intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày đánh giá thực trạng, dự báo nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra cho phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay; Đề xuất những giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi khẳng định đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Mai Thị Trang
  2. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết 24 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN 29 2.1. Quan niệm phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên 29 2.2. Một số nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên 52 Chương 3. PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 71 3.1. Thực trạng phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay 71 3.2. Dự báo những nhân tố tác động và vấn đề đặt ra đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên 104 Chương 4. GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 117 4.1. Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ thể đối với phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững tây nguyên hiện nay 117 4.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay 132 4.3 Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả các hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên 141 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 172
  3. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Tây Nguyên là vùng chiến lược trọng yếu của quốc gia trong kháng chiến cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là vùng cao nguyên đất đỏ, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với một kho tàng văn hoá đầy bí ẩn và đa sắc màu, sinh động trong sự thống nhất với văn hóa các dân tộc khác của nước ta. Kho tàng văn hoá đấy, đã tạo nên những giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên độc đáo. Đó là: Thứ nhất, khai thác và ứng xử hài hoà với môi trường tự nhiên, có sự thích ứng cao với các điều kiện, hoàn cảnh sống, biểu hiện qua tâm thức rừng và phương thức canh tác vừa khai thác vừa giữ gìn được rừng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên; Thứ hai, điều tiết các quan hệ xã hội trong sự ổn định hài hoà, biểu hiện qua thiết chế buôn làng tự quản với hệ thống luật tục và toà án phong tục của tộc người dân tộc thiểu số Tây Nguyên; Thứ ba, tính phong phú, đa dạng, độc đáo, sáng tạo, biểu hiện qua các hoạt động nghệ thuật dân gian đa sắc màu và tay nghề thủ công khéo léo của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên; Thứ tư, tính cố kết cộng đồng, đề cao buôn làng trong hoạt động tín ngưỡng, lễ hội phong phú và trong hệ thống kiến trúc của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thứ năm, đề cao vai trò của người phụ nữ trong văn hoá mẫu hệ vẫn còn ghi dấu ấn trong xã hội hiện đại. Trong bối cảnh mới, sự nghiệp đổi mới toàn diện ở nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng, đều hướng đến mục tiêu cơ bản là bảo đảm phát triển bền vững. Trên thế giới, nhiều nước lựa chọn con đường, cách thức phát triển kinh tế theo lý thuyết phát triển gắn với chấp nhận hy sinh môi trường, hy sinh sự ổn định xã hội và đã phải trả giá đắt. Quá trình tìm tòi, nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một thực tế, phát triển hiện nay phải mang đặc trưng của phát triển bền vững và là một trong những cơ sở khoa học cho phát triển ấy phải là văn hoá. Trong xu hướng chung đó, Đảng ta đã kịp thời có các quan điểm cụ thể về văn hóa và vai trò văn hóa đối với
  4. 6 phát triển bền vững. Xét đến cùng, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, là quá trình các chủ thể có nhận thức đầy đủ về các giá trị văn hoá, từ đó tiến hành bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá đó. Sau đó, thông qua các hoạt động cụ thể, định hướng các giá trị đó vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Quá trình này trước mắt đã thu được những thành tựu nhất định. Các chủ thể đã nhìn nhận, hiểu đúng được về vai trò của giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Thực hiện bảo tồn có hiệu quả các giá trị văn hoá của vùng, qua đó phát triển có chọn lọc các giá trị đó để phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Trên cơ sở đó, đã định hướng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong các trụ cột của phát triển bền vững như kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, mà quá trình nhận thức của các chủ thể vẫn chưa được đồng đều, hoạt đồng bảo tồn đáp ứng được số lượng, nhưng vẫn vấp phải một số hạn chế về chất lượng. Quá trình định hướng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong phát triển bền vững vẫn chưa khai thác được hết các thế mạnh của giá trị văn hoá, vào phát triển kinh tế, ổn định xã hội và môi trường Tây Nguyên. Để quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào phát triển bền vững Tây Nguyên được hiểu quả. Cần phải tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thiết thực. Như nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ thể đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên; nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu quả các hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Nghiên cứu về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên chính là cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn, và những luận cứ khoa học, để thống nhất nhận thức, nhằm định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào
  5. 7 thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Đồng thời, xác lập được hệ thống các giải pháp đồng bộ, góp phần tạo ra động lực vật chất và tinh thần to lớn, để phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá, hệ giá trị văn hoá, phát triển bền vững Tây Nguyên, nhưng nhìn tổng quan, chưa có công trình khoa học độc lập nào luận giải một cách hệ thống, cơ bản về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ là vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Làm rõ thực chất và những yếu tố quy định phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên; Đánh giá thực trạng, dự báo nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra cho phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay; Đề xuất những giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.
