế n mức tố i đa của nó. Do đó để vươ ̣t qua ngưỡng năng suấ t đó chỉ có mô ̣t cách duy nhấ t là thay đổ i giố ng mới, nghĩa là đổ i mới thành phầ n gen để ta ̣o ra mô ̣t tiề m năng năng suấ t mới. Trong lĩnh vực sản xuất dâu tằm thì giố ng dâu la ̣i đóng vai trò rấ t quan tro ̣ng, bởi lá dâu là thức ăn duy nhấ t của tằ m dâu - mô ̣t loa ̣i côn trùng đơn thực. Mô ̣t trong những mu ̣c tiêu cho ̣n ta ̣o giố ng dâu mới hiê ̣n nay là cho ̣n ta ̣o giố ng dâu có năng suấ t và phẩ m chấ t lá cao. Giố ng dâu muố n có sản lươ ̣ng lá cao phải có nhiề u cành, cành dài, đố t ngắ n, tỷ lê ̣ nảy mầ m cao, sinh trưởng ma ̣nh, mầ m sinh trưởng nhiề u. Lá to trung bình nhưng dày, hoa quả ít. Chất lượng lá dâu tốt là thành phần dinh dưỡng trong lá cao và phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát dục của con tằm để thu sản lượng kén cao, tỷ lệ tơ nõn nhiều (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995). Trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm, năng suất chất lượng lá dâu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống tằm, chất lượng tơ kén mà còn ảnh hưởng tới chất lượng trứng giống tằm (Hà Văn Phúc, Ngô Xuân bái, 1989). Qua các kết quả nghiên cứu cho thấ y chất dinh dưỡng trong lá dâu có ý nghĩa quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của con tằm. Trong quá trình phát dục của con tằm ở các thời kỳ phát dục khác nhau con tằm cũng yêu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau. Thời kỳ tằm con yêu cầu lá dâu non, mềm, hàm lượng nước nhiều, nhưng ở thời kỳ tằm lớn nó yêu cầu lá dâu có chất lượng dinh dưỡng cao hơn. Vì thế người ta đã chọn ra giống dâu chuyên dùng cho tằm con, tằm lớn riêng biệt (Lê Quang Tú, 2015). Một con tằm từ
- 5 khi nở ra khỏi vỏ trứng đến khi chín nó ăn hết khoảng 21gam lá dâu (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995). Trong đó 40% lượng lá dâu này qua tiêu hoá dùng để cung cấp cho hoạt động sinh trưởng của con tằm cho hình thành sợi tơ của kén và hoạt động sống của con nhộng, ngài. Vì thế sinh trưởng, phát dục của con tằm chịu ảnh hưởng rất lớn vào tính chất vật lý và hoá học của lá dâu (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995). Theo kế t quả của nhà nghiên cứu Nhâ ̣t Bản Anoymous (Tojyo Isao, 1996) thì hàm lươ ̣ng protein mà con tằ m hấ p thu đươ ̣c từ ngày thứ 3 của tuổ i 5 trở về trước chủ yế u sử du ̣ng để cấ u ta ̣o nên các bô ̣ phâ ̣n của cơ thể và tăng cường thể chấ t, nhưng từ ngày thứ 4 trở về sau chủ yế u là để cấ u ta ̣o nên tuyế n tơ và hơn 70% protein trong thành phầ n sơ ̣i tơ đươ ̣c tổ ng hơ ̣p trực tiế p trong lá dâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cho tằm ăn đơn thuần 1 giống dâu và hỗn hợp nhiều giống dâu thì thấy tằm ăn hỗn hợp của 4 loại lá dâu khác nhau đã cho năng suất kén tăng 19,09%, ngài đẻ trứng hữu hiệu tăng 10,58%, số trứng đẻ/ổ tăng 16% so với chỉ cho tằm ăn 1 loại lá dâu (Hoàng Thị Lợi, Lê Thị Kim, 1986). Như vậy khẳng định hàm lượng dinh dưỡng của các giống dâu khác nhau là rất khác nhau và bổ sung cho nhau khi hỗn hợp nhiều loại giống với nhau cho tằm ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong cùng một giống dâu, lá có độ thành thục khác nhau thì thành phần dinh dưỡng trong lá cũng khác nhau. Cho tằm ăn lá dâu có độ thành thục không phù hợp với tuổi tằm (quá non hoặc quá già) ngoài việc làm giảm năng suất kén, năng suất và chất lượng trứng giống so với cho tằm ăn lá dâu đúng tuổi nó còn làm tăng tỷ lệ ổ trứng không hưu miên từ 15-22%. Do lá dâu non có hàm lượng chất đạm tổng số cao nhưng hàm lượng các chất béo và tinh bột thấp (Nguyễn Thị Đảm và CS, 2008). Như vâ ̣y có thể khẳng định: Chấ t lươ ̣ng lá dâu không chỉ ảnh hưởng đế n sinh trưởng, phát du ̣c của tằ m mà còn liên quan đế n chấ t lươ ̣ng tơ kén, trứng giố ng và đă ̣c biê ̣t là thế hê ̣ kế tiế p của tằ m. Mă ̣t khác điề u kiê ̣n khí hâ ̣u ở Lâm Đồng chia làm 2 mùa rõ rê ̣t. Ở mùa khô thời tiết thích hợp cho nuôi tằm nhưng sản lượng lá dâu lại ít. Còn ở mùa mưa ẩm độ cao nuôi tằm dễ bị bệnh thì sản lượng lá dâu lại chiếm trên 65% (Đỗ Thị Châm,
