intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi ở tỉnh Nam Định, nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI ANH TÚ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI ANH TÚ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Hướng PGS.TS. Phạm Hùng HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2021 Tác giả luận án Bùi Anh Tú i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Lê Ngọc Hướng và PGS.TS. Phạm Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2021 Nghiên cứu sinh Bùi Anh Tú ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ................................................................................................................. ix Danh mục hộp ................................................................................................................... x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.5. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 5 1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................................ 5 Phần 2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ............................................................................................... 7 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 7 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 7 2.1.2. Đặc điểm của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ....................... 12 2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ............................................................................................................... 14 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ...................................................................................................... 21 iii
  6. 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25 2.2.1. Thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên thế giới ....................................................................................................... 25 2.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam........................................................................................................... 27 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định ......................................................... 30 2.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................................ 31 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 38 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ........................................................ 39 3.1.1. Phương pháp tiếp cận ....................................................................................... 39 3.1.2. Khung phân tích................................................................................................ 41 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42 3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 42 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 47 3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 48 3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu................................................................................ 53 3.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 54 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 62 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất nông nghiệp và đặc điểm của hộ sử dụng dịch vụ thủy lợi .............................................................................. 62 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi ........................ 62 3.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ............................................................. 63 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 64 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 65 4.1. Thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định .............................................................................. 65 4.1.1. Quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi ............................................................ 65 4.1.2. Phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi .................................................. 68 iv
  7. 4.1.3. Triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi............................................ 73 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định ......................................................... 98 4.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 98 4.2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi ............................................... 104 4.2.3. Nguồn nhân lực vận hành hệ thống thủy lợi ................................................... 114 4.2.4. Ý thức của người dân...................................................................................... 118 4.3. Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.................................................................................... 120 4.3.1. Định hướng sản xuất nông nghiệp trong tương lai ......................................... 120 4.3.2. Quan điểm, định hướng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định ....................................................... 121 4.3.3. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................ 123 4.3.4. Các giải pháp cụ thể........................................................................................ 131 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148 5.1. Kết luận........................................................................................................... 148 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 149 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án ....................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục ........................................................................................................................ 152 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CBNV Cán bộ nhân viên CSHT Cơ sở hạ tầng CT Công trình CTTL Công trình thủy lợi CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ĐHCQ Đại học chính quy ĐBSH Đồng bằng sông Hồng EFA Phân tích nhân tố khám phá GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐND Hội đồng nhân dân HTTL Hệ thống thủy lợi HTX Hợp tác xã HTXDV Hợp tác xã dịch vụ HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QĐ Quyết định SPDVTL Sản phẩm dịch vụ thủy lợi SXNN Sản xuất nông nghiệp TLCS Thủy lợi cơ sở TSCĐ Tài sản cố định TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND Ủy ban nhân dân WTP Mức sẵn lòng chi trả vi
  9. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Dân số khu vực nông thôn phân theo địa phương năm 2019 ......................... 45 3.2. Tổng sản phẩm tỉnh Nam Định theo giá hiện hành ........................................ 45 3.3. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt ................................................ 46 3.4. Căn cứ lựa chọn địa phương thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 48 3.5. Nội dung thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................................. 49 3.6. Phân phối mẫu theo các địa phương ............................................................... 51 3.7. Quy mô mẫu sử dụng trong thu thập thông tin sơ cấp .................................... 52 3.8. Các biến trong mô hình nghiên cứu ................................................................ 57 3.9. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình .................................................. 61 4.1. Hệ số tưới, tiêu thiết kế và thực tế của các hệ thống thủy lợi ......................... 67 4.2. Số lượng hợp tác xã có dịch vụ nước ............................................................. 72 4.3. Số lượng công trình thủy lợi do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý năm 2019 ..................................... 75 4.4. Giá trị tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ............................................................ 75 4.5. Số lượng kênh mương trong hệ thống thủy lợi do các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý ............ 76 4.6. Số lượng kênh mương do các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý......................... 77 4.7. Mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay .............................................................. 79 4.8. Mức độ phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hệ thống thủy lợi do công ty phụ trách đối với phần diện tích tưới tiêu được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi ...................................................... 80 4.9. Công suất thực tế công trình so với công suất thiết kế ................................... 81 4.10. Chỉ số đánh giá chung kết quả vận hành khai thác của các hệ thống thủy lợi do các công ty quản lý trên địa bàn tỉnh Nam Định .......................... 83 4.11. Kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí cho các công ty .................................. 89 4.12. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ......................................................... 91 4.13. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo .................................................... 93 vii
  10. 4.14. Kiểm định tính phù hợp phân tích nhân tố khám phá mô hình ...................... 94 4.15. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .............................................................. 95 4.16. Bảng giải thích mô hình hồi quy..................................................................... 95 4.17. Kết quả hồi quy ............................................................................................... 96 4.18. Thiên tai và thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi .................. 99 4.19. Kết quả chính sách dồn điền đổi thửa và dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi ........................................................ 102 4.20. Chi sửa chữa thường xuyên của hệ thống thủy lợi Mỹ Thành...................... 107 4.21. Tổng hợp ý kiến của cán bộ nhân viên về nguồn kinh phí ........................... 107 4.22. Đánh giá của hộ sử dụng nước về mức phí thủy lợi nội đồng ...................... 108 4.23. Đánh giá của hộ nông dân về phí thủy lợi nội đồng ..................................... 109 4.24. Kết quả nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của hộ dân sử dụng nước tới phí thủy lợi nội đồng ..................................................................................... 110 4.25. Kịch bản tăng phí thủy lợi nội đồng tại hợp tác xã nông nghiệp Toàn Thắng ............................................................................................................ 112 4.26. Tiếp cận các chính sách về phát triển hệ thống thủy lợi của hộ ................... 113 4.27. Thâm niên công tác của cán bộ nhân viên .................................................... 114 4.28. Trình độ của cán bộ nhân viên ...................................................................... 115 4.29. Đánh giá của hộ điều tra về nhân viên công ty thủy nông ............................ 116 4.30. Tỷ số giữa diện tích phục vụ và số lượng cán bộ nhân viên ......................... 117 4.31. Ý thức và hành vi của người dân đối với hệ thống thủy lợi phân tổ theo vùng địa lý .................................................................................................... 119 4.32. Hạn chế, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định ............ 124 4.33. Ma trận giải pháp trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định...................................................... 129 4.34. Tiêu chí lựa chọn công trình ưu tiên ............................................................. 140 viii
  11. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Nội dung phát triển hệ thống thủy lợi ......................................................... 20 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống thủy lợi ....................... 21 3.1. Khung phân tích .......................................................................................... 41 3.2. Bản đồ tỉnh Nam Định ................................................................................ 43 3.3. Bản đồ phân vùng thủy lợi tỉnh Nam Định ................................................. 47 3.4. Sơ đồ phân tích SWOT ............................................................................... 55 3.5. Trình tự tiến hành phương pháp định giá ngẫu nhiên ................................. 59 4.1. Thay đổi số lượng công trình thủy lợi ......................................................... 74 4.2. Diện tích được phục vụ tưới tiêu từ hệ thống công trình thủy lợi sẵn có hiện nay .................................................................................................. 78 4.3. Lượng mưa và chi phí điện năng phục vụ tưới tiêu .................................. 100 4.4. Mối quan hệ giữa chi phí sửa chữa công trình và số lượng công trình xuống cấp .................................................................................................. 106 4.5. Mô tả mức giá người dân sẵn lòng chi trả cho dịch vụ cung cấp nước tưới ............................................................................................................ 111 4.6. Sơ đồ quy trình thực hiện công tác vận hành hệ thống thủy lợi ................ 133 4.7. Mô hình ban quản lý thủy lợi liên xã ........................................................ 135 4.8. Quy trình hướng dẫn người hưởng lợi tham gia vào quá trình vận hành khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng ................................................ 142 4.9. Giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi và phí thủy lợi nội đồng ........................... 144 ix
  12. DANH MỤC HỘP TT Tên Hộp Trang 4.1. Vấn đề quy hoạch, đầu tư hệ thống thủy lợi .............................................. 66 4.2. Vấn đề tiêu thoát nước đô thị, dân sinh ..................................................... 79 4.4. Vấn đề khoa học kỹ thuật trong vận hành hệ thống thủy lợi ..................... 88 4.4. Vấn đề nguồn kinh phí cấp cho các công ty ............................................ 108 4.5. Vấn đề nhân sự trong công ty, xí nghiệp ................................................. 117 4.6. Ý thức của người dân trong vận hành khai thác hệ thống thủy lợi.......... 118 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên Sơ đồ Trang 4.1. Quá trình đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Nam Định ........................... 66 4.2. Các cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi ..................................... 69 4.3. Phân loại tổ chức thủy lợi cơ sở ................................................................ 71 x
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Bùi Anh Tú Tên luận án: Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi ở tỉnh Nam Định, nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tiếp cận bao gồm: Kinh tế nông nghiệp; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận theo vùng; Tiếp cận có sự tham gia. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thông tin như khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu các tác nhân liên quan đến sự phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu tiến hành điều tra 420 hộ nông dân ở các huyện, các xã nghiên cứu. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 10 cán bộ xã, 21 cán bộ trong các công ty thủy nông, 1 cán bộ Sở NN&PTNT, 2 cán bộ thuộc Chi cục Thủy lợi tỉnh. Các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Phương pháp hồi quy đa biến; Phương pháp phân tích SWOT. Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, ước lượng mô hình kinh tế lượng hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả chính và kết luận Luận án đã hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đưa ra được khung lý thuyết, làm rõ nội dung cơ bản của phạm trù phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp làm cơ sở nghiên cứu thúc đẩy phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định. Vấn đề phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định thể hiện ở hai khía cạnh: quy mô hệ thống công trình và chất lượng dịch vụ tưới tiêu. Quy mô hệ thống công trình thủy lợi ở tỉnh Nam Định đã được đầu tư trong nhiều xi
  14. năm, tương đối đảm bảo khả năng cung cấp nước tưới và thoát nước. Chất lượng dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được người sử dụng nước trên địa bàn đánh giá tốt, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất của người dân. Tuy nhiên trong quá trình vận hành, khai thác và quản lý hệ thống thủy lợi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: số lượng công trình bị xuống cấp vẫn còn lớn; cơ chế tài chính cho các công ty thủy nông chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế để vận hành toàn bộ hệ thống thủy lợi theo đúng kế hoạch; trình độ và chất lượng nguồn lao động còn thấp; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác vận hành, quản lý hệ thống thủy lợi chưa cao; ý thức giữ gìn an toàn công trình và bảo vệ hành lang an toàn công trình thủy lợi của người dân còn thấp; hiện tượng xả rác thải, nước thải trực tiếp vào hệ thống kênh mương còn diễn ra nhiều. Nghiên cứu đã xác định và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố: điều kiện tự nhiên, chính sách, nguồn kinh phí, nguồn nhân lực, ý thức của người dân đến sự phát triển của hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định. Dựa trên cơ sở các kết quả, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định, bao gồm: hoàn thiện cơ chế chính sách (chính sách quy hoạch, chính sách về vận hành hệ thống thủy lợi, chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình; giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên; tăng cường kiên cố hóa kênh mương và cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn công trình; đẩy mạnh sự tham gia của người hưởng lợi vào công tác quản lý vận hành hệ thống thủy lợi nội đồng; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi; giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành hệ thống thủy lợi. xii
  15. THESIS ABSTRACT PhD Candidate: Bui Anh Tu Thesis title: Development of irrigation systems for agricultural production in Nam Dinh province. Major: Agricultural Economics Code: 9.62.01.15 Name of institution: Vietnam National Univerity of Agriculture Research objectives Based on the assessment of the current state of the irrigation system in Nam Dinh province, The study proposed solutions to develop the irrigation system for agricultural production in Nam Dinh province in the coming time. Research methods Applying research approaches including: Agricultural Economics; System approach; Regional access; Participatory approach. The study used methods of data collection such as surveys by questionnaires, in- depth interviews with actors related to the development of irrigation systems for agricultural production in the province. The study surveyed 420 farmer households in the studied districts and communes. The study in-depth interviewed 10 commune officials, 21 officers in the irrigation companies, 1 officer from the Department of Agriculture and Rural Development, 2 officers from the Provincial Water Resources Department. The analytical methods used include: Descriptive statistical methods and comparative statistics; Explore factor analysis EFA; Multi-variable regression method; SWOT analysis method. The data were entered and processed using Microsoft Excel software, estimating the econometric model of multivariate regression using SPSS 22.0 software. Main findings and conclusions The thesis systematized and contributed to completing theoretical issues about developing irrigation systems for agricultural production, giving a theoretical framework, clarifying the basic content of the irrigation system development as a basis for research to promote the development of irrigation systems for agricultural production in Nam Dinh province. The development of irrigation systems for agricultural production in Nam Dinh province was reflected in two aspects: size of the work system and quality of irrigation xiii
  16. services. The scale of the irrigation system in Nam Dinh province was invested for many years, relatively ensuring the ability to supply water for irrigation and drainage. The quality of irrigation services serving agricultural production was well assessed by the local water users, which was basically met the production needs of the people. However, in the process of operating, exploiting and managing the irrigation system, there are still many difficulties and challenges such as a large number of degraded structures; the financial mechanism for the irrigation companies has not yet met the actual needs to operate the entire irrigation system as planned; The qualifications and quality of labor resources were still low; the application of scientific and technical advances in irrigation system operation and management was not high; awareness of keeping works safe and protecting the safety corridor of irrigation works of the people remains low; discharging garbage and wastewater directly into the canal system was still pervasive. The study was identified and analyzed the effects of these factors: natural conditions, policies, funding sources, human resources, and people's awareness on the development of the irrigation system in the province. Based on the results, the study proposed solutions to develop irrigation systems for agricultural production in Nam Dinh province, including: completing policy mechanisms (planning policies, policies operating the irrigation system, policies on decentralization of management and exploitation of works; solutions to improve the capacity of the staff; strengthening the solidification of canals and infrastructure; promoting work maintenance, maintenance and safety of the project; promoting the participation of beneficiaries in the management and operation of inland irrigation systems; enhancing the application of scientific and technical advances to management and operation of the irrigation system; minimizing environmental pollution during irrigation system operation. xiv
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An ninh lương thực và an toàn nguồn nước là vấn đề cơ bản trong phát triển kinh tế. Trong đó, hệ thống thủy lợi đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Để phát huy hiệu quả của hệ thống thủy lợi nhằm tăng cường sức mạnh cho sản xuất nông nghiệp, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam được cụ thể hóa trong Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001, Quyết định phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam năm 2009 và mới nhất là Luật Thủy lợi năm 2017. Trong suốt quá trình đó, việc cung cấp dịch vụ tưới tiêu đã chuyển từ hình thức truyền thống (quản lý nhu cầu nước) sang quản lý dịch vụ (tương tác hai chiều giữa chủ thể quản lý và người sử dụng dịch vụ). Bên cạnh đó, định hướng phát triển của ngành thủy lợi trong thời gian tới là nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng và củng cố các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở, từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý vận hành công trình và dịch vụ thủy lợi theo cơ chế thị trường, gắn lợi ích với quyền, trách nhiệm của người sử dụng nước. Do vậy cần có cách tiếp cận mới trong quản lý dịch vụ tưới tiêu để nâng cao hoạt động hệ thống thủy lợi. Ngoài ra, phát triển hệ thống thủy lợi hiện nay đang tiếp cận theo hướng hiện đại hóa, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây (như năm 2016, 2017) đã gây thiệt hại về kinh tế, làm giảm diện tích sản xuất nông nghiệp và làm tăng số lượng công trình bị hỏng hóc. Vì vậy, rất cần phải phải nghiên cứu cách thức hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống công trình sẵn có, tiết kiệm chi phí xây dựng của Nhà nước và sử dụng hợp lý các nguồn lực của địa phương. Trong tình hình tái cơ cấu nông nghiệp và xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại địa phương, ngành thủy lợi tỉnh Nam Định cần thực hiện đổi mới căn bản, bền vững để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của hệ thống công trình thủy lợi sẵn có nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh (Nguyễn Hoàng Hiệp, 2020). 1
  18. Nam Định là một tỉnh lớn thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt 70.625 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 39,7 triệu đồng, tương đương 1.707 USD, tăng 212 USD so với năm 2018. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,60% trong cơ cấu nền kinh tế (Cục Thống kê Nam Định, 2019). Nam Định cũng là tỉnh có vai trò trọng tâm trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng. Để đảm bảo nước tưới phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tính đến năm 2020 hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh gồm có 282 cống đầu mối, 609 trạm bơm điện tưới tiêu, 245 nhà quản lý công trình, 3322 cống cấp II và tổng chiều dài kênh cấp I, cấp II là 5101km (Chi cục Thủy lợi Nam Định, 2020). Mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp đạt bình quân hơn 90% kế hoạch đề ra. hệ thống thủy lợi hoạt động với công suất trung bình đạt 89% so với năng lực thiết kế. Số lượng công trình thuộc hệ thống thủy lợi Nam Định do các công ty TNHH MTV KTCTTL quản lý tương đối nhiều. Hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định được quy hoạch nhiều năm nên đã đảm bảo được mức độ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc phân cấp quản lý hệ thống thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng tại tỉnh Nam Định đã được tỉnh thực hiện một cách rõ ràng. Các hoạt động hỗ trợ cho công tác triển khai quy hoạch tại các cơ quan quản lý hệ thống thủy lợi luôn được quan tâm và thực hiện theo đúng kế hoạch như công tác quản lý vận hành khai thác, công tác tài chính, áp dụng khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về số lượng công trình và chất lượng dịch vụ tưới tiêu. Trong giai đoạn 2013 – 2019, số lượng các loại công trình do tỉnh quản lý đã tăng 16,8%. Tuy nhiên về tình trạng sử dụng, tỷ lệ công trình xuống cấp vẫn ở mức cao (tỷ lệ trung bình là 33,2%) do kết cấu hạ tầng thủy lợi được xây dựng qua nhiều giai đoạn, trong đó có nhiều công trình thủy lợi được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước. Các công trình đầu mối có tỷ lệ xuống cấp khá cao, như gần 30% cống đầu mối xuống cấp, gần 40% nhà quản lý công trình không đảm bảo quá trình vận hành khai thác. Hiện công trình thủy lợi lớn, công trình liên vùng trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được tập trung đầu tư và chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho lúa, dân sinh; công trình phục vụ cấp nước cho cây trồng cạn, nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế tài chính trong phát triển hệ thống thủy lợi chưa có bước đột phá, việc phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi chủ yếu vẫn phụ thuộc lớn vào ngân sách nhà nước. Một số hệ 2
  19. thống thủy lợi chưa đồng bộ từ đầu mối đến mặt ruộng, phần lớn hệ thống kênh mương nội đồng chưa được hoàn thiện dẫn đến hiệu quả tưới tiêu chưa cao. Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Nam Định đã tạo sức ép lớn lên công tác thủy lợi, tác động làm suy giảm nguồn nước, sụt lún đất, lấn chiếm không gian cho tiêu thoát nước, gây sạt lở bờ sông, bờ biển. Tiêu thoát nước dân sinh, rác thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào hệ thống thủy lợi cũng gây tác động tiêu cực đến việc cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây là yêu cầu cấp bách mà tỉnh Nam Định cần phải giải quyết để nâng cao hơn nữa hiệu quả vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để tỉnh Nam Định phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, linh hoạt, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, cần có một nghiên cứu cụ thể để đưa ra các giải pháp nhằm làm nguồn thông tin tham khảo có cơ sở khoa học. Nghiên cứu này sẽ xem xét tổng quát và toàn diện hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định về các mặt như quy hoạch hệ thống thủy lợi, hiện trạng về quy mô số lượng công trình thủy lợi và công tác quản lý vận hành khai thác trong điều kiện triển khai Luật Thủy lợi đi vào cuộc sống nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Phát triển hệ thống thủy lợi cấp tỉnh phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm những nội dung gì? (2) Thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian qua như thế nào? (3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định? (4) Giải pháp gì được đưa ra để phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi ở tỉnh Nam Định, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 3
  20. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (1) Nghiên cứu sẽ luận giải, làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. (2) Nghiên cứu sẽ đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2020. (3) Nghiên cứu sẽ đề xuất giải pháp nhằm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định định hướng đến năm 2030. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào hệ thống thủy lợi công ích phục vụ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định bao gồm cả vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đối tượng thu thập thông tin chủ yếu của đề tài là các tổ chức hợp tác dùng nước, hộ nông dân có sản xuất nông nghiệp; các cơ quan quản lý có liên quan trên địa bàn tỉnh Nam Định như Sở NN&PTNT Nam Định, Chi cục Thủy lợi Nam Định, một số công ty TNHH MTV KTCTTL thuộc tỉnh Nam Định. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá sự phát triển hệ thống thủy lợi cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đề tài thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, giới hạn ở tiểu ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nam Định. - Phạm vi không gian: Luận án được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Nam Định, trong đó tập trung khai thác sâu 5 huyện đại diện là Mỹ Lộc, Ý Yên, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Giao Thủy. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2020. Giai đoạn này là giai đoạn Luật Thủy lợi được triển khai đi vào đời sống và tình hình vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước. Các dữ liệu sơ cấp 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1