  6. 8 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề liên quan và tập trung vào những nội dung thuộc bản chất của văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong mối quan hệ với phát triển bền vững Tây Nguyên. Đề tài chỉ nghiên cứu giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số tại chỗ mà không nghiên cứu các giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số di dân đến. Khảo sát thực tiễn một số địa bàn trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cụ thể như: huyện Đắk Hà, huyện Ngọc Hồi, thành phố Kon Tum của tỉnh Kon Tum; Huyện Kbang, huyện Chư Prông, huyện Đắk Đoa, thành phố Pleiku của tỉnh Gia Lai; huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng và huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng; huyện Buôn Đôn, thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk. Khảo sát trong một khoảng thời gian dài kể từ sau đổi mới 1986, nhưng tập trung hơn từ năm 2006 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án Dựa vào hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam, về văn hoá, văn hoá dân tộc thiểu số, về phát triển bền vững; về phát huy vai trò văn hoá dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng trong phát triển bền vững đất nước, phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay. Cơ sở thực tiễn của luận án Dựa vào lịch sử phát triển và thực trạng phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của tác giả về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; trừu tượng hoá và khái quát hóa; hệ
  7. 9 thống và cấu trúc; phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu; phương pháp tiếp cận giá trị; phương pháp nghiên cứu tài liệu (các báo cáo tổng kết) và phương pháp xin ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành triết học - văn hoá học để nghiên cứu đề tài. 5. Những đóng góp mới của luận án Góp phần làm rõ quan niệm về giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên; Góp phần làm rõ thực trạng, dự báo những nhân tố tác động tới phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên; Góp phần làm rõ những yếu tố quy định phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triền bền vững Tây Nguyên; Các giải pháp cơ bản được đề xuất có tính đặc thù và khả thi nhằm phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triền bền vững Tây Nguyên hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Góp phần bổ sung và làm rõ quan niệm và thực chất phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần luận cứ khoa học để lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành tham khảo chỉ đạo hoạt động thực tiễn giữ gìn, phát triển, vận dụng giá trị văn hóa dân tộc thiểu số và nâng cao hiệu quả phát huy giá trị đó trong nhiệm vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập, giáo dục văn hóa, triết học ở các trường, hệ thống giáo dục quốc dân và những người quan tâm đến vấn đề này hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Danh mục các công trình của tác giả đã được công bố liên quan đến luận án
  8. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa và giá trị văn hoá * Về văn hóa Văn hóa là lĩnh vực luôn được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa, có nội hàm rất rộng, xuất phát từ tiếng La Tinh “culture” với nghĩa đen là trồng trọt ngoài đồng ruộng, nghĩa bóng là giáo dưỡng, vun đắp, phát triển con người. Ở phương Đông, ngay từ thời cổ đại, khái niệm văn hóa được hiểu với nghĩa “văn trị giáo hóa”, tức lấy “văn” để giáo hóa thiên hạ. Kế thừa khái niệm văn hóa của nhà nhân học người Anh E.B Taylo (2019), trong “Văn hóa nguyên thủy” [117], tới nay đã có hơn 400 khái niệm. Năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là AL. Conrobo và C. Colackhon đã đưa ra thống kê từ năm 1871 đến năm 1950 có tới 164 định nghĩa văn hóa. Năm 1967, nhà xã hội học người Pháp A.Molo cho biết có 250 định nghĩa. Các nghiên cứu của AV. Lunatsaroxki, Pn. Phedoxeep, AG. Egorop, GI. Goman, AK. Uledop và LN. Cogan dưới góc độ triết học, xã hội học; chỉ ra sự tương tác chặt chẽ giữa văn hóa và nhân cách, đồng thời khẳng định sự tồn tại trọn vẹn của con người, sự phát triển toàn diện lực lượng sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm, cũng như đời sống thể lực của con người, đó là các hiện tượng cơ bản của văn hóa. Khi nói đến văn hóa, không chỉ có ý nói đến các kết quả hoạt động sáng tạo, mà còn nói đến cả tính chất sáng tạo ấy, trong chừng mực nó góp phần phát triển tiềm năng tinh thần của con người vào toàn bộ các quan hệ lý luận, kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người với thực tại. Về văn hóa trong điều kiện Chủ nghĩa xã hội phát triển, nghiên cứu của tác giả AV. Lunatsaroxki, PN. Phedoxeep, AG. Egorop, GI. Gomman, AK.
  9. 11 Uledop đã luận chứng khá sâu sắc dưới góc độ triết học, khẳng định sự tồn tại trọn vẹn của con người, sự phát triển toàn diện của lực lượng sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm cũng như đời sống thể lực của con người là các hiện tượng cơ bản của văn hóa. Hiện nay, khái niệm văn hóa cũng được hiểu hết sức khác nhau. Rodentan định nghĩa văn hóa với nghĩa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra gắn liền với quá trình sản xuất của mình. Fedérico Mayor - Tổng thư ký UNESCO, tiếp cận văn hóa theo nghĩa là toàn bộ diện mạo đặc trưng khắc họa nên bản sắc dân tộc, UNESCO nhìn nhận văn hóa theo nghĩa rộng rãi nhất: đó là một phức thể tinh thần, vật chất, trí thức, tình cảm; khắc họa trên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm, làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội và coi văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng; Bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng theo cộng đồng ấy. Quán triệt quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, nghiên cứu của các tác giả: Phan Ngọc (2005), trong cuốn “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới”[93], cho rằng văn hóa là dấu ấn của một cộng đồng “lên mọi hiện tượng tinh thần, vật chất, mọi sản phẩm của thể cộng đồng này từ tín ngưỡng, phong tục cho đến cả sản phẩm công nghiệp bán ra thị trường” [93, tr. 16]; Trường Lưu (1998) với cuốn “Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội”[81]; Trần Ngọc Thêm (1999) với “Cơ sở văn hóa Việt Nam [126]”; Đỗ Huy (2001) với “Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam Nam [63]; Nguyễn Văn Huyên (2001) với “Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới” [67]; Phan Ngọc (2004) với “Bản sắc văn hóa Việt Nam” [92], “Một nhận thức về văn hóa Việt Nam” [94]… Các quan niệm văn hóa qua những định nghĩa đa dạng của các tác giả nhưng chung quy đều được biểu hiện ở những phương diện như sau:
  10. 12 Thứ nhất, văn hóa tồn tại tổng thể trong những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, phản ánh cái chân, thiện, mỹ và sự hiện thực của nó thông qua hoạt động sống của con người trong tiến trình lịch sử. Thứ hai, văn hóa được biểu hiện ra với những chuẩn mực, cách thức ứng xử, phong tục, tập quán, hình thái sinh hoạt vật chất và tinh thần. Những giá trị đó được con người sáng tạo và phát triển trong các mối quan hệ của họ với tự nhiên, xã hội và bản thân, đánh dấu trình độ phát triển của “bản chất người trong lịch sử xã hội”, chi phối trở lại đời sống và hoạt động của con người trong một cộng đồng nhất định. Thứ ba, bản chất của văn hóa là sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí chân, thiện, mỹ của mỗi cộng đồng người. Sự thống nhất giữa cái chân, cái thiện và cái mỹ là quy luật của tiến bộ xã hội về mặt văn hóa. Tiếp cận văn hóa theo các phương diện trên đây có ý nghĩa căn bản để nghiên cứu giá trị văn hóa. * Về giá trị văn hóa Về giá trị văn hóa cho đến nay đã có không ít những nghiên cứu, những quan niệm khác nhau. Nghiên cứu của tác giả Echacdon (1987), trong cuốn “Giá trị cuộc sống giá trị văn hóa” [43], cho rằng giá trị văn hóa là tất cả những gì góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực sản xuất của cá nhân và xã hội, cũng như trên lĩnh vực xây dựng các quan hệ xã hội, chính trị, nghệ thuật, khoa học và giáo dục; Tác giả La Quốc Kiệt (2003), trong cuốn “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng”[71] đưa ra quan điểm về “giá trị nhân cách”, coi đó là sự thống nhất giữa giá trị bản thân và giá trị xã hội; đưa ra nội dung yêu cầu và con đường bồi dưỡng, xây dựng giá trị nhân cách. Tác giả Đào Duy Anh (2013) là một trong những học giả đầu tiên ở Việt Nam trình bày giá trị văn hóa dân tộc thành hệ thống. Trong công trình “Việt Nam văn hóa sử cương” [1], ông đã trình bày 7 giá trị có thể coi là bản sắc văn hóa Việt Nam, đó là: Sức ký ức (trí nhớ) tốt, thiên về nghệ thuật và trực
  11. 13 giác; Ham học, thích văn chương; Ít mộng tưởng (thiết thực); Sức làm việc khó nhọc (cần cù) ở mức ít dân tộc nào bì kịp; Giỏi chịu khổ và hay nhẫn nhục; Chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa; Khả năng bắt chước, thích ứng và dung hòa rất tài. Tác giả Nguyễn Duy Bắc và các cộng sự (2008), trong công trình “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [7] khẳng định: “Giá trị văn hóa là giá trị phản ánh năng lực sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội” [7, tr. 277]. Tác giả Hoàng Chí Bảo (2010) trong “Thanh niên với việc chọn nghề để lập thân, lập nghiệp” [7] khẳng định “tính phổ biến, phổ quát của văn hóa - ở đó, con người - dân tộc và nhân loại gặp gỡ nhau, đó chính là chân - thiện - mỹ. Đây là giá trị đích thực, bền vững của một nền văn hóa, của các nền văn hóa, các thời đại văn hóa trong lịch sử nhân loại” [6, tr. 50]. Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn (1998) trong “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển [28] cho rằng “khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đổi ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần bảo vệ và phát triển” [28, tr. 16] Công trình của tác giả Trần Văn Giàu (2001) “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [43]. Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, đã đưa ra những kiến giải sâu sắc và có hệ thống về nguồn gốc cũng như nội dung các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Các đức tính tốt đẹp như yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa được tác giả luận giải sâu sắc, trình bày có hệ thống và khoa học với ý nghĩa như một “hằng số”, một bảng giá trị tinh thần của người Việt. Những giá trị đó, theo tác giả đã được định hình ngay từ thời dựng nước, phát triển độc lập, không bị đồng hóa bởi tác động từ bên ngoài.
  12. 14 Tác giả Nguyễn Văn Huyên (1995) với công trình “Một số chuẩn mực giá trị ưu trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường” [65]. Tác giả đã phân tích sự chuyển đổi một số giá trị khi nền kinh tế nước ta chuyển từ mô hình quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Những nhận định này hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra và có những biến đổi to lớn hơn. Chẳng hạn sự chuyển biến từ tư duy tiểu nông sang tư duy kinh tế hàng hóa, chủ nghĩa bình quân sang kiểu phân phối dựa trên tài năng và cống hiến, giá trị cá nhân không còn bị miệt thị mà được đề cao bên cạnh giá trị cộng đồng, tồn tại hài hòa với giá trị cộng đồng. Đáng chú ý, tác giả nhận định: “Giờ đây cơ chế thị trường đã đề cao tiêu chí giá trị được bổ sung và thậm chí đề cao ý nghĩa thực tế, thực dụng; sự thiên lệch về ý chí và tinh thần đang dần được chuyển ưu tiên cho hoạt động vật chất, đề cao giá trị kinh tế, từ chỗ chỉ trọng nông nay cả được trọng thương; sự giàu có về tinh thần được gia tăng thêm sự giàu có về vật chất” [65, tr. 10]. Các tác giả Nguyễn Văn Tài và Văn Đức Thanh (2010) với công trình “Hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử giữ nước của dân tộc” [115]. Các tác giả đã phân tích yếu tố đồng đại và lịch đại, khái quát hệ giá trị quân sự phong phú, có bề dày lịch sử, mang bản sắc dân tộc và đặc trưng Thăng Long - Hà Nội. Chỉ ra những chiến công, sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu, những đóng góp có giá trị về mặt quân sự tiêu biểu. Đặt giá trị văn hoá quân sự của Thăng Long Hà Nội trong tương quan với thủ đô các nước. Từ đó, đề xuất một số vấn đề cơ bản về phát huy hệ giá trị văn hoá quân sự đó trong sự nghiệp bảo vệ thủ đô Hà Nội ngày nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời gian dài chưa có sự quan tâm đầy đủ nên chưa hình thành được những cơ sở khoa học cần thiết, gần đây, công trình “Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai” của tác giả Trần Ngọc Thêm (2016) [127] đã trình bày vấn đề nghiên cứu này có tính hệ thống. Tác giả nhận định việc xây dựng một hệ giá trị mới phù hợp hơn,
  13. 15 giúp cho quốc gia dân tộc có đủ khả năng miễn dịch, đảm bảo sự phát triển kinh tế phải đi đôi với sự phát triển văn hóa - con người. Theo quy luật phát triển, hệ giá trị mới sẽ tự phát hình thành. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới hội nhập” (2013), [78] với 47 tham luận, trong đó có 16 tham luận đề cập những vấn đề chung về hệ giá trị văn hóa Việt Nam, 31 tham luận đề cập đến biểu hiện của hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong những lĩnh vực cụ thể như đô thị, nông thôn, các loại hình nghệ thuật, văn hóa dân gian, gia đình, dòng họ, cá nhân… bộc lộ sâu sắc bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam. Các công trình trên đã tiếp cận bản chất của giá trị văn hóa là sáng tạo, luôn tồn tại và phát triển, khẳng định sức sống, trường tồn của văn hóa các dân tộc. Để không chệch khỏi quỹ đạo văn hóa dân tộc, đều nhất thiết phải nắm bắt và khôi phục lại tinh thần gốc của truyền thống trên tinh thần khoan dung văn hóa. Bằng cách tiếp cận khác nhau, dưới góc độ triết học, quan niệm của các tác giả về giá trị và giá trị văn hóa có điểm thống nhất sau: Thứ nhất, về thực chất giá trị văn hóa là toàn bộ sự đa dạng của hoạt động người, của các quan hệ xã hội, bao gồm cả những hiện tượng tự nhiên liên quan, nhằm đem lại lợi ích cho con người. Thứ hai, giá trị văn hóa là toàn bộ thế giới bên trong và bên ngoài con người được hiện hình trong tư duy và tình cảm của con người với tính cách là khuôn thước của sự đánh giá. Giá trị là sự đánh giá được nảy sinh trong quan hệ giữa chủ thể với khách thể, mang ý nghĩa người ở trong đó và luôn mang tính khách quan, nhưng việc sắp xếp, đánh giá thang bậc giá trị lại do chủ quan của con người. Thứ ba, giá trị văn hóa mang tính lịch sử và được hình thành trong hoạt động của con người, đồng hành với đời sống của con người, giá trị luôn mang tính tích cực và có tính lịch sử bởi lẽ giá trị cũng biến đổi và không ngừng được bồi đắp thêm.
  14. 16 Thứ tư, giá trị văn hóa được coi là cái có ý nghĩa trong một cộng đồng xã hội, trong những điều kiện nhất định đóng vai trò điều tiết mọi hoạt động của con người theo hướng tiến bộ. Giá trị xã hội, thể hiện sự phát triển trình độ người ngay trong con người và cộng đồng, thể hiện dấu ấn chân, thiện, mỹ trong tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người và cộng đồng người sáng tạo ra. Thứ năm, đưa ra quan niệm giá trị văn hóa như tổng thể các giá trị cuộc sống và làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các giá trị chân, thiện, mỹ trong xã hội. Thứ sáu, đưa ra cấu trúc giá trị văn hóa gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo, thế giới quan, văn hóa chính trị, kiến thức kinh tế, thái độ lao động, kỷ luật lao động, các quy tắc đạo đức, sự phát triển năng khiếu thẩm mỹ và thể lực. Đó là những luận cứ khoa học, là tiền đề có giá trị nghiên cứu, tiếp thu, vận dụng vào trong luận án, tuy nhiên còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất về phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Đó là những gợi ý cho luận án nghiên cứu. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên và giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên * Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa dân tộc thiểu số Tác giả Nguyễn Như Ý (1999) trong Đại từ điển tiếng Việt [159] dân tộc thiểu số được hiểu là: “Dân tộc chiếm số ít, so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc”. Theo đó, văn hóa dân tộc thiểu số là tổng hợp tất cả những giá trị về vật chất, tinh thần trong đời sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số, do cộng đồng dân cư của họ sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn và phát triển, theo tiêu chí chân - thiện - mỹ. Có nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiểu số, như: Nhóm tác giả Roy Ellen, Peter Parkes, Alan Bicker (2010) với công trình “Tri thức bản địa về môi trường và những biến đổi Các quan điểm nhân học phê phán” [44]. Đã chỉ ra những đặc điểm phổ biến nhất của tri thức bản
  15. 17 địa như: Mang tính địa phương; Là tri thức được truyền miệng, hoặc được truyền qua hình thức mô phỏng hoặc mô tả; Là hệ quả của các gắn kết thực tế trong đời sống hằng ngày và liên tục được củng cố bằng kinh nghiệm; Có xu hướng là loại kiến thức mang tính thực tiễn và giả thiết - kinh nghiệm nhiều hơn là mang tính lý thuyết đúng nghĩa… Nhiều tác giả (2009), trong tác phẩm “Tri thức bản địa và văn hóa sinh thái của các dân tộc người thiểu số ở Việt Nam về môi trường và bảo vệ môi trường” [102]. Bao gồm nhiều bài viết, chỉ ra quan niệm về dân tộc bản địa trở thành một vấn đề nổi cộm khi nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiểu số, nhất là trong bối cảnh sự di cư, nhập cư, giao lưu tiếp biến văn hóa xảy ra như một xu thế không thể cưỡng lại của tiến trình phát triển văn hóa. Một nghiên cứu của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1984) “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)” [127]. Bằng cách tiếp cận dân tộc học và văn hóa học, cuốn sách đã thể hiện được những vấn đề cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân cư, ngôn ngữ, lịch sử tộc người, thành phần dân tộc, kinh tế, xã hội, văn hóa, trình bày về từng dân tộc, quá trình các dân tộc tham gia chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện những yêu cầu thực tiễn của đất nước, nhất là những vùng dân tộc thiểu số, cụ thể là những dân tộc ít người đã sinh sống lâu đời tại những tỉnh phía Nam, được quan niệm là cộng đồng người bản địa ở khu vực này. Tác giả Phan Hữu Dật (2018) với công trình “Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam” [30] Công trình lý giải nguồn gốc của các dân tộc trên thế giới và mối quan hệ đối với các dân tộc ở Việt Nam, lý giải các luồng di cư để kiến tạo nên diện mạo một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa của nước ta qua các thời kỳ đến tận ngày nay. Từ đó có cái nhìn sâu sắc về truyền thống văn hóa của các tộc người ở các địa phương. Đặt văn hóa trong tương quan với sự phát triển, liệu có phải việc lưu lại những giá trị cổ xưa sẽ kéo lùi sự phát triển chung của xã hội?
  16. 18 Tác giả Trương Bi (2011), với cuốn “Lễ hội truyền thống dân tộc Êđê”[15] nghiên cứu bài bản, công phu về hệ thống lễ hội truyền thống của dân tộc Ê Đê. Dù năng suất lao động không cao nhưng văn hóa nương rẫy là đặc điểm nổi bật của gia đình mẫu hệ Ê Đê. Nó là điều kiện cơ bản để tạo nên nghi lễ - lễ hội vòng đời người và nghi lễ - lễ hội nông nghiệp độc đáo của cộng đồng người Ê Đê trên cao nguyên Đắk Lắk. Đáng chú ý là phần lớn nghi lễ ở Tây Nguyên chỉ có lễ mà không có hội, như lễ bỏ mả, lễ hỏi, lễ cưới, lễ cúng sức khỏe… Do đó, tính lễ ở đây được đề cao, tính hội rất mờ nhạt. Về sau, cùng với quá trình di cư, tính hội ngày càng xâm nhập sâu vào văn hoá Tây Nguyên. Tác giả Buôn Krông Tuyết Nhung (2012), với cuốn “Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Ê đê”[104]. Công trình trên cơ sở khảo sát văn hóa mẫu hệ Ê Đê trong đời sống tộc người, đã tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa mẫu hệ Ê Đê được biểu hiện qua hệ thống đề tài, qua hệ thống nhân vật nữ để đối chiếu văn hóa mẫu hệ qua văn học với thực tiễn, cũng như tìm hiểu, đánh giá sự tiếp nhận văn hóa mẫu hệ của cộng đồng. Khám phá thêm những nét độc đáo của văn hóa mẫu hệ được thể hiện trong sử thi, góp phần khẳng định thêm giá trị lịch sử - văn hóa và chức năng văn hóa - nghệ thuật của sử thi Ê Đê trong xã hội Ê Đê hiện nay, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các công trình này đã nghiên cứu công phu, có chiều sâu về các vấn đề xoay quanh nguồn gốc, đời sống, văn hóa, phong tục, tập quán, hướng phát triển và con người của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam trên cả nước. Cụ thể: Thứ nhất, nước ta có một nền văn hóa phong phú đa dạng, biểu hiện sâu sắc qua đời sống văn hóa của hệ thống tộc người dân tộc thiểu số. Thứ hai, mỗi dân tộc đều có lối sống, phong tục tập quán, hình thức canh tác, tín ngưỡng... mang bản sắc riêng, gắn liền với cuộc sống, tập quán và địa hình cư trú. Thứ ba, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ bị “đồng hóa”, hòa tan và mai một. Đặt ra một vấn đề cấp thiết về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững.
  17. 19 * Các công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên Tác giả Nguyễn Tuấn Triết (2007), với công trình “Tây Nguyên những chặng đường lịch sử văn hóa” [138]. Dưới cái nhìn lịch sử - văn hóa, cuốn sách mang đến những nhận định toàn diện, sâu sắc về những đặc điểm và quá trình lịch sử - văn hóa của Tây Nguyên. Tác giả Henri Maitre (1912) với công trình “Rừng người Thượng - vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam” [55]. Đến nay, đây vẫn được xem là công trình khảo sát toàn diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên. Thiên nhiên và con người Tây Nguyên, hệ thống núi non trùng điệp, hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thực vật và động vật hết sức phong phú, khí hậu và thời tiết, diện mạo và lịch sử con người… tất cả đều được quan sát bằng một con mắt chăm chú và tinh tế, được mô tả và bao quát tỉ mỉ, chi tiết đến kinh ngạc, hết sức khách quan mà vẫn không kém phần bay bổng, chặt chẽ khoa học mà lại lôi cuốn như một bút ký dân tộc học dưới một giọng văn lão luyện. Nhiều tác giả (2009) trong cuốn sách “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” [101] với 54 bài viết đầy chất lượng về cồng chiêng Tây Nguyên, đã khắc họa được các yếu tố đặc điểm lịch sử, văn hóa, tập tục và sinh kế gắn liền với cồng chiêng. Cồng chiêng gắn liền với toàn bộ đời sống sản xuất, sinh kế và tinh thần của con người Tây Nguyên từ khi mới lọt lòng mẹ cho đến khi trở về với Yang trong rừng thiêng. Nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu (2012) với công trình “Luật tục Ê Đê (Tập quán pháp)” [129]. Trong công trình, Luật tục Ê Đê được chia làm 11 chương với 236 điều, trong đó vấn đề hôn nhân được chú trọng hàng đầu và có nhiều quy định nhất (48 điều) và cũng chặt chẽ nhất. Có thể nói: Bộ Luật tục là những trang sử truyền khẩu được ghi chép lại, nó phản ánh sắc nét chân dung một tổ chức xã hội mẫu hệ còn khá điển hình trên cao nguyên miền Trung nước ta vào những thập niên đầu của thế kỷ XX.
  18. 20 Tác giả Trương Bi (2011) với công trình “Lễ hội truyền thống dân tộc Ê Đê” [15] nghiên cứu bài bản, công phu về hệ thống lễ hội truyền thống của dân tộc Ê Đê. Dù năng suất lao động không cao nhưng văn hóa nương rẫy là đặc điểm nổi bật của gia đình mẫu hệ Ê Đê, cũng là tiền đề tạo nên hệ thống nghi lễ - lễ hội của người Ê Đê. Tác giả Buôn Krông Tuyết Nhung (2012) với công trình “Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Êđê” [104], qua nghiên cứu các tác phẩm sử thi nổi tiếng của người Ê Đê, đã tái hiện được đặc trưng văn hóa mẫu hệ tồn tại lâu đời nơi đây; cùng những nét độc đáo của văn hóa mẫu hệ được thể hiện trong sử thi, góp phần khẳng định thêm giá trị lịch sử - văn hóa và chức năng văn hóa - nghệ thuật của sử thi Ê Đê, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những công trình này có nhiều cách tiếp cận về các biểu hiện giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tựu chung lại đều có những quan niệm như sau: Thứ nhất, khẳng định tính đa dạng, phong phú và độc đáo riêng có của văn hóa tộc người ở Tây Nguyên. Thứ hai, khẳng định sức sống lâu bền của các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên suốt chiều dài lịch sử. Thứ ba, vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên được đặt lên hàng đầu trong các công trình nghiên cứu. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển bền vững và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên * Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển bền vững và vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên Tác giả Lê Hồng Lý (2014) với công trình “Vai trò của văn hóa và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên” [82]. Đã sử dụng quan điểm tiếp cận chỉnh thể (holistic approach) của ngành nhân học trong việc nghiên cứu và đánh giá văn hóa của các tộc người ở Tây Nguyên, cũng như mối quan hệ của văn hóa với phát triển. Đây là hệ thống quan điểm đầy thuyết phục về việc ảnh hưởng của làn sóng di cư đến toàn bộ đời sống sinh kế, tập tục, văn
  19. 21 hóa Tây Nguyên. Tác giả cũng nhận định, làn sóng di cư đã đặt ra nhiều thách thức đối với văn hóa Tây Nguyên, nhưng đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc làm thay đổi diện mạo vùng đất này. Tác giả Hà Huy Thành (2014) với công trình “Xây dựng luận cứ khoa học cho việc bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế cho phát triển bền vững Tây Nguyên” [124]. Đã tổng hợp, phân tích quy trình ban hành, thực thi và giám sát đánh giá hiệu quả của văn bản chính sách của Trung ương và địa phương về kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường - an ninh quốc phòng cho 5 tỉnh Tây Nguyên. Đề tài cấp nhà nước của tác giả Nguyễn Văn Tài (2014) về “Vấn đề quốc phòng và an ninh trong phát triển bền vững Tây Nguyên” [116]. Đã khẳng định tiến trình quốc phòng và an ninh trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên từ 1986 đến nay đạt những thành tựu to lớn, song so với tiêu chí phát triển bền vững còn bộc lộ không ít bất cập. Để đảm bảo, tăng cường quốc phòng an ninh trong phát triển bền vững Tây Nguyên thời kỳ mới phải dựa trên sự xác định quan hệ quan điểm, mô hình được tham chiếu từ lược khảo kinh nghiệm lịch sử và phù hợp với tính đặc thù của vùng. Tác giả Nguyễn Văn Thanh (2012) với bài báo “Tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” [120]. Đã khẳng định tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên là tư tưởng mang tầm thế giới quan và phương pháp luận triết học đối với lý luận về phát triển bền vững. Hai tác giả Lê Văn Khoa với Phạm Quang Tú (2014) với công trình “Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên”[69]. Khẳng định tất cả những hoạt động từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tập tục của Tây Nguyên đều có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến một vùng rộng lớn. Công trình cũng khẳng định đây là vùng đất giàu có và trù phú về tài nguyên, nhưng chính điều đó đã đẩy tới thực trạng ảo tưởng về sự “vô cùng vô tận” của tài nguyên thiên nhiên, dẫn tới thực tế khai thác vô tội vạ và huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên ở đây. Đặc
  20. 22 biệt là từ sau năm 1975, Tây Nguyên đã trải qua một giai đoạn biến đổi chưa từng có trong lịch sử. Đó là những biến đổi nhanh chóng, dữ dội, thậm chí là đảo lộn so với trật tự đã được thiết lập lâu đời tại vùng đất này về dân cư, về sử dụng đất... Tây Nguyên khởi sắc về kinh tế, về sự đa dạng phong phú tộc người, nhưng lại đang loay hoay trong việc cân bằng giữa phát triển và đảm bảo không đánh mất bản sắc văn hóa của mình. Các công trình này đã đúc kết những giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống và điều kiện tự nhiên xã hội của vùng Tây Nguyên, đúc kết những nét bản sắc phong phú của từng tộc người cũng như phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc - một trong những nhân tố cốt lõi mà phát triển bền vững phải tính đến. Có nhiều công trình bàn về chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với phát triển Tây Nguyên, như: Tác giả Bạch Hồng Việt (2011) với “Một số vấn đề phát triển kinh tế Tây Nguyên theo hướng bền vững” [156]; Tác giả Hà Huy Thành (2014) với công trình “Thực trạng thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: những phát hiện bước đầu” [124]; Tác giả Mai Thanh Sơn (2011) với công trình “Chính sách đất đai và văn hóa tộc người - nghiên cứu trường hợp tại Đắk Lắk” [114]; Kỷ yếu hội thảo khoa học (2014) “Tây Nguyên: thực trạng và thách thức trong phát triển bền vững” [79];... Các công trình đã khẳng định Tây Nguyên là một trong những địa bàn chiến lược mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm; đồng thời khẳng định tính đúng đắn, sát thực, hiệu quả của những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số. * Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2016) với công trình “Giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên với phát triển bền vững” [4] đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích về thực trạng của việc bảo tồn và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2