- 6 Hà Văn Phúc, 1995). Cho nên mu ̣c tiêu hiê ̣n nay trong sản xuấ t là giảm lá dâu ở mùa mưa. Để giải quyế t được mục tiêu này ngoài kỹ thuâ ̣t đố n, chăm sóc, thì viê ̣c cho ̣n ta ̣o giố ng dâu cho năng suấ t lá nhiề u ở mùa khô có ý nghiã rấ t quan tro ̣ng và cầ n thiế t. 1.2. PHÂN BỐ, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CÂY DÂU 1.2.1. Phân bố và phân loại cây dâu Tác giả Watt (1873) cho rằng cây dâu có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ, chúng mọc ở sườn núi dãy Hymalaya (Jolly, M.S, 1987),(Zhu Fang Rong, u LE shan, 2011). Còn theo nhà thực vật học người Nga, N.I Vavilov thì cây dâu phát sinh tại vùng trung tâm Trung Quốc, Nhật Bản (Mallikarjunappa RS and Bongale UD, 1992). Nghề trồng dâu nuôi tằm đã xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng năm 2800 trước công nguyên (Tống Thị Sen, 2014); (Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, 2003); (Zheng Ting-zing, Tan Yun-fang, 1988). Cây dâu có tính thích ứng rất rộng: từ vùng ôn đới đến cận nhiệt đới và nhiệt đới, từ đồng bằng màu mỡ đến những vùng khô cằn, từ vùng đất thấp đến tận những vùng núi cao và từ vùng ẩm ướt đến bán sa mạc (Yu Jian Jun, Luo Guo Qing, 2011); (Interrational Sericultural commision (2016). Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Tơ tằm thế giới, cây dâu được phân bố từ 5000 vĩ bắc và kéo dài đến 1000 vĩ nam (Hoàng Thị Lợi, Lê Thị Kim, 1986); (Zhen-si-zhi 1987); (Sen Guo-Xing Chai Xiao-ling, 1998); (Sun xiaoxia, Pan Y Le, Zhang mei Bo, 2012). Trong hệ thống phân loại thực vật chính thức được công nhận, cây dâu thuộc: Ngành: thực vật (Spermatophyta); Lớp (class): cây hạt kín (Angiospermae); Lớp phụ (subclass): hai lá mầm (dicotyledoneace); Bộ (order): gai (Urticales); Họ (family): dâu (Moraceae); Chi (genus): dâu tằm (Morus); Loài (species): alba, multicaulis, rubra, indica, nigra,…vv. Hiện nay có khoảng 68 loài dâu thuộc chi Morus, phần lớn chúng phân bố ở châu Á và bắt nguồn từ 4 loài chính: Morus alba, M. multicaulis, M. bombycis và M. Atropurpurea (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995); (Luo Guo, Yu Jian Jun, 2007); (Zhen-si-zhi, 1987). Hiện nay tại Việt Nam có trên 150 giống dâu, chủ yếu thuộc các loài M. alba, M. nigra và M. Laevigata
- 7 (Zheng Ting-zing, Tan Yun-fang, 1988); (Sen Guo-Xing Chai Xiao-ling, 1998). Năm 1885, Hoocker đã nghiên cứu mô tả về đặc tính thực vật của cây dâu và cho rằng cây dâu có lá mọc cách, xẻ thuỳ hoặc không xẻ thuỳ, hoa đơn tính đồng chu hoặc dị chu (Zhu Fang Rong, Hu Le Shan, Lin Qiang, 2005); (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995). Năm 1917 - 1923, Koidzumi dựa vào chiều dài vòi nhụy và đặc điểm núm nhụy (Ullal. S.R, M.N. Narashimhana, 1987). Hotta (1938) phân loại cây dâu thành 2 nhóm dựa vào hình dạng và hoạt động của nang kén trong lá, tuy nhiên năm 1954 ông phân loại dâu như Koidzumi và chia các loại dựa vào đặc điểm của thân lá. 1.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây dâu 1.2.2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây dâu nói riêng. Đối với cây dâu, nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất có ảnh hưởng, quan hệ mật thiết với sinh trưởng và phát triển. Cây dâu nảy mầm và sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp từ 24 - 320C (Ren De Zhu, 2010); (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995). Sự Sinh trưởng của cây dâu nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp. Khi nhiệt độ không khí tăng trên 12 0C thì cây dâu bắt đầu nảy mầm, khi nhiệt độ quá cao cây ngừng sinh trưởng, đặc biệt nhiệt độ không khí trên 400C dẫn đến một số bộ phân của cây dâu bị chết. Nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng là 24 - 280C, dưới 130C và trên 390C cây dâu sẽ hạn chế sự nảy mầm và sinh trưởng (Yu Ren Fu, Luo Guo Qing, 2009); (Mallikarjunappa RS and Bongale UD, 1992). Trong một năm, sự sinh trưởng phát triển của rễ dâu thay đổi theo mùa, rễ bắt đầu hoạt động khi nhiệt độ bề mặt đất (xung quanh 30 cm) trên 50C và ngược lại rễ ngừng hoạt động khi dưới 50C. Cây ra rễ mới khi nhiệt độ khoảng 100C và cây có thể hút dinh dưỡng khi nhiệt độ khoảng 250C. Các nhà khoa học Ấn Độ cho rằng điều kiện tối ưu cho nảy mầm và sinh trưởng phải từ 130C trở lên, trên 37,70C cây ngừng sinh trưởng và nhiệt độ thích hợp từ 23,9 - 26,60C (Zheng Ting-zing, Tan Yun-fang, 1988). Những giống dâu mới chọn tạo hiện nay có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 473 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 361 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 241 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 213 | 49
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 246 | 47
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 206 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 249 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 174 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 153 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 157 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 255 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 139 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 27 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 175 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 142 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 123 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 116 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn